Eckhart Tolle
Khi
đọc bài này thỉnh thoảng bạn sẽ gặp ký hiệu dừng như thế này ∫
tác giả đề nghị chúng ta nên dưừg lại thở sâu vài ba hơi cho tâm trí trở nên
tĩnh lặng giúp cho sự cảm nhận chân lý thêm sâu lắng trước khi đọc tiếp.
Chướng ngại lớn nhất cho chứng ngộ.
Chứng ngộ - đó là gì vậy?
Một người ăn xin đã ngồi
bên vệ đường trong hơn ba mươi năm. Một hôm một người lạ bước qua.
- "Ông có thừa đồng tiền
lẻ nào không?" người ăn xin lẩm bẩm,
máy móc chìa chiếc mũ cũ của mình ra.
- "Tôi chẳng có gì cho
ông cả," người lạ nói. Thế rồi ông ta hỏi:
- "Ông đang ngồi lên
cái gì vậy?"
- "Chẳng có gì cả,"
người ăn xin đáp. "Chỉ mỗi cái hộp cũ. Tôi đã ngồi trên nó lâu quá rồi tôi
không thể nhớ được."
- "Đã bao giờ nhìn vào
bên trong chưa?" người lạ hỏi.
- "Chưa,"
người ăn xin nói, "Phỏng có ích gì? Chẳng có gì ở đó cả."
- "Thì nhìn thử vào
bên trong đi," người khách lạ cứ khăng khăng.
Người ăn xin xoay xở để
cậy hộp mở nắp ra. Sững sờ, không thể tin được, và hoan hỉ, ông ta thấy rằng cái
hộp đó chất đầy vàng. Tôi
là người lạ đó chẳng có gì để cho bạn cả và là người đang bảo bạn nhìn vào bên
trong. Không vào bên trong cái hộp nào, như trong câu chuyện ngụ ngôn này, mà ở
đâu đó còn gần hơn: bên trong bản thân bạn. "Nhưng tôi không phải là người ăn
xin," tôi có thể nghe thấy bạn nói.
Những người không tìm thấy của cải
thực sự của mình, cái đang toả ra vui vẻ của Hiện hữu và sự an bình sâu sắc,
không lay chuyển được, tới cùng nó đều là người ăn xin, cho dù họ có của cải vật
chất lớn lao. Họ nhìn ra ngoài tìm những mảnh mẩu hoan lạc hay sự hoàn thành, sự
công nhận, an ninh, hay tình yêu, trong khi họ có kho báu bên trong, không chỉ
chứa tất cả những thứ đó mà còn lớn hơn vô hạn bất kì cái gì mà thế giới này có
thể cung ứng.
Từ chứng ngộ gợi lên ý tưởng về sự
hoàn thành siêu nhân nào đó, và bản ngã thích giữ nó theo cách đó, nhưng nó đơn
giản là trạng thái bản tính của bạn về cái một được cảm thấy cùng với
Hiện hữu. Nó là trạng thái của việc được nối liền với cái gì đó mênh mông và
không thể huỷ diệt nổi, cái gì đó mà, gần như theo một cách nghịch lí, về bản
chất là bạn và vậy mà lớn hơn bạn. Đó là việc tìm thấy bản tính thực của bạn bên
ngoài tên tuổi và hình dạng. Việc không có khả năng để cảm thấy sự nối liền này
làm phát sinh ảo tưởng về tách biệt, với bản thân bạn và với thế giới xung quanh
bạn. Thế rồi bạn cảm nhận bản thân, dù có ý thức hay vô ý thức, như một mảnh cô
lập. Nỗi sợ phát sinh, và xung đột bên trong và bên ngoài trở thành qui tắc.
Tôi yêu định nghĩa đơn giản của đức
Phật về chứng ngộ là "chấm dứt của đau khổ." Không có gì siêu nhân
trong điều đó cả, đúng không? Tất nhiên, như một định nghĩa, nó không đầy đủ. Nó
chỉ nói cho bạn chứng ngộ không phải là gì: không đau khổ. Nhưng cái còn lại khi
không còn đau khổ là gì? Phật im lặng về điều đó, và im lặng của Ngài hàm ý rằng
bạn sẽ phải tìm ra cho chính mình. Ngài dùng một định nghĩa phủ định để cho tâm
trí không thể làm nó thành cái gì đó để mà tin hay thành sự hoàn thành siêu
nhân, một mục đích không thể đạt tới được với bạn. Mặc cho sự thận trọng này,
đại đa số Phật tử vẫn tin rằng chứng ngộ là dành cho Phật, không phải cho họ, ít
nhất là không trong kiếp này.
Thầy đã dùng từ Hiện hữu. Thầy có thể
giải thích thầy ngụ ý gì bởi từ đó không?
Hiện hữu là vĩnh hằng, bao giờ cũng
hiện diện Một Cuộc sống bên ngoài vô số hình dạng của cuộc sống vốn là chủ đề
cho sinh và tử. Tuy nhiên, Hiện hữu không chỉ ở bên ngoài mà cũng còn ở sâu bên
trong mọi hình dạng như cái cốt lõi vô hình bên trong nhất của nó và điều tinh
tuý không huỷ diệt nổi. Điều này có nghĩa là nó là truy nhập được với bạn ngay
bây giờ như cái ta sâu nhất của riêng bạn, bản tính thực của bạn. Nhưng đừng tìm
kiếm để hiểu thấu nó bằng tâm trí bạn. Đừng cố hiểu nó. Bạn có thể biết nó chỉ
khi tâm trí tĩnh lặng. Khi bạn hiện diện, khi sự chú ý của bạn tràn đầy và mãnh
liệt trong Bây giờ, thì Hiện hữu có thể được cảm thấy, nhưng nó không bao giờ có
thể được hiểu bằng tâm trí. Thu được nhận biết về Hiện hữu và trú ngụ trong
trạng thái của "cảm giác - nhận ra" là chứng ngộ.
∫
Khi thầy nói Hiện hữu, thầy có nói về
Thượng đế không? Nếu thầy có, thế thì tại sao thầy không nói từ đó?
Từ Thượng đế đã trở thành trống rỗng
ý nghĩa qua hàng nghìn năm dùng sai. Đôi khi tôi cũng dùng nó, nhưng tôi làm
điều đó chỉ thỉnh thoảng thôi. Bởi việc dùng sai, tôi ngụ ý rằng những người
chưa bao giờ có thoáng nhìn về cõi thiêng liêng, cái bao la vô hạn đằng sau từ
đó, thì lại dùng nó với sự tin chắc lớn lao, dường như họ đã biết họ đang nói về
cái gì. Hay họ biện minh chống lại nó, cứ dường như họ biết nó là gì mà họ đang
phủ nhận. Việc dùng sai này làm phát sinh những niềm tin ngớ ngẩn, sự xác quyết
và lừa dối bản ngã, kiểu như "Thượng đế của tôi hay của chúng tôi
mới là Thượng đế đúng duy nhất, còn Thượng đế của các ông là giả," hay
phát biểu nổi tiếng của Nietzsche "Thượng đế chết rồi."
Từ Thượng đế đã trở thành một
khái niệm đóng. Khoảnh khắc từ này được thốt ra, một hình ảnh tâm trí liền được
tạo ra, hơn nữa, có lẽ là về một ông già râu trắng, nhưng vẫn là đại diện tinh
thần cho một ai đó hay cái gì đó bên ngoài bạn, và, vâng, gần như không tránh
khỏi là ai đó hay cái gì đó mang nam tính.
Cả Thượng đế lẫn Hiện hữu
lẫn bất kì từ nào cũng đều không thể định nghĩa hay giải thích được thực tại
không tả được nằm sau từ này, cho nên câu hỏi quan trọng duy nhất là liệu từ là
sự giúp đỡ hay điều cản trở trong việc làm cho bạn có khả năng kinh nghiệm Cái
đó hướng theo điều nó trỏ tới. Nó có trỏ ra ngoài bản thân nó tới thực tại siêu
việt kia không, hay nó tự thêm bản thân nó một cách dễ dàng để trở thành không
hơn một ý tưởng trong đầu bạn mà bạn tin vào, một thần tượng tinh thần?
Từ Hiện hữu không giải thích
điều gì cả, mà từ Thượng đế cũng vậy. Tuy nhiên, Hiện hữu có ưu
thế là nó là một khái niệm mở. Nó không thu cái vô hạn vô hình thành thực thể
hữu hạn. Không thể nào hình thành ra hình ảnh tâm trí về nó được. Không ai có
thể tuyên bố sở hữu riêng về Hiện hữu. Nó là chính bản chất của bạn, và nó là
trực tiếp truy nhập tới được đối với bạn như việc cảm thấy sự hiện diện riêng
của mình, việc nhận ra tôi đây trước khi tôi là cái này hay tôi là cái
nọ. Cho nên chỉ là một bước nhỏ đi từ thuật ngữ Hiện hữu để kinh nghiệm Hiện
hữu.
∫
Chướng ngại lớn nhất cho
việc kinh nghiệm thực tại này là gì?
Sự đồng nhất với tâm trí
bạn, điều làm cho ý nghĩ trở thành có xu hướng ép buộc. Không có khả năng dừng
việc suy nghĩ lại là tai hoạ khủng khiếp, nhưng chúng ta không nhận ra điều này
bởi vì gần như mọi người đều đang chịu đựng nó, cho nên nó được coi là bình
thường. Sự ồn ào tâm trí không dứt này ngăn cản bạn không cho tìm ra cõi giới
của tĩnh lặng bên trong cái không tách rời khỏi Hiện hữu. Nó cũng tạo ra cái ta
giả tạo do tâm trí bịa ra, cái tung ra cái bóng của sợ hãi và đau khổ. Chúng ta
sẽ nhìn tất cả mọi điều đó chi tiết hơn về sau.
Nhà triết học Descartes
đã tin rằng ông ấy đã tìm ra chân lí nền tảng nhất khi ông ấy đưa ra phát biểu
nổi tiếng của mình: "Tôi suy nghĩ, do đó tôi hiện hữu (cogito, ergo sum)." Trong thực tế ông ấy đã cho cách
diễn đạt cho sai lầm cơ bản nhất: đánh đồng suy nghĩ với Hiện hữu và đồng nhất
với việc suy nghĩ. Người suy nghĩ bó buộc này, điều có nghĩa là gần hết mọi
người, sống trong trạng thái của sự tách biệt rõ ràng, trong một thế giới phức
tạp điên khùng của các vấn đề và xung đột liên tục, một thế giới phản ánh sự
phân mảnh ngày càng tăng của tâm trí. Chứng ngộ là trạng thái của cái toàn thể,
của việc là "một" và do đó an bình. Là một với cuộc sống trong khía cạnh được
biểu lộ của nó, thế giới, cũng như với cái ta sâu nhất của bạn và cuộc sống
Không biểu lộ - là một với Hiện hữu. Chứng ngộ không chỉ là việc chấm dứt đau
khổ và xung đột liên tục bên trong và bên ngoài, mà cũng còn là việc chấm dứt sự
nô lệ khủng khiếp vào suy nghĩ không dừng. Đây là giải thoát không thể nào tin
nổi!
Đồng nhất với tâm trí mình tạo ra một
màn ảnh mờ đục các khái niệm, nhãn mác, hình ảnh, từ ngữ, phán xét và các định
nghĩa phong toả mọi quan hệ đúng đắn. Nó chen vào giữa bạn và bản thân bạn, giữa
bạn và những đàn ông và đàn bà bạn bè thân thiết của bạn, giữa bạn và tự nhiên,
giữa bạn và Thượng đế. Chính màn ảnh các ý nghĩ này tạo ra ảo tưởng về sự tách
rời, ảo tưởng rằng có bạn và sự tách rời toàn bộ với "người khác." Rồi bạn quên
mất sự kiện bản chất là, bên dưới mức dáng vẻ vật lí và hình dạng tách rời, bạn
là một với tất cả những cái đang đó. Bằng "quên," tôi ngụ ý là bạn không
còn cảm thấy cái một này như thực tại tự bản thân rõ ràng. Bạn có thể
tin
nó là đúng, nhưng bạn lại không biết nó là đúng. Niềm tin có thể mang
tính an ủi. Tuy nhiên chỉ qua kinh nghiệm của riêng mình điều đó mới trở thành
việc giải thoát.
Suy nghĩ đã trở thành bệnh tật. Bệnh
tật xảy ra khi mọi sự mất cân bằng. Chẳng hạn, chẳng có gì sai với việc phân
chia tế bào và nhân chúng lên trong thân thể, nhưng khi quá trình này tiếp tục
bất kể tới toàn bộ tổ chức, thì các tế bào nảy nở và chúng ta bị bệnh.
Lưu ý: Tâm trí là công cụ tuyệt vời
nếu được dùng đúng. Tuy nhiên bị dùng sai nó trở thành rất phá hoại. Nói chính
xác hơn, không phải tới mức là bạn dùng tâm trí mình một cách sai sót đâu - bạn
thường không dùng nó chút nào. Nó dùng bạn đấy. Đây là bệnh. Bạn tin rằng
mình là tâm trí. Điều này là lừa dối. Công cụ này đã cai quản bạn.
Tôi không hoàn toàn đồng ý. Đúng là
tôi làm nhiều suy nghĩ vô mục đích, như phần lớn mọi người, nhưng tôi vẫn có thể
chọn việc dùng tâm trí mình để có được mọi việc hoàn thành, và tôi làm điều đó
mọi lúc mà.
Chỉ bởi vì bạn có thể giải quyết câu
đố chữ chéo (mots croisés) hay làm bom nguyên tử không có nghĩa là bạn dùng tâm
trí mình đâu. Cũng chư chó thích gặm xương, tâm trí thích cắn răng của nó và vấn
đề. Đó là lí do tại sao nó cứ lao vào câu đố chữ chéo và làm bom nguyên tử.
Bạn chẳng liên quan gì tới cả hai điều đó. Để tôi hỏi bạn điều này: bạn có
thể thoát khỏi tâm trí mình bất kì khi nào bạn muốn không? Bạn có tìm thấy nút
"tắt" không?
Thầy ngụ ý dừng suy nghĩ lại chứ gì?
Không, tôi không thể làm được, ngoại trừ có thể một hai lúc nào đó.
Thế thì tâm trí đang dùng bạn đấy
chứ. Bạn bị đồng nhất một cách vô ý thức với nó, cho nên bạn thậm chí không biết
mình là nô lệ của nó. Điều đó gần như là bạn bị sở hữu mà không biết nó, và do
vậy bạn coi thực thể sở hữu là chính mình. Việc bắt đầu của tự do là việc nhận
ra rằng bạn không phải là thực thể sở hữu - người suy nghĩ. Việc biết điều này
làm cho bạn thành việc quan sát thực thể này. Khoảnh khắc bạn bắt đầu quan
sát người suy nghĩ, mức tâm thức cao hơn trở nên được kích hoạt. Rồi bạn bắt
đầu nhận ra rằng có thực tại bao la của thông minh đằng sau suy nghĩ, rằng ý
nghĩ chỉ là một khía cạnh tí xíu của thông minh đó. Bạn cũng nhận ra rằng tất cả
mọi thứ thực sự là vấn đề - cái đẹp, tình yêu, sự sáng tạo, vui vẻ, an bình bên
trong - đều nảy sinh từ bên ngoài tâm trí. Bạn bắt đầu thức tỉnh.
∫
Giải phóng bản thân khỏi tâm trí
Chính xác thầy ngụ ý gì bởi "quan sát
người suy nghĩ"?
Khi ai đó đi tới bác sĩ và nói, "Tôi
nghe thấy tiếng nói trong đầu," người đó gần như có thể bị đưa tới nhà phân tâm.
Sự kiện là ở chỗ, theo cách rất tương tự, thực sự mọi người đều nghe thấy tiếng
nói, hay nhiều tiếng nói, trong đầu mình vào mọi lúc: các quá trình ý nghĩ vô
tình mà bạn không nhận ra bạn có quyền dừng lại. Liên tục độc thoại hay đối
thoại.
Bạn có lẽ đã bắt gặp người "điên" trên phố tự nói hay tự lảm nhảm không dừng.
Vâng, điều đó cũng chẳng khác gì mấy với điều bạn và tất cả mọi người "bình
thường" khác làm, ngoại trừ rằng bạn không nói to nó ra. Tiếng nói này bình
luận, tự biện, phán xét, so sánh, phàn nàn, thích, không thích và vân vân. Tiếng
nói này không nhất thiết liên quan tới tình huống bạn tự thấy mình vào lúc đó;
nó có thể làm sống lại quá khứ gần đây hay xa xăm, hay diễn tập hay tưởng tượng
những tình huống tương lai có thể. Tại đây nó thường tưởng tượng mọi thứ diễn ra
sai sót và hậu quả xấu; điều này được gọi là lo nghĩ. Đôi khi rãnh âm thanh này
được đi kèm với hình ảnh trực quan hay "phim tâm trí." Cho dù tiếng nói đó có
liên quan tới tình huống sắp tới, nó sẽ diễn giải điều đó dưới dạng của quá khứ.
Điều này là vì tiếng nói này thuộc vào tâm trí được ước định của bạn, là kết quả
của tất cả lịch sử quá khứ của bạn cũng như cách nghĩ theo văn hoá tập thể mà
bạn kế thừa. Cho nên bạn thấy và phán xét hiện tại qua con mắt của quá khứ và
thu được cái nhìn bị bóp méo toàn bộ về nó. Điều khá thông thường tiếng nói đó
là kẻ thù tồi tệ nhất của riêng người đó. Nhiều người sống với kẻ hành hạ trong
đầu mình liên tục tấn công và trừng phạt họ và làm suy kiệt sinh lực của họ. Đó
là nguyên nhân của khổ và bất hạnh không nói ra được, cũng như bệnh tật.
Tin mừng là ở chỗ bạn có thể tự giải phóng bạn khỏi tâm trí của bạn. Đây là việc
giải thoát đúng đắn duy nhất. Bạn có thể cất bước đầu tiên ngay từ bây giờ. Bắt
đầu nghe tiếng nói trong đầu mình như bạn vẫn thường có thể nghe. Đặc biệt chú ý
tới bất kì hình mẫu ý nghĩ lặp lại nào, những đĩa hát cổ đó đã từng chơi mãi
trong đầu bạn có lẽ trong nhiều năm rồi. Đây là điều tôi ngụ ý bởi "quan sát
người suy nghĩ," chính là cách nói khác của: nghe tiếng nói trong đầu bạn, hiện
hữu ở đó như sự hiện diện chứng kiến.
Khi bạn nghe tiếng nói đó, nghe nó một cách vô tư. Có nghĩa là không phán xét.
Đừng phán xét hay kết án điều bạn nghe thấy, vì làm như vậy sẽ có nghĩa là cùng
tiếng nói đó đã lại đi vào qua cửa sau. Bạn sẽ sớm nhận ra: đằng kia có tiếng
nói, còn đằng này tôi đang nghe nó, quan sát nó. Việc nhận ra tôi đây này, cảm
giác này về sự hiện diện của riêng mình, không phải là ý nghĩ. Nó nảy sinh từ
bên ngoài tâm trí.
∫
Cho nên khi bạn nghe một ý nghĩ, bạn nhận biết không chỉ về ý nghĩ này mà còn cả
về bản thân bạn như người chứng kiến cho ý nghĩ này. Một chiều hướng mới của tâm
thức đã tới. Khi bạn nghe ý nghĩ này, bạn cảm thấy sự hiện diện có ý thức - cái
ta sâu hơn của bạn - đằng sau hay bên dưới ý nghĩ này, như nó đã có đó. Rồi ý
nghĩ này mất sức mạnh của nó với bạn và nhanh chóng lắng xuống, bởi vì bạn không
còn tiếp năng lượng cho tâm trí qua sự đồng nhất với nó. Đây là việc bắt đầu của
việc chấm dứt suy nghĩ vô tình và ép buộc.
Khi một ý nghĩ lắng xuống, bạn kinh nghiệm sự gián đoạn trong luồng tâm trí -
một lỗ hổng của "vô trí." Ban đầu, các lỗ hổng đều ngắn, có lẽ vài giây, nhưng
dần dần chúng sẽ trở nên dài hơn. Khi những lỗ hổng này xuất hiện, bạn cảm thấy
tĩnh lặng và an bình nào đó bên trong mình. Đây là bắt đầu của trạng thái tự
nhiên của bạn về việc cảm thấy là một với Hiện hữu, cái thường bị tâm trí làm mờ
đi. Bằng thực hành, cảm giác về tĩnh lặng và an bình sẽ sâu sắc thêm. Trong thực
tế, không có chấm dứt cho chiều sâu của nó. Bạn cũng sẽ cảm thấy việc phát ra
vui vẻ tinh tế nảy sinh từ sâu bên trong: vui vẻ của Hiện hữu.
Đấy không phải là trạng thái kiểu mê. Không một chút nào. Không có việc mất ý
thức ở đây. Cái đối lập mới là trường hợp ấy. Nếu cái giá của an bình là việc hạ
thấp tâm thức của bạn, và cái giá của tĩnh lặng là thiếu sự sinh động và tỉnh
táo, thế thì chúng chẳng đáng có. Trong trạng thái này của việc gắn nối bên
trong, bạn tỉnh táo hơn nhiều, thức tỉnh hơn trong trạng thái bị đồng nhất với
tâm trí. Bạn tràn đầy hiện diện. Nó cũng sinh ra tần số rung động của trường
năng lượng đem lại cuộc sống cho thân thể vật lí.
Khi bạn đi sâu hơn vào trong cõi giới này của vô trí, như nó đôi khi vẫn được
gọi vậy ở phương Đông, bạn nhận ra trạng thái của tâm thức thuần khiết. Trong
trạng thái đó, bạn cảm thấy sự hiện diện riêng của mình với sự mãnh liệt và vui
vẻ đến mức tất cả mọi việc nghĩ, mọi xúc động, thân thể vật lí của bạn, cũng như
toàn thể thế giới bên ngoài đều trở thành tương đối ít ý nghĩa khi so với nó. Và
vậy mà điều này lại không phải là vị kỉ mà là trạng thái vị tha. Nó đem bạn vượt
ra ngoài điều bạn đã nghĩ trước đây là "cái ta của mình." Sự hiện diện đó về bản
chất là bạn và đồng thời lại lớn hơn bạn một cách không thể tưởng tượng nổi.
Điều tôi đang cố gắng truyền đạt ở đây có thể có vẻ nghịch lí hay thậm chí mâu
thuẫn, nhưng không có cách nào khác tôi có thể diễn đạt được nó.
Thay vì "quan sát người suy nghĩ," bạn cũng có thể tạo ra lỗ hổng trong luồng
tâm trí đơn giản bằng việc trực tiếp hội tụ sự chú ý của bạn vào Bây giờ. Chỉ
trở thành có ý thức mãnh liệt vào khoảnh khắc hiện tại. Đây là thoả mãn sâu sắc
cho việc phải làm. Theo cách này, bạn kéo tâm thức ra xa hoạt động tâm trí và
tạo ra một lỗ hổng vô trí trong đó bạn tỉnh táo và nhận biết cao độ nhưng không
suy nghĩ. Đây là bản chất của thiền.
Trong cuộc sống thường ngày của mình, bạn có thể thực hành điều này bằng cách
lấy bất kì hoạt động thường lệ nào mà thông thường chỉ là phương tiện cho một
mục đích và cho nó sự chú ý đầy đủ nhất của bạn, để cho nó trở thành mục đích
trong chính nó. Chẳng hạn, mọi lúc bạn lên và xuống cầu thang trong nhà bạn hay
chỗ làm việc, chăm chú vào mọi bậc, mọi chuyển động, thậm chí cả việc thở của
bạn. Hiện diện toàn bộ. Hay khi bạn rửa tay, chú ý tới tất cả cảm nhận giác quan
liên kết với hoạt động này; tiếng động và cảm giác về nước, chuyển động của tay
bạn, mùi xà phòng vân vân. Hay khi bạn vào xe hơi, sau khi bạn đóng cửa lại,
dừng vài giây và quan sát luồng hơi thở của bạn. Trở nên nhận biết về im lặng
nhưng cảm giác mạnh mẽ về sự hiện diện. Có một tiêu chuẩn chắc chắn theo đó bạn
có thể đo sự thành công của bạn trong thực hành này: mức độ an bình mà bạn cảm
thấy bên trong.
∫
Cho nên một bước quan trọng nhất trên
cuộc hành trình của bạn hướng tới chứng ngộ là thế này: học không đồng nhất với
tâm trí bạn. Mọi lúc bạn tạo ra một lỗ hổng trong luồng tâm trí, ánh sáng của
tâm thức bạn lại phát triển mạnh hơn.
Một hôm bạn có thể bắt gặp bản thân mình mỉm cười với tiếng nói trong đầu mình,
như bạn mỉm cười với các trò hề của đứa trẻ. Điều này có nghĩa là bạn không còn
coi nội dung của tâm trí bạn tất cả là thật, khi cảm giác của bạn về cái ta
không phụ thuộc vào nó.
Chứng ngộ: vươn lên trên ý nghĩ
Suy nghĩ có phải là điều bản chất để
sống còn trong thế giới này không?
Tâm trí bạn là một dụng cụ, một công
cụ. Nó có đó để được dùng cho một nhiệm vụ xác định, và khi nhiệm vụ này được
hoàn thành, bạn bỏ nó xuống. Cứ như hiện tại, tôi nói quãng 80 đến 90 phần trăm
suy nghĩ của mọi người không chỉ là lặp lại và vô dụng, mà bởi vì việc vận hành
sai của nó và thường có bản chất tiêu cực, phần nhiều của nó là có hại nữa. Quan
sát tâm trí bạn và bạn sẽ thấy điều này là đúng. Nó gây ra sự rò rỉ sinh lực
nghiêm trọng.
Loại suy nghĩ bó buộc này thực tế là si mê. Cái gì đặc trưng cho si mê? Rất đơn
giản là điều này: bạn không còn cảm thấy rằng mình có chọn lựa dừng lại. Nó
dường như mạnh hơn bạn. Nó cũng cho bạn một cảm giác giả tạo về vui thích, vui
thích bao giờ cũng biến thành đau đớn.
Sao chúng tôi bị si mê với suy nghĩ?
Bởi vì bạn bị đồng nhất với nó, điều có nghĩa là bạn xuất phát từ cảm giác về
cái ta từ nội dung và hoạt động của tâm trí bạn. Bởi vì bạn tin rằng bạn sẽ dừng
hiện hữu nếu bạn dừng suy nghĩ. Khi bạn lớn lên, bạn hình thành một hình ảnh
tinh thần về mình là ai, dựa trên những ước định văn hoá và cá nhân của bạn.
Chúng ta có thể gọi cái ta ảo ảnh này là bản ngã. Nó bao gồm hoạt động tâm trí
và chỉ có thể được giữ tiếp diễn thông qua suy nghĩ thường xuyên. Thuật ngữ bản
ngã có nghĩa những điều khác nhau đối với những người khác nhau, nhưng khi tôi
dùng nó ở đây nó có nghĩa là cái ta giả tạo, được sự đồng nhất vô ý thức tạo ra
cùng với tâm trí.
Với bản ngã, khoảnh khắc hiện tại khó mà tồn tại được. Chỉ quá khứ và tương lai
mới được coi là quan trọng. Sự đảo ngược toàn bộ của chân lí giải thích cho sự
kiện là trong phương thức bản ngã tâm trí hoạt động khác thường thế. Nó bao giờ
cũng quan tâm tới việc giữ cho quá khứ sống, bởi vì không có nó - bạn là ai? Nó
thường xuyên phóng chiếu bản thân nó vào tương lai để đảm bảo sự tồn tại tiếp
tục của nó và để tìm kiếm một loại giải thoát hay hoàn thành ở đó. Nó nói, "Rồi
một hôm nào đó, khi điều này điều nọ hay điều kia xảy ra, thì mình sẽ tốt lành,
hạnh phúc, an bình." Ngay cả khi bản ngã dường như quan tâm tới hiện tại, cũng
không phải là hiện tại mà nó thấy: nó cảm nhận sai điều đó hoàn toàn bởi vì nó
nhìn vào điều đó qua con mắt của quá khứ. Hay nó thu hiện tại thành phương tiện
cho mục đích, còn mục đích thì bao giờ cũng nằm trong tương lai do tâm trí phóng
chiếu. Cứ quan sát tâm trí mình và bạn sẽ thấy rằng đây là cách thức nó làm
việc.
Khoảnh khắc hiện tại giữ chìa khoá của giải thoát. Nhưng bạn không thể tìm ra
khoảnh khắc hiện tại chừng nào bạn vẫn còn là tâm trí của bạn.
Tôi không muốn mất khả năng phân tích
và khu biệt. Tôi sẽ không bận tâm tới việc nghĩ cho rõ ràng hơn, theo cách tập
trung hơn, nhưng tôi không muốn làm mất tâm trí mình. Món quà ý nghĩ là điều quí
giá nhất mà chúng ta có. Không có nó, chúng ta sẽ chỉ là một loài vật khác.
Việc chiếm ưu thế của tâm trí không
nhiều hơn một giai đoạn trong tiến hoá của tâm thức. Chúng ta cần đi sang giai
đoạn tiếp bây giờ như một vấn đề cấp thiết; bằng không chúng ta sẽ bị tâm trí
phá huỷ, cái cứ lớn lên thành con quỉ. Tôi sẽ nói về điều này chi tiết hơn về
sau. Suy nghĩ và tâm thức là không đồng nghĩa. Suy nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ
của tâm thức. Ý nghĩ không thể tồn tại mà không có tâm thức, nhưng tâm thức
không cần ý nghĩ.
Chứng ngộ nghĩa là việc vươn lên cao trên ý nghĩ, không rơi lại mức dưới ý nghĩ,
mức của con vật hay cây cối. Trong trạng thái chứng ngộ, bạn vẫn dùng tâm trí
suy nghĩ của mình khi được cần đến, nhưng theo cách tập trung và hiệu quả hơn
nhiều so với trước đây. Bạn dùng nó chủ yếu cho các mục đích thực tế, nhưng bạn
tự do với đối thoại bên trong vô tình, và có sự tĩnh lặng bên trong. Khi bạn
dùng tâm trí mình, và đặc biệt khi một giải pháp sáng tạo được cần tới, bạn dao
động mọi phút giữa ý nghĩ và tĩnh lặng, giữa tâm trí và vô trí. Vô trí là tâm
thức không có ý nghĩ. Chỉ theo cách đó mới có thể nghĩ một cách sáng tạo, bởi vì
chỉ theo cách đó thì ý nghĩ mới không có quyền lực thực nào. Một mình ý nghĩ,
khi nó không còn được nối với cõi giới bao la của tâm thức, nhanh chóng trở
thành cằn cỗi, điên khùng, huỷ diệt.
Tâm trí về bản chất là cái máy mang tính sống còn. Tấn công và phòng thủ chống
lại các tâm trí khác, thu thập, cất giữ và phân tích thông tin - đây là điều tốt
của nó, nhưng điều đó chẳng mang tính sáng tạo chút nào. Tất cả các nghệ sĩ thực
thụ, dù họ có biết hay không, đều sáng tạo ra từ một chỗ của vô trí, từ cái tĩnh
lặng bên trong. Thế rồi tâm trí đem hình dạng cho xung hay sự hiểu thấu sáng tạo
này. Ngay cả những nhà khoa học vĩ đại cũng đã báo cáo rằng các đột phá sáng tạo
của họ tới từ thời gian tĩnh tại của tâm trí. Kết quả đáng ngạc nhiên của cuộc
điều tra toàn quốc trong số các nhà toán học lỗi lạc của Mĩ, kể cả Einstein, để
tìm ra phương pháp làm việc của họ, là ở chỗ suy nghĩ "tóm lại chỉ đóng vai trò
phụ thuộc trong pha quyết định của bản thân hành động sáng tạo." Cho nên tôi sẽ
nói rằng lí do đơn giản tại sao đa số các nhà khoa học không sáng tạo không phải
bởi vì họ không biết cách suy nghĩ mà bởi vì họ không biết cách dừng suy nghĩ!
Không phải là qua tâm trí, qua suy nghĩ, mà phép màu về việc có cuộc sống trên
trái đất hay thân thể bạn, đã được tạo ra được duy trì. Rõ ràng có thông minh
đang vận hành còn lớn hơn tâm trí rất nhiều. Làm sao mỗi một tế bào con người
với kích cỡ chừng 1/1000 inch lại chứa các lệnh bên trong DNA của nó, có thể đầy
kín 1000 cuốn sách, mỗi cuốn 600 trang? Chúng ta càng biết về công việc của thân
thể, chúng ta càng nhận ra thông minh đang vận hành bên trong nó bao la làm sao
và chúng ta biết ít làm sao. Khi tâm trí được nối lại với điều đó, nó trở thành
công cụ diệu kì nhất. Vậy thì nó phục vụ cho cái gì đó lớn hơn bản thân nó.
Xúc động: phản ứng của thân thể với tâm trí
Xúc động thì sao? Tôi bị mắc vào xúc động của mình nhiều hơn là vào tâm trí
mình.
Tâm trí, theo cách tôi dùng từ này,
không chỉ là ý nghĩ. Nó bao gồm cả xúc động của bạn cũng như tất cả mọi hình mẫu
phản ứng tâm trí-xúc động vô ý thức. Xúc động nảy sinh ở chỗ tâm trí và thân thể
gặp nhau. Nó chính là phản ứng của thân thể với tâm trí bạn - hay bạn có thể
nói, sự phản xạ của tâm trí bạn lên thân thể bạn. Chẳng hạn, một ý nghĩ tấn công
hay một ý nghĩ thù địch sẽ tạo ra một năng lượng sẵn có mà chúng ta gọi là giận
dữ. Thân thể sẵn sàng đánh nhau. Ý nghĩ rằng bạn đang bị đe doạ, về mặt vật lí
hay tâm lí, làm cho thân thể co lại, và đây là phía vật lí của điều chúng ta gọi
là sợ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những xúc động mạnh thậm chí còn gây ra những
thay đổi trong sinh hoá của thân thể. Những thay đổi sinh hoá này biểu diễn cho
khía cạnh vật chất của xúc động. Tất nhiên, bạn không thường ý thức về tất cả
các hình mẫu ý nghĩ, và thường chỉ qua việc quan sát xúc động của mình mà bạn
mới có thể đem chúng vào nhận biết.
Bạn càng bị đồng nhất với việc suy nghĩ của bạn, những cái thích và không thích
của bạn, phán xét và diễn giải, điều nói lên việc bạn ít hiện diện khi quan sát
tâm thức, việc nạp năng lượng xúc động sẽ càng mạnh, dù bạn nhận biết về nó hay
không. Nếu bạn không thể cảm thấy xúc động của bạn, nếu bạn bị cắt rời khỏi
chúng, bạn cuối cùng sẽ kinh nghiệm chúng trên mức độ vật lí thuần tuý, như một
vấn đề hay triệu chứng vật lí. Rất nhiều điều đã được viết ra về điều này trong
những năm gần đây, cho nên chúng ta không cần phải đi vào nó ở đây. Một hình mẫu
xúc động vô ý thức mạnh thậm chí có thể biểu lộ như một biến cố bên ngoài dường
như xảy ra cho bạn. Chẳng hạn, tôi đã quan sát rằng những người mang nhiều giận
dữ bên trong mà không nhận biết về nó và không diễn đạt nó thì phần nhiều đều có
thể bị tấn công, bằng lời hay bằng thể chất, bởi những người giận dữ khác, và
thường không vì những lí do rõ ràng. Họ có phát xạ giận dữ mạnh mà những người
nào đó bắt được trong tiềm thức và điều đó làm lẩy cò cho cơn giận tiềm tàng
riêng của họ.
Nếu bạn có khó khăn khi cảm giác xúc động của bạn, bắt đầu bằng việc tập trung
chú ý vào trường năng lượng bên trong của thân thể bạn đi. Cảm thấy thân thể từ
bên trong. Điều này cũng sẽ đặt bạn vào tiếp xúc với xúc động của bạn. Chúng ta
sẽ thăm dò điều này chi tiết hơn về sau.
∫
Thầy nói rằng xúc động là phản xạ của
tâm trí lên thân thể. Nhưng đôi khi có xung đột giữa hai điều này: tâm trí nói
"không" trong khi xúc động nói "có," hay cách vòng tránh khác.
Nếu bạn thực sự muốn biết tâm trí bạn, thân thể bao giờ cũng sẽ cho bạn sự phản
xạ đúng, cho nên nhìn vào xúc động hay tốt hơn là cảm thấy nó trong thân thể
bạn. Nếu có xung đột rõ ràng giữa chúng, ý nghĩ sẽ là điều dối trá, xúc động sẽ
là điều chân lí. Không phải là chân lí tối thượng về bạn là ai, mà là chân lí
tương đối về trạng thái của tâm trí bạn tại thời điểm đó.
Xung đột giữa các ý nghĩ bề mặt và các quá trình tâm trí vô ý thức chắc chắn là
điều thông thường. Bạn có thể chưa có khả năng đem hoạt động tâm trí vô thức của
bạn vào nhận biết như các ý nghĩ, nhưng nó bao giờ cũng sẽ được phản xạ vào thân
thể như xúc động, và về điều này bạn có thể trở nên nhận biết. Quan sát xúc động
theo cách này về cơ bản là cùng một điều khi lắng nghe hay quan sát ý nghĩ, điều
tôi đã mô tả trước đây. Khác biệt duy nhất là ở chỗ, trong khi ý nghĩ ở trong
đầu bạn, thì xúc động có cấu phần vật lí mạnh và do vậy chủ yếu được cảm thấy
trong thân thể. Vậy bạn có thể cho phép xúc động hiện hữu đó mà không bị kiểm
soát bởi nó. Bạn không còn là xúc động nữa; bạn là người quan sát, sự hiện diện
quan sát. Nếu bạn thực hành điều này, tất cả mọi điều là vô thức trong bạn sẽ
được đem ra ánh sáng của ý thức.
Vậy quan sát xúc động của mình là quan trọng cũng như quan sát ý nghĩ của
mình sao?
Vâng. Làm thành thói quen tự hỏi
mình: Cái gì đang diễn ra bên trong mình vào khoảnh khắc này? Câu hỏi đó sẽ chỉ
cho bạn chiều hướng đúng. Nhưng đừng phân tích, chỉ quan sát thôi. Hội tụ chú ý
của bạn vào bên trong. Cảm thấy năng lượng của xúc động này. Nếu không có xúc
động hiện hữu, đưa chú ý của bạn vào sâu hơn trong trường năng lượng bên trong
của thân thể bạn. Nó là lối cổng đi vào Hiện hữu.
∫
Xúc động thường biểu thị cho một hình
mẫu ý nghĩ đã được khuếch đại và tiếp năng lượng, và bởi vì việc nạp năng lượng
thường xuyên không cưỡng lại được của nó, nên không dễ ngay từ đầu duy trì đủ sự
hiện diện để có khả năng quan sát nó. Nó muốn chiếm quyền cai quản bạn, và nó
thường thành công - trừ phi có đủ sự hiện diện trong bạn. Nếu bạn bị kéo vào
trong sự đồng nhất vô ý thức với xúc động qua việc thiếu sự hiện diện, cũng là
điều thông thường, thì xúc động tạm thời trở thành "bạn." Thường cái vòng luẩn
quẩn dựng lên giữa suy nghĩ và xúc động của bạn: chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Hình
mẫu ý nghĩ tạo ra sự phản xạ khuếch đại của bản thân nó dưới dạng xúc động, và
tần số rung động của xúc động giữ việc nuôi dưỡng cho hình mẫu ý nghĩ nguyên
thuỷ. Bằng việc cứ quanh quẩn mãi về mặt tâm trí trong tình huống, biến cố hay
người là nguyên nhân được cảm nhận của xúc động này, ý nghĩ này tiếp năng lượng
cho xúc động, mà đến lượt nó xúc động lại tạo năng lượng cho hình mẫu ý nghĩ, và
cứ thế mãi.
Về cơ bản, tất cả mọi xúc động đều là những thay đổi của một xúc động không phân
hoá nguyên thuỷ có nguồn gốc của nó trong việc mất nhận biết bạn là ai bên ngoài
tên tuổi và hình dạng. Bởi vì bản chất không phân hoá của nó, khó mà tìm ra cái
tên mô tả chính xác cho xúc động này. "Sợ" tới gần, nhưng bên ngoài cảm giác
liên tục về sự đe doạ, nó cũng còn bao hàm một cảm giác sâu lắng về sự bỏ rơi và
không đầy đủ. Có thể tốt nhất là dùng một thuật ngữ mang tính như không phân hoá
cho xúc động cơ sở đó và đơn giản gọi nó là "đau." Một trong những nhiệm vụ
chính của tâm trí là tranh đấu hay loại bỏ cái đau xúc động đó, điều vẫn là một
trong những lí do cho hoạt động không ngừng của nó, nhưng tất cả mọi điều có thể
đạt tới đều chỉ là che đậy nó một cách tạm thời. Trong thực tế, tâm trí càng đấu
tranh vất vả để gạt bỏ cái đau, cái đau càng lớn hơn. Tâm trí không bao giờ có
thể tìm ra giải pháp, mà nó cũng chẳng thể đảm đương được việc cho phép bạn tìm
ra giải pháp, bởi vì bản thân nó là phần cố hữu của "vấn đề." Tưởng tượng một
viên cảnh sát trưởng cố gắng tìm ra kẻ đốt nhà khi kẻ đốt nhà lại chính là viên
cảnh sát trưởng. Bạn sẽ không thoát khỏi cái đau đó chừng nào bạn còn chưa dừng
để ý thức về cái ta của mình vào sự đồng nhất với tâm trí, điều nói từ bản ngã.
Tâm trí vậy bị lung lay ngay từ vị trí quyền lực của nó và Hiện hữu tự hiển lộ
như bản tính thật của bạn.
Vâng, tôi biết điều bạn sắp hỏi.
Tôi định hỏi: Thế về những xúc động tích cực như tình yêu và vui vẻ thì sao?
Chúng là không tách rời khỏi trạng
thái tự nhiên của bạn về tính nối liền bên trong với Hiện hữu. Những thoáng nhìn
về tình yêu và vui vẻ hay những khoảnh khắc ngắn ngủi của sự an bình sâu sắc là
có thể bất kì khi nào một lỗ hổng xuất hiện trong luồng ý nghĩ. Với hầu hết mọi
người, những lỗ hổng như vậy xảy ra hiếm hoi và chỉ ngẫu nhiên, trong những
khoảnh khắc khi tâm trí được trả lại "vô lời," cái gì đó được lẩy cò bởi cái đẹp
lớn lao, sự nỗ lực thể chất cực kì, hay thậm chí mối nguy hiểm lớn. Bỗng nhiên,
có tĩnh lặng bên trong. Và bên trong tĩnh lặng đó có vui vẻ tinh tế nhưng mãnh
liệt, có tình yêu, có an bình.
Thông thường, những khoảnh khắc như vậy đều ngắn ngủi, vì tâm trí nhanh chóng
trở lại hoạt động gây ồn ào của nó mà chúng ta gọi là suy nghĩ. Tình yêu, vui
vẻ, và an bình không thể nở hoa chừng nào bạn còn chưa tự giải phóng mình khỏi
sự chi phối của tâm trí. Nhưng chúng không phải là điều tôi sẽ gọi là xúc động.
Chúng nằm bên ngoài xúc động, ở mức sâu hơn nhiều. Cho nên bạn cần trở nên tràn
đầy ý thức về xúc động của mình và có khả năng cảm thấy chúng trước khi bạn có
thể cảm thấy cái nằm bên ngoài chúng. Xúc động (emotion) theo nghĩa từ này là
'náo động'. Từ emotion này có gốc Latin emovere, nghĩa là 'gây náo động'.
Tình yêu, vui vẻ và an bình là những trạng thái sâu của Hiện hữu hay đúng hơn là
ba khía cạnh của trạng thái của tính gắn liền bên trong với Hiện hữu. Hiểu theo
nghĩa hẹp, chúng không đối lập. Đấy là vì chúng nảy sinh từ bên ngoài tâm trí.
Xúc động, mặt khác, lại là một phần của tâm trí nhị nguyên, là chủ đề của luật
các mặt đối lập. Điều này đơn giản nghĩa là bạn không thể có tốt mà không có
xấu. Cho nên trong người chưa chứng ngộ, điều kiện bị đồng nhất với tâm trí,
điều đôi khi bị gọi sai là vui vẻ thường là phía những hoan lạc ngắn ngủi của sự
thay thế liên tục của chu trình đau đớn/hoan lạc. Hoan lạc bao giờ cũng bắt
nguồn từ cái gì đó bên ngoài bạn, trong khi vui vẻ nảy sinh từ bên trong. Chính
điều cho bạn hoan lạc hôm nay sẽ cho bạn đau đớn ngày mai, hay nó sẽ rời bỏ bạn,
cho nên sự vắng mặt của nó sẽ cho bạn đau đớn. Và điều thường được nói tới như
tình yêu có thể là hoan lạc và kích động chốc lát, nhưng nó lại là sự níu bám si
mê, một điều kiện cực kì cần thiết có thể biến thành cái đối lập của nó chỉ bởi
một cái bật tay. Nhiều quan hệ "yêu," sau khi sự hài hoà ban đầu đã trôi qua,
thực tế lại dao động giữa yêu và ghét, hấp dẫn và tấn công.
Tinh yêu thực không làm cho bạn đau
khổ. Làm sao nó có thể làm được? Nó không bỗng nhiên biến thành ghét, nó không
làm vui vẻ thực biến thành đau. Như tôi đã nói, ngay cả trước khi bạn chứng ngộ
- trước khi bạn giải phóng mình khỏi tâm trí mình - bạn có thể có những thoáng
nhìn về vui vẻ đúng, tình yêu đúng, hay sự an bình bên trong sâu sắc, tĩnh lặng
nhưng vẫn sống động. Đây là những khía cạnh của bản tính đúng của bạn, thường bị
che mờ bởi tâm trí. Ngay cả bên trong mối quan hệ si mê "thông thường," cũng có
thể có những khoảnh khắc mà sự hiện diện của cái gì đó xác thật hơn, cái gì đó
không thể hỏng được, có thể được cảm thấy. Nhưng chúng sẽ chỉ là những thoáng
nhìn, chẳng mấy chốc chúng sẽ bị che phủ lại qua sự can thiệp của tâm trí. Thế
thì có thể dường như là bạn có cái gì đó rất quí giá và bị mất nó, hay tâm trí
bạn có thể thuyết phục bạn rằng đằng nào thì đó cũng chỉ là ảo tưởng thôi. Chân
lí là ở chỗ đấy lại không phải là ảo tưởng, và bạn không thể làm mất nó được. Nó
là một phần của trạng thái tự nhiên của bạn, điều có thể bị che tối nhưng không
bao giờ có thể bị phá huỷ bởi tâm trí. Ngay cả khi bầu trời phủ đầy mây, mặt
trời vẫn không biến mất. Nó vẫn có đó ở phía bên kia của những đám mây.
Phật nói rằng đau đớn hay khổ nảy sinh qua ham muốn hay thèm muốn và rằng để
tự do với đau đớn chúng ta cần cắt bỏ gông cùm của ham muốn.
Tất cả mọi thèm muốn đều là tâm trí
tìm kiếm cứu giúp hay hoàn thành trong những thứ bên ngoài và trong tương lai
như cái thay thế cho vui vẻ của Hiện hữu. Chừng nào mà tôi còn là tâm trí mình,
tôi còn là những thèm muốn đó, những nhu cầu đó, ham muốn, gắn bó, và ác cảm, và
ngoài chúng không có cái "tôi" ngoại trừ như một khả năng đơn thuần, một tiềm
năng chưa được thoả mãn, một hạt mầm còn chưa nhú ra. Trong trạng thái đó, ngay
cả ham muốn của tôi để trở thành tự do hay được chứng ngộ cũng chỉ là thèm muốn
khác để được thoả mãn hay hoàn thành trong tương lai. Cho nên đừng tìm kiếm trở
nên tự do khỏi ham muốn hay "đạt tới" chứng ngộ. Trở nên hiện diện đi. Có đó như
người quan sát tâm trí. Thay vì trích dẫn Phật, ta nên tìm hiểu danh từ Phật.
Phật là "người thức tỉnh".
Con người đã từng trong nắm bắt của đau đớn trong nhiều thời đại, kể từ khi họ
rớt từ trạng thái của ân huệ, đi vào cõi thời gian và tâm trí, và làm mất nhận
biết về Hiện hữu. Tại điểm đó, họ bắt đầu cảm nhận bản thân mình như những mảnh
mẩu vô nghĩa trong một vũ trụ xa lạ, không được nối với Cội nguồn và với nhau.
Đau đớn là không tránh khỏi chừng nào bạn còn bị đồng nhất với tâm trí bạn, điều
còn cần phải nói chừng nào bạn còn vô ý thức, nói về tâm linh. Tôi đang nói ở
đây chủ yếu về đau xúc động, cũng là nguyên nhân chính của cái đau thể chất và
bệnh tật thể chất. Bất ổn, hận thù, thương thân, mặc cảm, giận dữ, phiền muộn,
ghen tị, và vân vân, thậm chí hơi chút cáu bẳn, tất cả mọi dạng của cái đau. Và
mọi hoan lạc hay chiều cao xúc động đều chứa bên trong nó hạt mầm của đau đớn:
cái đối lập không tách rời của nó, cái sẽ biểu lộ đúng thời điểm.
Bất kì ai đã dùng ma tuý để lên "cao" đều biết rằng chỗ cao cuối cùng biến thành
chỗ thấp, rằng hoan lạc biến thành dạng đau đớn nào đó. Nhiều người cũng biết từ
kinh nghiệm riêng của mình mối quan hệ thân thiết có thể biến từ nguồn hoan lạc
thành nguồn đau khổ dễ dàng và nhanh chóng làm sao. Nhìn từ cảnh quan cao hơn,
cả hai cực tích cực và tiêu cực đều là hai mặt của cùng một đồng tiền, là hai
phần của cái đau nền tảng, không tách rời khỏi trạng thái bản ngã được đồng nhất
với tâm trí của tâm thức.
Có hai mức độ của cái đau: cái đau bạn tạo ra bây giờ, và cái đau từ quá khứ vẫn
còn sống trong tâm trí và thân thể bạn. Việc dừng tạo ra cái đau trong hiện tại
và làm tan biến cái đau quá khứ - đây là điều tôi muốn nói tới bây giờ.
Xem tiếp kỳ tới:
Ý thức: con đươờg ra khỏi cái đau.
Trích:
tức
The Power of NOW của Eckhart Tolle.
Eckhart Tolle sinh năm
1948 ở Đức. Sau khi tốt nghiệp Đại học Luân Đôn, ông trở thành một nhà nghiên
cứu tại Đại học Cambridge. Năm hai mươi chín tuổi, một sự chuyển hóa tâm linh
sâu sắc đã làm thay đổi hoàn toàn những gì ông từng nghĩ về chính mình và hướng
đi của đời ông. Từ đó ông đã dành hết tâm sức để tìm hiểu, vận dụng và đào sâu
thêm vào sự chuyển hóa này, đánh dấu một bước khởi đầu cho hành trình kiên trì
đi vào nội tâm. Điều đặc biệt là Eckhart Tolle đã không nhấn mạnh đến một truyền
thống hay tôn giáo nào. Trong những bài thuyết giảng trên khắp thế giới, ông chỉ
muốn truyền đạt một thông điệp rất giản dị, nhưng sâu sắc và bất tử của các bậc
giác ngộ từ xa xưa rằng: "Có một con đường thoát khổ và một phương pháp
thực tập để tìm lại được niềm an lạc có sẵn trong mỗi người." Ông cư ngụ
tại Vancouver, Canada từ năm 1996 đến nay.
The Power of Now (Sức
mạnh của hiện tại), Stillness speaks (Sức mạnh của tĩnh lặng), A new Earth (Thức
tỉnh mục đích sống) là nhữ
Ngày đầu tháng 3 năm
2011, Watkins Review, số 26, đã bình chọn ông là người đứng đầu trong danh sách 100 nhân vật
hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên thế giới.
Theo PSN