Đầu
xuân viếng chùa là phong tục
đẹp của người Việt. Hãy
để mùa xuân xanh từ
chốn đình chùa với thật ít khói
nhang, vàng mã.
Sự thành tâm khi viếng chùa đầu năm
mới thật sự đáng trân trọng - Ảnh: Thúy Hằng
Đành rằng
đốt vàng mã, hương nhang trở thành thói quen khó bỏ
của nhiều người Việt Nam. Ước tính
số tiền chi cho vàng mã
cả năm lên đến hàng tỉ đồng.
Đầu xuân, nhiều
người có quan niệm đốt càng nhiều vàng hương thì cả năm càng có lộc
nhiều hơn.
Vậy là trong hành
trang
của du khách Việt tới các chùa chiền,
đình miếu đầu năm bên cạnh trầu cau, rượu thịt, không thể thiếu được nhang, vàng
tiền,
đôla âm phủ… Chưa hết, tới
từng đền chùa đặc thù, người thăm viếng còn đặt riêng mũ, áo, hài… cho
các thánh cô thánh cậu.
Nơi châm lửa hóa vàng
đông ngẹt người chen
chân nhau. Khói bay mù mịt.
Ai
viếng
lễ chùa đầu năm cũng than thở vì phải chen lấn
trong không gian mịt mù nhang khói.
Dòng người đổ về các ban điện thờ đã đông, ai cũng
cầm một bó hương lớn châm lửa, không khí càng đặc
quyện. Vào vãn cảnh
chùa nhưng nhiều người đành lui ra
ngay vì
khói
nhang làm chảy nước mắt, khó thở.
Không gian
chùa đền hẹp. Đốt nhiều hương
khói vừa làm ám tượng
đồng lại rất dễ sinh hỏa hoạn. Thế nhưng nhiều du khách vẫn nghĩ càng đốt nhiều càng linh, vất
vả các chú tiểu trong chùa phải
cắt cử người chốc chốc thu
bớt hương khách thập phương đã cắm.
Hương làm
từ gỗ, giấy làm vàng mã làm
từ gỗ. Một năm
hàng tỉ đồng bị hóa thành tro
bụi, vừa lãng phí vừa
ảnh hưởng lớn tới môi trường, vậy có nên
chăng?
Đi đền
chùa nào đầu xuân, tôi vẫn tự
răn mình lời dạy của Phật đã đọc ở nhiều nơi mình đi qua:
Lòng thành
thắp một nén hương
Miệng khấn tay vái bốn phương độ trì
Đốt nhiều nào có ích
chi
Khói bay ám tượng, vậy thì phúc đâu?
NGUYỄN THỊ THÚY
HẰNG (Hà Nội)
Theo TNO