Trong thời
gian tu
tập
ở Ấn Ðộ, sự tu tập
của tôi có khuynh hướng
nhắm về một mục tiêu và sự
thành đạt nào đó. Mặc dầu công phu khá vất
vả nhưng tôi tự cho
là mình
rất
tiến bộ, và đang tiến
bước đều
đặn trên con đường đi đến giải
thoát.
Khi tôi trở về Mỹ thăm nhà, lúc ấy
quyển “Thiền tâm,
sơ tâm” (Zen Mind Beginner’s
Mind) của thiền
sư Shunryu
Suzuki mới được
xuất bản. Khi đọc tựa đề ấy, tôi nghĩ:
“Ồ, mình biết cuốn đó nói gì rồi.
Nó có nghĩa là
khi mới tu thì ta
chỉ có cái sơ tâm, cái
tâm
lúc ban đầu mà thôi. Sau khi tu tập
một thời gian, ta đạt
được những
kinh nghiệm siêu việt, cho đến một ngày ta thành tựu
hoàn toàn, và ta có
được cái gọi là thiền
tâm.”
Tôi không mua quyển
sách ấy vì cho là
mình không cần đến.
Vài tháng sau, khi
tôi trở lại Ấn Ðộ, một người quen gởi tặng tôi quyển “Thiền tâm, sơ tâm” ấy. Khi đọc
xong, tôi mới biết là mình đã
hoàn toàn hiểu sai trật hết.
Nó không phải là về
vấn đề làm thăng hoa cái sơ
tâm thấp bé của mình,
để rồi một ngày ta có được
một thiền
tâm siêu việt phi thường. Mà nếu có chăng,
thì thật ra đó lại
là chuyện hoàn toàn ngược
lại.
Sự tu tập
là làm
sao
để ta có thể kinh
nghiệm được
những sự việc bình thường chung
quanh mình một cách trọn vẹn, thay vì cứ
chạy theo đuổi bắt những việc phi thường, viển vông và xa
xôi. Chính ngay trong cái tâm bình
thường ấy mà ta có
thể tìm thấy được Phật tâm, khi ta thôi
không còn mong cầu một cái gì
khác đặc biệt hơn nữa xảy ra.
Có mặt trọn vẹn với tâm bình
thường của
mình – không kỳ vọng, không so sánh – chính là sơ
tâm. Cũng giống
như thiền sư Suzuki Roshi diễn tả, sự bao la và tự tại
của một sơ tâm, tự
nó đã là một sự
thành tựu rồi: “Trong một sơ tâm nhiều việc có thể
xảy ra, nhưng trong tâm của một
nhà chuyên môn thì chuyện
ấy rất là hiếm.”
Bây giờ tôi
hiểu rằng, trên con đường tu học, làm
một người mới bắt đầu là một điều rất may mắn. Là một người
mới bắt đầu có nghĩa là ta
có một cái nhìn mới,
trong sáng, biết cởi mở trước những kinh nghiệm và không dè dặt.
Nó có nghĩa là ta
không bị ràng buộc bởi những thành kiến và ý niệm về việc gì sẽ xảy
ra, việc gì nên xảy
ra, việc gì phải xảy
ra, và việc gì đáng
xảy ra cho ta.
Buông bỏ hết những ý niệm và mong cầu
sẽ khiến cho sự tu
tập của ta trở nên
sinh động hơn, chứ không phải là trì trệ
đi. Hiểu
được việc
ấy, tôi tự nhủ: “Tôi chỉ là
một người mới bắt đầu, và hy vọng sẽ
tiếp tục mải mải được làm một người mới bắt đầu.”
Trích
trong
“Trái
tim
thiền tập” –
nguyễn duy nhiên