Giữ Giới Cẩn Trọng Sẽ Giải Thoát
giu gioi can trong
Giữ Giới Cẩn
Trọng Sẽ Giải
Thoát
Nguyên Giác
Nhiều Thiền
sư tiếp cận với cộng
đồng Hoa Kỳ và Tây
phương, trong những thời
gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới, vì có thể bị hiểu nhầm là
muốn chiêu
dụ người khác đạo trở
về với Đạo
Phật. Thêm nữa, có những môi trường, thí
dụ như tại các trường công lập Hoa Kỳ, thuyết
giảng về tôn
giáo là điều cấm kỵ.
Khái niệm về giới trong nhà Phật cũng khác với khái niệm về các điều răn trong
các tôn
giáo khác. Giới trong Phật
giáo là tự nguyện đối trước Tam
bảo, là phát
nguyện trước Phật-Pháp-Tăng rằng người thọ
giới tự nguyện (không bị ai ép
buộc) là sẽ giữ
gìn một số điều giới, trong khi hầu hết các tôn
giáo khác không có khái niệm đó, mà họ chỉ có khái niệm về điều răn
(Commandments) mà họ tin là từ lệnh trời ban xuống. Do vậy, khi giải
thích về giới trong môi trường ngoài Phật
giáo dễ gây ngộ
nhận là chiêu
dụ cải
đạo. Trong khi đó, giới có tầm quan trọng rất lớn trong nhà Phật, và
không có giới sẽ không đắc định (dù là sơ
thiền).
Quan trọng tới mức, Phật
giáo Trung Quốc thời
xưa có riêng một tông
phái có tên là Luật
tông. Trong bộ sách Phật
Học Phổ
Thông của Hòa
Thượng Thích Thiện Hoa, nơi Bài Thứ 6 về Mười Tông
Phái Phật
Giáo Ở Trung Hoa, ghi rằng Luật
Tông (tông này, chủ yếu nói về giới
Tỳ kheo) do ngài Đạo
Tuyên thời nhà Đường thành
lập.
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết về tầm quan trọng của giới, ngay cả với Phật
tử tại
gia:
“Nói một cách tổng quát, giữ một giới
là ngăn
ngừa được một điều tội
lỗi,và thêm được một điều lành; giữ nhiều giớ là ngăn
ngừa được nhiều điều tội
lỗi và thêm được nhiều điều lành. Bởi thế, nên giữ
giới luật là phương
pháp tu không xa thực
tế và rất cần
thiết cho các Phật
tử cầu
đạo giải
thoát.
Nhờ giữ "giới luật" không làm các
việc tội
lỗi, nên tâm được "định"; do tâm
định nên phát ra"trí huệ sáng suốt". Nhờ có trí
huệ sáng
suốt nên phá trừ được vô
minh si
ám, và được minh
tâm kiến tâm
thành Phật.
Người tu tại
gia có giữ
giới, mới thành
Phật tử chơn chính. Người xuất
gia thọ Sa-di,có giữ
giới mới phải là chơn tu. Thầy Tỳ-kheo có giữ
giới mới phải là Tỳ-kheo thanh
tịnh. Bồ
Tát có giữ
giới mới phải là chơn Bồ
Tát. Bởi thế nên trong ba món vô-lậu học (giới, định, huệ), "giới" đứng
đầu tất cả.”
Trong Tạng Pali, có khoảng ít
nhất là 10 Kinh, nói rằng chỉ cần giữ
giới, là tự
nhiên giải
thoát. Như trong Tăng
Chi Bộ, Kinh AN 10.1 ghi rằng hễ giữ được giới [Tỳ
kheo] nghiêm
chỉnh, là tự
nhiên đắc định, tự
nhiên đắc tuệ, và tự
nhiên giải
thoát. Vì tất cả các bước tiến tự động theo
sau như dòng sông lưu chảy, như Đức
Phật nói với ngài Ananda, rằng “các thiện
giới thứ lớp đưa đến tối
thượng.” Có nghĩa là, không cần ngồi
thiền với chỉ hay quán, mà các pháp tuần
tự thành
tựu nếu giữ
giới nghiêm túc.
Bản Kinh nằm kế
tiếp Kinh trên, trong Tăng
Chi Bộ là AN 10.2, nói rằng người giữ
giới không cần khởi
tâm ước muốn gì, vì từng bước sẽ tự hoàn
thành. Kinh AN 10.2, trong bản dịch của Thầy Minh
Châu, trích như sau:
“Này các Tỷ-kheo, với người có giới,
có giới đầy đủ, không cần
phải làm với dụng
ý rằng: “Mong rằng không hối
tiếc sẽ sanh
khởi nơi ta”. Pháp
nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối
tiếc sanh
khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối
tiếc, không cần
phải làm với dụng
ý rằng: “Mong rằng hân
hoan sẽ sanh
khởi nơi ta”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối
tiếc, hân
hoan sanh
khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân
hoan, không cần
phải làm với dụng
ý rằng: “Mong rằng hoan
hỷ sẽ sanh
khởi nơi ta”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ
kheo, với người có hoan
hỷ, không cần
phải làm với dụng
ý rằng: “Mong rằng thân ta được khinh an”, Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan
hỷ, thân được khinh
an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh
an, không cần
phải làm với dụng
ý rằng: “Mong rằng ta cảm
thọ an lạc”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh
an, an
lạc được cảm
thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an
lạc, không cần
phải làm với dụng
ý: “Mong rằng tâm ta được Thiền định”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an
lạc, tâm được Thiền
định. Này các Tỷ-kheo, với người có Thiền
định, không cần
phải làm với dụng
ý: “Mong rằng ta biết, ta thấy như thật”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền
định, biết và thấy như thật”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền
định, biết và thấy
như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy
như thật, không cần
phải làm với dụng
ý: “Mong rằng ta sẽ nhàm
chán, ta sẽ ly tham” Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy
như thật, nhàm
chán và ly
tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm
chán, ly
tham không cần
phải làm với dụng
ý: “Mong rằng ta sẽ chứng
ngộ giải
thoát tri kiến”. Pháp
nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm
chán, ly
tham, chứng
ngộ giải
thoát tri kiến.” (1)
Chúng ta có thể giải
thích cách nào về hiện
tượng, một cách tự
nhiên, khi giữ
giới luật cũng đủ để giải thoát? Có thể là (chúng
ta chỉ suy
đoán theo Kinh Phật) khi một người Phật
Tử giữ
giới nghiêm
chỉnh, ly bất
thiện pháp, ly
dục (nếu là cư
sĩ, thì phải sống đời độc
thân), với tầm (chú
tâm vào giữ
giới) với tứ (dán tâm vào giữ
giới), với nhất
tâm, thì sẽ tới lúc tự động vào sơ
thiền, và Đức
Phật nói trong Kinh AN 4.123 rằng hễ ai thường
trực sống trong sơ
thiền thì khi từ trần, nếu chưa giải
thoát thì sẽ đắc
quả Bất
Lai, và sau đó là sẽ vào Niết
Bàn tối
hậu.
Trong Kinh kế
tiếp Kinh dẫn trên, Đức
Phật nói trong Kinh AN 10.3 qua một so
sánh rằng, người giữ
giới y hệt như một cội cây đầy sức sống, tất nhiên sẽ mọc cành, mọc lá,
mọc hoa. Kinh này, trích như sau:
“Ví
như này các Tỷ-kheo, một cây có đầy đủ cành và lá, các mầm non của cây ấy
đi đến viên
mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến viên
mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ,
không hối
tiếc có sở
y. Với không hối
tiếc có mặt, với không hối
tiếc có đầy đủ… giải
thoát tri kiến có sở
y.” (2)
Tương tự, trong các Kinh AN 10.4, AN 10.5, AN 11.1, AN 11.2, AN 11.3, AN
11.4, AN 11.5 ghi rằng giữ
giới sẽ dẫn tự
nhiên tới định, tới tuệ và tới giải
thoát, mà không cần ước muốn hay làm gì khác.
Trong Tạng A
Hàm, Kinh Tăng
Nhất A Hàm EA 23.5, cũng ghi rằng thành
tựu được hương
giới, tất nhiên sẽ ly
dục, tất nhiên sẽ không nhiễm, tất nhiên được chánh
trí, tất nhiên được
giải thoát, theo bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ & Đức Thắng:
“Trong hết thảy hương này,
Hương giới là tối
thắng.
Thành tựu được giới này,
Không dục, không bị nhiễm,
Chánh trí mà giải
thoát.
Chỗ đi, Ma chẳng biết.” (3)
Trong Tạp
A Hàm, Kinh SA 1073 cũng nói về oai lực của giới y hệt như vừa dẫn.
Tuy nhiên, chúng
ta có thể thắc mắc rằng, giới
luật nhiều quá, vậy
thì có cách nào rút gọn lại hay không? Để rút gọn, Đức
Phật từng dạy trong các kinh
Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka) rằng chỉ cần đoạn trừ một pháp là đủ. Đó
là, hoặc đoạn trừ tâm tham, hoặc tâm sân, hoặc tâm si.
Nơi đây, chúng
ta sẽ tập trung về tâm tham. Trong Kinh Iti 1, Đức
Phật dạy rằng, chỉ cần từ
bỏ tham, là sẽ đắc
quả Bất
Lai. Kinh Iti 1, ghi lời Đức
Phật, xin trích
dịch như sau, dựa
vào các bản Anh văn:
“Hãy từ
bỏ một điều, này các Tỳ
kheo, và ta bảo
đảm rằng các ngươi sẽ đắc
quả Bất
lai, sẽ không quay
trở lại cõi này. Đó là một điều gì? Tham là một điều đó, này các Tỳ
kheo. Hãy từ
bỏ tham, và ta bảo
đảm bảo các người sẽ không quay
trở lại.” (4)
Còn với những người giỏi hơn, thì trong Kinh Iti 9, Đức
Phật nói rằng, người nào trực tiếp biết và hiểu hoàn
toàn về tâm tham, ly
tham được thì sẽ hoàn
toàn giải
thoát, tức là chứng
quả A
la hán:
“Bằng cách trực tiếp biết và hoàn
toàn hiểu
biết về tham, từ
bỏ tham và dứt bỏ tham hẳn, người có thể chấm
dứt đau
khổ.” (5)
Như thế, tất cả các giới
luật có thể quy về một điểm “ly tham” cho đơn
giản, nếu chưa hiểu “tham” hoàn
toàn, cũng sẽ chứng
quả Bất
Lai (theo Kinh Iti 1), nếu hiểu “tham” hoàn
toàn, là giải
thoát ngay trong
đời này (theo Kinh Iti 9).
Nhưng, “tham” hiện
ra ở đâu để cho mình từ bỏ? Đó là một tâm
sở có thể sẽ xuất
hiện ra trong tâm, khi nội xứ gặp ngoại xứ, khi mắt gặp cái được thấy,
khi tai gặp cái được nghe, khi mũi gặp mùi hương, vân
vân. Như thế, khi mắt tham cái đẹp, khi tai tham cái giọng nói du dương,
vân vân… đều là cửa dẫn tới sinh
tử luân hồi. Nghĩa là, phải nhìn thường
trực mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý… hễ thấy tâm tham lấp
ló là trừng
mắt ngó liền, thì tâm tham sẽ từ từ nhạt dần, cho tới khi biến mất. Nghĩa
là, chánh
niệm và tỉnh giác. Nếu chúng
ta không hiểu
rõ tận tường tâm tham (như Kinh Iti 9 dạy), thì chỉ cần ly
tham (như Kinh Iti 1 dạy) là đủ để chứng
quả Bất
Lai.
Như thế, giới là một cửa
giải thoát cực kỳ quan trọng. Như thế, ly
tham, là đủ. Tuy
nhiên, Thiền
Tông vẫn cho rằng như thế chưa đủ, vì vẫn là pháp đối
trị, dù là đối
trị “tâm tham” là điều cần
thiết, mà phải nhìn thấy bản
tính của tâm, tức là, thay vì nhận
diện xem tâm tham hiện
ra thế nào để buông
bỏ, nghĩa là còn vướng trong thế
giới ngôn
ngữ của “tham” và “ly tham” – mà Thiền Việt
Nam bảo là cần đọc
Kinh vô tự, là nơi không còn chữ nào hiện
ra trong tâm nữa, là xa
lìa cả hai bờ. Và bản
tính của tâm, tức là Tâm
Không, tức là Vô
Tâm, là nơi tỉnh
thức của tịch lặng, và nơi không còn chữ nào hiện
ra, nơi “ngôn ngữ đạo đoạn” (con
đường ngôn
ngữ dứt bặt) và là nơi “tâm hành
xứ diệt” (nơi tâm
duyên dứt bặt, tỉnh
thức với mặt
trời Tâm
Không, lìa cả ý và lời). Trực
nhận bản
tâm, tỉnh
thức thường
trực với Tâm
Không, còn gọi là giữ
giới bình
đẳng.
Bởi vậy, giới là cửa
giải thoát, nơi chúng
ta phải đi từng chút một, phải quan
sát từng hơi
thở, phải tỉnh
giác từng cái nhìn, cái nghe… hàng ngày, tuần
tự theo lời Đức
Phật dạy.
GHI CHÚ:
(1) HT Minh
Châu. Kinh AN 10.2: https://suttacentral.net/an10.2/vi/minh_chau
(2) HT Minh
Châu. Kinh AN 10.3: https://suttacentral.net/an10.3/vi/minh_chau
(3) HT Tuệ Sỹ, HT Đức Thắng. Kinh EA 23.5: https://suttacentral.net/ea23.5/vi/tue_sy-thang
(4) Kinh Iti 1: https://suttacentral.net/iti1/en/ireland
(5) Kinh Iti 9: https://suttacentral.net/iti9/en/sujato
Trích từ sách: Thiền
Tông Cửa
Không sắp xuất bản: