Con Đường Giải Thoát: Trong Một Hay Vài Câu
con duong giai thoat
Nguyên Giác
Con đường giải
thoát, tức là Bát
Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được
không? Thực
tế thường không đơn
giản, vì luôn luôn là có một lộ trình Giới, Định, Huệ. Tuy
nhiên, trong Kinh Phật cho thấy có những cơ
duyên lớn, trong nhiều trường
hợp, Đức
Phật trả
lời khi được hỏi
đạo, và người hỏi ngay sau đó là trở
thành bậc A
la hán. Như trong Kinh
Tập, ở Phẩm thứ tư (Aṭṭhakavagga, dịch là "The Chapter of Eights" - tức
Phẩm Tám) và Phẩm thứ năm (Pārāyanavagga, dịch là "The Chapter on the Way to the
Beyond" - tức Phẩm Qua Bờ Kia), hai phẩm vừa dẫn là cuộc đối thoại giữa Đức
Phật và 32 chàng trai Bà
La Môn tới hỏi
đạo. Đức
Phật trả
lời từng người hỏi bằng một bài thơ, chàng trai đương
cơ nghe xong thấy ngay đường giải
thoát. Hai phẩm này đã trở
thành Kinh Nhật
Tụng cho tăng
đoàn khi Đức
Phật còn sanh
tiền. Nghĩa là, có cách tóm lược con
đường giải
thoát, và Đức
Phật lấy các bài thơ trả
lời đó làm Kinh Nhật
Tụng cho tăng
đoàn.
Bài viết này sẽ dựa một phần vào cuộc thảo
luận của một số học
giả trên mạng SuttaCentral.net có nhan đề “The
whole of the Path in 2 sentences or less - Sutta quotes” (Trọn con
đường giải
thoát trong 2 câu hay ngắn hơn – trích dẫn theo Kinh) (1), và sẽ tham
khảo thêm kinh văn. Nói là “câu” (sentence) theo nghĩa đơn
giản là từ dấu chấm (.) này tới dấu chấm kia. Trong bài này, sẽ tìm những
bài pháp ngắn, một câu, hai câu hay vài câu có ý tóm lược. Chúng
ta cách Phật đã xa, trong xã
hội thời nay lại nhiều phức
tạp, ngay cả khi có được những câu tóm lược
giáo pháp, cũng cần
phải ngày đêm tinh
cần, tín
tâm kiên
cố, tin sâu nhân
quả, biện
biệt chánh
kiến, thường
trực chánh
niệm, và cố
gắng hành
trì càng nhiều càng tốt các pháp của giới, định, huệ. Đức
Phật đã nhiều lần khuyến tấn rằng, phải tu
học tinh
tấn như lửa đang cháy trên khăn bịt đầu.
Phật pháp được ghi lại trong thiên kinh vạn quyền, nhưng trong nhiều
Kinh, Đức
Phật đã dạy pháp ngắn gọn, một câu, hay vài câu. Thí
dụ, có thể dẫn ra Kinh SN 35.95, ngài Màlukyaputta tới thưa với Đức
Phật: "Bạch Thế
Tôn, mặc dù con đã già, tuổi cao, sức yếu, đã đến giai
đoạn cuối đời, con xin Thế
Tôn dạy Pháp một cách vắn
tắt, con ước
mong Thế
Tôn thuyết
pháp ngắn gọn cho con.
Con hy
vọng sẽ hiểu được ý
nghĩa lời dạy của Thế
Tôn, con hy
vọng sẽ trở
thành người thừa tự
pháp của Thế
Tôn." Và rồi, Đức
Phật dạy một bài pháp ngắn, cô đọng. Có nhiều kinh trong tinh
thần ngắn gọn như thế. Sau đây là những bài pháp ngắn gọn, được xem là
gói trọn con
đường Bát
Chánh Đạo. Chúng
ta có thể chú ý rằng, một số pháp ngắn gọn này có thể thực
tập tức khắc, và thấy an
lạc tới rất nhanh. Nghĩa là, thực
tập ngay, không cần
phải chờ tới Chủ Nhật để lên chùa xin quy
y (chuyện này để sau cũng được, nếu bạn chưa quy
y). Dù vậy, cũng cần cảnh
giác, rằng bài viết này chỉ là một giới
thiệu, và độc
giả cần tìm trọn
vẹn các bài
kinh để đọc, và sẽ tốt
hơn nữa, nếu tìm đọc trong nhiều bản tiếng Anh khác nhau để đối
chiếu. Thêm nữa, một số bài
kinh quan trọng lại không ngắn, thí
dụ các kinh về Tứ
Niệm Xứ, hay các kinh về 16 pháp quán
niệm hơi thở, kể như
không thể tóm
tắt được. Nếu cố
gắng tóm
tắt các kinh này cho gọn vài câu, dĩ
nhiên sẽ là bất toàn. Nhưng xuyên suốt tất cả các pháp của nhà Phật là
phải kiên
cố giữ
giới, vững
chắc ly
dục (giữ
giới và ly
dục tự động sẽ có định), không lìa chánh
kiến (xa
lìa cả có và không), thường
trực chánh
niệm và tỉnh giác (và tất cả những cái khác sẽ là đối tượng của chánh
niệm và tỉnh giác).
Nơi đây, phần đầu, chúng
ta sưu tập từ Kinh
Pháp Cú, tất cả đều từ bản dịch của Thầy Thích Minh
Châu, sẽ thấy Đức
Phật dạy những bài pháp ngắn gọn, dễ nhớ, và đều có sự
tích cụ
thể. Phần trong ngoặc đơn sau bài
kệ là người viết lược ghi các tích truyện, duyên
khởi nào để Đức
Phật nói bài
kệ.
20. Dầu nói ít kinh
điển, nhưng hành
pháp, tùy
pháp, từ
bỏ tham, sân, si, tỉnh
giác, tâm
giải thoát, không
chấp thủ hai đời, dự
phần Sa
môn hạnh. (Duyên của bài
kệ này là, Đức
Phật nói về 2 bạn
thân, cùng xuất
gia, trong đó một vị uyên
bác kinh
điển, trở
thành thầy của 500 vị sư, nhưng tu chẳng tới đâu, Còn vị kia, chỉ tụng
ít kinh
điển, nhưng đã lìa tham
sân si, đã đắc
quả A
la hán. Từ
bỏ tham
sân si cũng là ngộ
nhập Niết
Bàn.)
46. Biết
thân như bọt nước, ngộ thân là như
huyễn, bẻ tên hoa của ma, Vượt tầm mắt thần chết. (Có một vị sư nhìn
thấy bọt nước ven sông, nhận
ra bản
chất của thân là vô
thường. Đức
Phật lúc đó hiện
ra trong linh ảnh nhà
sư, nói bài
kệ này, và nhà
sư sau khi nghe xong liền đắc
quả A
la hán. Thấy như
huyễn, nghĩa là thấy trước
mắt các pháp mà không gọi được là Có, và không gọi được là Không. Cũng
là Bát
Nhã Tâm Kinh.)
93. Ai lậu
hoặc đoạn sạch, ăn
uống không tham đắm, tự
tại trong hành
xứ, "Không, vô
tướng, giải
thoát." Như chim giữa hư
không, dấu
chân thật khó tìm. (Đức
Phật nói bài
kệ này để ca
ngợi Trưởng
lão Anuruddha, người đã chứng
quả A
la hán, sống thường
trực với tâm
giải thoát của Không, và của Vô
Tướng.)
95. Như đất, không hiềm hận; Như cột
trụ, kiên
trì; Như hồ, không bùn nhơ. Không
luân hồi, vị ấy. (Có 1 vị sư trẻ tới khai gian với Đức
Phật rằng bị Trưởng
lão Sariputta la
mắng, đánh đập. Trưởng
lão Sariputta nói với Đức
Phật rằng tâm của trưởng
lão đã y hệt mặt đất, đón nhận ném vào cả hoa và rác, mà không
vui, không giận. Đức
Phật mới đọc bài
kệ này, xác
nhận tâm của Trưởng
lão Sariputta lúc nào cũng vững như đất, như cột cửa; tâm cũng như mặt
hồ lặng
lẽ, không bùn nhơ; và đã xa
lìa sinh
tử luân hồi.)
96. Người tâm ý an
tịnh, lời an, nghiệp cũng an, Chánh
trí, chơn giải
thoát, Tịnh lạc là vị ấy. (Bài này nói ba
nghiệp thân, khẩu, ý an
tịnh thì là giải
thoát. Duyên để Đức
Phật đọc bài
kệ này là chuyện của một cậu bé 7 tuổi xuất
gia làm samanera, khi đang cạo đầu thì cậu bé đã chứng
quả A
la hán.)
183. Không làm mọi điều ác, thành
tựu các hạnh
lành, tâm ý giữ trong
sạch, chính lời chư Phật dạy. (Một
lần, ngài Ananda thỉnh Đức
Phật nói về Giáo
Lý Căn Bản mà tất cả chư Phật đều dạy. Đức
Phật nói rằng, đó là làm lành, lánh dữ và giữ tâm cho trong
sạch. Khi các học
giả nói về Đạo
Phật, họ chọn câu này là phổ
biến nhất.)
190. Ai quy
y Đức
Phật, Chánh
pháp và chư
tăng, ai dùng chánh tri
kiến, thấy được bốn
Thánh đế. 191. Thấy khổ
và khổ
tập, thấy sự khổ vượt
qua, thấy đường Thánh tám ngành, đưa đến khổ
não tận. (Đức
Phật nói bài
kệ 190 và 191, rằng quy
y Tam Bảo, dùng chánh tri
kiến, thấy Tứ
Thánh Đế, thấy Bát
Chánh Đạo, sẽ giải
thoát. Đương
cơ của 2 bài
kệ này là Aggidatta, một vị Bà
La Môn, và các đệ
tử của vị này. Khi nghe xong, Aggidatta và tất cả đệ
tử của ông đều đắc
quả A-la-hán. Tất cả đều gia
nhập Tăng
chúng Tỳ
kheo.)
273. Tám chánh, đường thù
thắng. Bốn câu, lý thù
thắng. Ly
tham, pháp thù
thắng, Giữa các loài hai chân, Pháp
nhãn, người thù
thắng. (Nghe xong, 500 vị chứng
quả A
La Hán)
277. Tất cả hành vô
thường. Với Tuệ, quán thấy vậy, đau
khổ được nhàm
chán; Chính con
đường thanh
tịnh. (Sau khi nghe bài
kệ này, rằng tất cả pháp là vô
thường, 500 vị tỳ
kheo liền đắc
quả A
La Hán. Thấy vô
thường là giải
thoát. Phần lớn sự
tích Thiền
Tông liên
hệ ý này. Như bài thơ Trâu Bùn Qua Sông của Tuệ Trung Thượng Sỹ.)
278. Tất cả hành
khổ đau, với Tuệ
quán thấy vậy, đau
khổ được nhàm
chán; Chính con
đường thanh
tịnh. (Tương
tự, nghe rằng tất cả hành là khổ, 500 vị tỳ
kheo khác liền đắc
quả A
la hán.)
279. Tất cả pháp
vô ngã, với Tuệ
quán thấy vậy, đau
khổ được nhàm
chán. Chính con
đường thanh
tịnh. (Tương
tự, 500 vị tỳ
kheo khác sau khi nghe rằng tất cả pháp đều vô
ngã, liền đắc
quả A
la hán. Ghi
nhận rằng, Thiền
Tông VN phần lớn là pháp này: thấy chư
pháp vô ngã là giải
thoát. Ngài Trần
Nhân Tông nói, "Tất cả pháp
chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt..." và "Đức
Phật chưa từng dạy một lời..." cũng là chỉ vào tánh vô
ngã của các pháp, và ngay cả vô
ngã của thân
tướng Đức
Phật. Thiền
sư Nghĩa
Hoài Thiên Ý nói rằng phàm là bậc tông
sư trong Thiền
tông thì phải đoạt trâu của kẻ đi cày [để thấy vô
ngã thì phải thấy con trâu, tức là tâm, sẽ thường
trực là không, và vì là không, cho nên không thấy có gì để đi cày, để mài
giũa tâm]; bậc thầy cũng phải cướp cơm kẻ đói, tức là giúp học trò ngộ được bản
tâm vô
ngã thì không có ngã nào cần tìm cơm nữa.)
348. Bỏ quá, hiện, vị
lai, đến bờ kia cuộc
đời. Ý
giải thoát tất cả, chớ vướng lại sanh già. (Chàng nghệ sĩ Uggasena
đứng trên đầu cây sào hát xiệc, nghe xong là đắc
quả A
La Hán. Người giải
thoát thì trong tâm
không còn dính gì với quá
khứ, hiện
tại, vị
lai nữa.)
367. Hoàn
toàn, đối danh
sắc, Không
chấp Ta, của Ta. Không
chấp, không sầu
não. Thật xứng danh Tỷ
kheo. (Đức
Phật gặp 2 vợ chồng Bà
La Môn, trả
lời câu hỏi bằng bài
kệ này, rằng ai không dính mắc vào thân và tâm là “tôi và của tôi”, và
không đau buồn trước sự tan rã của thân và tâm thì được gọi là một vị tỳ khưu.
Hai vợ chồng Bà
La Môn nghe xong đều đắc
quả Bất
Lai, tức quả A-na-hàm.)
385. Không bờ này, bờ kia. Cả hai bờ
không có. Lìa khổ, không trói
buộc. Ta gọi Bà
La Môn. (Bài
kệ này Đức
Phật nói với Mara. Bờ này là mắt tai mũi lưỡi thân ý; bờ kia là cái được
thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc và được tư lường. Thấy cả 2
bờ đều là Không, thì lìa khổ, sẽ giải
thoát. Đây cũng là những câu đầu của bài Bát
Nhã Tâm Kinh.)
421. Ai quá, hiện, vị
lai, không một sở
hữu gì, không sở
hữu không nắm, Ta gọi Bà
La Môn. (Nhân
duyên Đức
Phật nói bài
kệ này là, khi cư
sĩ Visakha ở thị trấn Rajagaha đắc
Quả A-na-hàm, thì vợ cư
sĩ này là bà Dhammadinna xin xuất
gia, vào một Ni
viện. Chỉ trong thời
gian ngắn, Ni
trưởng Dhammadinna đắc
quả A
la hán. Khi Ni
trưởng Dhammadinna về thăm thành phố Rajagaha, Đức
Phật xác
nhận rằng Ni
trưởng Dhammadinna đã đắc
quả A
la hán, và Đức
Phật đọc bài
kệ này, rằng bậc giải
thoát là trong tâm
không lưu giữ bất kỳ một pháp nào của quá
khứ, hiện
tại, và vị
lai. Cả 3 thời đều tịch lặng trong tâm người giải
thoát.)
Trong ba bài
kệ có số 277 (thấy các pháp là Vô
thường), 278 (thấy các pháp là Khổ), 279 (thấy các pháp là Vô
ngã) dẫn trên, đặc tướng của các pháp còn được gọi là Pháp
ấn. Chỉ cần thấy tận tường, thường
trực một Pháp
ấn là sẽ thấy trọn cả ba Pháp
ấn, và sẽ giải
thoát. Trong khi đó, các bài
kệ 46, 93, 348, 367, 385, 421 cho thấy giải
thoát sẽ tới khi thấy các pháp là Như
huyễn, là Không, là Vô
tướng, là lìa cả ba thời. Tất cả các bài
kệ vừa dẫn đều mang tinh
thần Đốn
ngộ của Thiền
tông Việt
Nam. Nghĩa là, chỉ cần thấy một lóe lên của tâm
giải thoát, thì từ đó chỉ
bảo nhiệm tâm này. Trong khi đó, các bài
kệ 20, 95, 96, 183, 190, 191, 273 là nói lên lộ trình Tứ
Thánh Đế, Bát
Chánh Đạo, giữ ba
nghiệp thân
khẩu ý cho thanh
tịnh, lìa tham
sân si, là con
đường tuần
tự, liên
tục gột
rửa lậu
hoặc.
Trong tác
phẩm tiếng Anh "Easy Paths for
attaining Nibbāna" (Những con
đường dễ thành
tựu Niết
Bàn) (2) bao
gồm 31 bài
Kinh trích từ
Tạng Pali do các nhà
sư Thái Lan sưu tập, đã in hai lần bài
kinh SN 35.147 tương
ưng với bài
kệ Pháp
Cú 277 (thấy Vô
thường) trong sách, nơi trang 2, và rồi in lại nơi trang 54. Khi in 2 lần
trong cuốn sách mỏng đó, không phải là lỗi kỹ thuật, chỉ vì các sư Thái Lan nhấn
mạnh tầm quan trọng lời Đức
Phật dạy rằng hễ thấy vô
thường là đang đi tới Niết
Bàn.
Bài Kinh SN 35.147 trong Nikaya là tương đương với Kinh SA 219 của Tạng A
Hàm. Bài
Kinh này rất ngắn, nội dung Đức
Phật dạy rằng, hễ thấy vô
thường khắp cõi này là đang bước
tới Niết
Bàn. Bài
Kinh SA 219, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng như sau:
“Tôi nghe như
vầy. Một thời, Phật ở tại vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế
Tôn nói với các Tỳ-kheo: ‘Nay Ta sẽ nói về con
đường đưa đến Niết-bàn. Vậy, thế nào là con
đường đưa đến Niết-bàn? Quán
sát mắt là vô
thường. Quán
sát sắc, nhãn
thức và cảm
thọ với khổ
thọ, lạc
thọ và phi khổ phi lạc
thọ được cảm
thọ bên trong phát sanh bởi nhân
duyên nhãn xúc; chúng cũng đều là vô
thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là con
đường đưa đến Niết-bàn.’” (Hết trích)
Hình ảnh quán
niệm vô
thường còn được thể
hiện trong Thiền
Tông Việt
Nam qua bài thơ Trâu Bùn Qua Sông của Tuệ Trung Thượng Sỹ: thấy các pháp
tan rã như con trâu bùn lội sông thì sẽ giải
thoát. Trâu bùn lội sông còn có nghĩa là thể
nhập pháp
ấn vô
thường và vô
ngã. Đức
Phật cũng nói về oai lực của pháp quán
niệm vô
thường rằng có cúng
dường Tam
Bảo phước
đức cỡ nào cũng không bằng một khoảnh khắc niệm
vô thường. Đức
Phật dạy trong Kinh AN 9.20, bản dịch của Thầy Minh
Châu trích như sau:
“...và có ai bố
thí trăm vị A-la-hán… và có ai bố
thí một vị Độc
giác Phật, và có ai bố
thí trăm vị Độc
giác Phật, và có ai bố
thí Như
Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác… và có ai bố
thí chúng Tỷ-kheo với đức
Phật là vị cầm đầu, và có ai cho xây
dựng một tinh
xá cho chúng
Tăng trong bốn phương… và có ai với tâm tịnh
tín qui
y Phật, Pháp và chúng Tăng… và có ai tâm tịnh
tín chấp
nhận học pháp, từ
bỏ sát sanh… từ
bỏ đắm say rượu men, rượu nấu… và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc vắt
sữa bò, tu
tập từ
tâm, và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc búng ngón tay, tu
tập tưởng
vô thường, bố
thí này quả lớn hơn bố
thí kia.” (Hết trích)
Và khi thấy vô
thường, tức là thấy vô
ngã. Lý
luận này được Đức
Phật sử
dụng trong nhiều kinh, như các Kinh SN18.1, SN22.59, S 22.87. Trong Kinh
SN18.1, Đức
Phật dạy ngài Rahula rằng: "Cái
gì vô
thường, khổ, chịu sự biến
hoại, có hợp
lý chăng, khi xem cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là
tự ngã của tôi”?" Tương
tự, trong Kinh AN 9.3, Đức Phật dạy: "Này
Meghiya, với Tỷ-kheo có tưởng vô thưởng, tưởng vô
ngã được tồn
tại."
Như bài
Kệ Pháp
Cú 279 ghi rằng, hễ thấy các pháp
vô ngã tức là đang bước
tới Niết
Bàn. Nơi đây, chúng
ta nhận
ra lời dạy này trong Kinh SN35.149 nơi Tạng Pali, tương đương bên A
Hàm là Kinh SA220. Chú ý rằng, Kinh SA 220 là kế
tiếp Kinh SA 219 đã dẫn trên. Do vậy, Đức
Phật gọi là con
đường tương tợ [tức, tương đương như quán vô
thường] đưa
tới Niết
Bàn. Kinh SA 219, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng như sau:
“Tôi nghe như
vầy. Một thời, Phật ở tại vườn Cấp
cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế
Tôn nói với các Tỳ-kheo: ‘Có con
đường tương tợ đưa đến Niết-bàn. Vậy, thế nào là con
đường tương tợ đưa đến Niết-bàn? Quán
sát mắt chẳng phải ngã. Quán
sát sắc, nhãn
thức và cảm
thọ với khổ
thọ, lạc
thọ và phi khổ phi lạc
thọ được cảm
thọ bên trong phát sanh bởi nhân
duyên nhãn xúc, chúng cũng được quán
sát là vô
thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là con
đường tương tợ đưa đến Niết-bàn.’” (Hết trích)
Trường hợp Kinh SN 12.70 (Susima Sutta), trong khi nhiều nhà phân tích
nói rằng 60 vị tăng trong kinh này được Đức
Phật công
nhận là đã chứng
quả A
la hán tuy là chưa đắc định (hiểu là chưa đạt sơ
thiền), chưa có thần
thông, nhưng Thanissaro Bhikkhu viết ghi chú trên mạng Access to Insight
rằng có lẽ 60 vị A
la hán đó đều đã đắc sơ
Thiền.
Lời dạy tóm
tắt trong Kinh SN 12.70 là: "...cái
gì thuộc sắc
pháp quá
khứ, vị
lai hay hiện
tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc
pháp cần
phải được quán như chơn
như sau: “Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”... tương
tự với thọ, tưởng, hành, thức... Này Susīma, thấy như vậy, vị Đa
văn Thánh đệ
tử nhàm
chán đối với sắc, nhàm
chán đối với thọ, nhàm
chán đối với tưởng, nhàm
chán đối với các hành, nhàm
chán đối với thức. Do nhàm
chán, vị ấy ly
tham. Do ly
tham, vị ấy giải
thoát. Trong sự
giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ:
“Sanh đã tận, Phạm
hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng
thái này nữa”..." (Hết trích)
Trong khi đó, Kinh Ud.1.10 (còn gọi là Bahiya Sutta) và Kinh SN35.95
(Malunkyaputta Sutta) ghi cùng một lời dạy của Đức
Phật. Kinh Ud.1.10 có một điểm đặc
biệt: sau khi đạo
sĩ ngoại
đạo Bahiya tới vấn đạo, nghe Đức
Phật dạy xong, khi bước đi trên đường thì bị bò húc chết, lúc đó Đức
Phật nói rằng Bahiya đã trở
thành A
La Hán, nên cái chết là vào Niết
Bàn. Trong khi đó, trong Kinh SN35.95, Trưởng
lão Malunkyaputta thưa Đức
Phật rằng ngài đã già yếu, nên cần xin lời dạy ngắn gọn để giải
thoát khẩn cấp. Nơi đây, trích
dịch Kinh Ud.1.10 như sau:
“Thế này, Bahiya, ông nên tu
tập thế này: Trong cái được
thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong
cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ
là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu
tập đi, Bahiya.” (Hết trích)
Trong Kinh AN 9.3, Đức
Phật dạy rằng: "Meghiya,
người nhận
ra vô
thường sẽ thiết
lập sự nhận
biết về vô
ngã. Người nhận
ra vô
ngã sẽ hoàn
toàn nhổ bỏ được khái niệm về cái gọi là "cái tôi là" -- và – Niết
Bàn có thể thấy được ngay
lập tức.” (Câu vừa dẫn là dịch theo Bhikkhu Sujato và Bhikkhu
Suddhāso, và đối
chiếu vời bản dịch của Thầy Minh
Châu, nói rằng thấy vô
thường, tức thấy vô
ngã, tức khắc nhận
ra Niết
Bàn.)
Cái gần nhất với chúng
ta luôn luôn là thân. Đức
Phật dạy rằng Thân
hành niệm (Niệm
thân) sẽ đoạn tận vô
minh, sẽ xóa
bỏ chấp
ngã "tôi là," sẽ nhổ tận gốc các tùy
miên tiềm
ẩn, sẽ đoạn tận giải
thoát. Kinh AN 1.586, dịch như sau: “Này
các Tỷ-kheo, khi một pháp được phát triển và trau dồi, vô
minh hoàn
toàn bị đoạn tận, tri
kiến chân
chính khởi lên, ngã
mạn ‘tôi là’ bị đoạn tận, các khuynh hướng tiềm
ẩn bị nhổ tận gốc, và các kiết
sử xiềng xích bị đoạn tận. Một pháp nào? Đó là Thân
hành niệm."
Kinh MN 118 có nhiều lời dạy quan trọng, không thể tóm
tắt trong một vài câu được. Nhưng có thể rút một phần ra để ứng
dụng trong mọi thời, dù là ngồi gữa chợ, hay trên xe buýt, hay trong lớp
học. Trích như sau:
"Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô
dài”. Hay thở
ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở
ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở
ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở
ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn
thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn
thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập." (Hết trích)
Kinh SN 36.7, lời Đức
Phật dạy rằng phải thường
trực chánh
niệm và tỉnh giác, theo bản dịch của Thầy Minh
Châu:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán
thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh
niệm. Sống quán thọ trên các cảm
thọ … quán
tâm trên tâm … quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh
niệm.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là
Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi
lui đều tỉnh
giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh
giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh
giác; khi mang y kép, bình
bát, thượng
y đều tỉnh
giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh
giác; khi đi đại tiện, tiểu
tiện đều tỉnh
giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im
lặng đều tỉnh
giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh
giác." (Hết trích)
Kinh MN 145, Đức
Phật dạy, bản dịch của Thầy Minh
Châu, trích: "Này Puñña, có
những sắc do mắt nhận
thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, khả
ý, liên
hệ đến dục, hấp
dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan
hỷ, không tán thưởng, không
chấp thủ và an
trú, thời dục hỷ diệt. Này Puñña, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là
sự diệt tận đau
khổ. Này Puñña, có những tiếng do tai nhận
thức; có những hương do mũi nhận
thức; có những vị do lưỡi nhận
thức; có những cảm
xúc do thân nhận
thức; có những pháp do ý nhận
thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả
ý, liên
hệ đến dục, hấp
dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan
hỷ, không tán thưởng, không
chấp thủ và an
trú, thời dục hỷ diệt. Này Puñña, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là
sự diệt tận đau
khổ." (Hết trích)
Giữ tâm vô
niệm là một pháp
thường được dạy trong Thiền
Tông Trung Hoa và Việt
Nam. Trong Kinh SN 12.40, Đức
Phật dạy giữ tâm vô
niệm như sau, theo bản dịch của Thầy Minh
Châu: “Này các Tỷ-kheo, nếu
không có tư niệm, tư lường, không có thầm ý, thời không có sở
duyên cho thức an
trú. Do sở
duyên không có mặt nên thức không có an
trú. Do thức ấy không an
trú, không tăng
trưởng nên không có thiên về, hướng về. Do không có thiên về, hướng về
nên không có đi đến tái
sanh. Do không có sự đi đến tái
sanh nên không có từ
bỏ và sanh
khởi. Do không có từ
bỏ và sanh
khởi nên trong tương lai
sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn
diệt. Như vậy là sự đoạn
diệt của toàn
bộ khổ
uẩn này.” (Hết trích)
Nếu bạn không tu
tập Tứ
Niệm Xứ, bạn có thể tu
tập theo Vô
tướng thiền
định. Đó là lời Đức
Phật dạy trong Kinh SN 22.80. Bản dịch của Thầy Minh
Châu trích như sau:
“Này các Tỷ-kheo, có ba bất
thiện tầm này: dục tầm, sân tầm, hại tầm. Và này các Tỷ-kheo, ba bất
thiện tầm này được đoạn
diệt không có dư tàn, đối với vị nào tâm đã khéo an
trú vào bốn
Niệm xứ hay tu
tập vô
tướng Thiền
định. Này các Tỷ-kheo, hãy khéo tu
tập vô
tướng Thiền
định. Này các Tỷ-kheo, vô
tướng Thiền
định được tu
tập, làm cho tăng thịnh, đưa đến quả lớn, lợi
ích lớn.” (Hết trích)
Thế nào là tu
tập Vô
tướng Thiền định? Khi tu
tập Tứ
Niệm Xứ, nghĩa là niệm
thân, thọ, tâm, pháp, nghĩa là niệm tất cả các tướng của thân và tâm.
Ngược lại, tu
tập Vô
tướng Thiền
định có nghĩa là “không tác
ý tất cả tướng,” nói cụ
thể là “niệm vô
tướng,” hay
nói theo Thiền Việt
Nam là vô
tâm hay vô
niệm, cũng có thể gọi là “tỉnh thức với tâm
không biết.” Trong Kinh SN 41.7, bản dịch của Thầy Minh
Châu, trích lời vấn
đáp giữa ngài Godatta và gia
chủ Citta (một cư
sĩ thượng
thủ) như sau:
“Ở đây, bạch Thượng
tọa, Tỷ-kheo không tác
ý tất cả tướng, chứng và trú Vô
tướng tâm
định. Bạch Thượng
tọa, đây gọi là vô
tướng tâm giải thoát… Tham
dục (ràga) làm sự đo lường, sân làm sự đo lường, si làm sự đo lường. Đối
với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la,
làm cho
không thể tái
sanh, không thể sanh
khởi trong tương lai. Bạch Thượng
tọa, đối các vô
lượng tâm giải
thoát, bất
động tâm
giải thoát được xem là tối
thượng. Nhưng bất
động tâm
giải thoát này trống không, không có tham; trống không, không có sân;
trống không, không có si.” (Hết trích)
Đức Phật cũng dạy rằng, nếu hành
giả vào được sơ
thiền, từ đây quán vô
thường, cũng sẽ giải
thoát, mà không cần tập các pháp
định sâu hơn. Bản dịch của Thầy Minh
Châu trong Kinh AN 9.36 như sau:
“Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo ly dục… chứng đạt và an
trú sơ
Thiền. Vị ấy ở đây, đối với cái gì thuộc về sắc, thuộc về thọ, thuộc
về tưởng, thuộc về hành, thuộc về thức, các pháp ấy, vị ấy tùy quán
là vô
thường, là khổ, là bệnh, là mụt nhọt, là mũi tên, là va
chạm, là tật bệnh, là khách lạ, là biến
hoại, là trống không, là vô
ngã. Vị ấy tránh né tâm mình khỏi những pháp ấy, sau khi tránh né tâm
mình khỏi những pháp ấy, vị ấy hướng dẫn đến giới bất
tử: “Đây là tịch
tịnh, đây là thù
thắng, tức là sự chỉ
tức tất cả hành, sự từ
bỏ tất cả sanh y, sự diệt tận khát
ái, ly
tham, đoạn
diệt, Niết-bàn”. Vị ấy trú ở đây, đạt
đến sự diệt tận các lậu
hoặc. Nếu
không diệt tận các lậu
hoặc, với pháp
ái ấy, với pháp
hỷ ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết
sử, vị ấy là vị hóa
sanh, tại đấy chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế
giới này nữa.” (Hết trích)
Trường hợp, bạn ưa
thích tu
thiền công án? Người viết đề nghị rằng bạn nên chọn công
án Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay. Đây là công
án do Thiền
sư Bạch Ẩn đưa ra cho học
nhân chọn làm câu hỏi để quan
sát. Nếu bạn có thì
giờ, bạn nên đọc lại quyển 4 trong Kinh
Lăng Nghiêm (nên đối
chiếu nhiều bản dịch và chú
giải cho quyển 4), phần nói về Đức
Phật bảo ngài La
Hầu La gõ tiếng
chuông rồi hỏi, nghe
được những gì khi gõ chuông và khi không gõ chuông. Nghĩa là, tánh nghe
vẫn hiển
lộ thường
trực, bất kể khi có tiếng hay không có tiếng, bất kể khi bạn thức hay
ngủ. Nhưng bạn đừng bận tâm mọi chuyện lý
luận về công
án Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay, bạn chỉ cần lắng nghe và đừng tìm câu trả
lời nào hết, hãy hồn
nhiên như trẻ nhỏ để tỉnh
thức với cái nghe. Hãy giữ tâm
không biết, mới thực sự là niệm
vô thường.
Bạn sẽ thấy rằng, ngay khi bạn chú
tâm nghe, chính là bạn đang lắng nghe vô
thường, nơi đây tất cả tư lường đều biến mất, đều bị cuốn trôi. Nơi khi
lắng nghe, bạn sẽ tự động có chánh
kiến, vì tất cả những Có và Không đều bị cuốn trôi mất, bạn sẽ tự động đắc
giới vì tham
sân si đều vắng bặt trong lắng nghe, bạn sẽ tự động đắc định (ít
nhất là sơ
Thiền) vì tâm tự động “ly dục, ly bất
thiện pháp…” và khi đắc cả giới và định, thì ngay ở niệm lắng nghe đó
chính là huệ --- nơi kinh gọi rằng tâm bạn đã không còn vướng gì với quá
khứ, hiện
tại, và tương lai.
GHI CHÚ:
(1) The whole of the Path in 2
sentences or less - Sutta quotes: https://discourse.suttacentral.net/t/the-whole-of-the-path-in-2-sentences-or-less-sutta-quotes
(2) Easy Paths for attaining Nibbāna. https://download.watnapahpong.org/data/static_media/Easy_paths_English_version_29.pdf