Phật giáo và sự nghiệp công ích
phat giao
HT.Tinh Vân
Nguyễn Phước
Tâm dịch
Sở dĩ gọi là sự
nghiệp công ích, như tên gọi của nó,
là
do công việc tìm kiếm lợi ích chung. Phật giáo
giảng nhân duyên, cho rằng hết thảy chúng sinh đều là
do
nhân duyên hòa hợp
nương tựa lẫn nhau, đồng thời lấy tư tưởng ‘Vô duyên
đại từ, đồng thể đại bi’
và ‘Đồng thể cộng sinh’
làm cơ sở để thúc đẩy, phát triển sự nghiệp công ích.
Phật giáo Đại thừa
chủ trương
rằng hành giả Bồ-tát
(bodhisattva) phải phát tâm
Bồ-đề
(bodhi) “Thượng hoằng hạ hóa, nhiêu ích chúng sinh” (trên
cầu dưới hóa, làm lợi ích chúng sinh), cần có
tâm đại bi ‘Kỳ nguyện chúng sinh ly khổ hải’ (Cầu mong chúng sinh thoát
biển khổ); đồng
thời còn phải có hạnh phương tiện quảng thí pháp lạc hoan hỷ, cho đến trí Bát-nhã
(Prajna)
tam luân thể không.
Những lý niệm - tinh thần này, được trình bày khắp nơi trong rất nhiều kinh điển
Phật giáo. Ví dụ,
luận Đại thừa khởi tín nói: “Quán
nhất thiết pháp, nhân duyên hòa hợp, nghiệp quả bất thất, khởi vu đại bi, tu chư
phước đức, nhiếp hóa chúng sinh, bất trụ Niết-bàn”
(Quán hết thảy pháp, nhân duyên hòa hợp,
nghiệp quả không mất đi, khởi lên lòng từ bi, tu các phước đức, nhiếp hóa chúng
sinh, không trụ Niết-bàn).
Kinh Bảo tập nói,
“Bần giả cấp tài, bệnh giả thí dược, vô hộ tác hộ, vô
quy tác quy, vô y tác y.” (Người nghèo cấp
tiền của, người bệnh thì cho thuốc men, người không ai che chở thì che chở,
người không có chỗ quay về thì tìm chỗ cho họ quay về, người không nơi tương tựa
thì tìm chỗ cho họ nương tựa).
Những điều mà
Đức Phật
trình bày về cách tăng trưởng công đức phước
báo, đều có ích trong việc thiết lập cái chung cho cộng đồng xã hội.
Vì vậy, có thể nói tư tưởng phước điền của
Phật giáo thực sự chính là điểm khai sáng phát triển sự nghiệp công ích. Theo
kinh Phật thuyết chư đức phước điền,
“Phật cáo Thiên đế: Phục hữu thất pháp quảng thí, danh
viết phước điền,
hành giả đắc phước, tức sinh Phạm-thiên.
Hà vị vi thất?
Nhất giả, hưng lập Phật đồ,
Tăng phòng, Đường các; Nhị giả, viên quả, dục trì, thụ mộc thanh lương; Tam giả,
thường thí y dược, liệu tựu chúng bệnh; Tứ giả, tác kiên cố thuyền, tế độ nhân
dân; Ngũ giả, an thiết kiều lương, quá độ luy nhược; Lục giả, cận đạo tác tỉnh,
khát phạp đắc ẩm; Thất giả, tạo tạc thanh xí, thí tiện lợi xứ; thị vi thất sự
đắc Phạm-thiên
phước.” (Phật nói với Thiên đế: Lại có bảy
pháp bố thí rộng rãi, gọi là ruộng phước. Hành giả
- người
thực hành được phước, liền sinh lên Phạm
thiên. Những gì là bảy? Một là, xây dựng
chùa tháp, phòng Tăng, lầu các.
Hai là, dựng lập vườn cây ăn trái, bể tắm, cây cối mát mẻ.
Ba là, thường bố thí thuốc thang, chữa trị cứu giúp những chúng sinh tật bệnh.
Bốn là, đóng thuyền bền chắc, đón đưa nhân dân qua song.
Năm là, lắp đặt cầu cống, giúp đỡ người gầy yếu; Sáu là, đào giếng gần đường,
giúp người khát nước được uống Bảy là, làm nhà vệ sinh, đặt nơi tiện lợi.
Đấy là bảy việc được phước Phạm thiên).
Từ những điều được ghi
chép trong kinh điển, cho thấy Phật giáo coi trọng phúc lợi công ích.
Tinh thần này càng được đẩy mạnh tích cực hơn
vào
thời vua A Dục
(Asoka) vương triều Khổng Tước (Maurya).
Ấn Độ.
Nhưng việc làm như: xây dựng kho dược phẩm,
trồng cây, đào giếng…, tất cả đều dựa trên tinh thần thị-giáo-lợi-hỷ
(示教利喜)
của Phật, do nhân dân toàn quốc cùng nhau mở rộng tham gia.
Từ xưa đến nay, tín
đồ Phật giáo luôn dựa trên tinh thần lợi tha, đã tận lực cống hiến cho xã hội
cộng đồng, chẳng hạn thiết lập các chế độ phúc lợi như trồng cây gây rừng, khai
khẩn đất hoang, mở mang ruộng vườn, đào giếng lấy nước, bảo vệ nguồn nước, giúp
đỡ người đi đường xa, xây cầu đắp đường, khởi công xây dựng công trình thủy lợi,
thiết lập bãi tắm, xây dựng nhà vệ sinh công cộng, dựng lập
trại
nghỉ mát, làm cối xay lúa,
giúp nguy cứu nạn khẩn cấp, thiết lập Phật đồ hộ,
thành lập quỹ bi điền (giúp đỡ bố thí người nghèo khó), cho đến thiết lập
các chế độ phúc lợi khác như cứu tế dân nghèo, tai nạn, bao gồm:
tăng
kỳ hộ,
tự khố,
viện vô tận tàng…,
nhiều không sao kể xiết.
Phật giáo Đại thừa ban
đầu truyền đến các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,
sở dĩ được xã hội bản xứ tiếp nhận một cách rộng khắp, trong đó nguyên nhân quan
trọng nhất chính là Phật giáo chú trọng đến sự nghiệp bố thí và làm
lợi
ích quần sanh qua
việc giúp đỡ quốc kế dân sinh (đường lối củng cố,
phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân), có thể trợ giúp lãnh đạo giải
quyết vấn đề dân sinh. Vì vậy, nếu nói Phật giáo là đi đầu trong việc thúc đẩy
sự nghiệp công ích, thì Đức
Phật là bậc thủy tổ khai sáng sự nghiệp công ích, điều này quả thực là không
sai.
Sự
nghiệp công ích xưa nay của Phật giáo có thể chia làm bốn nội dung
chính như
sau:
1. Sự nghiệp giáo dục:
Cách đây 2.600
năm về trước, Đức Phật
dẫn đầu hàng đệ tử đi khắp nơi khất thực để dẫn dắt
dân chúng. Từ
quý tộc vương cung đến tiểu thương sai dịch, đều là đối tượng giáo hóa của Tăng
đoàn Phật giáo. Đây
chính là khởi đầu của giáo dục phường xã.
Lúc hành hóa các nơi,
Đức Phật
tùy thời lấy người-việc-chỗ-vật
chung quanh đó để giảng dạy, giáo hóa các đệ tử.
Có thể nói đấy là đoàn du
hóa bậc
nhất trên thế giới. Cư
sĩ Duy Ma Cật
(Vimalakirti) thường hay đến các chỗ như học đường, dâm xá, hàng rượu, cung
đình, quan phủ… để khai thị diệu đế, là hình thức ban đầu phân loại dạy học.
Phu nhân Thắng
Man (Srimala) thuyết pháp
cho nhóm
trẻ em trong cung, thì là người sáng kiến trường học thiếu nhi tuần.
Thế kỷ V
TL,
trường Đại học Na-lan-đà
(Nālandā) được vua Đế Nhật (Sakraditya)
bảo trợ, chẳng những là trường học cao nhất lúc bấy giờ,
mà còn là ngôi trường đại học đầu tiên trên thế giới.
2. Sự nghiệp văn hóa: Việc kết tập
Tam tạng (hay còn gọi là Tam pháp tạng, gồm
Kinh tạng, Luật tạng, và
Luận tạng) sau khi
Đức Phật nhập diệt đã mở màn cho sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp dịch kinh
được phát triển sau khi Phật giáo truyền vào các nước, đã làm phong phú thêm nội
hàm văn hóa các quốc gia. Các Tổ
sư của các triều đại đã làm công tác chú sớ giải thích Tam
tạng bảo điển, đã thúc đẩy người đương thời hiểu rõ Phật giáo. Các
tự viện lấy sự nghiệp khắc kinh, chép kinh, in kinh để lưu thông Phật pháp, càng
mở mang trí tuệ cho nhân loại. Ngoài ra, các danh lam đại tự xưa nay không chỉ
có kiến trúc hùng vĩ, điêu khắc nặn tượng trang nghiêm, sân vườn tao nhã, hoa và
cây sum suê, mà còn bố trí hàng tranh, hiệu sách, giống như thánh điện của văn
hóa, khiến người ta lưu luyến đến quên cả về. Các đoàn vũ
đạo, đoàn hý khúc được đào tạo ở chốn đạo tràng, các kiểu biểu diễn được thực
hiện vào dịp khánh tiết, không chỉ nhằm đạt tới hiệu quả gửi gắm giáo dục trong
âm nhạc, mà đồng thời cũng đã kích thích sự trưởng thành của văn hóa nghệ thuật
đương đại.
3. Sự nghiệp phúc lợi: Hàng ngàn năm trở lại
đây, tín đồ Phật giáo dựa vào các lời giáo huấn, đã xây
cầu, đắp đường, làm giếng, làm trại,
bố thí trà, cúng dường đèn đuốc; bên cạnh đó, xây dựng thiết kế nhà thuyền (trên
thuyền được thiết kế kiểu nhà ở), phòng chuyên để xe, phòng ngủ, vựa hàng, cung
cấp dịch vụ như tàu bè xe cộ, ăn uống ngủ nghỉ, đồ ký gửi…, nhằm giúp đỡ lữ
khách vãng lai; khai khẩn đất hoang biến thành những cánh đồng phì nhiêu, và
đồng thời nỗ lực nghiên cứu cải tiến cây trồng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp;
trồng cây gây rừng, cùng với việc khơi sông xây đập, đối với công tác phòng
chống lũ lụt có những đóng góp vô cùng to lớn; khai sơn lấy quặng, để quốc gia
sử dụng, và khi quốc gia lâm nạn, một mặt quyên tiền quân phí, một mặt làm yên
lòng dân. Các biện pháp như tiền vay,
xướng y
cũng như thu chi kiếm lời
của Phật giáo, đối với tín chúng mà nói, là một lợi ích thực tế đáp ứng những
nhu cầu bức thiết. Đối với Tăng đoàn mà nói, có thể tích
lũy quỹ hoằng pháp, đấy không những là một bước đột phá lớn trong giới tôn giáo
của Ấn Độ bấy giờ, mà còn là khơi dòng cho các ngành sau này như ngân hàng, bảo
hiểm, cầm đồ, bán đầu giá.
4. Sự nghiệp từ thiện: Vào thời Phật còn tại
thế, Tỳ-kheo (Bhiksu)
Đà La Bà Ma La “năng quảng cần
suất, thí lập trai giảng” (hay
siêng năng cần cù, thiết lập trai giảng bố thí);
Tỳ-kheo
Sai Ma
(Sama)
“chiêm thị bệnh giả, cung cấp y dược; tứ sự cúng
dường, y bị ẩm thực” (khi
nhìn thấy người bệnh, cung cấp thuốc thang; cúng dường y phục, ẩm thực, ngoại
cụ, thang dược (hoặc phòng xá, y phục, ẩm thực, thang dược), mền áo đồ ăn thức
uống);
Tỳ-kheo-ni
(bhiksuni)
Tu Dạ Ma
khéo việc giáo hóa, dùng lập đàn hội bố thí,
sắp xếp chỗ ngồi chỗ nằm;
Tỳ-kheo
Thủ Già
(ca) thì:“dục dưỡng chúng nhân, thí dữ sở phạt”
(nuôi
dạy mọi người, bố thí mọi thiếu thốn);
còn Trưởng giả Cấp
Cô Độc (Anathapindika):“Môn
bất an thủ, bất cự nghịch chư hành lộ phạt lương giả”
(cửa không đóng chặt, không từ chối những
người đi đường thiếu lương thực), “vu
tứ thành môn, thị trung, gia trung quảng hành huệ thí
(ban
ơn huệ đến khắp bốn cửa thành trong thành thị, và trong mỗi nhà)…, những việc
làm này đều là tiên phong của sự nghiệp công ích.
Kể từ cuộc giải phóng nô lệ của Phật đồ và phong
trào bảo hộ phóng thích tù nhân từ thời vua Bình Sa
Ấn Độ và Bắc Ngụy Trung Quốc trước nay, các cao Tăng như Trí Giả, Thiện Đạo
đã dùng uy đức cảm hóa thiện căn của các thợ săn, dân
chài, người buôn thịt, khiến họ tự
động chuyển nghiệp; ngày nay thì các Phật tử tích cực
tham gia các tổ chức bảo vệ động vật và các cuộc vận động bình đẳng sinh quyền
(quyền được sống của các động vật hoang dã). Từ vườn Cô
Độc
của Lương Vũ Đế, Phúc Đức xá
của vua Văn Tuyên Cánh Lăng, đến các cơ sở phụng dưỡng người già, giáo dục trẻ
nhỏ của giới Phật giáo hiện đại; từ Dược tạng
của vua A Dục (Asoka), Lục tật quán
của Thái tử Tề Văn Huệ, Dưỡng bệnh phường
của nhà Đường, Phước Điền viện
của nhà Tống, đến bệnh viện, phòng khám bệnh mà các Phật tự hiện đại lập ra; từ
Bàn-già-vu-sắt
hội
(Pancavarsika-maha) mỗi 5 năm tổ
chức một lần, các nhân vật như Lương Vũ Đế Trung Quốc, Thiên Hoàng Suy Cổ (すいこてんのう
Suiko Tennō) Nhật Bản phát triển rộng Vô-già đại hội
(Panca-varsikamaha), Tăng kỳ túc của thời Bắc Ngụy trước nay, cho đến các hoạt
động cứu tế xuyên lục địa của các đoàn thể Phật giáo hiện đại; từ Lậu Trạch viên,
nghĩa mộ
thời nhà Tống trước nay, đến thí quan (bố thí quan tài
chôn cất người chết), thí khám (bố thí bàn thờ), cho đến phòng bệnh trị an, trợ
niệm vãng sinh v.v…, đã giúp đỡ vô số chúng sinh. Ngoài ra, mỗi khi gặp loạn lạc
chiến tranh, chùa viện Phật giáo đều chủ động thu chứa quân dân, cung cấp đồ ăn
thức uống. Những năm mất mùa, đói kém, Tăng lữ Phật giáo
cũng thao thức xót xa, chạy vạy khắp nơi quyên góp giúp đỡ, bố thí tất cả của
cải trong chùa, nhưng lòng vẫn cảm thấy rất vui sướng. Tất cả những điều này
có thể cho thấy rằng chỉ cần nơi nào Phật giáo hiện hữu,
thì nơi đó có pháp thủy từ bi, làm dịu cơn đau của con người, gột sạch nỗi bi ai
thống khổ.
Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, vật chất
ngày càng phong phú, nhưng văn hóa xã hội và đời sống tinh thần của loài người
trái lại, càng thấy sa sút. Vì vậy, đang lúc đạo đức đi xuống, bạo lực nhiều nơi
diễn ra, thì sự nghiệp công ích giáo hóa xã hội và tịnh hóa nhân tâm ngày một
trở nên quan trọng. Hầu hết các sự nghiệp công ích ngày nay phần lớn chỉ thiên
về giải quyết phần ngọn mà không giải quyết tận gốc, việc phục vụ xã hội chủ yếu
là xem xét tính chất bên ngoài để cứu trợ là chính. Xét thấy và xét cho cùng thì
“cứu tâm” mới là cách có thể chữa trị tận gốc rễ. Ngoài việc đẩy mạnh sự nghiệp
công ích cứu trợ của cải vật chất bên ngoài, tiến xa hơn, Phật giáo còn tích cực
đóng vai trò giáo hóa xã hội, thanh lọc lòng người.
Bao năm qua, hội Phật Quang Quốc tế không ngừng tổ
chức các phong trào như: “Tịnh hóa nhân tâm thất giới vận động”
, “Tam hảo vận động” (Vận động ba tốt: làm việc tốt, nói lời hay, giữ tâm
tốt), “Giam ngục Tam quy ngũ giới”,
“Phản yên độc vận động” (Phong trào phản đổi hút thuốc),
“Thiền Tịnh Mật tam tu pháp hội” (Pháp hội tu ba pháp môn Thiền-Tịnh-Mật), “Từ
bi ái tâm liệt xa” (Chuyến tàu từ bi thương yêu) v.v…, tất cả đều là những ví dụ
minh chứng tốt nhất cho công năng giáo hóa nhân tâm xã hội mà Phật giáo phát
huy.
Từ thiện bố thí cố nhiên mang lại lợi ích cho xã hội
cộng đồng, nhưng sự nghiệp công ích “giáo hóa xã hội” và “tịnh hóa nhân tâm”
càng có thể siêu vượt thời-không, ích lợi cho chúng sinh
rộng khắp mười phương ba đời. Vì thế, kinh Kim cang nhấn mạnh công đức
hoằng dương bốn câu kệ còn hơn cả công đức bố thí thất bảo tam thiên đại thiên
thế giới. Vì vậy, sự nghiệp công ích lấy việc giáo hóa xã hội nhân tâm làm mục
tiêu mới có thể tìm cầu phúc lợi một cách chân chính cho chúng sinh, viên mãn bi
tâm “đồng thể cộng sinh”.
(Nguồn: Tinh Vân (2008),
Phật giáo và thế tục, NXB. Từ Thư
Thượng Hải, tr.87-91)
Các ghi chú: 1, 2, 3, 8, 10, 27, 28, 30, và 31 là do
người dịch thêm vào.