Vương quốc cổ xưa

vuong quoc co xua

Minh Đức TTA

Truyền thuyết kể rằng, vào một thuở rất xa xưa, từ miền Tây bắc Ấn, có một giống dòng dân tộc cao quý, thành lập một quốc độ hùng mạnh. Vị vua đầu tiên chính là tiền thân Phật Sākya Gotama. Trải qua hằng trăm đời vua, họ sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Đến triều đại Okkāka đệ tam thì bắt đầu nảy sinh biến cố. Số là đức vua này có một hoàng hậu và bốn hoàng phi. Bà chánh hậu sanh được năm công chúa và bốn hoàng tử. Sau khi bà chánh hậu mất, đức vua Okkāka đệ tam lập một bà hoàng phi lên ngôi vị chánh cung. Bà này sanh hạ được một hoàng tử, đức vua vô cùng yêu mến bèn cho bà thực hiện một sở nguyện. Bà này lại chẳng mong ước ngọc ngà, châu báu, chỉ muốn con mình được kế vị ngôi vương mà thôi.

Đức vua Okkāka đệ tam vô cùng khó nghĩ, vì đã hứa thì không thể nuốt lời, vả, nhân cách và trí tài của các hoàng tử đều vô song, lại chẳng có một khuyết điểm nào về đức hạnh. Lập con nhỏ mà bỏ con lớn là mầm mống của tranh chấp, cốt nhục tương tàn còn lưu lại vệt máu ô nhục trong các triều đại.

Chẳng biết trả lời sao với bà hoàng hậu được cưng chiều, đức vua bèn họp bàn cùng với các con. Sau khi nghe rõ mọi chuyện, vị công chúa lớn tuổi nhất, thành thật góp ý:

- Phụ hoàng làm vua một nước, không thể thất tín để thiên hạ chê cười.

Hoàng tử Okkākamukkha - người mà đức vua đã nhắm là sẽ cho kế vị trong tương lai - cũng đồng ý với chị, nhưng tiếp lời:

- Nói ra xin vương phụ đừng buồn. Người mà vương phụ sủng ái, có tâm địa sâu xa khó lường. Tuy nhiên, xin vương phụ an tâm, chúng con đã có chủ định.

Đức vua Okkāka đệ tam ngạc nhiên:

- Thế ra các con đã biết rõ cả, và các con đã họp bàn cùng nhau rồi?

Năm công chúa và bốn hoàng tử lặng lẽ gật đầu, nhìn vua cha với những tia mắt buồn rười rượi.

Hoàng tử Okkākamukkha vòng tay, cúi đầu, cất giọng điềm đạm:

- Chúng con đều đã lớn mà chưa gánh vác được chuyện sơn hà xã tắc, lẽ nào còn để cho vương phụ canh cánh thêm mối ưu tư bên lòng? Vương phụ hãy hứa khả cho hoàng đệ làm thái tử, chúng con chẳng có mối tị hiềm nào. Tuy nhiên, tất cả chúng con sẽ ra đi để xây dựng một vương quốc mới. Chúng con đã quyết chí và chúng con sẽ làm được việc đó.

Công chúa trưởng cũng đứng dậy tâu:

- Phụ hoàng chớ khá lo lắng. Tổ tiên, dòng họ chúng ta đều là những bậc anh hùng, và dân tộc chúng ta đã từng lập quốc từ những hiểm nguy và gian khổ. Vậy, ngay ngày mai, chúng con sẽ lên đường; phụ hoàng hãy đổi cái sầu thương mà lấy lại niềm vui của tuổi già mới phải.

Nói vậy chứ trước cuộc chia ly không ai dấu được cảm xúc nên nước mắt họ tuôn chảy dầm dề. Năm vị công chúa và bốn vị hoàng tử anh hùng ra đi khi trời đất còn mờ sương, với xe ngựa, binh lính, kẻ hầu người hạ, lương thực, áo quần, tư trang, tư dụng... như là một cuộc thiên di vĩ đại; gần suốt buổi sáng mà toán quân cuối cùng mới khuất cổng hoàng thành.

Đức vua Okkāka đệ tam đứng trên lầu cao, đôi mắt đỏ lệ nhìn theo những vết bụi cuối chân trời xa...

Dưới chân núi Himalaya có khu rừng tên là Hemabāma thâm u, kỳ bí, nổi tiếng là nhiều sư tử, cọp, beo cùng các thú rừng hoang dã khác. Đạo sĩ Kapila dựng một thảo am và ẩn cư ở đây.

Đạo sĩ Kapila đắc bát định và có thần thông. Cả một vùng rừng rộng lớn xanh tươi đầy hoa trái, nước ngọt, cây lành này đều được ngài bảo vệ. Cứ mỗi buổi sáng, trú định..., đi lên, đi xuống từ sơ thiền đến bát thiền, trở lại tứ thiền, xuống tam thiền ngài phát triển tâm từ vô lượng, như một làn khí mát mẻ, an lành, đổ đầy tràn ra không gian, bao trùm mọi vật. Các loài thú dữ, lúc rượt đuổi các con thú hiền lành, vào đến ranh giới này, chợt dưng, chúng từ từ dừng lại. Những bản tính hung hăng, dữ tợn, khát máu... bỗng lắng dịu xuống và chúng trở nên hiền lành, thuần hậu. Thế là thời gian sau, khu rừng Hemabāma trở thành một vương quốc an lạc và thanh bình.

Hôm kia, ngồi thiền định trên một tảng đá bằng và cao tại một sườn non, giữa sương mù và khí núi bồng bềnh; lúc đạo sĩ Kapila xả thiền thì sao mai vừa mọc, vầng trăng hạ tuần lấp ló sau màn mây trắng đục màu sữa; ngài cảm nghe hạnh phúc tuôn tràn thấm đẫm từng chân tơ kẻ tóc, tràn ra cả không gian yên tĩnh. Những cánh chim đêm bình yên qua lại. Một làn gió mát thổi qua, tóc bạc như tuyết trắng của đạo sĩ rung rinh, bay phơ phất. Dường như có cái gì khác lạ. Đạo sĩ Kapila đứng lên, đôi mắt tinh anh, sáng quắc của ngài nhìn xuyên qua sương mù và thấy từ dưới xa chập chờn những ánh lửa. Ánh lửa đứng yên và ánh lửa di động. Chắc là của một đám dân du mục nào? Không phải! Lửa nhiều quá! Lại còn cả những bó đuốc cháy đỏ rực xung quanh những lều vải!

Bỗng, đạo sĩ Kapila ngồi xuống và định tâm. Lát sau, ngài mỉm cười: “Hóa ra là vậy”. Rồi không quản đêm tối, đạo sĩ rời tảng đá, hướng đến phía những đốm lửa, thoăn thoắt bước đi...

Nhắc đến chuyện năm vì công chúa và bốn hoàng tử cương quyết ra đi lập quốc. Theo lệnh của đại công chúa và hoàng tử Okkākamukkha, họ cứ nhắm ngọn Himalaya mà tiến. Đêm hạ trại, ngày nhổ lều, hơn tháng ròng rã, họ dừng chân nơi một khu rừng xanh thắm, tươi đẹp.

Suốt quãng đường xa xôi, tuy vẫn nghe theo lời chị và anh, nhưng các hoàng tử trẻ không ngớt càu nhàu. Họ nói:

- Với cái trí và cái tài của chín đầu óc chúng ta, với mười tám cánh tay trẻ trung, sức lực, với số quân tình nguyện mấy ngàn nhân mã thiện chiến, với những viên kiện tướng và dũng tướng vô địch như thế này - đánh bất kỳ quốc độ nào trong cõi Diêm-phù-đề, chúng ta cũng thắng cả! Vậy tội gì không chiếm một nước giàu mạnh nào mà sinh sống, mà phát triển bản lãnh tài cao; lại đi vào non sâu, tuyết lãnh để đuổi thỏ, bắt chồn?

Đại công chúa ôn tồn:

- Này em! Chúng ta chưa mất giang sơn mà đã đau khổ như thế này, huống hồ là kẻ bị đánh chiếm sơn hà xã tắc? Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của họ, thì em sẽ hiểu tại sao không nên làm việc thất nhân đức ấy.

Hoàng tử Okkākamukkha tiếp ý chị, cười cười nói:

- Các em có biết người anh hùng là thế nào chăng?

Hoàng tử trẻ nhất đáp:

- Anh hùng phải là người có chí lấp biển vá trời, với hai bàn tay không mà làm nên sự nghiệp.

Hoàng tử Okkākamukkha gật đầu tán đồng:

- Đúng thế! Các em đều là những bậc anh hùng. Lẽ nào bậc anh hùng lại đi đánh cướp của người khác? Bậc anh hùng lại ngồi trên đống sự nghiệp mà người ta đã gầy dựng sẵn cho mình hay sao?

Các hoàng tử trẻ hiếu thắng, hiếu chiến nín lặng, nghẹn họng! Bây giờ thì họ hoàn toàn tín phục sự hiểu biết của chị và của anh rồi.

Hôm ấy, vừa hạ trại xong, họ cảm thấy như đã trút hết mọi mệt mỏi đường xa, vì nơi họ tìm được, cảnh trí xinh đẹp quá, tốt tươi quá.

Hoàng tử Okkākamukkha lấy gươm xắn một miếng đất, nếm, ngửi rồi nói:

- Đất đai như tươm rỉ mật và chất béo. Còn khắp nơi thì trái cây đủ loại chín mọng, lủng lẳng trên cành. Vậy sự sống của chúng ta khỏi phải lo rồi.

Ai cũng hớn hở vui cười.

Đêm xuống, cả chín người quây quần bên đống lửa trại, vừa ăn uống vừa chuyện trò say sưa cho đến gần sáng, không ngủ được. Cái chí lập quốc như nung chín bầu máu nóng của họ. Sau rốt, hoàng tử Okkākamukkha kết luận:

- Chắc chắn chúng ta sẽ khai sinh được một quốc độ hùng cường và giàu mạnh ở tại đây, ngay tại khu rừng mênh mông và trù mật này.

Chợt một tiếng nói vẳng lại sau lưng họ:

- Đúng vậy! Nhất định các cháu sẽ làm được điều kỳ diệu và phi thường ấy.

Mọi người quay lại. Một đạo sĩ già như núi tuyết, gầy guộc, xương kính như lão mai; rắn chắc và vững chãi như tòng bách; y áo kết bằng vỏ và lá cây; đôi mắt sáng lấp lánh như hai vì sao; dung nghi tiêu sái, thoát trần - dường như đã đứng đó từ lâu lắm, đang nhìn họ, tủm tỉm cười. Không hẹn mà cả bọn cùng cúi đầu, chấp tay:

- Chúng con kính chào tiên nhơn lão trượng!

Người ấy là đạo sĩ Kapila. Ngài thân mật ngồi xuống bên đống lửa trại, vui vẻ nói:

- Ừ! Các cháu gọi ta bằng tiên nhơn là đúng, vì sau khi từ bỏ xác phàm ở đây, ta sẽ hóa sanh lên một tầng trời cao nhất, cao hơn hết thảy mọi loài trong tam giới. Thế không là tối thắng tiên nhơn là gì!

Mọi người không hiểu, lộ vẻ ngơ ngác. Đạo sĩ Kapila không giải thích, lại nói sang chuyện khác:

- Còn một việc rất lạ lùng. Ta chính là tằng tổ của hằng chục, hằng trăm tằng tằng tổ tổ của các cháu. Ta là vị vua đầu tiên, lập ra quốc độ đầu tiên, truyền thừa cho đến đứa cháu hằng trăm đời là vua Okkāka đệ tam, là phụ hoàng của các cháu bây giờ đấy!

Ai cũng mở lớn đôi mắt. Thương hại, đạo sĩ Kapila bèn kể cho bọn công chúa và hoàng tử nghe kết quả của khả năng thần thông có thể thấy biết rõ ràng các kiếp sống quá khứ ra sao. Lại còn kể sơ các tiền kiếp của chính đạo sĩ nữa. Ngài mở hé cánh cửa bí mật về các kiếp sống của chúng sanh trong vòng trôi lăn sinh tử nghiệp báo giữa ba cõi sáu đường. Ôi, biết ra thì thật là đáng hổ thẹn. Trong vòng trầm luân sinh tử ấy, chúng sanh đã từng làm chồng, làm cha, làm vợ, làm anh, làm em... của nhau, rồi lại tái đi, diễn lại mãi mãi như thế! Ôi! Cái dòng sinh tử ấy thật là vô luân, bậy bạ hết sức. Ai không đủ định tâm, định lực, chắc sẽ vì hổ thẹn phải tá hỏa tam tinh mà chết mất thôi!

Bọn công chúa, hoàng tử kính cẩn cúi đầu lắng nghe. Ôi! Quả là những điều quá mới lạ. Họ rùng mình, lạnh gáy. Họ cảm thấy chán nản sự sống, chán nản mọi chuyện được mất, hơn thua, thành bại trong cuộc đời. Chúng chỉ là những cuộc chơi ảo mộng và bi tráng! Lại mang kịch tính dở khóc dở cười...

Vị hoàng tử lớn tuổi nhất, là Okkākamukkha chợt quỳ xuống:

- Thưa tiên nhơn! Hãy cho cháu xuất gia làm đạo sĩ. Hãy cho cháu bước ra khỏi vòng tử sinh vô luân kinh khiếp ấy.

Đạo sĩ ái ngại, lắc đầu:

- Vô ích thôi, cháu ạ!

- Tại sao?

- Tại sao ư? Tại vì xuất gia đạo sĩ như ta cũng chưa được kết quả như ý nguyện. Nhờ công phu thiền định, hết kiếp này, ta sẽ hóa sanh lên cõi trời cao nhất. Nhưng khi hết phước báu thiền định rồi, ta cũng phải rơi xuống trở lại thôi. Vẫn còn bị sinh tử, sinh tử mãi mãi. Ta chưa tìm ra con đường thoát ra luân hồi sinh tử, các cháu ạ!

Hoàng tử Okkākamukkha ngạc nhiên:

- Vậy ai là người đã vượt thoát ra được?

- Ồ, ta cũng không biết. Vả chăng, đấy cũng là con đường mà ta đang thao thức. Ta đã tìm kiếm rất lâu, đã trải qua vô lượng vô biên kiếp sống. Nhưng khó khăn như mò kim đáy biển, xem ra, còn dễ dàng hơn là tìm kiếm con đường thoát khổ, các cháu có biết thế không?

Họ lắc đầu thiểu não. Rồi họ thở dài. Chợt đạo sĩ Kapila cười lớn:

- Nhưng đấy là bổn phận của ta, chứ không phải là trách nhiệm của các cháu. Công việc trước mắt của các cháu là phải hăng say mà lập quốc, các cháu có hiểu thế không?

Hoàng tử Okkākamukkha nhíu mày:

- Dạ thưa, không hiểu ạ!

Đạo sĩ Kapila lại phải ân cần giải thích:

- Thật khó cho các cháu hiểu ngọn ngành, nhân quả được. Nhưng mà này, không biết các cháu có tin không, ta biết rõ dòng tâm và dòng nghiệp của các cháu. Ta còn biết, các cháu chưa xuất gia được, nhưng các cháu sẽ tạo nên được một dòng tộc anh hùng, mãi còn lưu thanh danh trong lịch sử, ngay tại đây, tại mảnh đất này. Các cháu không thể làm khác được.

Vì tin tưởng đạo sĩ, mọi người quyết tâm cùng xây dựng quốc độ. Tuy nhiên, đạo sĩ lưu ý rằng:

- Nơi đây rất nhiều thú dữ. Ta sẽ cố gắng bảo vệ an toàn cho các cháu, nhưng các cháu phải hứa khả với ta một điều.

- Xin cho nghe!

- Các cháu không được giết bất cứ một con thú nào trong khu rừng Hemabāma này. Chỉ một niệm sát khởi lên trong tâm các cháu, là các cháu đã tự giết hại mình rồi.

Họ không hiểu. Đạo sĩ Kapila - chính là tiền thân Phật Sākya - bèn bảo mọi người hãy yên lặng, kể cả quân lính, cả những thuộc hạ tùy tùng, phục dịch. Rồi đạo sĩ nhắm mắt, ngồi kiết già, nhiếp tâm, trú định từ vô lượng. Lát sau, một làn khí sung mãn do từ vô lượng định tỏa ra, tràn đầy châu thân, tràn đầy ra bên ngoài, bao trùm cả không gian lớn rộng. Thế rồi, làn khí tâm từ ấy còn len lỏi, thấm nhập cả từng mảy chân lông, tế bào của mọi người; lan đến cả đầu cây, ngọn cỏ, sinh vật muôn loài...

Lâu lắm, đạo sĩ xả định, mở mắt nhìn mọi người, tủm tỉm cười:

- Các cháu cảm nhận được điều gì đó chứ?

Họ đáp:

- Thưa, có cái gì đó rất mát mẻ, rất an lành, tẩm mát khắp mọi nơi, mọi chỗ.          

Đạo sĩ gật đầu:

- Đúng vậy! Cái đó là định của tâm từ. Cái làn khí mát mẻ, an lành ấy là dotâm từ tỏa ra. Ta đã tu tập rất lâu cái tâm từ vô lượng định ấy, các cháu ạ! Bâygiờ các cháu hãy lắng nghe ta hỏi đây.

- Thưa vâng!

- Khi nào làn khí từ tâm mát mẻ, an lành ấy len thấm vào trong tâm các cháurồi - thì những trạng thái như nóng nảy, bứt rứt, khó chịu, hung dữ, độc ác...có khởi lên ở trong tâm các cháu không?

- Thưa không!

Đạo sĩ đưa mắt nhìn ra xa:

- Trước đây, khu rừng này nổi tiếng là nhiều thú dữ, nên ta phải tu tập địnhtâm từ, làm cho tâm từ ấy sung mãn, bao trùm mọi loài, mọi vật. Các loài thú dữấy sống ở đây lần hồi được làn khí mát mẻ, an lành ấy nhiếp phục, cảm hóa mà trởnên hiền lành, không còn khởi tâm giết hại nhau nữa. Vì đói quá nên chúng phảiđi thật xa nơi này - các cháu có hiểu điều đó không?

- Thưa hiểu ạ!

- Vậy thì khi mà các cháu khởi niệm sân, niệm sát... có phải là các cháu đãlàm dấy động niệm sân, niệm sát ở trong tâm các loài thú dữ không?

- Đúng vậy!

- Các cháu giết chúng thì chúng sẽ giết các cháu lại, có đúng thế không?

- Hoàn toàn đúng.

- Vậy thì muốn cho thú dữ đừng giết hại mình, các cháu phải làm sao? Làm saođể các cháu có thể tự bảo vệ mình?

Hoàng tửOkkākamukkhanói:

- Thưa, thứ nhất là đừng khởi tâm giết hại, thứ hai là phải tu tập từ tâm nhưtiên nhơn đạo sĩ đã từng tu tập.

Đạo sĩKapilamỉm cười:

- Đúng vậy - rồi ngài giải thích thêm - Chính sự không giết hại đã là thànhtrì thứ nhất bảo vệ sanh mạng cho các cháu. Tuy nhiên, thành trì thứ nhất ấychưa được an toàn, các cháu phải xây dựng thêm thành lũy thứ hai: ấy là tu tậpđịnh của tâm từ rồi ban rải làn khí an lành, mát mẻ ấy ra xung quanh! Nếu mọingười ai cũng không giết hại, ai cũng tu tập định từ tâm, ai cũng làm cho lantỏa sự an lành, mát mẻ... thì nó sẽ tạo nên một công lực vĩ đại, một năng lực vĩđại bao trùm mọi loài, mọi vật. Và chính đấy mới là thành trì kiên cố, vững chắcnhất bảo vệ sanh mạng an toàn cho tất thảy mọi người.

Đám đông quan và lính ở xung quanh lao nhao:

- Khó quá! Khó quá!

- Thế là không được ăn thịt rừng rồi!

- Cả gia súc nữa!

- Cả lươn, chạch, cua, cá... cũng cấm luôn!

Đại công chúa và hoàng tửOkkākamukkhacảm thấy rất khó xử. Lời củatiên nhơn đạo sĩ là sự thật, mà ý kiến phần đông cũng là sự thật. Tất cả họkhông phải đạo sĩ xuất gia mà là những chiến sĩ can trường nơi trận mạc, vừaquen đời sống chém giết vừa quen ăn thịt, uống rượu...

Đạo sĩKapiladĩ nhiên hiểu tâm sự ấy, nên ngài mở lối thoát:

- Ở đây sẽ có một số ít người thọ trì được điều ấy, còn phần đông thì khôngthọ trì được. Ta hiểu vậy. Nhưng có còn hơn không! Nếu một số ít trong chư vịkiên trì tu tập thì năng lực ấy từ từ sẽ lan tỏa ra xung quanh...

Hoàng tửOkkākamukkhagật đầu:

- Vâng! Cháu sẽ là người thứ nhất ấy!

Đại công chúa cũng đáp:

- Và cháu sẽ là người thứ hai!

Rồi lần lượt có một vài công chúa và hoàng tử khác tự nguyện noi gương anh vàchị. Một thanh niên dũng tướng to cao, cất giọng ồm ồm:

- Tôi có một đề nghị. Tất cả tướng lãnh quân sĩ nếu muốn săn thịt thú rừngthì hãy đi cho thật xa khu rừngHemabāmanày. Ấy cũng là một biện phápnhỏ đóng góp vào sự bảo vệ an toàn sanh mạng chung cho mọi người.

Đạo sĩKapilamỉm cười:

- Được vậy là tốt! Được vậy cũng là quý rồi!

Mấy ngày hôm sau, đạo sĩKapilatận tình dẫn bọn công chúa, hoàng tửđi xem một vòng khắp các khu rừng. Do khả năng trí nhớ tiền kiếp, đạo sĩ chỉbày, giảng nói cặn kẽ cho họ nghe về từng thế núi, từng cuộc đất. Nơi nào nênlàm ruộng, làm rẫy, lập vườn. Nơi nào nên xây dựng nhà cửa, làng mạc. Nơi nàonên thiết lập các công xưởng, kho, trạm... Nơi nào hợp phong thủy để xây dựngkinh đô. Ngài lại còn chỉ cách lấy các nguồn nước để ăn uống, sinh hoạt, tănggia sản xuất... Nguồn thức ăn vô tận của họ là trái cây nên các khu rừng đượcgiữ gìn và bảo vệ chu đáo.

Lương thực của hằng ngàn người mang theo được sử dụng trong sáu tháng, lại cótrái cây và thịt thú rừng săn bắt các miền xa nên thời hạn này được kéo dài hơn.Nhờ đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu vô tận... nên mùa màng bội thu; cácloại nông sản, thực phẩm, rau trái... sung mãn, dư thừa. Chỉ cần làm một vụ làăn trọn năm.

Thế rồi, từng xóm nhà, từng thôn làng cứ lần lượt hiện ra. Các cánh đồng,những khu vườn, những con đường, những cây cầu... được tiếp nối từ thung lũngnày sang bình nguyên nọ.

Hoàng tửOkkākamukkhavà đại công chúa đúng là những tay lãnh đạo tàiba, thông suốt và quán xuyến nhiều lãnh vực. Họ bắt đầu lên bản vẽ để xây dựngkinh đô. Ba hoàng tử và bốn công chúa còn lại dẫn tướng sĩ, quân lính thuộc hạvà người thân tín của mình đi xa hơn, thành lập bảy ấp tụ lạc bao quanh kinh đô,tạo nên thế liên hoàn rất thuận lợi trong việc phòng thủ, ứng cứu lẫn nhau.

Hôm kia, vào lúc rảnh rỗi, khi mà các công việc đã đi vào nề nếp, đại côngchúa nói chuyện với hoàng tửOkkākamukkha:

- Huyết thống anh hùng của chúng ta cần phải được gìn giữ. Chị là chị trưởngnên có quyền hành quyết định như cha, như mẹ. Các em, nam nữ tám người phải kếthôn với nhau, thành lập gia đình để bảo vệ dòng máu. Chị phải tuyên triệu mộtcuộc họp để thông báo về điều ấy. Chị nói trước cho em hay để chuẩn bị tâm lý!

Hoàng tửOkkākamukkhaphản đối:

- Anh em cô cậu lấy nhau thì em đã có nghe, có thấy, nhưng anh em ruột thì aimà làm thế được? Em nhất định chống đối đến cùng!

Đại công chúa cảm thấy rất khó xử. Nhưng huyết thống anh hùng không thể đểcho chảy loãng sang dòng họ khác; nên đại công chúa đến hỏi ý kiến đạo sĩKapila.

Ngài nói:

- Việc này ta không xen vào được.

Đại công chúa hỏi khó đạo sĩ:

- Nhưng tiên nhơn có bảo - là trong vòng trôi lăn sinh tử, chúng sanh khi làmchồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ, hoặc làm con cái của nhau... chẳng có tuân theomột thứ luân lý nào cả?

Đạo sĩ đáp:

- Đúng vậy!

Đại công chúa họp các em lại nói chuyện rồi cao giọng kết luận:

- Có nghe sự thật ấy không? Luân lý thế gian chỉ là trò áp đặt của con người.Vậy từ rày về sau, ở quốc độ này, chúng ta đưa ra một thứ luân lý mới, cho anhem ruột, được quyền lấy nhau để bảo vệ huyết thống. Chúng ta sống, làm việc, lậpgia đình không phải cho cá nhân mình mà là cho cả dòng họ. Tổ tiên chúng taquyết định điều ấy chứ không phải chúng ta lựa chọn.

Lý luận lạ đời của đại công chúa không ai cãi lại được. Đại công chúa làmnhững quẻ thăm để tác hợp tám em trai và gái thành bốn cặp vợ chồng. Uy quyềncủa đại công chúa như uy quyền của một bà mẹ độc đoán, nên mọi người đành phảicúi đầu tuân thủ.

Thế rồi, mấy chục năm sau, một vương quốc mới được thành lập dưới chân núiHimalaya, lấy tên làKapilavatthuđể nhớ ơn đạo sĩKapila!Quốc độ ấy càng ngày càng lớn mạnh, danh tiếng lan xa đến các nước xung quanh.Đức vuaOkkākađệ tam nghe tin như thế, hoan hỷ quá, thốt lên:

- Đúng là anh hùng! Các con ta quả thật là dòng dõi anh hùng![1]

“Dòng dõi anh hùng”- do nghĩa Phạn ngữ làSākya- nên về sau,chủng tộc ấy được lấy tên làSākyarồi được truyền ngôi từ đời này sangđời khác. Nếu tính từ đờiOkkākamukkhađến đờiSuddhodānathì cóthể đến vài trăm ngàn vị vua.Suddhodānalà phụ vương của hoàng tửSiddhatthavậy.

TẠI CUNG TRỜITUSITA

Đạo sĩKapilasau kiếp ấy, hóa sanh vào cõi trời Phi tưởng phi phitưởng. Trước đấy, xuống lên chìm nổi không biết bao nhiêu kiếp rồi - như cát củacon sôngGa- sự tìm kiếm con đường vô thượng quả là xahút không thấy mé bờ. Từ thời ngài phát nguyện rộng lớn làm bậc đại giác ngộ đếnnay đã trải qua gầnhai mươi a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.Bảya-tăng-kỳphát nguyện ở trong tâm,chín a-tăng-kỳphát nguyện thànhlời,bốn a-tăng-kỳvà một trăm ngàn đại kiếp được sự thọ ký của hai mươibốn vị Phật.

Thuở xa xưa ấy, khi đức Chánh Đẳng GiácDīpakararađời, ngài làm một vị đạo sĩ tên làSumedha, nhờ nằm trải đường, lót thâncho Đức PhậtDīpakaramà được thọ ký, rằng là trải qua haimươi bốn vị Phật, ngài sẽ là vị Phật tổ thứ hai mươi lăm, hiệu làSākyaGotama.

Thế rồi, biết bao nhiêu ba-la-mật - bậc hạ, bậc trung và bậc thượng - ngài đãhành trì rốt ráo, viên mãn công hạnh. Kiếp chót ở cõi người, ngài làm thái tửVessantara,đã thực hiện hạnh bố thí ba-la-mật đến cho vô lượng kẻ đóinghèo, khốn khổ. Với bảy trăm đại thí, ngài làm cho đại địa phải chấn động. Ngàiđã bố thí cả linh hồn của quốc độ là con bạch tượng oai hùng. Ngài bố thí luôncả vợ và con với đại nguyện vô thượng. Sau kiếp ấy, ngài hóa sinh làm vị thiêntử ở cõi trờiTusita,hiệu làSetaketu;ở đây, ngài chờ đợi nhânduyên đầy đủ hạ sanh xuống cõi người để tu hành thành bậc Chánh Đẳng Giác...

...Đã bốn ngàn năm trôi qua, thiên tửSetaketuthọ hưởng hạnh phúcthiên đường, không một bợn nhơ phiền não. Thiên tử ngồi nhớ từ kiếp này sangkiếp kia, thấy mối nhân duyên chằng chịt không có kẻ hở. Ngay tuổi thọ của ngàisắp chấm dứt ở đây nó cũng nằm trong vòng nhân duyên ấy. Và có lẽ không bao lâunữa, ngài sẽ bỏ đây mà ra đi! Điều này càng ngày càng nhận rõ vì thời gian gầnđây cónăm hiện tượngphát sanh ở nơi ngài.Thứ nhấtlà tràng hoamà thiên nữ đã công phu trang điểm cho ngài chỉ mới buổi sáng là nó bắt đầu khôhéo. Ngạc nhiên, thiên nữ kết tràng hoa khác, đến chiều thì nó cũng ủ rủ.Thứhailà dù mặc bất kỳ chiếc thiên bào nào, dù tơ lụa hay gấm vóc của cõitrời, được một lát là nó biến mất màu sắc, nhợt nhạt trông đến dị kỳ.Thứbalà mồ hôi bắt đầu tươm rỉ rất khó chịu, điều mà các vì thiên tử với sắcthân vi tế, tinh sạch và chí mỹ cảm nhận rất rõ ràng.Thứ tưlà sự suynhược của cơ thể; mỗi bước đi, mỗi cử động chân tay, ngài đều cảm thấy không còntí hơi sức nào. Và sau rốt,điều thứ năm, điều này quan trọng quyết địnhnhất, là tâm ngài không còn an lạc nữa, đã bắt đầu thấy chán nản những thú vuikhoái lạc của ngũ dục.

Nhưng mà hết thọ mạng ởđây thì ngài sẽ giáng sinh ở phương nào, xứ nào? Mộtvị đại bồ-tát như ngài đâu phải bất kỳ chỗ nào cũng gá thân vào được? Phải giángsinh ở đâu, mà ở đó tuổi thọ của chúng sinh tối thiểu khoảng chừng một trămtuổi. Nếu tuổi thọ hằng vạn tuổi thì chúng sanh đâu thấy rõ rệt lý vô thường vàkhổ não? Nếu tuổi thọ quá ít - thì chúng sinh ở đấy nhiều ác căn, ít phước báu,nghiệp dày làm sao giáo hóa được? Thứ đến, địa xứ mà đại bồ-tát chọn chỗ giángsinh phải là nơi hội tụ tất cả khí linh thiêng của trời đất. Dòng họ ngài chọnlựa giáng sinh thì phải là vua chúa, (hoặc là bà-la-môn có địa vị quốc sư) -nhưng phải là người có gieo duyên quyến thuộc từ quá khứ; lại phải có nhiều căncơ trí tuệ, biết sống đời đạo đức và hiền thiện. Điều kiện thứ năm nữa, đạibồ-tát phải còn biết chọn mẹ. Mẹ mà đại bồ-tát mượn thai bào phải là người đãnhiều kiếp phát lời nguyện làm Phật mẫu, sống đời trong sáng, đức hạnh và giàutình thương...

Thế đấy, như một đóa kỳ hoa muôn triệu năm mới nở một lần, khi đóa hoa nở,sắc màu kỳ diệu và tỏa hương thơm tối thượng - thì nó đã kết tụ trong tự thânmọi tinh hoa của trời đất. Cũng vậy, sự xuất trần của một vị đại bồ-tát phải hộiđủ năm điều kiện hy hữu nêu trên; thiếu một điều kiện là thiếu tất cả.

Sau khi dùng thần thông quan sát bốn châu thiên hạ, thiên tửSetaketuthấy rõ chỉ có cõi Nam thiện bộ châu, dưới dãy núiHimalaya, có một vươngquốcKapilavatthunhỏ bé, thuộc dòng tộcSākya,có một vị vua làSuddhodānavà hoàng hậuMahāmāyālà hội đủ năm điều kiện nêu trên:

- Châu:Namthiện bộ châu.

- Tuổi thọ: Trăm tuổi.

- Quốc độ: Bắc trung Ấn Độ - vương quốc Kapilavatthu

- Dòng dõi: Hoàng tộcSākya

- Phật mẫu:Hoàng hậuMahāmāyā

Quan sát và thấy rõ điều đó xong, thiên tửSetaketuchợt mỉm cười.Ngài biết rõ, chính một tiền kiếp xa xôi, ngài đã thành lập vương quốc ấy. Cònnữa, chính vào thời làm đạo sĩKapila,ngài đã giúp đỡ năm công chúa vàbốn hoàng tử lập nên kinh đôKapilavatthunày. Lại nghĩ đến câu nói“Tằng tằng tổ tổ”xưa của đạo sĩKapila...mà lắc đầu chán ngán,quả thật ta đã sinh tới sinh lui mãi trên cái quả đất chật chội dưới kia!

Trong khi đang suy nghĩ như vậy thì hằng hà sa số chư thiên vương, chư thiêntrong rất nhiều thế giới đồng quy hội về, đứng dày đặc cả không gian, xung quanhbảo điện của ngài, đồng thanh cất lời thỉnh nguyện:

“- Thời đã đến! Thời đã đến! Trong tam thiên đại thiên thế giới, chỉ cóđại bồ-tát, thiên tử Setaketu là chúng hữu tình duy nhất đã thực hành tròn đủ bamươi pháp ba-la-mật[2]. Nay vì sự lợi ích, sự an vui, vì hạnh phúc cho chưthiên và loài người, chúng tôi thỉnh nguyện thiên tử hãy xuất trần giáng thế đểthành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề...”

Thiên tửSetaketucũng biết vậy, thời đã đến rồi, nên ngài nhẹ nhànggật đầu.

- Thôi được rồi, các vị hãy lui về đi. Ta biết rõ là ta sẽ làm những gì!

Hằng ngàn, hằng ngàn đám mây lành ngũ sắc ở xung quanh rực sáng niềm hoan hỷ;vô số chư thiên vương, chư thiên bay lượn ba vòng về phía hữu, biểu hiện sự tônkính mà cũng biểu hiện niềm vui và lời từ giã. Thiên tửSetaketuđăm đămnhìn theo, ngài biết rằng chúng sinh đang chờ đợi ở nơi ngài phương thuốc diệtkhổ - mà ngài thì đã lặn lội kiếm tìm bằng thời gian của vô lượng hạt vi trầntrên thế gian này.

ĐẠI BỒ-TÁT ĐẢNSANH

Dưới chân ngọnHimalayacó vương quốcKapilavatthunhỏ bé nhưngnúi sông xinh tươi, hùng vĩ, chính là quê hương từ ngàn xưa của dòng giốngSākyaanh hùng đã đến đây lập quốc. Đức vua hiện tại làSuddhodāna, hoàng hậu làMahāmāyā. Mahāmāyālà em ruột của đức vuaSuppabuddhaở vương quốcKoliyakế cận, cách nhau bởi con sôngRohini.Đức vuaSuppabuddhalại kết duyên với bàAmitāPamitā,là em út của đức vuaSuddhodāna.Vì vậy tình thân của haivương quốc này như môi với răng, thiết cốt vô cùng.

Mahāmāyākết tóc se tơ với vuaSuddhodānanăm vừa mười sáutuổi. Bà có năm vẻ đẹp và sáu mươi bốn tướng tốt của người phụ nữ do sự tích lũycông hạnh lâu đời; tính tình mềm mỏng, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu lại giàulòng nhân ái nữa. Em ruột của bà làPajāpati Gotamīcũng cùng chung mốilương duyên này, làm hoàng phi của vuaSuddhodāna.Thế nhưng, đã lớn tuổimà hai bà vẫn không có con, đức vua trông người nối dõi đã mỏi mòn con mắt.

Ngày ấy, theo lệ thường vào mỗi buổi sáng, đứcMahāmāyāthức dậy thậtsớm, tắm rửa sạch sẽ, nếu đúng kỳ đầu và giữa tháng thì bà thọ bát quan traigiới[3]. Khi tiếng trống từ lâu thành đã điểm tàn canh ba là lệnhbà đã chuẩn bị sẵn sàng cùng với thị nữ thắng kiệu ra ngoại thành, các phường ấpxa xôi để làm việc từ thiện. Đây là niềm vui của lệnh bà, mà chính đức vuaSuddhodānacũng khuyến khích điều ấy. Nhà vua còn thầm nguyện rằng, biếtđâu nhờ vậy mà các vị thượng đẳng thần trên đầu trên cổ thương xót mà ban cho họmột mụn con trai?

Lệnh bàMahāmāyābố thí rất nhiều; lúc rau trái, lúc y áo, lúc chănnệm, lúc thuốc men, lúc lương thực gạo bắp, sắn khoai hoặc tiền bạc... Với tâmbi mẫn, lệnh bà bố thí có đến bốn ức[4]đồng tiền vàng vào mỗi ngày như thế. Nhữnggiọt sương nhân ái kia dẫu không thấm đẫm được sa mạc cuộc đời nhưng cũng mát dạnhững loài lau cỏ thân phận thấp hèn, bé mọn!

Hôm kia, sau khi trao tặng hết đồng tiền cuối cùng, như có mối giao cảm linhthiêng nào đó, lệnh bà cảm thấy tâm hồn an vui, khoan khoái lạ lùng, niềm hỷ lạclâng lâng no đầy suốt cả ngày. Đêm ấy, lệnh bà đi vào giấc ngủ an lành rồi từ từchìm vào giấc mộng huy hoàng, mát mẻ. Tứ đại Thiên vương cao sang, chói sáng từhư không hiện xuống, phò long sàng của lệnh bà đi vào những ngọn núi cao trêntuyết lãnh. Với cử chỉ nghiêm cẩn và đầy trân trọng, Tứ đại Thiên vương đặt lệnhbà trên tảng đá cao sáu mươi do-tuần[5], dưới gốc câysālacao một trămdo-tuần, gần ao lưu lyAnotattā,đoạn thỉnh lệnh bà xuống tắm. Các vìthiên nữ kiều diễm đến nghinh tiếp lệnh bà bước xuống trên vùng hoa sen trắngtỏa hương ngào ngạt. Xong đâu đó, họ mang trân châu, bảo ngọc và hương hoa củacõi trời trang điểm cho lệnh bà rồi thỉnh lệnh bà vào nghỉ trong một tòa lầubằng bạc.

Phía Bắc có một quả núi bằng vàng long lanh chóa mắt, đủng đỉnh bước ra mộtcon voi trắng to lớn, sáu chiếc ngà như sáu cánh tay trân trọng ôm một đài sentrắng tươi thắm còn đọng sương mai. Bạch tượng đi quành về hướng Đông, tiếnxuống phía Nam, rống một tiếng to, nhiễu ba vòng về phía hữu quanh long sàng rồichui vào hông phải của hoàng hậu.

Đại bồ-tát, thiên tửSetaketutừ cung trời Tusita, thế là đã giángsanh vào lòng Phật mẫuMahāmāyā.

Sáng ngày, trong không gian còn tỏa nức mùi hương, lệnh bà cảm thấy tinh thầnphơi phới và tâm hồn thanh khiết một cách kỳ lạ. Đức vuaSuddhodānađượcnghe lệnh bà kể lại, lập tức lâm triều, cho vời sáu mươi bốn vị bà-la-môn tinhthông điềm triệu đến bàn về giấc mộng ấy.

Nghe xong, tất cả các thầy bà-la-môn đều phủ phục lạy mừng. Một vị cất giọngsang sảng:

- Quả thật là giấc mộng đại cát tường, tâu đại vương! Thế là hoàng hậu đã thọthai một nhân cách phi phàm, cao cả; là linh khí kết tụ của núi sông, nhậtnguyệt muôn triệu năm mới có một lần. Đây chính là một ân sủng thiêng liêng màđứcBrāhmanđã ưu ái ban tặng cho đại vương.

Đức vuaSuddhodānavô cùng đẹp dạ, ban thưởng trọng hậu cho các thầybà-la-môn rồi truyền ngự y túc trực sẵn sàng để săn sóc sức khỏe cho hoàng hậu.

Tứ đại Thiên vương nhận được lệnh từ thiên chủSakka;thay nhau cầmbửu kiếm hộ trì lệnh bà luôn suốt mười tháng như thế.

Đại bồ-tát từ khi vào lòng Phật mẫu, gá thai bào, lần lần lớn lên, không hềlàm cho lệnh bà khó chịu; trái lại, được sức khỏe, an vui và mát mẻ hơn. Thainhi ngồi an nhiên ở trong bụng như một bức tượng vàng trong động báu, chân xếpkiết già, hướng mặt ra phía trước rất khác với phàm nhân.

Thế rồi... tháng ngày chim ca hoa nở, lá nẩy hương, chồi xanh nẩy ngọc, trăngthanh gió mát, phơi phới mây lành... khắp nơi cung tía lầu son, nhạc vui thanhthoát, tiếng cười nói dịu dàng... bao quanh hoàng hậu như tạo thêm duyên lànhcho đấng Siêu Việt sẽ ra đời.

Đến ngày trăng tròn thángVesākha,theo phong tục thời bấy giờ, hoànghậu xin được phép về kinh đôDevadaha,nướcKoliya,là quê củalệnh bà để chờ ngày mãn nhụy khai hoa. Thế rồi, một toán phi mã cấp tốc mangthông điệp của đức vuaSuddhodānasang đức vuaSuppabuddhađưa tinngày lệnh bà lên đường. Dân chúng cả hai nước hớn hở chào đón ngày vui, họ tựđộng sửa sang đường sá, cầu cống, khe rạch; nhà nhà treo đèn kết hoa, cờ ngũsắc... rực rỡ, náo nhiệt, tưng bừng...

Hôm ấy, trời thanh, gió nhẹ; lệnh bà bước lên kiệu hoa có cung nga dìu haibên. Hoàng phiPajāpati Gotamīcùng thị nữ thân tín bước lên những chiếckiệu sang trọng khác. Đoàn người rầm rộ lên đường, trước sau có hai đội quândanh dự của hoàng gia nai nịt, yên cương, quân phục, khí giới, giáp bào sángchói, uy nghi trên thân chiến mã cẩn trọng hộ giá. Ra khỏi cổng thành kinh đôhoa lệ, đoàn xa giá lần ra ngoại ô. Hai bên đường, dân chúng hò reo, tung hoa,rảy nước. Khi tới một rừng câysāla,thuộc lâm viênLumbinī, giápranh biên địa hai nước, thấy phong cảnh xinh đẹp lạ thường, hoàng hậuMahāmāyātruyền lệnh dừng lại. Lúc ấy cả rừng hoasālatrổ hoatrái mùa, rực rỡ phô sắc giữa những mảng màu xanh biếc. Hoàng hậuMahāmāyāthấy lòng khoan khoái, thanh thản dạo chơi. Sao lạ? Không khínhư ướp hương, muôn chim như trổi nhạc; trời đất, cây lá, cỏ hoa... tất thảy đềuxanh trong, mịn màng như nhung, như ngọc... Đến một gốc câysālađại thụ,hoa nở từ gốc tới ngọn, kết dệt như một tấm thảm gấm, Hoàng hậu ngước nhìn. Cómột vòi hoa vươn dài ra, hoa to và đậm sắc - Hoàng hậu đưa tay định níu. Bấtchợt, vòi hoa ấy đột nhiên oằn xuống rồi đặt nhẹ lên lòng bàn tay của lệnh bà.Ngay lúc ấy, hoàng hậuMahāmāyātrở dạ, cung nga thể nữ hối hả giăng màn.Đại bồ-tát đản sanh trong giờ phút thiêng liêng này. Ngài ra khỏi lòng mẹ nhẹnhàng như vị pháp sư duỗi chân bước xuống pháp tòa.

Và đồng thời, như va đập vào cánh cửa huyền mật, siêu nhiên; ba tầng trờithảy đều rúng động, đại địa chao đảo, nước biển trong bốn đại dương dâng cao, ầmào vỗ giữa hư không. Thiên nhạc trỗi lên, thiên hoa tung bay; phạm thiên, chưthiên trong ba ngàn cõi mở hội vui mừng. Hai con rồng vàng trong mây xanh bay sàxuống, tuôn hai vòi nước nóng và lạnh ngào ngạt hương, tắm cho đại bồ-tát. Bốnvị đại phạm thiên ở cõi trời Tịnh Cư đứng bốn góc, giăng tấm lưới bằng vàng mịnđỡ thân đại bồ-tát không cho rơi xuống đất. Họ nói thoảng vào tai lệnh bàMahāmāyārằng:

- Xin hoan hỷ chúc mừng hoàng hậu. Vị ấu nhi này sẽ là một bậc thiên hạ vôsong, trí tài và đức hạnh khắp cả ba cõi, sáu đường không ai dám sánh. Ngàichính là một bậc Vô thượng Chí tôn. Lời vừa dứt, Tứ đại Thiên vương đã che chiếclọng báu và đưa tấm nhung mịn tiếp bồng ngài, rồi trao qua cho cung nữ ẵm ngàitrên tấm lụaDukala.

Bỗng, đại bồ-tát vùng đứng dậy, đi về hướng Đông bảy bước, dưới đất trồi lênbảy hoa sen đỡ bước chân ngài, có hai vị thiên bưng năm món triều phục củaChuyển luân Thánh vương đi hầu hai bên. Đại bồ-tát một tay chỉ thượng, một taychỉ hạ, nói lên câu kệ:

“- Aggohamasmi lokasmi

Seṭṭho jeṭṭho anuttaro

Ayamantimāme jāti

Natthi dāni punabbhavoti.”

Nghĩa là:“Ta là chúng hữu tình cao quý và lớn hơn tất cả các loài trongtam giới. Đây là kiếp cuối cùng của ta. Ta sẽ không còn luân hồi tái sanh nữa.”

Kinh kể rằng, ngay khi đại bồ-tát đản sanh, vì do túc duyên ba-la-mật từnhiều a-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy cùng có bảy nhân vật đồng sanh để trợ duyên cho quảvị Chánh Đẳng Giác:

-Công chúaYasodharā

-Ānanda,con hoàng thânAmitodāna, em ruột đức vuaSuddhodāna.

-Channa- người hầu ngựa

-udāyi- con một lão thần lương đống, sau này thỉnhđức Đại Giác về thămKapilavatthu.

-NgựaKaṇṭhaka

-CâyBodhi-nơi Phật ngồi thành đạo.

-Bốn hầm châu ngọc.

Như vậy là nhằm ngày trăng tròn thángVesākha,năm sáu trăm hăm batrước Tây lịch kỷ nguyên, tại kinh thànhKapilavatthuthuộc vương quốcSākyacổ kính, bên ranh giới Tây bắc Ấn Độ thuộc xứNépalngàynay, dưới chân ngọnHimalayahùng vĩ, trong vườnLumbinī,đã giángsinh một hoàng tử mà sau này trở thànhgiáo chủ của những giáo chủ, đạo sưcủa những đạosưvĩ đại nhất trên thế gian, trong lịch sử loài người,đó là đứcSiddhattha,họ làGotama, vua cha làSuddhodāna,mẫu hậu làMahāmāyā.

LỜI TIÊN TRI CỦA ĐẠO SĨASITA

Toán phi mã cấp tốc mang tin lành về cung, đức vua truyền xa giá cùng toánquân hộ vệ thân tín rước hoàng hậu và hoàng nhi về triều. Tứ đại Thiên vươngthâu hào quang, biến thành phàm phu cùng theo đoàn nghinh giá. Nhạc trời baybổng, du dương và mưa hoa phấp phới tung bay suốt trên lộ trình. Chư thiên dùngphép ẩn thân xuống trần chung vui cùng trăm họ.

Thuở ấy, ở đỉnh caoHimalayaphủ tuyết trắng, có đạo sĩAsita -còn được gọi làadevila- ẩn cư. Ngài là bậc chân tu, đãđắc bát thiền và ngũ thông, tuổi cao, đức trọng; là bậc thầy của vương triềuSākya,thường được đức vuaSuddhodānathỉnh đặt bát. Thỉnh thoảng,sau khi độ ngọ, ngài bay lên cung trời Đao-lợi để nghỉ trưa.

Sớm mai kia, vừa xuất định, đạo sĩAsitachợt nghe trong hư không,tiếng gió rì rào, trong hương ngàn thoang thoảng... niềm hân hoan vui mừng củachư thiên. Đạo sĩ nhiếp tâm lắng nghe. Quả đất rung rinh dao động. Khắp mấy tầngtrời nhã nhạc tưng bừng. Như viên lực sĩ với thời gian co tay vào hay duỗi tayra, đạo sĩAsitangay tức khắc đã có mặt ở cõi trời Ba mươi ba! Thiên chủSakkacùng chư thiên hôm nay phục sức đẹp lộng lẫy chưa hề có; chư thiênnữ kết tràng hoa tươi thắm, vũ ca xướng hát nhí nhảnh và vui tươi như những khúctrường xuân.

Thấy đạo sĩ xuất hiện, đoàn vũ ca ngưng bặt. Thiên chủSakkacung taychào.

- Hôm nay đạo sĩ lại quá bộ lên chơi!

Đạo sĩAsitacười đáp:

- Vâng! Không biết hôm nay có chuyện gì mà cả thiên đình có vẻ vui tươi hớnhở đến thế?[6]

- Đức đại bồ-tát vừa giáng sanh trên trần thế, sau này nhất định sẽ thành bậcChánh Đẳng Giác không là điều đại hỷ sao, thưa đạo sĩ?

- Vâng! Nhất định vậy rồi, nếu đấy là sự thật!

Nói xong, khẽ cúi chào vua trờiSakka,trong nháy mắt, đạo sĩ đã cómặt ở nhân gian. Thân gầy như hạc, tóc trắng như tuyết, đạo sĩ bước xuống từđỉnh mây, chống hờ chiếc gậy trúc, thanh thản theo điềm báo triệu hỷ hoan củagió ngàn mà đi. Trước mắt đạo sĩ, đất trời như đổi khác. Nước biếc non xanh nhưphủ một làn khí nhẹ thanh bình. Vầng thái dương tuôn chảy ấm áp, hắt một thứ ánhsáng dịu dàng, mềm mại. Muôn chim ca hát líu lo, gõ hồi, điểm nhịp, réo rắt mộtkhúc hợp tấu tươi mát lòng người. Đạo sĩ già nua cũng vui lây với vạn vật, máuhuyết trong người ông chợt chộn rộn, nôn nao như được tiếp truyền thêm sinh lực.Hai chân của đạo sĩ nhẹ nhàng như sóng gợn trên đầu cỏ, trôi chảy thoăn thoắtdường như không một chút dụng sức nào...

Đến một xóm làng thấy nhân dân mở hội vui chơi, đạo sĩ dừng lại. Ai ai, mặtmày cũng hân hoan, đeo vòng hoa, mặc áo đẹp, nói cười nô nức...

Đạo sĩ hỏi:

- Có chuyện gì mà bà con mở hội vui tươi, hí hửng như thế?

Thấy một cụ già tiên phong đạo cốt, mọi người rất kính trọng, trả lời:

- Tiên nhơn không biết sao? Lệnh bà, hoàng hậu của đức vuaSuddhodānavừa hạ sanh một quí tử. Tin truyền là đức vua sẽ ân xá tội tù, giảm thuế má,xuất của công cho trăm họ tiệc tùng vui chơi trong nửa tuần trăng!

Đạo sĩ gật đầu, tủm tỉm cười:

- Vậy là tốt! Vậy là điều đáng hoan hỷ!

Càng gần đến kinh thànhKapilavatthu, khung cảnh khắp nơi dường nhưcàng tưng bừng náo nhiệt hơn. Lần này đạo sĩ không hỏi, mà xen vào đứng trongmột đám đông người. Một chàng trai sát-đế-lỵ, có lẽ là dòng dõiSākyađang say sưa, ba hoa nói:

- Lúc thọ thai, hoàng hậu tôn quí và nhân đức của chúng ta có một giấc mộngrất lạ lùng, quí bà con cô bác không biết đâu! Và bây giờ sinh ra cũng vậy, lạlùng lắm! Đúng là con của thần linh!

- Lạ lùng như thế nào, thưa tướng công? Một người cất tiếng hỏi.

Chàng trai sát-đế-lỵ cười xòa rồi sau đó lủi mất. Một đám đông kế cạnh lại cóngười đang nói lên tấm lòng nhân ái của hoàng hậuMahāmāyāđã hằng chụcnăm rộng tay bố thí và cứu vớt những người nghèo khổ. Bà lại tịnh tu trai giới.Quý hơn nữa, bà còn cứu tế thuốc men và tận tụy chăm sóc cho người bệnh neo đơn,cô độc!

- Đúng là vị bồ-tát!

- Chứ sao? Người khác cướp lời, cao giọng tiếp - vì vậy cho nên thượng đếIndra mới cho người con trai yêu quí của mình giáng phàm, sinh ra đã biết nói,đi bảy bước nở bảy hoa sen? Thế gian này, từ xưa, từ thuở mặt trời, mặt trăngxuất hiện đến nay - có ai được như vậy, phải không?

Người khác phụ họa:

- Đúng vậy! Nghe nói ấu hoàng tuấn mỹ phi phàm, thanh cao, tú lệ...! Rõ khôngphải là người trần!

Vừa đến ngang đây thì bên kia đường phố có tiếng loa truyền của quân línhhoàng gia:

- Nghe đây! Nghe đây! Đức vua của chúng ta vừa hạ sanh một quí tử nên muốnchia vui cùng với trăm họ. Vậy ngày mai, tất cả tội tù đều được ân xá, các loạithuế má đều được giảm khinh. Riêng thuế nông nghiệp thì hoàn toàn được bãi miễnsuốt ba mùa vụ. Khắp nơi, tại các công đường, lệnh đức vua là cho xuất công quỹđể dân chúng mở hội vui chơi! Nghe đây! Nghe đây...!

Đạo sĩAsitalại gật đầu, tủm tỉm cười lần nữa!

Lát sau, ngài đã đứng trước cổng hoàng thành, nói với lính canh:

- Bần đạo làadevilaở Tuyết sơn, muốn được vào cungđể chiêm ngưỡng dung nhan của hoàng tử!

Nghe tin, đức vuaSuddhodānacả kinh, hối hả cho người ra nghinh tiếp,cung kính mời ngồi, sai dâng nước rửa chân tay và nước uống.

Đạo sĩ nói:

- Nhân dân cả nước đang nô nức vui mừng đấy, tâu bệ hạ!

- Trẫm vẫn cầu mong được như vậy! Hạnh phúc của họ chính là hạnh phúc củatrẫm!

- Hoàng hậu vốn có tấm lòng nhân đức từ lâu - nhưng bệ hạ nào có kém gì!

Đức vuaSuddhodānavòng tay khiêm tốn:

- Trẫm không dám!

- Xem ra, vị ấu hoàng này không phải là người thường! Bần đạo muốn chiêmngưỡng ngài một lát!

Đức vuaSuddhodānarất đỗi vui mừng, vội truyền cho thị nữ bồng hoàngtử ra đảnh lễ đạo sĩ. Trước sự kinh ngạc của đức vua, hoàng hậu, các vị lãothần, cung nga thể nữ; hoàng tử bỗng nhiên quay về phía đạo sĩ và đặt trọn cảhai chân lên mái đầu bạc phơ của ông!

Đang ngồi trên ghế, vị đạo sĩ già vội vã trỗi dậy, rất lấy làm kinh sợ, nghĩrằng:“Vị ấu hoàng này oai đức lớn quá, vậy ta không nên tự làm hạimình!”; rồi lật đật bò sập xuống đất, hết sức thành kính cúi đầu đỡ hai châncủa đại bồ-tát. Đức vuaSuddhodānathấy vị chân tu, đạo cao, đức trọnglàm vậy, cũng đâm ra sợ hãi, quỳ xuống lạy theo.[7]

Đạo sĩAsitavốn là bậc lão thông điềm triệu, tướng pháp, lại có cảbát định và ngũ thông. Riêng túc mạng thông thì ngài có khả năng thấy biết vềquá khứ bốn mươi kiếp, thấy biết về vị lai hai mươi kiếp. Nên sau khi chăm chúquan sát bồ-tát một hồi, đạo sĩ khẳng định rằng:“Đức ấu nhi này, ba mươi lămnăm sau sẽ đắc quả vị Chánh Đẳng Giác không sai!”

Nghĩ vậy, đạo sĩ mỉm cười, niềm vui bừng bừng như một làn nắng hồng ửng trênkhuôn mặt già nua. Ông cảm thấy mừng cho chư thiên và nhân loại. Bậc Đại Giác màra đời là kết tụ tất cả tinh hoa và linh khí của trời đất, kết tụ của vô lượnga-tăng-kỳ công đức và phước báu. Thế gian này sẽ nhờ trí tuệ của đức Đại Giác màthoát được cảnh tối tăm của đêm đen sinh tử. Còn bản thân ông, đạo sĩ biết rõrằng, sau khi thân hoại mạng chung ở đây, ông sẽ hóa sanh tức khắc vào cõi trờiphạm thiên Vô sắc[8]. Ở đấy thì cả ngàn đức Đại Giác ra đời cũng không cứu độông được. Nếu như thế thì thật là đau thương, vô phúc và bất hạnh cho ông! Chẳngthể nào ông có được duyên lành để nghe chánh pháp từ kim khẩu của đức Đại GiácVô thượng Chí tôn này! Nghĩ đến ngang đây, vô cùng thương cảm cho chính bản thânmình, đạo sĩ không thể làm chủ được cảm xúc, òa khóc nức nở!

Đức vuaSuddhodānathấy vậy, lo sợ hỏi:

- Thưa đạo sĩ quý kính! Chẳng hay ngài xem tướng của hoàng nhi như thế nào màthần sắc thay đổi đột ngột đến vậy? Trước thì ngài mỉm cười, vui sướng; sau thìngài khóc lóc, sầu tủi! Có điểm bất tường nào về tướng mạo của hoàng nhi chăng?

Đạo sĩAsitangước mắt lên, cất giọng điềm đạm:

- Không phải thế đâu, bệ hạ! Tất cả mọi quý cách của cổ thư tướng pháp đềuhội tụ đầy đủ nơi vị hoàng nhi phi phàm này. Sở dĩ có buồn vui lẫn lộn, cười rồilại khóc của bần đạo, nguyên do là như thế này đây:“ Bệ hạ và mọi người hãynhìn mà xem. Dung nhan và thần sắc của ấu hoàng vừa sáng tỏ vừa dịu dàng nhưmặt trời và mặt trăngcùng hòa hợp. Ánh mắt của ấu hoàng vừa nghiêm vừadung, vừa bao la như biển lớn, vừa mát mẻ vừa xanh trong như nước hồ thu... Nóitóm lại là toàn thân ngài đầy đủ toàn bích ba mươi hai quý tướng và tám mươi vẻđẹp của bậc Tối Thượng Nhân![9]Không biết mấy chục quả đấtsinh diệt mới hìnhthành nên được một ưu vật cổ kim hy hữu như vậy. Tướngcách của ấu hoàng vượt xa tướng cách của các bậc Đế vương, vượt xa cả Chuyểnluân Thánh vương. Là đóa hoa Ưu Đàm kỳ diệu muôn triệu năm mới nở một lần, vàthảy cả vũ trụ này đều được thơm hương!

Tâu bệ hạ! Trong tương lai, ấu hoàng sẽ đắc thành quả Phật, một vị đạiA-la-hán toàn bích. Chúng sanh vạn loài sẽ nương nhờ giáo pháp của đức Đại Giácấy mà thoát khổ được vui, được đến cõi miền chân phúc và tự do!

Tâu bệ hạ! Bần đạo cười vui là cười vui cho chúng sanh như vậy đó!”

Đạo sĩAsitangừng một lát, đưa đôi mắt mờ đục, mệt mỏi nhìn ra xa rồinói tiếp:

- Còn bần đạo khóc là khóc cho tự thân, sầu tủi, thương cảm cho bản thânmình. Bần đạo tiếc cho mình sẽ không kéo dài tuổi thọ chừng nửa thế kỷ nữa đểđược nghe chân lý từ kim khẩu của đấng Pháp vương. Vì khi ngài thành đạo, 35 nămsau, và chuyển bánh xe pháp thì bần đạo đã lìa bỏ cõi đời này mà hóa sanh vàocõi trời Vô sắc bát định mất rồi! Thảm thương thay cho bần đạo phải sống ở đóquá lâu, nếu có trở lại trần gian thì đức Đại Giác đã an nghỉ trong cõi Niết-bànthường tịch; và giáo pháp chơn chánh ấy đã theo mấy lần quả đất mà thành tro tànhủy diệt còn đâu!

Tất cả mọi người có mặt như cùng chìm sâu với tâm sự, với nỗi niềm bi thươngcủa vị đạo sĩ già nua. Lâu lắm, đạo sĩ mới quay qua hoàng hậuMahāmāyādevī:

- Tâu lệnh bà! Chư thiên và nhân loại rất cảm kích và tri ân lệnh bà đã cưumang một bậc Vĩ Nhân, một hiện thân Siêu Phàm. Lệnh bà sẽ trở thành một vị Phậtmẫu đúng theo đại nguyện của lệnh bà nhiều kiếp trước. Ân đức và phước báu củalệnh bà quá lớn, hàm tàng một năng lực quá mạnh, sợ rằng thân thể nặng nề củathế gian tứ đại kia không đủ sức chở mang được nữa. Bảy ngày sau, lệnh bà sẽ từbỏ nhục thân ấy, hóa sanh làm một vị thiên nam ở cung trờiTusita(Đẩu-xuất)!Hơn bốn mươi năm sau, khi nhân duyên tròn đủ, chính đức ChánhĐẳng Giác - con trai vĩ đại của lệnh bà, sẽ lên cõi trời Ba mươi ba thuyết phápđể trả nợ ân huyết sữa; và lệnh bà sẽ đắc quả Thánh ở đấy, vĩnh viễn sẽ khôngcòn trở lại chốn trần gian đầy thống khổ này nữa!

Thật quả như lời tiên tri của đạo sĩAsita,bảy ngày sau, hoàng hậuMahāmāyādevikhông bệnh, mỉm cười lìa trần, tức khắc hóa sanh vào cungtrờiTusita. Hoàng phiMahā Pajāpati Gotamī, em ruột của lệnh bà,cùng kết duyên với đức vuaSuddhodāna,thay thế chị để săn sóc cho hoàngtử với vô vàn tình cảm thiết tha và trìu mến. Mấy năm sau, bà được đức vuaSuddhodānaphong làm hoàng hậu, sanh được một con trai là hoàng tửNandā,một gái là công chúaSundarī Nandānhưng bà cũng giao haicon mình cho mấy người nhũ mẫu chăm sóc. Bà muốn dành trọn vẹn tâm huyết và thìgiờ để lo lắng cho người con sớm mất mẹ. Bà thương quý trẻ còn hơn cả hai đứacon được sinh ra từ núm ruột của mình!

LỄ QUÁN ĐỈNH

Khi hoàng tử chào đời được năm ngày, đức vuaSuddhodānatruyền làm lễQuán đính[10]-tức là lễ rưới nước lên đỉnh đầu-và đặt tên, đồng thời phong hoàng tử làm Đông cung thái tử. Muốn bố cáo cho mọingười trong hoàng tộc, bên ngoại cùng toàn dân biết cuộc lễ trọng đại này, đứcvuaSuddhodānaphát thiệp mời đức vuaSuppabuddha,hoàng hậuAmitā Pamitā, các vị thân vương, lão thần quốc độKoliya;các vịhoàng thân và phu nhân dòng tộcSākya, các quan đại thần, các vị bô lão,thương gia, triệu phú... đại diện toàn dân cùng tham dự. Đặc biệt, đức vua chomời thỉnh một trăm lẻ tám vị bà-la-môn hữu danh, trưởng lão và vai vế ở trongkinh đô để thiết lễ cúng dường.

Hoàng tử được đặt ngồi trên chiếc ngai nhỏ, được tắm bằng khăn tẩm nước thơmcủa trăm hoa, khoác hoàng bào được dệt bởi những sợi chỉ vàng, lấp lánh từng hạttrân châu. Sau đó, đức vua làm lễ đăng quang, phong ngôi thái tử. Một chiếc bìnhbằng vàng được một cung nữ quỳ dâng, đức vuaSuddhodānacầm lên, đổ nướcxuống đầu hoàng tử, lấy khăn lau sạch rồi đội lên một chiếc mũ ngũ long đính kimcương và bảo ngọc. Cuộc lễ tắm rửa và đăng quang đã xong, giữa tiếng vỗ tay hoanhô vang rền của mọi người, thái tử vẫn ngồi điềm nhiên, bất động, trông uy nghinhư một bức tượng vàng chói lọi.

Đến lễ xem tướng và đặt tên, một trăm lẻ tám vị bà-la-môn tiến cử lên đức vuatám người đại diện[11]: đấy là tám vị bà-la-môn thông thái, đức hạnh và nổidanh nhất. Người ta rất ngạc nhiên là giữa các bậc bà-la-môn trưởng thượng, bệvệ, đỉnh đạc, râu tóc bạc phơ có lẫn một vị bà-la-môn rất trẻ[12],nước da trong sáng, dáng dấp quý phái, thần sắc quang minh chính đại.

Bảy vị trưởng lão bà-la-môn lần lượt được phép bước lên xem. Họ quỳ xuống bêncạnh thái tử, cẩn trọng nhìn ngắm rất lâu, vạch chân, vạch hoàng bào, xem lưng,xem bụng... Rồi họ đứng dậy, lùi ra xa, ngắm phải, ngắm trái, ngắm sau lưng...Ai cũng có vẻ thành kính, trang nghiêm và trân trọng.

Đến lượt vị bà-la-môn trẻ nhất, bước lên, chỉ chăm chú nhìn xem một vài điểmrồi lặng lẽ bước xuống, thần sắc vừa trang trọng, vừa hân hoan.

Đức vuaSuddhodānavà mọi người lặng lẽ theo dõi, quan sát thần sắccủa từng vị. Thấy chẳng ai nói gì, đức vua bèn hỏi:

- Thưa chư vị bà-la-môn đáng kính! Tướng mạo của hoàng nhi như thế nào, có đủtrí tài để bảo vệ non sông xinh tươi giàu đẹp của các vì tiên đế không?

Bất chợt, cả bảy vị bà-la-môn già đồng đưa lên hai ngón tay. Đức vua ngạcnhiên hỏi:

- Thế là sao?

Vị bà-la-môn lão niên, quắc thước nhất trả lời:

- Tâu đại vương! Chúng tôi đồngđưa lên hai ngón tay, như vậy chứng tỏchúng tôi đã cùng một quan điểm về tướng pháp học, đều cùng một tiên đoán về vậnmệnh tương lai của thái tử.

Tâu đại vương! Thái tử sau này chỉ cóhai con đường.Nếu ở tại gia,thái tử sẽ trở thành một vị hoàng đế vĩ đại nhất trên thế gian; một vị Chuyểnluân Thánh vương vô tiền khoáng hậu. Còn nếu xuất gia, thái tử sẽ đắc quả VôThượng Chánh Đẳng Giác, cứu độ muôn loài chúng sanh đang chìm đắm, khổ đau nơiba cõi, sáu đường.

Đến phiên vị bà-la-môn trẻ tuổi nhất, ông ta chỉ đưa lênmột ngóntay,rồi nói:

- Tâu đại vương! Theo thiển ý của tiện thần,không có hai conđườngấy đâu, chỉ có một con đường duy nhất mà thôi!Vớibamươi haitướng quý và tám mươi vẻ đẹpcủa thái tử, sẽ xác định chắcchắn một điều:Ngài không muốn trị vì thiên hạ, mà ngài sẽ sống đời xuất giathoát tục, sẽ đắc thành quả Phật!

Lời tâu với giọng lời tự tin, vang ngân trầm hùng như tiếng chuông đồng củabà-la-môn trẻ làm cho cả cung triều lặng ngắt.

Một lo lắng xôn xao mơ hồ gợn lên trong tâm trí của đức vuaSuddhodāna,ngài quay sang bà-la-môn trẻ:

- Thưa đạo trưởng kính mến! Vậy sau này có điềm triệu gì, nguyên do gì mà contrai của trẫm sẽ từ bỏ ngai vàng điện ngọc để ra đi?

Vị bà-la-môn trẻ, tên làKoṇḍaññacung kính đáp:

- Khi nào cóbốn vị sứ giảlần lượt xuất hiện!

- Cái gì là bốn sứ giả ấy?

-Giàlà sứ giảthứ nhất,bệnhlà sứ giảthứhai,chếtlà sứ giảthứ ba,người xuất gialà sứ giảthứ tưđấy, tâu đại vương!

Đức vuaSuddhodānatrầm ngâm một hồi rồi hỏi tiếp:

- Ở đâu cũng có thể gặp bốn sứ giả ấy, đâu phải đợi đến lúc nào, thưa đạotrưởng?

Bà-la-mônKoṇḍaññađáp:

- Có cái già, cái bệnh, cái chết và người xuất gia rất bình thường, không làmra ấn tượng nào, chẳng tạo nên cảm xúc gì! Nhưng cócái già, cái bệnh, cáichết và người xuất gia gây ra những xúc động rất mãnh liệt,tâu đại vương!

Đức vuaSuddhodānachợt hiểu. Vậy thì sau này những người già nua tiềutụy, hình dong quá kinhkhiếp thì đừng nên cho thái tử tiếp xúc. Những căn bệnhvật vã đau đớn, phong hủi gớm ghiếc, lở loét hôi hám thì phải cho về ở một nơingoại ô xa xôi nào đó. Và cái chết? Cái chết nào tạo ấn tượng và cái chết nàotrông có vẻ bình thường? Có lẽ là những cái chết nhắm mắt, lặng lẽ xuôi tay, nhưmột giấc ngủ là bình thường; còn những cái chết do đau đớn quằn quại, rên la,thất khiếu chảy máu, thân thể đứt khúc là những cái chết tạo nên sự xúc động chocon người. Còn người xuất gia? Đức vuaSudddhodānakhông hiểu nên hỏi:

- Cả ba sứ giả trên thì trẫm biết, nhưng trẫm không hiểu về vị sứ giả thứ tư.Chẳng lẽ nào trẫm sẽ đuổi tất cả những người xuất gia dù là sa-môn, bà-la-môn...ra khỏi kinh thành, để sau này thái tử khỏi tiếp xúc với họ?

Bà-la-mônKoṇḍaññachợt mỉm cười:

- Chẳng phải người xuất gia nào cũng có được hình dong, tướng mạo, phong tháithanh cao, thoát tục đâu, tâu đại vương!

Vậy là đức vuaSuddhodānađã hiểu tất cả. Sau này, ngài sẽ có biệnpháp ngăn chặnbốn vị sứ giả kia là xong. Thái tử sẽ nối ngôi thiên hạ, sẽ trởthành một vị minh quân. Thái tử không còn là niềm vui của ta, của hoàng tộcSākyanữa, mà còn là niềm vui của cả nước.

Một ý nghĩ vừa nảy sanh, đức vua đảo mắt một vòng khắp cả triều thần và quankhách, hớn hở nói:

- Bây giờ đây, trẫm xin được trân trọng đặt tên cho thái tử. Vì sự xuất hiệncủa thái tử là Niềm Vui, là sự Toại Nguyện cho cả nước nên tên của thái tử làSiddhattha,họ làGotama!

Mọi người thấy đức vua đặt tên quá hay nên đều vui mừng.

Một vị bà-la-môn già gật gù, lẩm bẩm:

-Siddhatthacòn có nghĩa làVạn sự Như ý- vị thái tử nàyphước báu sang cả, sau này ngài muốn gì được nấy!

Chợt một tiếng nói ở đâu đó vẳng ra, ai cũng nghe rõ mồn một:

-SiddhatthaNiềm Vui, đúng thế!Nhưng là Niềm Vui chungcủa chư thiên và loài người!


[1]Nguyên văn: “Sākya vatu bho rāgākumārā!”

[2]Ba mươi pháp ba-la-mật: Ba-la-mật, Tàu âm từchữ Pāramī, nghĩa là “đến bờ kia”. Pāramī có bực thượng, bực trung và bực hạ,nên 10 Pāramī gồm: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chânthật, quyết định, từ, xả trở thành 30 Pāramī.

-10 Pāramī bực hạ: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấp độthấp nhất thì qua được bờ kia.

-10 Pāramī bực trung: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấpđộ cao hơn thì qua được bờ trên (Upapāramī – Thượng Pāramī).

- 10 Pāramī bực thượng: Nếu hành trì 10 Pāramī ở cấp độ tối thắng, viênmãn thì qua được bờ cao thượng (Paramatthapāramī – Thắng Pāramī).

[3]Bát quan trai giới: Không sát sanh, khôngtrộm cắp, không hành dâm, không nói dối, không dùng các chất say, không ăn quángọ, không múa ca hát xướng, trang điểm, phấn son và không nằm chỗ cao đẹp, sangtrọng.

Canh ba: Đêm Ấn Độ chia làm ba canh.

[4]Ức: 100.000

[5]Do-tuần:(yọjana) Đơn vị đo lường – chừng 12km

[1][6]Cólẽ đạo sĩ không muốn dùng thần thông để thấy biết mọi chuyện, ngài chỉ muốn nghesự cảm nhận của người khác.

[7]Đây là lần thứ nhất vua cha Suddhodāna lạybồ-tát.

[8]Đạo sĩ Asita đắc định “Phi tưởng phi phi tưởng”- tức là tầng định cao nhất của Vô sắc giới, có tuổi thọ 84 ngàn đại a-tăng-kỳ.

[9]32 tướng quý của bậc Đại nhân (trích từMahāvagga, Mahāpadānasutta, Pātikavagga lakkhaasutta):

1.Lòng bàn chân bằng phẳng, đầy đặn

2.Hai lòng bàn chân có hình bánh xe, mỗi bánh có 108 ô, mỗi ô có1000 hình ảnh tượng trưng khác nhau

3.Gót chân thon dài

4.Ngón tay, ngón chân dài

5.Taychân mềm mại

6.Giữa các ngón chân có màng da lưới như chân vịt; 5 ngón chân dàibằng nhau; 2 bàn tay, trừ 2 ngón cái, 4 ngón còn lại dài bằng nhau

7.Mắt cá tròn như con sò và nằm cao

8.Hai ống chân có thịt đầy đặn như ống chân con sơn dương

9.Hai cánh tay dài quá đầu gối

10.Tướng mã âm tàng

11.Màu da vàng sáng như màu vàng ròng

12.Da mịn màng, trơn mượt, bụi không thể dính

13.Mỗi lỗ chân lông chỉ có 1 sợi lông

14.Lông mọc xoáy tròn 3 vòng về phía phải, màu xanh đen mượt

15.Có thân hình cao thẳng

16.Bảy chỗ tròn đầy, không lộ gân và xương: 2 sống bàn tay, 2 sốngbàn chân, 2 đầu bả vai và cổ

17.Nửa mình trước đầy đặn như thân sư tử chúa

18.Giữa 2 vai không lõm khuyết

19.Thân cao cân đối như cây bàng, bề cao của thân bằng bề dài 1sải tay

20.Cổ tròn đầy đặn

21.Cằm và quai hàm đầy đặn như cằm và quai hàm của sư tử chúa

22.Có nhiều dây thần kinh lưỡi nên vị giác hết sức bén nhạy

23.Có 40 cái răng

24.Răng đều đặn

25.Răng không khuyết hở

26.Có 4 răn nhọn phát hào quang sáng ngời. Răng trơn láng, bóngloáng, sạch sẽ, thơm tho

27.Lưỡi mềm mại, rộng dài – le đến 2 lỗ mũi, 2 lỗ tai và lên đếnvầng trán

28.Giọng nói êm ả như giọng phạm thiên, như tiếng chimCa-lăng-tần-già

29.Mắt xanh đen lánh

30.Lông mi mềm và đẹp như lông mi con bò con

31.Có sợi lông trắng cong vòng bên phải như hình bán nguyệt mọcgiữa hai chân mày

32.Có tướng nhục kế trên đầu

[10]Đổ nước lên đầu, theo tục lệ thời bấy giờ đểlàm để đăng quang phong thái tử hoặc phong vương

[11]Tên 8 vị bà-la-môn: Rāma, Yanna, Bhoja,Suyāma, Lakkhana, Dhoja, Sudatta, Koṇḍañña.

[12]Bà-la-môn trẻ là Koṇḍañña(Kiều-trần-như), sau này tu theo giáo pháp của Đức Thế Tôn, là người đắc quả đầutiên trong giáo pháp của Đức Tôn Sư (trong nhóm 5 ông Kiều-trần-như).


 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle