Cho Đến Hơi Thở Cuối Cùng
Cho Đến Hơi Thở Cuối Cùng
Cho Đến Hơi Thở Cuối Cùng
Đại Trưởng lão Boowa Ñanasampanno (1913-2011)
Ngài trụ trì thiền
viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra
và lớn lên. Sau khi rời trường học, ngài đã tới chùa Bodhisomporn ở Udonthani,
nơi ngài thọ giới Sāmanera theo Đại
đức Chao Khun Dhammachedi. Khi đến tuổi trưởng
thành, ngài được thọ giới Tỷ-kheo và ít
lâu sau ra đi tìm vị thầy dạy thiền cho mình. Ngài được dẫn tới gặp ngài Ācariya
Mun (Bhuridatta Thera) và Ācariya Mahā Boowa nói rằng ngay khi gặp Ācariya Mun,
ngài lập tức biết rằng đó là vị thầy của mình.
Ngài học và tu tập dưới sự hướng dẫn của
Ācariya Mun trong 9 năm đến khi Ācariya Mun mất vào tuổi 80. Sau đó, Ācariya
Mahā Boowa tự mình tu tập trên đồi và trong
rừng núi Thái Lan. Tiếp đó, ngài đi khắp các vùng trên đất nước, gần như đã qua
tất cả các tỉnh. Khi ngài được các nhà hảo tâm dâng
cúng mảnh đất gần làng của ngài để xây một thiền viện,
ngài không du hành nữa mà sống tại thiền
viện đó.
* * *
Tâm
ta
giống như một đứa trẻ. Đứa trẻ không thể tự chăm sóc bản thân,
do đó phải phụ thuộc vào cha mẹ, người giám hộ,
y tá,
và
nhiều người khác
nữa.
Nhưng đứa trẻ ít nhất có cha mẹ và người giám hộ để chăm sóc nó, để đảm bảo nó
hiếm khi gặp phải tai
họa.
Trong khi đó, mặc dù tâm
ta
luôn nắm bắt và bám
chấp
vào nhiều thứ khác nhau, nhưng nó không tìm thấy bất kỳ sự
bảo vệ
và an
toàn
nào
giống
như vậy.
Tâm
không thể dựa vào
bản thân,
do đó
nó
luôn thích bám víu vào mọi thứ.
Nhưng đa
phần, nó có xu hướng
vươn tới
những điều sai trái,
những thứ
gây
tai
hại
cho nó.
Lý do
tâm
thích tìm kiếm và
chấp
giữ mọi thứ là để nó có thể tìm
được
sự
bảo vệ, sự
an toàn và thoải mái cho nó. Tuy nhiên, những thứ
tâm
bám víu
không đáng tin cậy,
nên
chúng
luôn
gây
nguy hiểm cho tâm.
Dù
ta
còn
trẻ hay đã trưởng thành,
tâm ta cũng thường như thế.
Thay vì cố gắng dựa vào chính mình, chúng ta luôn đặt hy vọng vào những thứ khác,
người khác. Chúng ta không thể tự đứng trên đôi chân của mình. Đó
là do tâm
ta
không đủ khôn ngoan để
xét
xem các đối tượng mà nó nắm giữ là đúng hay sai, tốt hay xấu. Nó không biết
tự
chăm sóc bản thân, vì không có ai dạy nó. Không có ai để
dạy nó cách nhận
biết những
gì là
nguy hiểm,
những gì là ích lợi,
những
gì có thể nắm giữ và
những
gì không nên chạm vào.
Do đó, tâm
tiếp tục nắm bắt bất cứ điều gì, dù tốt hay xấu, miễn là nó thích.
Ngay cả khi không hài lòng, đặc
tính
của tâm
vẫn là tiếp tục nắm bắt,
bám víu. Tại sao
tâm lại như thế?
Thông thường, ta
sẽ
nghĩ rằng
không có gì đáng để bám chấp vào
một tâm trạng hoặc một điều
gì đó làm ta khó chịu.
Tuy nhiên, tâm
ta
vẫn tiếp tục nắm giữ những điều như
thế.
Nó bám vào
sân
giận,
vào
ảo tưởng,
vào dục ái,
hận thù,
căm ghét,
vì nó
đã can dự
và bị cuốn
hút
vào
đó.
Chúng ta không bao giờ có thể nói tâm
chỉ
đơn giản
biết đối tượng, vì nó luôn bị cuốn
hút
vào
đối tượng. Đa phần,
các
điều đó không có gì tốt.
Tại sao tâm
phải nắm
giữ
mọi thứ? Đó là bởi vì
tâm
bị
cuốn
hút mà không nhận ra hậu quả của sự
bám víu đó.
Dầu ta có
muốn thoát khỏi
tình trạng đó, ta
cũng
không thể, vì có một cái gì đó đủ mạnh để buộc tâm
nắm bắt và bám
chấp.
Tâm
sau đó bị cuốn vào cảm xúc,
khiến ta trở nên mù mờ.
Ở đây chúng ta đang nói về các đối tượng cảm
xúc
và tâm trạng.
Giờ
nói về các đối tượng vật chất. Tâm
sẽ nắm bắt và bám vào bất cứ đối tượng nào hiện diện. Không quan trọng
là đối tượng đó
có giá trị hay
không
như thế nào;
tâm
có thể và sẽ gắn bó.
Sẽ
không sai nếu ta gọi tâm
là một chuyên gia
“đeo bám”.
Đó
là do
tâm
không thể dựa vào
bản thân,
do đó phải phụ thuộc vào những thứ bên ngoài, cho đến khi
cuối cùng thân chuyển
qua các tình huống
khác. Tâm
thậm chí có thể quên
bản thân
bằng cách đầu hàng sức mạnh của các đối tượng bên ngoài, mặc dù sự kiểm soát của
chúng là vô căn cứ và dẫn
dắt ta đi
sai đường.
Đức Phật đã dạy rằng, "tự
mình y chỉ mình".
Do
đó, hãy cố
gắng chữa lành sự phụ thuộc của
tâm,
khuynh
hướng luôn hy vọng
có thể
dựa vào những thứ khác.
Hãy tách
mình ra khỏi những đối tượng như vậy và quay vào bên trong để dựa nhiều hơn vào
nguồn lực và khả năng của chính
mình.
Đừng phụ thuộc vào cha mẹ, bạn bè và người quá nhiều đến nỗi bạn quên mất chính
mình. Đặc
tính
của
nhân loại
là liên tục tìm kiếm sự hỗ trợ ở người khác
đã dần
phát triển thành một thói quen cá nhân.
Cả thế giới đều
giống như thế,
và
trong lãnh vực
này, chúng ta thậm chí
khó
thể
sánh bằng một
số loại động vật.
Đây
là lý do tại sao Đức Phật dạy về sự tự lực cánh sinh.
Trong các
lãnh vực thông thường,
như
làm
việc và các trách nhiệm khác,
chúng ta nên cố gắng tự lực hơn.
Còn nói về
Pháp - việc thực hành thiền định trong tâm
-
chúng ta cần phải được đào tạo đầy đủ dưới sự hướng dẫn của một
vị
thầy
để biết hướng đi đúng
mà
tiến
tới.
Tuy nhiên,
việc thực sự
thực hành là nghĩa vụ của mỗi người,
để
sự tự lực của ta
đảm bảo
có được khi ta tuân theo các
nguyên tắc của
Pháp. Thí
dụ, Đức Phật đã dạy về việc
vun trồng
lòng tốt và
giới
hạnh thông qua
bố thí,
giới luật
và thiền định.
Các việc làm
này
giúp
ta phát triển sự tự lực,
vì tâm gắn chặt vào các
đối tượng thiện
lành này. Nhờ
đó,
ta sẽ được an
bình và hạnh phúc trong cả kiếp hiện tại và tương lai, vì chúng là những
đối tượng hữu ích
và bắt nguồn từ
các
hành động
thiện
lành. Chúng tạo nên những vật thể tốt
đẹp
hoặc thực phẩm chất lượng cao cho tâm.
Chúng ta được dạy thiền, một bước cao hơn trong sự
thực hành.
Nỗ lực rèn luyện bản thân trong thiền là một cách
để
tự lực được
nâng
dần lên mức độ vững chắc và đáng tin cậy hơn. Chúng ta sử dụng một
thiền
ngữ
như là phương tiện để
hướng dẫn
và kiểm soát tâm.
Vì
khi
tâm chưa thể tự duy trì, chúng ta phải dựa vào thuật
ngữ
thiền
này
như
một
đối tượng để
xoa
dịu và mang lại
sự an
bình,
tĩnh lặng.
Việc chú tâm niệm “buddho
buddho buddho..."
là một
thí
dụ.
Đó là một đối tượng để tâm
bám vào,
đó là
cách làm
chính xác,
thích hợp
để
nương trú
trong Pháp.
Khi
ta
bắt đầu thực hành, tâm
vẫn
còn chưa yên và
bị phân tán,
chưa thể trụ vào
các nguyên tắc
của
Pháp
để
trở nên tự lực cánh sinh.
Tâm
phải phụ thuộc vào
thiền
ngữ, nương theo đó
cho đến khi
chúng
hợp nhất với
nhau, tạo
thành sự tĩnh lặng. Khi
tâm đã
đi vào
an tịnh, thì
thiền
ngữ này
cũng không còn
cần thiết.
Đây là một bước tiến tới sự tự lực
vì
ở giai đoạn này,
thiền ngữ có thể được buông,
vì tâm
đã ổn định.
Đây là nền tảng và nơi
nương
trú cho tâm
sáng suốt.
Ngay với
chỉ bấy nhiêu đó, ta cũng có được sự tự tại, bình an nơi tâm
đã từng bồn chồn,
phân tán,
không thể tìm
được
bất kỳ sự bình yên nào. Đó
là vì
tâm
thường không biết
đến sự
bình
an mà chỉ
biết rắc rối,
bất ổn, đói khát, lo lắng và
quan tâm đến
những vấn đề
hoàn toàn vô ích. Đa số các vấn đề này là những nghĩ suy, tưởng tượng của tâm,
khiến tâm tự đầu độc, và thiêu hủy bản thân - mà không liên can gì đến người
khác.
Đức Phật đã khám phá ra cách thực hành đúng đắn và đạt được kết quả
như Ngài mong muốn.
Do đó,
Đức Phật
có thể giải thích về
các
nguyên nhân, hoặc cách thực hành, cùng với sự
viên mãn
và thành quả của chúng. Ngài dạy chúng ta rằng cách để phụ thuộc vào
bản thân tốt nhất
là thông qua thiền định và đấy
là con đường trực tiếp dẫn đến sự tự lực vững
vàng.
Đưa tâm vào an tịnh,
ở bất kỳ mức độ nào,
cũng
mang lại sự tự tin ngày càng tăng
- mà không cần phải hỏi bất cứ ai khác về nó.
Bạn sẽ
tự
biết từ
nội tâm.
Điều này được gọi là paccatam
(tự chứng ngộ)
hoặc sanditthiko
(thấy rõ ràng).
Kiến thức về
cái
tốt hay xấu, những gì cần khắc phục, loại bỏ hoặc phát triển, sẽ phát sinh trong
tâm.
Tự ta sẽ hiểu và chỉ cho chính mình, vì tâm ngày càng
được thiết lập vững chắc hơn.
Mức độ
định,
một khi đạt được, đủ để tạo
lập
nền tảng cho tâm,
một
mái
nhà nơi tâm
có thể tìm
được
nơi trú ẩn
an
bình. Vào lúc chúng ta suy nghĩ quá nhiều đến nỗi ta cảm thấy yếu tim và mệt
mỏi, ta nên quay vào bên trong và thiền
quán.
Sau đó, tâm
có thể nghỉ ngơi và
trút bỏ
được tất cả những
mối
bận tâm của nó, tìm
được
sự bình
an,
tĩnh
lặng.
Đó
là
sự quay
vào bên trong để
nương
trú,
để tìm một nơi nghỉ ngơi thoải mái và
tự tại.
Đây là một
tầng nương
trú
của tâm.
Các bước tiếp theo, dù vẫn
liên
quan đến samadhi, tiến tới các khía cạnh tinh tế
hơn của tâm. Mức độ tập trung nhất thời,
cận định và định an chỉ
đạt được cho thấy sự
hoàn
chỉnh của samadhi. Đây
là đỉnh
điểm trong sự
chứng định,
và samadhi không thể tiến
hơn thế nữa.
Một khi tâm
đạt được
một mức độ
định
tĩnh nào đó,
tùy
theo mức độ,
tâm
được tĩnh lặng và tinh tế. Tuy nhiên, nếu không phát triển chánh niệm và trí tuệ,
nó sẽ chỉ ở mức đó, thiếu trí tuệ triệt để để nhổ tận gốc những ô nhiễm.
Nếu so sánh các ô nhiễm với
thân
cây,
thì
dù chúng ta có cắt tỉa các nhánh,
nếu
thân cây vẫn chưa bị
đốn thì nó
vẫn có khả năng
mọc lên
các nhánh mới.
Hãy lắng nghe! Chỉ
có trí tuệ
mới có thể nhổ bật các ô nhiễm;
không
quan trọng chúng thô thiển,
vừa tầm
hay tinh tế, không ô nhiễm
nào
nằm ngoài phạm vi của trí tuệ. Đây là nguyên tắc chính
yếu
đảm bảo chất lượng và giá trị thực hành của chúng ta, đó là
sự
loại bỏ hoàn toàn các ô nhiễm khỏi tâm. Đó là cũng
là cách
thực hành mà Đức Phật và các
vị Thánh đệ
tử của Ngài đã
đạt được
trước chúng ta.
Do đó, samadhi và trí tuệ không thể tách rời nhau.
Dầu
tính cách và xu hướng của chúng ta là gì, samadhi luôn cần thiết như một
nơi nghỉ ngơi yên tĩnh cho tâm. Tâm nghỉ ngơi
khỏi
công việc, bằng cách
an
tịnh
những suy nghĩ và bận tâm của nó
trong
samadhi.
Ngay cả công việc
trong cuộc sống đời thường
cũng đòi hỏi
ta có
khoảng thời gian nghỉ ngơi và phục hồi
-
chỉ có
làm mà không
nghỉ ngơi là
không thể
được.
Việc nghỉ ngơi
chắc chắn có thể
làm tiêu hao
thời gian làm việc, nhưng cũng giống như ăn uống
làm tiêu hao thực phẩm và tiền bạc, thân cần làm mới năng lượng để tiếp tục làm
việc. Việc ngủ nghỉ
có thể làm
mất
thời gian, nhưng
nó
cung cấp sức mạnh
để thân
hoàn thành nhiệm vụ và
công việc
của mình. Nếu không,
nó sẽ không thể tiếp tục.
Việc sử dụng thời gian và
thực phẩm
để cung
ứng và tái tạo sức mạnh cho thân
chắc chắn không
phải là
lãng phí.
Đúng hơn, chúng giống như
nhiên liệu cho xe,
không có chúng, xe không thể chuyển động.
Samadhi
và trí tuệ
cũng liên hệ tương tự như thế.
Tâm cần thời gian để tĩnh lặng và
lắng đọng
trong samadhi,
rồi
sau khi đã nghỉ ngơi, nó có thể
tiếp tục quán sát
bằng cách sử dụng chánh niệm và trí tuệ phù hợp với khả năng của nó.
Từ
trí tuệ
này mô tả một cái gì đó rất tinh tế và
bao trùm,
để phù hợp với tính cách và xu hướng của người sử dụng
nó.
Bất kỳ
phương
cách nào
mà ta
sử dụng để
quán xét nhằm
nhổ tận gốc các ô nhiễm đều được gọi là
chánh trí (right wisdom).
Không nhất thiết phải luôn
dựa vào
kinh
sách
để biết
cách
đối phó với các ô nhiễm;
và
để
chúng
trở thành "Pháp".
Kinh sách
được trích xuất từ tâm đó là Pháp, đã thực sự nhổ bật gốc các ô nhiễm và
cho ta thấy rõ ràng các quả chứng.
Chỉ sau đó
chúng
mới được viết ra thành
kinh
thư. Vì vậy, không
có việc kinh sách có trước chân lý - là sự
thực hành
thực tế.
Đức Phật là người đầu tiên thực hành,
vì vậy không có kinh
sách
nào
để Ngài
sử dụng. Khi
Ngài
dạy các đệ
tử về Tứ diệu đế, Ngài cũng
không viết chúng xuống trên
các lá cọ. Ngài
truyền Pháp trực tiếp
bằng miệng.
Sau
đó chính các môn đệ của
Ngài
cũng
tiếp
truyền giáo
lý
theo cách đó.
Họ lấy lời dạy ở đâu? - Từ thực tế trong tâm,
mà họ đã thấu
suốt qua
kết quả của việc
trực tiếp
thực hành.
Chính vì lý do này mà các
phương cách
và
quy trình thực tập
chánh niệm,
trí tuệ
phụ thuộc chủ yếu vào từng cá nhân. Mỗi người cần suy nghĩ, kiểm tra,
quán xét
và tìm ra các
phương cách
bằng cách sử dụng trí thông minh,
khả năng của mình,
tùy
theo từng trường hợp. Do đó, không cứ
phải luôn quay
về
để lấy thẩm quyền
từ
kinh
sách
với những câu như: "Tôi đã tự nghĩ ra điều này,
do đó
nó không thể đối
trị
ô nhiễm".
Cách suy nghĩ này không phù hợp với các nguyên tắc
của Pháp và không thể được gọi là
chánh trí.
Khi những điều chúng ta
học được từ
kinh
sách
không thể
giúp ta
thực hiện
được
việc loại bỏ ô nhiễm
trong tâm, thì đó cũng không phải là chánh trí.
Nó có thể là
chánh trí
trong kinh
sách
nhưng sai trong cách sử dụng.
Kinh sách chỉ
giải thích
Pháp
ở một mức độ hạn chế.
Đó
thực sự không phải là tất cả.
Ta có thể coi nó như một loại
thuốc
phổ thông, không phải thuốc đặc trị cho
một
loại
bệnh cụ thể
nào đó.
Việc chúng ta
tích hợp và
thiết lập
cách tiếp cận cụ thể có khả năng đối
trị
từng ô nhiễm được
coi
là
thuốc đặc trị.
Đó là một phương thuốc nhằm
dần dần
nhổ tận gốc một
loại
ô nhiễm nào
đó.
Đây là lý do tại sao những người
thực
hành thành công
với
trí tuệ có Pháp, có chánh niệm và trí tuệ
đi theo
với họ
dầu họ đang ở
bất cứ nơi nào.
Thiền sư
Acharn Mun từng nói rằng ông "lắng
nghe
Pháp
cả ngày lẫn đêm".
Thử
nghĩ về điều đó
xem!
Các
giác quan của chúng ta:
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân luôn tiếp xúc với mọi thứ. Nếu cái biết về sự tiếp xúc
này không phát khởi trong tâm.
Nếu kiến thức về sự tiếp xúc này không phát sinh
ở nơi đang chờ đợi để tiếp nhận, thì nó còn phát khởi ở đâu được chứ? Cái gì
tiếp nhận?
Sự tiếp
nhận của tâm cũng khuấy động chánh niệm và trí tuệ,
là những thứ phải có mặt
để kiểm tra sự tiếp
xúc đang xảy ra với sự quán sát bài bản, đúng theo nhân quả. Tâm
kiểm tra
sự tiếp xúc và khi nó biết,
nó có thể dần dần rút lui hoặc buông bỏ. Đó
là
cái mà người ta nói là
"lắng nghe Pháp cả ngày lẫn đêm", lắng nghe Pháp trong các nguyên tắc nguyên
thủy của thiên nhiên. Ô nhiễm là nguyên tắc tự nhiên cùng với tâm. Pháp, với
giới, định và tuệ,
là những nguyên tắc tự nhiên trong tâm. Tất cả phụ thuộc vào cách chúng
ta mang chúng ra
để sử dụng trong
sự quán xét của mình;
tận dụng
chúng
tối đa theo khả năng chánh niệm và trí tuệ, đó là công cụ lý tưởng để sử dụng.
Thân.
Hãy lắng nghe!
Các yếu tố, uẩn,
thân.
Đức Phật đã có
thân
và tất cả các đệ tử của
Ngài
đều
có
thân.
Có
giai đoạn, họ nắm giữ,
bám chấp vào các uẩn,
giống như chúng ta bây giờ.
Các
ô nhiễm
của
họ cũng giống như
các ô nhiễm của chúng ta ngày nay.
Nhưng bằng cách nắm
giữ, chấp chứa,
ta thiết lập các nhân
duyên
cho sự tích
trữ
ô nhiễm trong tâm.
Đức Phật và các
vị Thánh
đệ tử
của
Ngài trước đây
cũng
có ô nhiễm - giống như chúng ta bây giờ - vậy tại sao họ có thể nhổ tận gốc
chúng?
Thân
là như nhau, năm uẩn là như nhau,
vậy mà các ngài
có thể giải
thoát khỏi chấp thủ, nhưng
chúng ta
thì
không. Tại sao?
Dường như
ta không thể hiểu được
làm thế nào mà
các ngài có
thể
chứng đắc?
Tại sao chúng ta không thể hiểu được? Tâm hiện diện, và chánh niệm,
trí tuệ có thể được
thiết lập trong từng
khía cạnh, tùy theo bất kỳ góc độ nào
mà ta
muốn
quán sát.
Tấm thân
này,
có mặt
với chúng ta
ngay tại đây, ngay lúc này,
là cái có thể được biết,
được
hiểu. Khi chúng ta nói rằng tâm không thể phụ thuộc vào chính nó,
chỉ có nghĩa là
nó cần phụ thuộc vào
thân.
Hơn nữa, nó không chỉ dựa vào các uẩn mà còn
coi chúng
như là
cái ngã của mình. Xem kìa!
Chúng ta
đã
phụ thuộc vào
chúng, mà còn
không xấu hổ
khi xem chúng như
là chính mình.
Như thế là thế nào?
Dầu có chút
hổ
thẹn,
ta vẫn phải dựa vào chúng vì ta
còn thiếu
hiểu biết,
và không có bất
cứ
khả năng buông bỏ nào.
Vì vậy, khá chính xác để nói rằng chúng ta
không biết hổ
thẹn
và cần thừa nhận sự ngu
muội
của chúng ta.
Từ đây, chúng ta phải cố gắng phát triển một
ít
thông minh
để
nhìn
ra
những điều này và buông bỏ chúng
bằng
sức mạnh của
chính
những nỗ lực của chúng ta.
Vì
thế,
một lần
cho tất cả, hãy xét tận ngọn nguồn. Các pháp tuân
theo các nguyên tắc tự nhiên và
duy trì bản thể của
chúng là chúng,
trong khi chúng ta nỗ lực hết mình để
níu
kéo chúng vào
làm
như chính ta.
Như
thế
điều đó
sẽ gây ra
các
vấn đề,
vì nó đi ngược lại
chân lý
của sự vật. Để phù hợp với các
pháp, ta
phải
quán xét
để
thấy đúng như
sự thật về chúng. Liên tục
quán sát
và tiếp tục
quán xét cho
đến khi
ta
có thể hiểu. Một khi
đã
hiểu,
ta
sẽ không phải ra lệnh cho tâm buông.
Nó sẽ tự buông
vì
những điều này là độc hại,
đem lại tai
hại cho ta,
vì chính sự bám chấp của ta.
Chắc chắn
là sự chấp giữ này
không có lợi ích
gì.
Nếu có bất kỳ công đức hay lợi
ích gì,
Đức Phật
đã khuyên ta nắm giữ chúng -
nhưng
rồi một
lời khuyên như
thế cũng
không cần thiết vì tâm đã tự
biết phải làm gì.
Chính sự
chấp giữ
đó mới thực sự độc hại.
Mặc dù những điều đó có thể nguy hiểm,
nhưng
chúng ta
vẫn nắm bắt,
tiếp cận
chúng. Chúng ta
nắm
giữ chúng bằng
các
giả định rằng, tôi
là
như thế này, tôi
là
như thế
kia;
chúng là tôi; chúng là của tôi.
Rắc rối nảy sinh ngay tại đó với
các
giả định và khái niệm dựa trên ảo tưởng.
Các
uẩn này,
tự chúng, không
có bất kỳ ý nghĩa nào. Chúng tồn tại, trong thực tế, giống như cây cối,
núi
đồi
và những thứ tương tự. Chúng ta
ý
thức được các khía cạnh khác nhau của
chúng, và
điều này
khiến
cho
chúng
trở thành vấn đề và mối quan tâm của tâm. Một khi đã chết, chúng ta không thể
nhận thức được chúng, điều đó có
nghĩa là chính tâm đã làm xáo trộn mọi thứ lên.
Nếu ở đây,
ta
không có hạnh phúc; nếu
ra
đi,
ta
không có sự hài lòng;
nếu
nắm giữ,
ta
không
được
bình
an.
Và
mọi thứ
cứ tiếp
diễn như thế. Thật phiền muộn và
bực bội
làm sao.
Tâm này tràn
đầy
ảo tưởng. Bất kể
vấn đề gì nó tiếp cận, không
có gì ngoài ảo tưởng và chấp trước
đầy tai
hại. Chúng ta
tự nhủ
rằng,
“không
thể phụ thuộc vào
tâm”,
do đó
ta
bám vào điều này hay điều kia.
Sự quán xét với trí tuệ được
thực hiện để chúng ta có thể hiểu toàn bộ
sự việc. Qua
đó, ta có thể
loại bỏ, duy trì, hay tháo
gỡ và dần dần đạt được sự tự lực.
Chúng ta
dành cho
những thứ khác một
sự quán sát
đầy đủ
để
có thể hiểu chúng. Chúng ta
nhìn nhà cửa,
nam,
nữ, động vật và vật chất;
ta
có thể biết chúng tốt hay xấu, có giá trị hay không, có đáng để giữ hay không -
nhưng tại sao chúng ta không thể nhận ra điều này về
thân?
Chúng ta không chỉ không hiểu, mà còn yêu thương,
bám chấp nó.
Chúng ta sẽ không dám yêu hoặc
nắm
giữ những thứ
vật chất
bên ngoài theo cách
đó, nhất là khi ta biết chúng không có gì tốt. Ta sẽ không màng tới chúng. Vậy
mà với thân, ta chấp nhận tất cả - xấu hay tốt. Biết nói gì đây? Đây chính là
nơi chúng ta
thực sự thể hiện sự ngu ngốc của mình.
Cặp mắt trên
đầu chúng ta nhìn thấy
thân
như thế nào, tâm chúng ta biết, nhưng tất cả đều ở mức độ hời hợt của những
người
phàm phu.
Do đó, nó tiếp tục, một cách bướng bỉnh, mà không có kiến thức thực sự,
chỉ
theo sự hiểu biết
thông thường,
thế
tục. Đây thực sự là sự thiếu hiểu biết
phổ biến,
loại ảo tưởng thông thường trong vòng
luẩn quẩn của
kiến thức. Nó không phù hợp với
chân lý,
đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm cách
mang chân lý
vào tâm;
vì
đó
là
trí tuệ.
Một khi
đã có trí tuệ,
chúng ta sẽ nhận ra sự thật - không còn bị che giấu - về bản thân chúng ta kết
hợp trong
thân
vật lý này.
Hãy quán sát
cẩn thận.
Thân này cũng chẳng to lớn gì: chỉ dài khoảng
một fathom
(do tuần),
rộng khoảng
một cubit.
Chúng ta có khả năng
quán sát
tất cả
mặt ngoài của thân
- chỉ mất một chút thời gian. Ở bên trong, hãy nhìn sâu với
tâm quán xét
chân thành, theo trạng thái và điều kiện hiện tại của nó đến
chỗ tận cùng. Nó
không thực sự đi đâu cả; nó không làm gì ngoài việc tiến tới sự tan rã và trở
về với
các yếu tố ban đầu
của nó. Chỉ
thế thôi.
Hãy dùng
trí tuệ
để quán xét thâm sâu và
và chân thật
về
chân lý
này. Khi
chân lý
đi thẳng vào tâm
một
cách
không thể chối cãi,
sự
dính chấp,
gắn bó sẽ ngay lập tức rút lui. Nếu chưa
thấy được chân lý,
thì hãy
quán sát
với
trí tuệ
cho đến
khi
điều đó
xảy ra.
Trí tuệ
này không
do ai ban phát.
Cái nhìn sâu sắc vào
thân -
là cái ở ngay
đây
với chúng ta - là cái gì đó phát sinh từ
sự quán sát, sự hiểu biết
của riêng
ta. Khi
sự hiểu biết đó hoàn
mãn, ta
sẽ hoàn toàn buông bỏ.
Chúng ta chính là
người đang
bám chấp, nên
không ai khác có thể buông
giùm ta,
vì vậy hãy
quán sát để
giải phóng bản thân.
Chỉ cần nhìn
thân
như một cái gì đó để dựa vào và tuân thủ. Nếu,
do sự ngu dốt
và thiếu khôn ngoan của bạn, bạn xem nó như là
cái ngã của
bạn hoặc thuộc về bạn, nó sẽ gây ra cho bạn
vô vàn
đau khổ. Điều này đặc biệt đúng
ở lúc cuối cùng khi
các uẩn
tan rã.
Những lo lắng và hối tiếc, yêu thương và
dính
chấp của bạn, tất cả sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Còn hơn cả “cánh
diều
đang bay cao bị đứt
dây”,
bạn sẽ quay
cuồng
cùng gió. Không ai biết bạn sẽ đi
về
đâu.
Tất
cả
mọi thứ sẽ như thế,
dù thực tế là
thân
không đáng
được quý trọng và nuối
tiếc như vậy.
Thân
được tạo thành hoàn toàn từ những thứ
đã
sẵn
mầm rã tan.
Bạn sẽ kiên trì chống lại sự thật
mãi chăng?
Khi
đến
thời
điểm
các uẩn phải
rã tan, không thể tránh né điều đó.
Đó
là sự thật,
là chân lý.
Bạn
có cố
chống lại
điều đó
bằng cách vẫn yêu thương,
trân
quý chúng,
không muốn
chúng lụn
bại,
rã tan được không?
Phủ nhận
sự thật
này,
bạn chỉ
tự chuốc thêm
khổ
vào thân,
cho đến khi cuối cùng
cũng không có
lối thoát.
Tất nhiên, trừ
khi bạn
nhanh chóng
tận dụng thời điểm
hiện tại này để
phát tán nó
qua
trí tuệ.
Nếu bạn thành công trong việc này thì bạn sẽ nhận được lợi ích to lớn
đó - hạnh phúc tối
thượng
của
Niết-bàn.
Tuy nhiên, nếu bạn
chọn
chống lại
Pháp,
thì cũng rất có thể tại thời điểm đó bạn sẽ mất khả năng và trí thông minh của
mình.
Trí tuệ là hệ thống vũ khí hiện đại
bạn
nên
sử dụng trong việc quán xét
sự thật. Giải phóng và buông bỏ [tất cả các chấp trước]
tùy theo chân lý, ngay
cả
hiện nay
khi bạn vẫn đang sống ở đây
hay
tại thời điểm
ra đi. Lúc trí tuệ đã
đánh giá rõ ràng tình hình hiện tại và tương lai
-
thì
không có gì có thể đem
lại cho bạn
vấn đề.
Niềm vui và nỗi đau vẫn còn hiện diện vì các uẩn vẫn còn hoạt động.
Các pháp phát
sinh trong sự phụ thuộc lẫn nhau.
Chính
tâm thừa nhận và chịu trách nhiệm. Nó biết nhưng không
dính chấp.
Bạn nên hiểu rằng có hai cách
mà tâm
có thể biết - hoặc biết-trong-sự
phù hợp-với
chân lý
hoặc bằng cách biết-và-nắm
giữ.
Cảm xúc thuộc bất kỳ loại
hay
cấp độ nào có mặt với các uẩn,
nhưng không phải trong tâm thanh tịnh.
Các vị
A-la-hán
không phải chịu đựng cảm xúc của cả
các uẩn
và tâm, trong khi
số phận
chúng ta
là phải nhận
lấy hợp đồng xây dựng chu kỳ tái sinh.
Khi tình trạng của các uẩn khác nhau nghiêng lệch, chúng ta
nghiêng
theo; và khi
chúng
lật đổ,
ta
cũng chổng gọng.
Đó là vì sự phụ thuộc
của
chúng ta vào
đó.
Chúng khiến nghiêng,
ta nghiêng;
khiến
ngã,
ta cũng ngã. Khi
chúng bảo ta đứng yên một chỗ,
ta
có thể
đứng yên
tới
một mức độ nhất định
nào đó,
nhưng
chúng lại
không sẵn sàng đứng yên. Ngay cả khi
chúng
vẫn tồn tại và chưa
chạm
đến cái chết, chúng ta vẫn
bức xúc
về cái chết hơn
chúng.
Do đó, chúng ta cần phải
quán sát
rõ ràng để thấy với
trí tuệ
rằng
các thứ
này chỉ là một cái
ta phải
tuân theo.
Ngày
tháng...
giờ phút...
thời
gian
kiên trì bào mòn
tất cả mọi thứ. Nếu chúng ta nhìn thấy
được
cách thời gian và thiên nhiên ăn mòn, gặm nhấm những thứ này, ta sẽ thấy nó
giống như
con chó
gặm nhấm xương thịt. Không có gì khác biệt cả.
Chú chó sẽ
tiếp tục gặm nhấm, cắn xé cho đến khi không còn gì để răng của nó
cắm
vào.
Như thế,
các uẩn
cũng bị ăn mòn đi
theo cách
đó.
Chúng
tiếp tục tan rã từng chút
từng chút
một, cho đến khi
chúng đạt
đến sự thật cuối cùng.
Cho dù chúng ta đang ngồi, đứng, đi, nằm hay ngủ ngon lành, thời gian vẫn tiếp
tục ăn mòn, gặm nhấm. Tan rã,
tiêu hao
và suy giảm.
Việc gặm nhấm,
ăn mòn không dừng dứt.
Vậy
mà
bạn nghĩ rằng bạn có thể
chống
đối,
ngăn chặn
chúng?
Không, không có gì
có thể
ngăn cản chuyện này. Đó là
một
quá trình [không thể tránh] của tự nhiên - một cái gì đó
quá to lớn.
Giả định của chúng ta
là sai, và những gì sai không
thể so
với những gì đúng và
chân thực.
Sự tan rã là một quá trình khá chính xác;
nó
tuân theo nguyên tắc tự nhiên. Chống lại bản chất thiết yếu là sai lầm của tâm,
sẽ
phải kết thúc trong đau khổ.
Hãy bắt
đầu ngay bây giờ với
sự quán sát
toàn diện về những điều này. Khi
cuối cùng cũng đến
thời gian
phải ra đi,
sẽ không có
sự
run
sợ
vì
sự quán xét
và hiểu biết của
ta
đã hoàn tất và
ta
biết rằng đây là cách không thể tránh khỏi của mọi thứ. Không còn cách nào khác.
Vì vậy, hãy để mọi
thứ
đi theo con đường riêng của
chúng.
Bất kể điều gì xảy ra, hãy để nó xảy ra mà không cố gắng chống lại
chân lý.
Cảm giác đau đớn đốt cháy
thân
và nó dần dần trở nên giòn và
“quá
chin”.
Nó dần dần suy giảm cho đến khi nó vỡ
vụn,
tan rã. Tuy nhiên, tâm được bao
bọc
bởi chánh niệm và trí tuệ sẽ không bị
tan
vỡ, sẽ không bị dập tắt và sẽ không
“bám
trụ”.
Nó là chính nó, tự lực cánh sinh, không cần phải phụ thuộc vào bất cứ điều gì -
và vô cùng tự
tại.
Ngay đây là nơi chúng ta thấy
được
tầm quan trọng của
sự quán sát,
giá trị của nó đối với tâm. Đây là lý do tại sao các
bậc
hiền triết
-
trước tiên là
Đức Phật
-
chính yếu đã
dạy chánh niệm và trí tuệ
cho chúng ta,
để ta có thể
lôi
kéo tâm ra khỏi đống lửa và giải phóng nó khỏi nguy hiểm.
Giáo lý của
tất cả các
vị Phật đều được dạy theo cùng một cách. Đó
là do các nguyên tắc tự nhiên
giống
như nhau, và các ô nhiễm
cũng
luôn giống nhau. Không có Đức Phật nào sẽ dạy khác đi hoặc
lệch ra khỏi
điều này.
Sự thực
hành luôn là
để
loại bỏ các ô nhiễm - dù lớn hay nhỏ - khỏi tâm. Điều này xuất phát từ các
nguyên tắc cơ bản của Pháp, mà tất cả
các vị
đều dạy. Nếu chúng ta đi chệch khỏi những nguyên tắc này,
ô nhiễm sẽ cười vào mặt
chúng ta.
Do đó, hãy
quán xét.
Dù
rộng hay hẹp thế nào - toàn bộ vũ trụ và các nguyên tố
vật chất.
Có gì ở đó mà tâm có thể
dựa vào hay
ẩn náu? Hãy lưu ý đến thuật ngữ "nơi ẩn náu" này.
Ngay cả những điều có liên quan mật thiết đến bản
thân chúng ta cũng không an toàn.
Ngoài thân ra, ta khó
hy vọng
có thể
tìm
được
nơi ẩn náu
ở
bất cứ đâu.
Ngay cả những điều liên quan chặt chẽ với chúng ta
cũng không đáng tin cậy. Nếu chúng ta không thể nhận ra mối đe dọa mà chúng gây
ra, thì chúng ta có thể nhìn thấy ở đâu khác?
Ta phải nhận ra được mối
nguy hiểm
ngay tại đây, và tâm phải lánh xa hiểm họa này. Sự hoàn mãn
sau đó phát sinh một cách đầy đủ được gọi là:
“Attā
hi attano nātho”:
“Tự
ta là người cứu
độ
ta”.
Tâm
không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. "Giới",
"định"
hay "tuệ" trong giai đoạn cuối cùng của việc giải phóng là những thuật
ngữ không còn cần thiết nữa. Tại sao
phải nương tựa vào
các
dụng
cụ đã
làm xong công
việc loại bỏ các ô nhiễm
của chúng.
Các
dụng
cụ được đặt
xuống tùy điều kiện. Thí dụ, ta cầm dao lên
để cắt rau,
gọt củ, nhưng phải
đặt
nó
sang một bên khi chúng ta
ngồi xuống bàn ăn. Vì không ai ăn dao.
Giới, định và
tuệ là những
dụng
cụ
dùng
để đối phó với các ô nhiễm. Khi các ô nhiễm được loại bỏ, tất cả các vấn đề
của tâm
cũng biến mất.
Khi
cuộc sống vẫn
đang tiếp diễn thì các dụng
cụ này có thể được sử dụng vì lợi ích cho
mọi người, phù
hợp với các khái niệm thông thường. Tuy nhiên,
không cần thiết phải có chúng
để sửa chữa các ô nhiễm lần nữa.
Nhất là
vào thời
khắc
cuối cùng
khi sự qua đi của
các yếu tố và uẩn sẽ diễn ra, chắc chắn không
còn
cần bất cứ điều gì. Chánh niệm và trí tuệ không còn là một vấn đề và
thân không khiến ta phải quan tâm,
vì tất cả
mọi
vấn đề trong tâm
đã kết thúc. Không có gì có thể
khiến ta
quan tâm. Vì
thế,
bạn nên tiến tới
việc
kết thúc
các
vấn đề này, vì đó
là nơi tất cả
mọi
lo lắng của bạn sẽ chấm dứt.
Nếu bạn vẫn có vấn đề - thì đó là một vấn đề. Chúng ta nghe về những vấn đề liên
quan đến đau khổ và khó khăn, liên quan đến sinh, lão, bệnh tật và cái chết.
Chúng bám
theo sau
những gì ta gọi là "vấn đề".
Với sự kết thúc của các vấn đề, tất cả
mọi quan tâm
chấm dứt.
Hãy quán sát
và
thấu
hiểu. Tất cả những điều
sư
đã đề cập ở đây nằm trong
thân tâm
của bạn.
Hãy phân
tích chúng
bằng
sức mạnh của chánh niệm và trí tuệ.
Quán xét
ngày này qua ngày khác. Đừng tự mãn.
Không
phải chánh niệm và trí tuệ là cái gì đó có thể được đưa vào để nấu,
để
ăn, nhưng chúng có thể được đưa vào để đối phó với các ô nhiễm.
Sử
dụng chúng theo cách này,
ta sẽ có thể loại bỏ uế nhiễm cả ngày dài.
Tuy nhiên, sự tự mãn sẽ chỉ khiến bạn chìm xuống
-
như thế thì
chắc chắn không có gì
lợi ích cả. Kết quả
cuối cùng là khi bạn bị kẹt
cứng
trong góc
tường,
bạn
còn
không biết
trí tuệ
của
mình
đã biến
đi
đâu.
Bạn chỉ còn cách
đập đầu vào tường.
Nhưng làm vậy
chắc chắn không lợi
ích gì!
Trái lại, bạn
phải nỗ lực, sử dụng bất kỳ phương tiện,
cách thức
nào, để tìm
được lối
ra. Hãy cố gắng hết sức mình. Đạt đến
mức tận cùng của
khả năng
(hiện tại)
của chúng ta.
Đó
là tất cả những gì
ta
có thể
làm được.
Chúng ta chấp nhận bất
cứ
trạng thái hay cấp độ nào
mà ta đạt tới
- vì
ta chỉ có thể đạt đến mức
đó. Nhưng
nếu như sự nỗ lực chưa
vượt quá khả năng,
chúng ta
phải
cố gắng đi xa hơn,
bằng mọi cách phải
vượt qua.
Đắm chìm
trong vòng
sinh tử
cũng giống như
khi một con tàu bị lật.
Mọi
thứ trên tàu đều
chìm
xuống. Con tàu, hàng hóa
đều chìm cùng
với
người chết. Chúng ta
chìm
xuống
cùng
với các yếu tố và uẩn thông qua ảo tưởng và
si mê. Thân chìm xuống theo
bản chất của nó, nhưng tâm
chìm
thì
vì
chính
sự ngu ngốc của nó. Bạn có chấp nhận điều đó không? Không có gì tốt
đẹp
về
sự thất bại
này. Tâm
chìm sâu dưới đáy vì
sức
ép của ảo tưởng;
và
điều đó chắc chắn là không tốt. Thực
ra, đó
là
một
thảm
họa không được trông chờ.
Chính vì lý do này mà chúng ta phải
chắc chắn
rằng
mình đang liên tục
tìm kiếm lối thoát
ra.
Quán sát
để
tìm
thấy sự thật.
Đặc
biệt là sự thật về những cảm giác đau đớn,
khó chịu của
thân
và tâm.
Điều này rất quan trọng.
Tâm
nắm bắt
quá
nhiều đến nỗi nó trở thành một bệnh tâm thần
bên cạnh những thứ
khác. Nhận ra rằng năm
uẩn
không phải là
“tôi”:
sắc, thọ, tưởng, hành và thức, chỉ
là những điều kiện đặc biệt phụ thuộc lẫn nhau trong các yếu tố và uẩn. Tâm
là một cái gì đó tách biệt. Bằng cách
quán chiếu,
phân tích
thành công,
thông qua
chánh niệm và trí tuệ,
bạn sẽ đạt được sự an toàn,
thoát
khỏi mọi hiểm
nguy.
Cái chết - hãy để nó đi theo con đường của nó. Tất cả mọi thứ trên thế gian
này đều chết, cái chết
đã
được
cài sẵn
trong
chúng.
Vậy thì làm
sao
bạn có thể mong
chúng
bền bỉ,
thường hằng
- khi
thời điểm chúng phải chết
đến,
thì chúng
phải chết. Không gì có thể
cản trở,
hạn chế điều này. Ngay cả các
vị
A-la-hán
cũng
phải chết; tuy nhiên, đối với họ, có sự khác biệt là họ
ra đi
không
chút
quan tâm,
lo lắng.
Ngược lại,
chúng ta
lo lắng ngay cả trước khi cái
chết
đến
-
hoảng loạn, bám víu.
Khi
cái
chết
đến,
sự lo lắng,
bám chấp càng
tăng lên,
chồng chất thành một mối đe dọa lớn hơn núi. Hãy cẩn thận để điều đó
không
xảy ra với bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn vượt qua những lo lắng như vậy.
Như
sư
luôn nói, hãy chuẩn bị và thiết lập bản thân với
“kusalā
dhammā”
(thiện
pháp).
Đây là
“kusalā”
của
chúng ta.
Bất cứ
khi
nào akusalā
(bất thiện) có mặt,
hãy xua đuổi nó với
sự khéo léo,
đó
là chánh niệm và trí tuệ của riêng bạn.
Đây là những gì được gọi là
“tụng
kusalā cho
bản thân”,
và đó là điều bạn phải
tự
làm.
Dựa
vào người khác để tìm
cho bạn
các nhà sư để tụng
"kusalā dhammā"
sau
khi bạn
chết
sẽ
gây ra rất nhiều phiền toái.
Là điều chúng ta không muốn xảy ra.
"Kusalā dhammā":
chuẩn bị cho mình
đầy
đủ
sự tinh xảo, trọn vẹn
và bao gồm tất cả, và sẽ không
còn
cần bất cứ
thứ
gì khác.
Như một “vị chứng thánh”, bạn
sẽ chết mà không có sự hỗn loạn và
bối rối.
Lúc này chỉ có vậy. Xin tạm biệt.
Diệu Liên Lý Thu Linh
trích dịch theo bản tiếng Anh To The Last Breath do Tỷ-kheo Ariyesako
biên tập.
Dẫn theo lời giới
thiệu trong Tuệ phát triển định, dịch giã Minh Hạnh, Diệu Hạnh,
Thư viện Hoa Sen.
Kinh Pháp cú,
phẩm Tự ngã, kệ 160, HT.Thích Minh Châu dịch: Tự mình y chỉ
mình/ Nào có y chỉ khác.