Trầm cảm như là một tâm sở
tram cam
TRẦM CẢM NHƯ LÀ MỘT TÂM SỞ
1.
Trầm cảm như là một tâm sở
Thông tin này được rút ra từ tác phẩm Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
theo Phật giáo Tây Tạng. Lâu nay truyền thống Duy thức với các quyển Bách
pháp minh môn luận, Duy thức Tam thập tụng hay là Thành Duy thức
luận
chỉ
đề cập đến 51 tâm sở. Theo quyển Chết, vào thân trung ấm và tái sinh theo
Phật giáo Tây Tạng thì chúng ta có đến 80 tâm sở và trầm cảm là một
tâm sở màu
đen, được cắt nghĩa là tâm phiền muộn. Đây là một tin mừng dành
cho các bệnh nhân trầm cảm. Bệnh trầm cảm được quan niệm là không thể chữa khỏi.
Nếu chấp nhận trầm cảm như là một tâm sở thì bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa
lành được, vì ngoài tâm sở trầm cảm ra, chúng ta còn có rất nhiều tâm sở tích
cực để thay thế. Thông thường chúng ta có mười một tâm sở thiện, đó là tín, tàm,
quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất
hại.
2. Mối nguy hại của trầm cảm
Trầm cảm không loại trừ một ai. Tổ chức Y tế
Thế
giới
(WHO)
đã từng dự báo rằng năm vừa qua, năm 2020, trầm cảm là căn bệnh gây tàn phế đứng
thứ hai thế giới, xếp sau bệnh tim. Tuy nhiên không phải ai bị trầm cảm cũng trở
thành tàn phế. Abraham Lincoln bị trầm cảm nghiêm trọng trong suốt cuộc đời,
nhưng ông đã lãnh đạo nước Mỹ
vượt qua được nhiều khó khăn cho đến ngày ông bị ám sát. Các nhà
văn như Charles Dicken hay Leo Tolstoy đều bị trầm cảm nhưng họ vẫn có những
đóng góp to lớn cho
nền
văn học thế giới. Điển hình nhất là nhà văn nữ J.K.Rowling,
tác giả của bộ truyện Harry Potter. Bà đã bị trầm cảm đến mức từng muốn
tự sát nhưng sau đó đứa con tinh thần Harry Potter đã
khiến
bà trở nên nổi tiếng và giàu có.
Chính trong tác phẩm Harry Potter, Rowling đã mô tả bệnh trầm cảm dưới
hình ảnh các giám ngục Azkaban. Đó là những sinh vật không có tình người, không
cảm xúc, nơi nào chúng đi qua, nơi đó lạnh lẽo và băng giá. Chúng làm người ta
luôn nhớ đến những ký
ức tồi tệ nhất và có cảm giác không bao giờ vui được nữa. Cách để xua đuổi những
tên giám ngục, hiện thân của bệnh trầm cảm, đó là nhớ đến một ký
ức hạnh phúc nhất.
Bản thân tôi cũng đã từng phải vượt qua trầm cảm,
cho
nên tôi viết bài này để động viên chính mình và những ai đã từng một lần rơi vào
phiền muộn. Rằng ai cũng có hạt giống trầm cảm trong tâm. Rằng trầm cảm không
phải là một căn bệnh nan y. Nhưng chúng ta cần ý thức được tầm nguy hiểm của
chứng bệnh này.
Trầm cảm nghĩa là bạn buồn không phải vì mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn,
mà buồn khi tất cả mọi thứ vẫn tốt đẹp. Mới sáng hôm qua thôi, tôi bước ra ngoài
trời và bắt gặp một buổi sáng trong veo như sáng mùa thu. Mặc dù vừa trải qua
đợt nắng gay gắt nhất của giữa mùa hè, nhưng những trận mưa đã làm không khí dịu
lại. Gió mát, nắng vàng, và trời thì trong đến nỗi những rặng núi
ở đằng
xa
đã
hiện lên rõ mồn một. Một dải hoa cỏ lạc màu vàng tươi sáng khoe sắc dọc đường
vào chùa. Cảnh buổi sáng dịu dàng, êm đềm và xinh đẹp đến thế mà tôi nhận ra
mình không thể nở được một nụ cười. Thiệt thòi cho tôi biết bao. Thiên nhiên hữu
ý mà người thì vô tình. Đó là do hạt giống buồn đau trong lòng tôi còn quá lớn,
nhưng nhận ra mình phiền muộn giữa một khung cảnh nên thơ như thế cũng đã là một
tiến bộ rồi.
Mối nguy hại nhất khi bạn mắc chứng trầm cảm không phải là nguy cơ tự sát, mà
theo tôi, chính là lòng tự trọng của bạn giảm sút. Cũng vừa hôm qua tôi bị sư
huynh mắng là không biết xấu hổ. Trong khi mọi người tất bật làm việc thì tôi
ngủ và ngủ. Ngủ để quên phiền muộn, để xoa dịu những tổn thương mà phần lớn là
do mình gây ra. Và một người bình thường không bao giờ hiểu được cảm giác của
một người trầm cảm. Vì vậy tôi tha thứ cho chính mình và không suy nghĩ gì về
những lời đánh giá không biết xấu hổ của người khác. Đơn giản vì họ nói
đúng. Vấn đề là tôi phải tự tưới tẩm hạt giống tàm quý cho chính bản thân mình.
Cảm giác của người trầm cảm là muốn giúp đỡ người khác nhưng thấy mình bất lực
và vô dụng. Từ chỗ đó, người khác nhìn họ như một loại người vô cảm với nỗi đau
của người khác, tệ hơn là không biết xấu hổ.
3. Nguyên nhân của trầm cảm
Đức Phật từng dạy rằng nguyên nhân của bệnh tật là do tâm ô nhiễm. Tâm ô
nhiễm làm máu ô nhiễm, từ đó sinh ra các loại bệnh.
Khi nói đến nguyên nhân của trầm cảm,
Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn giải thích ngắn gọn là do không biết thương yêu
người khác. Một quyển sách khác nói rõ về trầm cảm là
quyển
Điều trị bệnh tận gốc, năng lực chữa lành của tâm bi mẫn.
Quyển sách này
chỉ ra
hai
nguyên nhân của trầm cảm:
thứ nhất là do tâm vị kỷ,
thứ hai là do nghiệp tà dâm trong quá khứ.
Hiểu được điều này chúng ta dễ dàng loại trừ nguyên nhân gây trầm cảm để chấm
dứt căn bệnh. Với tôi, rải tâm từ là một phép thực tập rất dễ chịu. Ngay khi vừa
niệm Mong cho tôi không có oan trái với mọi chúng sinh,
mong cho tôi thoát khỏi sự khổ tâm, mong cho tôi thoát khỏi sự khổ thân
là ngay lập tức tôi đã có thể mỉm cười. Cảm thấy mình thương yêu được chính
mình. Trước kia tôi cứ lầm tưởng
rằng
thỏa mãn được mọi ước vọng của thân xác là thương thân, nhưng không phải
vậy…
Phát Bồ-đề
tâm
cũng là một cách để vượt thoát trầm cảm. Nếu như rải tâm từ là cách để thương
yêu chính bản thân mình và người khác thì phát Bồ-đề
tâm
giúp chúng ta khắc phục tâm vị kỷ.
Đây là bài học phát Bồ-đề
tâm
mà tôi đã được dạy: “Chúng sinh
sung mãn hư không giới, phiền não sung mãn khắp chúng sinh,
ác nghiệp sung mãn khắp phiền não, khổ bức sung mãn khắp ác nghiệp. Những chúng
sinh
đang chịu khổ kia đều đã từng là cha là mẹ của mình, tất cả đều có ơn nặng với
mình, mình phải làm gì để họ an lạc đây. Hiện giờ, tôi không có khả năng gì để
cứu giúp họ được cả, vì vậy, để làm lợi ích cho những chúng sinh
này, tôi phải chứng đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác để làm lợi lạc cho
tất cả chúng sinh”.
Cho đến nay, bài học này vẫn luôn làm tôi dễ chịu mỗi khi nhớ đến.
Một bài học khác để thoát khỏi trầm cảm mà tôi từng áp dụng hiệu quả là quán
chiếu hạnh phúc mỗi ngày đồng thời lạy danh hiệu Bồ-tát
Quán Thế Âm. Quán chiếu hạnh phúc là để tưới tẩm hạt giống hạnh phúc cho bạn,
một lúc nào đó hạt giống trầm cảm sẽ bị đẩy lùi, và lạy danh hiệu Bồ-tát
Quán Thế Âm là để cầu tha lực, đồng thời sám hối nghiệp tà dâm đã khiến bạn mắc
chứng trầm cảm.
Phẩm
Phổ
môn
của
kinh
Pháp
hoa
dạy: “Nếu người nhiều dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát
liền được ly
dục”. Khi quán chiếu hạnh phúc, bạn tìm ra những điều gì làm bạn hạnh phúc mỗi
ngày rồi để nó trong tâm, nó sẽ nuôi dưỡng bạn. Nếu bạn chưa nghĩ ra thì bảy
thứ
hạnh phúc sau đây có thể đúng trong mọi trường hợp:
1. Ta đang còn sống
2. Ta có sức khỏe
3. Ta có đủ sáu căn
4. Ta có tự do
5. Ta có phương tiện vật chất
6. Ta có tình thương
7. Ta có sự hiểu biết
4. Trầm cảm là vô thường
Trầm cảm làm chúng ta mất đi lòng tự trọng. Trong trường hợp đó, tín ngưỡng có
thể cứu rỗi chúng ta. Bản thân tôi may mắn đến với Phật giáo trong những ngày
trầm cảm. Có những lúc đầu óc căng thẳng biến tôi trở nên bất bình thường, nhưng
chỉ cần theo đại chúng tụng kinh Pháp
hoa
là tôi tỉnh táo trở lại. Thay vì đi vào bệnh viện tâm thần, tôi kiên trì đi hết
chùa này sang chùa khác với niềm tin và mơ ước mãnh liệt về một hạnh phúc có
thật, cho đến ngày tôi gặp vị thầy hiện tại của tôi.
Điều kỳ
diệu là chỉ nghĩ đến thầy tôi, tôi cũng đã đủ hạnh phúc. Nếu bạn nghĩ rằng
làm
tu sĩ Phật giáo
thì
luôn
được người khác
cho ăn kẹo ngọt, và tu viện Phật giáo là thiên đường
đầy
hoa, thì bạn lầm. Rất nhiều người cho rằng thầy tôi là một người khó tính, nhưng
với tôi, thầy tôi là một người cực kỳ
dễ chịu và ngọt ngào theo cách riêng của Người. Người luôn tìm
ra được ưu điểm của người khác để thương yêu.
Với cá nhân tôi, tôi có những kỷ
niệm nho nhỏ về tuổi thơ thiếu thốn của mình:
ước
mơ về những trái chùm bao chưa bao giờ được ăn trọn vẹn;
ký
ức về cây sồi mọc ven hồ trong vườn nhà bà nội, cứ mỗi trái nào ra là mấy chị em
con nhà nghèo chúng tôi đợi chờ khao khát, mong đến lúc trái sồi phổng phao thơm
lừng thì hái xuống chia mỗi người một miếng. Vậy mà khi tôi bước chân vào ngôi
chùa của
sư
phụ tôi bây giờ,
ở đó
luôn có một vườn chùm bao chín vàng ươm
và
một cây sồi trĩu quả, thơm lừng trái chín,
thế nhưng
không ai đoái hoài, chỉ để làm mồi cho lũ dơi. Thỉnh thoảng
sư
phụ tôi cười hiền, nhắc khẽ: “Trái chùm bao ăn ngon lắm đấy nhé”. Nhưng Người
chưa bao giờ ăn. Tôi có cảm giác
sư
phụ tôi nhìn thấy rõ cả quá khứ của tôi. Và sự hiện diện của Người
đã
chữa lành vết thương quá khứ cho tôi, lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn tôi
từng chút từng chút một.
Trong cơn trầm cảm, tôi có thể thấy tôi là một người hoàn toàn đáng ghét. Đó là
một người không có lòng tự trọng, không có lòng biết ơn, muốn làm tổn thương
chính bản thân nhưng lại sợ người khác làm hại mình. Trong cơn trầm cảm, tôi
thấy thế giới quay lưng lại với tôi, tất cả mọi người đều là kẻ thù của tôi, và
tôi ra sức chống đối họ. Sự thật thì gia đình và bạn bè chỉ nhìn tôi với cái
nhìn thương xót.
Tôi đã từng có cảm giác mình ở trong một đêm đen trường kỳ
không bao giờ thấy lối thoát. Trong chừng khoảng hai mươi năm tôi mất khả năng
cười. Cho đến lúc tôi xuất gia, một hôm trong khi tôi đang chăm chú lau sạch
hành lang trai đường, một cô bé trẻ măng đến gặp tôi và nói: “Cô ơi, con thấy
trong lòng phiền muộn, cô có thể cho con ở chùa suốt ngày hôm nay được không
cô?”. Phản xạ đầu tiên của tôi là nở một nụ cười thật rạng rỡ với cô bé. May
thay, cô bé mỉm cười theo. Sau khi tâm sự, tôi biết nguyên nhân nỗi phiền muộn
của em là từ một cuộc tình tay ba đồng tính. Mọi thứ quá khả năng của tôi nên
tôi thưa với quý vị lớn. Đó cũng là cơ hội để tôi nhìn lại chính mình. Tôi không
nghĩ có ngày mình có thể nở một nụ cười để cứu giúp người cùng cảnh ngộ và có
thể làm họ cười theo. Tiễn cô bé về, tôi chỉ tặng em hai chữ
“vô
thường”.
Trầm cảm là một hiện tượng tâm lý, nó cũng vô thường như mọi hiện tượng khác. Sự
thật là khi nghĩ đến vô thường mà đỉnh điểm là cái chết, chúng ta có thể cảm
thấy thanh thản hơn rất nhiều,
đặc
biệt là với người hay sợ hãi, âu lo và nhiều bám víu như tôi. Cho nên một trong
những cách hay nhất để vượt qua trầm cảm là nghĩ đến câu: “Chuyện này rồi sẽ
qua”, như một câu thần chú cho mọi trường hợp.
Bạn cũng có thể quán nhân duyên để thấy mình nằm trong mối liên hệ với người
khác và với xung quanh. Trong kinh Kim
cương
Đức
Phật dạy:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
Khi tiếp xúc với bài kệ này, điều làm tôi thắc mắc là “pháp hữu vi là gì”. Pháp
hữu vi là các pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành. Vậy thì chính thân thể này là
pháp hữu vi. Nó do đất nước gió lửa mà thành. Nó không có thật, nó có đó rồi
không đó. Năm uẩn là pháp hữu vi. Chúng vô thường, chúng không có thật. Nghĩ như
vậy tôi có thể giải phóng mình ra khỏi sợ hãi và lo lắng. Tất cả đều chỉ là một
cơn mộng.
Thích nữ Tuệ Anh