Quần thể hang động Mạc Cao

quan the hang dong

Nguyễn Đăng

Trong tất cả những địa điểm được khai quật trên Con đường tơ lụa, quần thể hang động Mạc Cao (莫高窟) được xem là di tích quan trọng nhất. Di tích đặc biệt này bao gồm hàng trăm hang độngđược tạo tác qua nhiều thời kỳ, được trang trí với những bích họa, tranh tượng, và ở đó lưu giữ vô số những kinh sách và tài liệu quý giá được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau trên những chất liệu khác nhau. Nhờ vào thời tiết khô ráo và không có sự xâm hại của con người, những bích họa, tranh tượng, kinh sách… nàyđã được lưu giữ khá nguyên vẹn, trở thành một bảo tàng lưu trữnhững nguồn tư liệu vô cùng quý giá.

Trước khi Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc, những đền miếu ở Trung Quốc (của Đạo giáo và Nho giáo) chính yếu được làm bằng gỗ mà chúng phù hợp với những điều kiện của xứ sở này. Truyền thống chùa hang động được khắc đục vào vách núi có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi khan hiếm những vật liệu xây dựng bằng gỗ hơn và nơi kỷ thuật điêu khắc đá phát triển hơn ở Trung Quốc, như chúng ta đã biết qua những quần thể chùa động nổi tiếng như Ajanta và Ellora.

Như đã được đề cập trong bài viết trước, hang động đầu tiên ở Mạc Cao do một Tăng sĩ tên là Lạc Tôn kiến tạo vào năm 336 TL. Sau đó nhiều người noi gương ôngthực hiện tiếp công việc này và từ đó hàng trăm ngôi chùa hang lần lượt xuất hiện. Việc kiến tạo quần thể chùa hang này đã đưa một lượng lớn các nghệ sỹ và thợ thủ công đến làm việc tại Mạc Cao. Những người này được cho đã sống trong những điều kiện khó khăn để thực hiện công việc. Họ thường sống trong những hang động nhỏ ở phía Bắc của quần thể, ngủ trên những chiếc giường bằng gạch và được trả công rẻ mạt. Việc họa vẻ những bức bích họa cũng được cho là khá khó khăn, khi họ phải sử dụng những ngọn đèn dầu với ánh sáng leo lét để thực hiện công việc…

Việc kiến tạo quần thể hang động này trải dài qua nhiều thế kỷ, và vào đời nhà Đường, thời kỳ Phật giáo hưng thịnh khắp cõi Trung Quốc, có hơn một ngàn hang động được tạo tác tại Mạc Cao. Nhưng sau đó,vào thời Nguyên, khi con đường giao thương mới bằng đường biển thay thế Con đường tơ lụa, Mạc Cao dần bị bỏ quên. Và vào khoảng thế kỷ XIV, những hang động này bị bít kín và bỏ rơi.Vào năm 1900, một Đạo sĩ  tên là Vương Viên Lục (王圓籙) tình cờ phát hiện quần thể những hang động này. Nhận ra tầm quan trọng của chúng, ông bỏ hết mọi công việc để dành thời gian khai quật và khám phá quần thể hang động. Ông tô sửa lại các bích họa, trồng cây làm vườn và xây một ngôi nhà khách. Công việc được trợ giúp bởi hai vị đệ tử với nguồn tài chính có được bằng việc xin trợ cấp từ những đoàn thám hiểm.

Công việc của ông có lẽ sẽ mãi chẳng có ai biết đến nếu không có một sự khám phá đặc biệt. Một hôm, Vương Viên Lục mở một hang động bị bít kín bằng gạch (động số 17) và phát hiện một kho tàng đồ sộ các bản chữ viết, kinh sách và tranh vẻ trên lụa và giấy. Chúng có niên đại khoảng 1.000 năm tuổi và hầu như không bị hư hại. Đây được xem là một trong những khám phá khảo cổ lớn nhất của thế kỷ XX.

Tin tức về việc khám khá này đến tai những nhà chức trách Đôn Hoàngbấy giờ và họ đã tìm đến lấy đi một số bản chữ viết cho riêng họ và sau đó giấu kín phần còn lại trong hang động, bởi vì họ không thể đưa hết phần còn lại đi do vì phí vận chuyển quá đắt đỏ. Nhưng sau đó vào năm 1907, nhà thám hiểm và học giả người Hungary làm việc cho Anh tên là Aurel Stein đã đến đây. Stein thuyết phục vị Đạo sĩ mở lại cửa hang động này và ông choáng ngợp trước kho lưu trữ vô giá mà theo ông chúng bao gồm những bản kinh gốc được Huyền Trang mang từ Ấn Độ đến, cùng với những kinh sách Phật giáo khác được viết bằng tiếng Sanskrit, Sogdian, Tây Tạng, Runic-Turkic, Trung Quốc, Uigur và những ngôn ngữ khác mà Stein không thể nhận biết. Cũng có vô số những tranh vẽ quý hiếm trên lụa và giấy có niên đại thời Đường.v.v… Stein hiến tặng một số tiền khoảng 130 bảng cho quỹ trùng tu của Vương, sau đó mangkhoảng 7.000 bản chữ viết và 5.000 tranh vẻ đến Anh. Sau đó, một người Pháp có tên là Paul Pelliot cũng trả một số tiền tương tự và chở 6.000 bản chữ viết về Paris.

Vào năm 1920, những hang động Mạc Cao ít nhiều bị thiệt hại khi một đảng lớn của những người Nga Trắng đã sử dụng các hang động làm doanh trại và bôi xóa những bức bích họa. Nhưng những công trình nghệ thuật ở đây không bị thiệt hại vào thời Cách mạng Văn hóa. Người ta cho rằng chúng được bảo vệ bằng một lệnh riêng của Chu Ân Lai.Ngày nay, địa danh này là một điểm thuhút du lịch quan trọng và chủ thể của một đề án khảo cổ. Những hang động Mạc Cao trở thành Di sản thế giới vào năm 1987.

Xem gì ở quần thể hang động Mạc Cao ngày nay?

Vốn có đến 1.000 hang động ở Mạc Cao, nhưng hiện có khoảng 500hang còn tồn tại. Khoảng 30 hang động mở cửa cho tham quan; những hang động còn lại được đóng cửa.

Nhìn chung, những hang cổ nhất là nằm ở giữa triền núi. Mỗi hang động được đánh một con số ở trên cửa. Những hang động ở đây không thắp điện ở bên trong nhằm để bảo vệ những bích họa, nhưng những hướng dẫn viên sẽ mang theo đèn pin và du khách cũng có thể mang theo nếu muốn.

Những hang động Mạc Cao đầu tiên do những Tăng sĩ Phật giáo đục vào thời Bắc Ngụy. Những hang động thời kỳ này thường có kích cở nhỏ và được chống đỡ ở giữa bằng một cột lớn. Thường có một tượng Phật được đặt ở trung tâm, và những bức tượng Phật nhỏ với các màu đen, trắng, xanh da trời, đỏ và xanh lá cây được đặt quanh các bức tường. Những bức tượng này được làm bằng đất nung.

Những bích họa ở các hang động Bắc Ngụy cho thấy ảnh hưởng lớn nghệ thuật nước ngoài – khuôn mặt có mũi dài và tóc xoắn và phụ nữ có ngực lớn. Ở hang động số 101, có niên đại cuối thế kỷ V, Đức Phật trông giống như chúa Giê-su, mà nó gợi nhớ đến bức bích họa Byzantine ở Hy Lạp. Ở hang động 257, Đức Phật mặc một trang phục tương tự như một áo choàng La-mã; những hang động 428 và 259 cho thấy ảnh hưởng Ấn Độ. Nhưng những khởi đầu của ảnh hưởng Trung Quốc cũng được nhìn thấy ở nơi những vị thiên thỉnh thoảng xuất hiện bên trên.

Sự phát triển tranh minh họa có thể nhìn thấy ở những hang động thời kỳ đầu này. Hang 45, niên đại đầu thế kỷ VI, miêu tả một câu chuyện Jataka mà ở đó Đức Phật bố thí thân mình cho một con cọp mẹ đói để nó có thể nuôi con. Minh họa được trình bày lần lượt từ phải qua trái và được phân chia bằng những phong cảnh đơn giản. Hang động 257 mô tả Jataka về tiền thân Đức Phật làm một con nai chúa. Hang động 254 miêu tảĐức Phật hàng phục Ma vương.

Yếu tố nghệ thuật Trung Quốc xuất hiện vào cuối thời Bắc Ngụy, vào khoảng giữa thế kỷ VI. Trong số những bích họa thời Bắc Ngụy ảnh hưởng Trung Quốc nhất là hang 120N.Hang động 246 mang hình thức thời Bắc Ngụy, nhưng các tượng và bích họa ở đây thuộc thời kỳ Tangut (党項/Đảng Hạng, đầu thế kỷ XI). Hang động có hình vuông với một cột ở trung tâm, với mái trần có chóp nhọn với những hoa sen.

Hang chính thuộc thời kỳ này luôn được mở cửa là hang 249, và ở đây có thờ tượng Phật Di Lặc và được trang trí với những bức bích họa. Hang 428 có một trụ cột ở giữa và có mái hình chữ V. Ở đây có một bức bích họa mô tả câu chuyện tiền thân Mahasattva. Câu chuyện kể về ba vị thái tử đi săn và gặp một con cọp mẹ đói cùng với các con của nó. Người em út, tiền thân của Đức Phật, đã gieo mình trước con cọp mẹ để cho nó ăn thịt để nuôi con nó. Những người anh của ngài sau đó xây một ngôi tháp để tưởng nhớ việc làm vô ngã của em mình.Bên dưới bích họa là chân dung của 4.200 vị thí chủ hiến cúng tiền cho các tranh vẻ.

Đời Tùy tuy ngắn ngủi nhưng Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo rất hưng thịnh. Có hơn 70 hang động được tạo tác tại Mạc Cao trong 4 thập niên thuộc triều đại này. Nghệ thuật ở những hang động thời kỳ này cho thấy giảm bớt sự ảnh hưởng của phương Tây.Những hang động đời Tùy bỏ đi cột chống ở giữa và thay phong cách thời Ngụy bằng những đường nét phức tạp và gia tăng tối đa việc sử dụng màu (gồm cả vàng và bạc). Những bức tượng thời kỳ này có y áo mang phong cách Trung Quốc.

Nghệ thuật của những hang động Mạc Cao đạt đển đỉnh điểm của nó dưới thời nhà Đường. Những chủ đề được rút ra từ những truyền thống quá khứ và cả đời sống thực. Thiết kể của một ngôi chùa động thời Đường bao gồm một sàn hình vuông, mái bóp nhọn và chỗ cho việc thờ phụng được đặt vào sát bức tường phía sau.

Những hang động đời Đường nổi tiếng với các tượng Phật, mà chúng có kích cở khá lớn. Hang 96 có một bức tượng Phật ngồi cao đến 34 mét, được khoác một chiếc long bào của hoàng đế. Hang 148 có một bức tượng Phật nhập Niết-bàn với các đệ tử bao quanh.Những bích họa đời Đường bao gồm những bức tranh lớn mô tả những cảnh trong kinh đến những tranh chân dung. Có lẽ những bích họa đẹp nhất của thời kỳ này là những tranh phong cảnh ở hang động 323.

Một trong những chủ đề phổ biến nhất ở đời nhà Đường là chủ đề về việc Bồ-tát Văn Thù thăm viếng Duy Ma Cật mà nó được thể hiện rất ấn tượng ở hang động số 1. Một phiên bản khác có thể nhìn thấy ở hang động 51E, mà nó gây chú ý ởđộ tinh tếtrong miêu tả.

Những bích họa đáng chú ý khác bao gồm một bích họa tả phong cảnh ở hang động 70 và việc miêu tả thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà ở hang động 139A. Ở bức bích họa sau, tả cảnh việc những người tái sanh ở trong những hoa sen ở cận cẩn, với những cảnh ở cõi trời bên bên bao gồm Đức Phật.

Nghệ thuật tại những hang động Mạc Cao dười thời Ngũ triều, Tống và Tây Hạ cho thấy có sự phát triển nhỏ từ những hang động đời Đường, và chính yếu bao gồm việc khôi phục lại những bích họa đang có. Tuy nhiên, những tác phẩm nghệ thuật dưới triều Tống gây chú ý vì việc sử dụng màu sắc phong phú và các bức tượng thể hiện những đặc điểm của những bộ tộc thiểu số.

Vào thời nhà Nguyên (1260-1368), hóc đá phía bức tường sau được thay bằng một bàn thờ trung tâm, tạo ra không gian thông thoáng cho các bức bích họa. Những hình vẽ mang phong cách Tây Tạng được giới thiệu và những mandala là trong số những chủ đề của bích họa. Trường hợp điển hình là hang động 465.

Ngoài những hang động Mạc Cao, có nhiều di tích có ý nghĩa khác ở trong và gần Đôn Hoàng cần được chiêm bái. Một di tích đẹp nhưng ít được biết là ngôi chùa hang Du Lâm (榆林窟) có niên đại thế kỷ VII; ở đây trưng bày những bức bích họa Phật giáo rất độc đáo mà nó được tạo tác khi Con đường tơ lụa đạt tới đỉnh cao vào triều Đường (618-907). Ngoài ra ta cũng nên viếng thăm Viện bảo tàng Đôn Hoàng, nơi trưng bày nhiều vật thể có ý nghĩa lịch sử được tìm thấy bên trong và quanh ốc đảo.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle