Cửu Hoa sơn

cuu hoa son

 

Nguyễn Đăng

Cửu Hoa sơn (九華山) nằm ở thành phố Hoàng Sơn (黃山), phía Tây nam huyện Thanh Dương (青陽縣), thuộc tỉnh An Huy (安徽省), Trung Quốc. Ngọn núi này được xem là một trong bốn ngọn núi thiêng của Phật giáo Trung Quốc và là một địa điểm hành hương nổi tiếng của nước này.

Cửu Hoa sơn vốn được gọi là Lăng Dương sơn (陵阳山) vào thời nhà Hánvà Cửu Tử sơn (九子山) vào thời nhà Lương; về sau vào đời nhà Đường nó mới được gọi là Cửu Hoa sơn. Cửu Hoa sơn có nghĩa là ngọn núi chín hoa(sen), do vì hình thù của chín đỉnh núi giống như những hoa sen. Theo truyền thuyết, Lý Bạch, một nhà thơ nổi tiếng vào triều Đường,trong một lần viếng ngọn núi này, say đắm trước vẻ đẹp của chín đỉnh núi mà nó trông như chín hoa sen nở rộ trên bầu trời, ông đã viết: “Diệu hữu phân nhị khí/ Linh sơn khai cửu hoa” (妙有分二氣/ 靈山開九華, Diệu hữu phân hai cực/ Núi thiêng nở chín hoa). Từ đó ngọn núi nàythu hút nhiều văn nhân thi sĩ đến chiêm bái, và danh tiếng ngọn núi càng trở nên nổi tiếng. Về sau, thi nhân Lưu Vũ Tích (劉禹錫772-784) vào đời nhà Đường, văn nhân Vương An Thạch (王安石1021-1086) triều Bắc Tống và nhiều nhân vật tên tuổi khác, bao gồm cả giới chính trị lẫn tu sĩ, cũng chu du đến Cửu Hoa sơn. Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh khi đến Cứu Hoa sơn, ấn tượng trước cảnh quan tú lệ nơi đây, đã để lại thủ bút: “Cửu Hoa thánh cảnh”(九華聖境).

Theo sử sách ghi chép, Phật giáo lần đầu tiên được truyền đến ngọn núi này là vào năm 401dướitriều Đông Tấn. Bấy giờ có một vị Tăng người Ấn Độ tên là Bách Độ (Beidu) đã đến Cửu Hoa sơn xây chùa và thuyết giảng Phật pháp. Vào năm 719, một vị Tăng sĩ người Silla (nay là Nam Hàn) tên là Kim Qiaojue (김교각, Hán: 金喬覺/Kim Kiều Giác) đã đến tu học tại đây 75 năm. Khi ông thị tịch vào năm 794 ở tuổi 99, Kim Qiaojue được dân chúng địa phương tôn kính và xem như là hóa thân của Bồ-tát Địa Tạng, và từ đó ngọn núi trở thành một thánh địa Phật giáo và được xem là đạo tràng của Bồ-tát Địa Tạng, nơi hình tượng của ngài được phụng thờ phổ biến.

Dù Phật giáo được cho là có mặt ở Cửu Hoa sơn vào thế kỷ V, nhưng việc xây dựng chùa chiền chính thức bắt đầu vào đời nhà Đường và việc mở rộng được tiếp tục vào những thế kỷ sau đó. Hiện nay có vào khoảng 90 ngôi chùa ở Cửu Hoa sơn, và hầu hết chúng được tái thiết vào đời nhà Minh và nhà Thanh. Trong số chúng, nổi tiếng nhất là Nhục Thân Bảo Điện (肉身寶殿), Bách Tuế Cung (歲宮), chùa Hóa Thành (化城寺), chùa Chi Viên Thiện ((祗園禪寺), chùa Chiên Đàn Lâm (旃檀林寺), chùa Cam Lồ (甘露寺),và chùa Thiên Thai (天台寺).

Nhục Thân Bảo Điện hay cũng còn được gọi là Địa Tạng Vương Nhục Thân Điện (地藏王肉身殿) có lịch sử hơn 1.300 năm, đây là nơi được cho là trú xứ của Bồ-tát Địa Tạng, do đó nó cũng được gọi là chùa Địa Tạng. Ngôi điện này được xây trên một nền đất cao với các trụ cột bằng đá, với tường sơn đỏ, và dòng chữ được khắc lên cửa phía trước là Đông nam đệ nhất sơn (東南第一山). Ở ngôi chùa này có đến 100 bức tượng Bồ-tát Địa Tạng.

Bách Tuế Cung được xây dựng lần đầu vào triều Minh, được xem là một trong bốn ngôi chùa lớn ở Cửu Hoa. Ở đây có tôn trí nhục thân của Hòa thượng Vũ Hiệp (武俠). Truyên kể rằng, vào thế kỷ XVI, có một vị Tăng tên là Vũ Hiệp sau khi đến Ngũ Đài sơn và Nga Mi sơn, đãtìm đến Cửu Hoa sơn để tu tập và đã sống ở đây đến 126 tuổi. Thân xá-lợi của ông được tìm thấy sau ba năm ông mất ở trong một hang động và không bị phân hủy. Những Tăng sĩ sống ở Cửu Hoa sơn tin rằng ông là hóa thân của Rinpoche. Do đó ngôi chùa này có tên là Bách Tuế Cung. Hoàng đế Sùng Trinh (Minh Tư Tông) nhàMinh đã bạn cho ông hiệu “Ứng thân Bồ-tát” (應身菩薩). Gần Bách Tuế Cung là một ngôi điện tôn trí 500 tượng A-la-hán và có tên gọi là Ngũ Bách La-hán đường (五百羅漢堂).

Chùa Hóa Thành là ngôi chùa cổ kính nhất và cũng được xem là linh thiêng nhất ở Cửu Hoa sơn. Chùa tọa lạc tại trung tâm của phố Cửu Hoa. Vào đời Đông Tấn có một vị Tăng tên là Bách Độ đã đến đây dựng một ngôi thảo am để tu tập. Về sau, vào đời nhà Đường, từ nơi ngôi thảo am này người ta đã xây dựng nên một ngôi chùa và đặt tên là chùa Hóa Thành. Chùa Hóa Thành cũng chính là nơivị Tăng sĩ người Triều Tiên Kim Qiaojue đã thị tịch. Ngôi chùa này hiện lưu giữ nhiều di vật văn hóa có giá trị, như kinh sách viết trên lá bối, Tam tạng kinh điển, tranh tượng v.v…

Chùa Chi Viên Thiện (祗園禪寺) được xây dựng lần đầu vào triều Minh. Ngôi chùa này lưu giữ nhiều di vật quan trọng chẳng hạn như Tam tạng kinh bản Càn Long. Tại chùa này ta cũng có thể nhìn thấy một nồi đồng lớn có thể nấu cho một ngàn vị Tăng ăn.

Chùa Thiên Thai nằm ở ngọn núi chính của Cửu Hoa sơn, hay cũng còn được gọi là Thiên Thai Phong (天台峰) với độ cao trên 1.300m so với mức nước biển. Đứng ở trên đỉnh núi này, ta có thể nhìn thấy sông Trường Giang. Người ta nói rằng nếu đến Cửu Hoa sơn mà chưa viếng thăm Thiên Thai Phong thì coi như chưa đến đó. Nhiều Phật tử và du khách tìm đến Thiên Thai Phong với mục đích đãnh lễ và cầu nguyện ở chùa Thiên Thai,nơi họ tin rằng là điểm giao giữa trời và đất!

Do vì vị trí địa lý đặc thù, Cửu Hoa sơn luôn bị sương mù bao phủ suốt ngày trong năm, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Và nếu du khách đến đây vào hai mùa này, sẽ được chứng kiến biển mây bao phủ cả vùng núi non đặc biệt khi đứng ở Thiên Thai Phong. Còn đến đây vào mùa hè, là dịp ta thưởng ngoạn phong cảnh tươi đẹp và hít thờ không khí mát mẻ trong lành. Với phong cảnh tú lệ và thời tiết mát mẻ, Cửu Hoa sơnđược xem là một trong những điểm đến mùa hè lý tưởng ở Trung Quốc.Nhưng đến Ngũ Đài sơn, ta không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên và hít thở bầu không khí trong lành, mà cũng là cơ hội để hiểu thêm về kiến trúc, văn hóa của Phật giáo xứ này.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle