Vũ trụ bản hữu bản thể luận
vu tru
Định Hy
biên soạn
Thích Đức
Trí dịch
Lời đầu của luận giả
Không gian vô
biên
khắp
cả mười phương là vũ,
thời gian vô cùng tận
quá khứ, hiện tại
và
vị lai là trụ. Hữu vi, vô vi,
sắc tâm, nhiễm tịnh, tất cả vạn
pháp đều gọi là vạn hữu. Tất cả
vạn pháp
từ xưa cho tới nay tịch diệt vắng lặng, vốn không sanh
diệt, tồn
tại không lay chuyển, cùng một thể với
hư không trong
mọi thời, cùng một chân như
pháp tánh, cái đó
gọi là bản
thể. Vạn
hữu từ
tướng trạng mà nói; bản thể từ phương diện lý
tánh mà nói, cũng gọi là thật tướng của chư
pháp.
(1) Chúng ta ai cũng sẵn có tánh
giác
ngộ
vắng lặng viên dung,
linh hoạt thông suốt, chẳng
mê chẳng lầm, vô danh vô
tướng. Mọi
người
đều có đủ
thể tính bản giác, cho
đến đại thể
vũ trụ vạn hữu cũng vậy.
Do mê chân tìm
cái vọng (chân là chân
tướng, chân
lý,
chân như,
chân không,
chân thật,
chân tế, chân
giác, chân
tính, chân trí,
thánh
trí, thật trí,
thật tế,
thật tướng, thật
tánh, pháp tánh, pháp giới, bản
thể, nhất thể, nhất như,
nhất
vị, nhất tướng,
không
tướng, Niết-bàn,
bình đẳng, cứu cánh).
Vọng là tướng hư dối, là bị ô nhiễm bởi sáu trần. Từ đó chịu
chìm đắm trong vòng sanh
tử.
Đức Thế
Tôn vì muốn chúng sanh ngộ
nhập trí tuệ
chân thật
nên thị hiện trong thế giới Ta bà,
lao nhọc bốn mươi chín năm tuyên
dương Chánh
pháp,
khai
mở quyền thật, tùy
căn cơ trình độ
mà
giáo hóa. Chính là muốn chúng sanh
lìa
xa
huyễn
hóa,
dẹp bỏ cấu nhiễm, diệt hết phiền não,
phá hết vọng chấp,
giác
ngộ
tự tâm, trở về
bản
thể thanh tịnh
vốn có.
Ba tạng kinh điển,
năm thời giáo pháp[1],
chính là phương tiện dạy
đạo. Từ
các phương tiện quyền
xảo, khiến người giải hết mê hoặc và trói buộc, dần dần ngộ
được bản
thể tự tánh.
Các tông Tánh, Tướng, Đài, Hiền,
Mật, Luật; giúp
hết
thảy mọi người
có trình
độ sai biệt đều tiếp nhận pháp
môn tu học, chứng ngộ thể tính bất động. Tổ Đạt
Ma dạy: Người liễu ngộ
tại tâm,
tức là chặt
cành, bỏ lá
để tìm tận gốc
rễ để đốn ngộ
thực thể chân không.
Phương tiện tu tập thường có
thay
đổi, phân
lập các nhánh, chính
là tùy bệnh cho thuốc,
vì cứu cánh mà
lập
phương tiện,
khiến đốn ngộ
thật thể chân
như. Chí hướng Tịnh độ là gì?
Chính là mượn
1. Ngũ thời
thuyết
giáo: Thiên Thai tông có
lập
thuyết
Ngũ thì giáo,
tức giáo pháp của Phật được
phân giảng thành
năm thời kỳ: 1. Thời kỳ
Hoa nghiêm 2. Thời kỳ Lộc
uyển 3.Thời kỳ Phương đẳng 4.Thời kỳ
Bát
nhã 5.Thời kỳ Pháp hoa
và
Niết-bàn.
tăng thượng duyên cõi Tịnh
độ, đó là điều
kiện
ưu việt, nương nhờ đại nguyện của Phật để khỏi
bị thối tâm giác
ngộ, tạo
thuận
lợi cho việc tiến
tu đạo nghiệp,
từ đó mà chứng bản thể thực tướng. Các bậc thánh giả
mười phương trong
quá khứ
đạt nhất
thiết trí phải trải qua vô lượng kiếp
tu hành thoát khổ
để cầu quả vị giác ngộ.
Đó là khả
năng
chứng ngộ bản thể của vạn pháp. Sở dĩ các bậc
thánh
giả thành đại giác, tự tại giải thoát có vô
số diệu dụng
là do chứng ngộ
bản thể.
Hàng phàm phu chúng
ta bị nghiệp lực
trói
buộc
trầm luân trong
ngũ thú là do mê bản thể. Cho nên bản luận
này thuyết minh vấn
đề mê và ngộ
là dựa trên
nguyên
tắc căn bản giáo pháp
xưa nay.
(2) Tham
cứu cùng tận nhân
sanh vũ
trụ, vô tận không gian,
thời gian và suốt vô lượng
thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau, cho
đến
tướng chân thật
của của bản
thể vạn hữu
là chẳng phải
cái chỗ thấy
biết
do suy
luận
và do ước tính hoặc
do thế trí biện
thông của con người. Đó chẳng
phải chỗ đạt đến
của ý thức,
tư tưởng, biến kế
hay
phân
biệt, cho
đến
dứt sạch vọng niệm, danh ngôn, phan duyên, xa
rời đối đãi, hí luận
và
năng sở;
chẳng phải
thấy, nghe,
hay, biết; chẳng
phải tham
sân
si; ngôn ngữ
đạo đoạn,
tâm hành xứ diệt. Duy
chỉ có trí Bát
nhã thậm thâm
mới chiếu soi
đến
được, duy chỉ có trí giác ngộ mới
có thể tương
ưng.
Cái trí như
như mới khế hợp với chân
lý như như; lý trí
nhất
như, thể dụng
không
hai. Nghĩa lý không cùng
tận, quán chiếu vô
cùng tận, xa lìa ngôn ngữ và
khái
niệm; trí viên
minh tỏ rạng,
tướng vốn
không hai,
thông suốt
không
dời đổi. Phân biệt là
thuộc về thức, không phân biệt thuộc về
trí. Theo thức là nhiễm, theo
trí là tịnh. Nếu khởi kiến
giải tức lạc vào ý thức, không thấy tướng chân
thật.
Thực tướng
các pháp, một
thể chân
như. Thể
của vạn pháp là một, phàm thánh không khác, tính
như như xa rời ý niệm cảnh giới, không danh tự, không ngôn
ngữ
diễn
đạt, chỉ giả danh
gọi
là đệ nhất nghĩa đế. Luận
Đại trí độ nói: “Đệ nhất nghĩa
không là chư
pháp thật
tướng”. Tất cả
vạn pháp, không có pháp nào mà không
quy về
chân như. Như là thể tính bất động,
cũng gọi là chư pháp thật
tướng, nhất chân
pháp giới, bản thể chân như.
Tất cả tướng vạn
pháp sắc và tâm là hư
vọng huyễn hóa, đều
là tướng dụng
khởi từ bản
thể. Tức là từ đại quang minh tạng, một
niệm đầu khởi
động, tâm thức phân biệt mà
hiện huyễn
ảnh. Từ đó
theo sự tướng rồi mê lầm bản thể, giữ cảnh thì xa rời chân như. Nhiễm trước tức
là chướng ngại, hợp
với trần và quay
lưng với
giác ngộ. Nếu
rõ biết
như vậy, không
nhiễm
không chấp trước, không
y cứ, không trụ
tướng, dõng
mãnh
hồi hướng Niết-bàn, tự ngộ nhập bản lai diện
mục, siêu xuất
phàm
tục, hướng nhập cảnh giới vô ngại tự tại, vĩnh viễn thoát ly sanh
tử, gọi là xuất thế. Nếu không rõ
điều này,
bị cảnh mê hoặc, bị
tướng trói
buộc.
Một
khi
hành động đã chiêu cảm
quả báo thì bị nghiệp
lực giam cầm, theo dòng sanh tử nhập vào biển
khổ,
đó gọi là vô minh.
Cái gọi
là nhất niệm
tâm sanh tức thành
tam giới,
nhất niệm
tâm diệt tức ra khỏi tam
giới vậy.
Lại nữa,
từ giả nhập không, bất
thọ nhất trần, tùy thuận
pháp tánh, rời xa sanh tử, gọi
là đại trí. Dùng trí
vô lậu
không
trụ Niết-bàn, từ chân xuất tục, phổ nhập thế giới, không xả một pháp,
tùy thuận chúng
sanh
mà mở đường cứu độ,
đó gọi là
đại bi. Bi trí song hành,
tự lợi
lợi tha,
giác hạnh
viên mãn, phước huệ vẹn toàn,
tức thành
tựu vô thượng chánh
giác. Đây
chính là chân lý
mà
chúng
ta nên tích cực truy
cầu. Quả thực, chân lý
này
thâm
sâu không hạn
lượng,
bậc giác ngộ
trọn vẹn mới thấu triệt. Bản luận này muốn
đề cập đến nguyên tắc
căn bản của chân lý
phổ thông. Đó là định luật xưa
nay
bất
biến,
tận hư không thế giới, không thay đổi
không
sai khác.
(3) Phật pháp toàn
vẹn, vi
diệu rộng lớn, xa rời kiến
chấp
và
vọng tình,
thiết lập trên phương diện bản tâm
thanh
tịnh, thống nhiếp tất cả
vạn pháp thế gian và xuất thế gian. Cái
gọi
là cội
nguồn
của vạn pháp là
bản thể của vũ trụ,
bao gồm tứ thánh lục
phàm,
pháp tịnh, pháp lạc,
tự tâm vốn đầy
đủ, nhân
quả, y báo, chánh báo, thế gian và xuất thế gian;
tất
cả nương vào đó
mà thành
lập. Thiện ác tội phước đều do tâm tạo, cảnh
giới lục trần do thức biến hiện. Tất
cả các pháp tùy nhân
duyên
khởi. Y trí mà
thành
tựu vô vi
pháp trang nghiêm thanh tịnh
và các
bậc thánh hiền sai biệt, tức là pháp thanh tịnh
Bồ-đề Niết-bàn giải
thoát
tự tại.
Y thức mà thành lập
tất cả pháp hữu
vi thế
gian
và các
cảnh giới phàm phu, tức là pháp nhiễm từ
vô minh phiền não và nghiệp lực sanh tử.
Cho nên từ
cái gốc vạn pháp
trong vũ trụ mà luận giải nghĩa
lý. Thanh tịnh tâm tức
là đệ nhất nghĩa đế, cho đến toàn bộ
trung
tâm tư tưởng của thánh giáo. Ly nhiễm
hoàn tịnh
là thấu triệt
bản tâm và tối thượng thừa pháp, cũng gọi là Bát nhã trí, là đạo lý tuyệt đối. Tất
cả pháp môn các tông Hiển và
Mật
đều nhập đệ nhất
nghĩa
đế, đều lấy
kiến
tánh làm chỗ quy nhất. Xa rời
đệ nhất nghĩa thì chẳng phải
cứu cánh. Đây là
phạm vi tự chứng trí
tuệ của bậc thánh
cùng với tha lực nhiếp trì của đại
nguyện,
đầy đủ đạo lý. Phương pháp
ở đây là tóm tắt
nhưng luận
giải rõ ràng để nhận
thức,
thâu tóm điểm
then chốt của kinh
giáo
và
pháp
ngữ
các bậc hiền triết
xưa nay trích ra ý nghĩa chủ
đạo trình bày nguyên tắc phổ thông để rõ nghĩa tinh yếu của Phật pháp. Chương đầu tiên
nói
về
nghĩa
lý
Bát nhã, đây
là nói về nguyên lý
để trình bày
yếu
nghĩa
kiến
tánh.
Cũng là có ý mượn công thức này hiển
bày triết
lý thâm uyên, xa rời
ngôn ngữ và khái
niệm,
vì đó là lập trường chung của các tông phái
Phật giáo.
Nghĩa
lý
dung thông, từ đó mới quy về
một nghĩa, thâm
nhập một nghĩa
mà thâu nhiếp nhiều nghĩa.
Chương cuối
cùng thuyết
minh sự xác chứng về
phương tiện sai biệt, nó vô
cùng thỏa đáng với
vấn đề tu học nhanh chóng
thành
tựu của pháp môn Tịnh độ. Bát nhã làm
tông
chỉ, thực hành tại pháp tu
niệm Di Đà, Tịnh độ là con đường tắt
của sự
tu hành hướng đến
cốt tủy của Phật
pháp.
Không luận là pháp môn tham thiền,
quán chiếu, trì tụng đều từ
hữu tướng nhập
vô tướng,
từ phương tiện
quyền xảo để nhập thực tế
chân như. Từ nguyên tắc căn bản
đó, tận hư
không biến
khắp pháp giới, từ
kiếp xa xưa
cho đến vị lai, cho
đến
tất cả quốc độ
không
hai không khác.
Phương tiện tuy
có tám vạn bốn ngàn pháp môn, xuyên suốt quy về không hai, nếu
khế nhập đệ nhất nghĩa đế tức nhập vào dòng thánh giác ngộ, như cùng lỗ
mũi chỉ
để hít thở. Sanh
tử tức
Niết- bàn như hoa đốm giữa
hư không,ngôn ngữ
văn tự,
phương tiện
quyền xảo trở thành hí luận trói buộc,như tùy bệnh
cho thuốc mà thôi.
(4) Bản thể
vạn hữu tức
là thật tướng các pháp, tức
là đệ nhất
nghĩa
đế. Thế nào là đệ nhất
nghĩa
đế? Có thể từ tất
cả sự thể nghiệm của nghĩa lý sau:
1. Từ vũ trụ
vạn hữu gồm tất cả hiện tượng, thể nghiệm vạn
pháp từ xưa đến nay thường hằng bất biến, đương thể vốn nó như vậy, tướng của nó chân
thật
xa
rời
ngôn
ngữ.
2. Triệt
ngộ
tánh không tịch
của các