Vũ trụ bản hữu bản thể luận
vu tru
Định Hy
biên soạn
Thích Đức
Trí dịch
Lời đầu của luận giả
Không gian vô
biên
khắp
cả mười phương là vũ,
thời gian vô cùng tận
quá khứ, hiện tại
và
vị lai là trụ. Hữu vi, vô vi,
sắc tâm, nhiễm tịnh, tất cả vạn
pháp đều gọi là vạn hữu. Tất cả
vạn pháp
từ xưa cho tới nay tịch diệt vắng lặng, vốn không sanh
diệt, tồn
tại không lay chuyển, cùng một thể với
hư không trong
mọi thời, cùng một chân như
pháp tánh, cái đó
gọi là bản
thể. Vạn
hữu từ
tướng trạng mà nói; bản thể từ phương diện lý
tánh mà nói, cũng gọi là thật tướng của chư
pháp.
(1) Chúng ta ai cũng sẵn có tánh
giác
ngộ
vắng lặng viên dung,
linh hoạt thông suốt, chẳng
mê chẳng lầm, vô danh vô
tướng. Mọi
người
đều có đủ
thể tính bản giác, cho
đến đại thể
vũ trụ vạn hữu cũng vậy.
Do mê chân tìm
cái vọng (chân là chân
tướng, chân
lý,
chân như,
chân không,
chân thật,
chân tế, chân
giác, chân
tính, chân trí,
thánh
trí, thật trí,
thật tế,
thật tướng, thật
tánh, pháp tánh, pháp giới, bản
thể, nhất thể, nhất như,
nhất
vị, nhất tướng,
không
tướng, Niết-bàn,
bình đẳng, cứu cánh).
Vọng là tướng hư dối, là bị ô nhiễm bởi sáu trần. Từ đó chịu
chìm đắm trong vòng sanh
tử.
Đức Thế
Tôn vì muốn chúng sanh ngộ
nhập trí tuệ
chân thật
nên thị hiện trong thế giới Ta bà,
lao nhọc bốn mươi chín năm tuyên
dương Chánh
pháp,
khai
mở quyền thật, tùy
căn cơ trình độ
mà
giáo hóa. Chính là muốn chúng sanh
lìa
xa
huyễn
hóa,
dẹp bỏ cấu nhiễm, diệt hết phiền não,
phá hết vọng chấp,
giác
ngộ
tự tâm, trở về
bản
thể thanh tịnh
vốn có.
Ba tạng kinh điển,
năm thời giáo pháp[1],
chính là phương tiện dạy
đạo. Từ
các phương tiện quyền
xảo, khiến người giải hết mê hoặc và trói buộc, dần dần ngộ
được bản
thể tự tánh.
Các tông Tánh, Tướng, Đài, Hiền,
Mật, Luật; giúp
hết
thảy mọi người
có trình
độ sai biệt đều tiếp nhận pháp
môn tu học, chứng ngộ thể tính bất động. Tổ Đạt
Ma dạy: Người liễu ngộ
tại tâm,
tức là chặt
cành, bỏ lá
để tìm tận gốc
rễ để đốn ngộ
thực thể chân không.
Phương tiện tu tập thường có
thay
đổi, phân
lập các nhánh, chính
là tùy bệnh cho thuốc,
vì cứu cánh mà
lập
phương tiện,
khiến đốn ngộ
thật thể chân
như. Chí hướng Tịnh độ là gì?
Chính là mượn
1. Ngũ thời
thuyết
giáo: Thiên Thai tông có
lập
thuyết
Ngũ thì giáo,
tức giáo pháp của Phật được
phân giảng thành
năm thời kỳ: 1. Thời kỳ
Hoa nghiêm 2. Thời kỳ Lộc
uyển 3.Thời kỳ Phương đẳng 4.Thời kỳ
Bát
nhã 5.Thời kỳ Pháp hoa
và
Niết-bàn.
tăng thượng duyên cõi Tịnh
độ, đó là điều
kiện
ưu việt, nương nhờ đại nguyện của Phật để khỏi
bị thối tâm giác
ngộ, tạo
thuận
lợi cho việc tiến
tu đạo nghiệp,
từ đó mà chứng bản thể thực tướng. Các bậc thánh giả
mười phương trong
quá khứ
đạt nhất
thiết trí phải trải qua vô lượng kiếp
tu hành thoát khổ
để cầu quả vị giác ngộ.
Đó là khả
năng
chứng ngộ bản thể của vạn pháp. Sở dĩ các bậc
thánh
giả thành đại giác, tự tại giải thoát có vô
số diệu dụng
là do chứng ngộ
bản thể.
Hàng phàm phu chúng
ta bị nghiệp lực
trói
buộc
trầm luân trong
ngũ thú là do mê bản thể. Cho nên bản luận
này thuyết minh vấn
đề mê và ngộ
là dựa trên
nguyên
tắc căn bản giáo pháp
xưa nay.
(2) Tham
cứu cùng tận nhân
sanh vũ
trụ, vô tận không gian,
thời gian và suốt vô lượng
thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau, cho
đến
tướng chân thật
của của bản
thể vạn hữu
là chẳng phải
cái chỗ thấy
biết
do suy
luận
và do ước tính hoặc
do thế trí biện
thông của con người. Đó chẳng
phải chỗ đạt đến
của ý thức,
tư tưởng, biến kế
hay
phân
biệt, cho
đến
dứt sạch vọng niệm, danh ngôn, phan duyên, xa
rời đối đãi, hí luận
và
năng sở;
chẳng phải
thấy, nghe,
hay, biết; chẳng
phải tham
sân
si; ngôn ngữ
đạo đoạn,
tâm hành xứ diệt. Duy
chỉ có trí Bát
nhã thậm thâm
mới chiếu soi
đến
được, duy chỉ có trí giác ngộ mới
có thể tương
ưng.
Cái trí như
như mới khế hợp với chân
lý như như; lý trí
nhất
như, thể dụng
không
hai. Nghĩa lý không cùng
tận, quán chiếu vô
cùng tận, xa lìa ngôn ngữ và
khái
niệm; trí viên
minh tỏ rạng,
tướng vốn
không hai,
thông suốt
không
dời đổi. Phân biệt là
thuộc về thức, không phân biệt thuộc về
trí. Theo thức là nhiễm, theo
trí là tịnh. Nếu khởi kiến
giải tức lạc vào ý thức, không thấy tướng chân
thật.
Thực tướng
các pháp, một
thể chân
như. Thể
của vạn pháp là một, phàm thánh không khác, tính
như như xa rời ý niệm cảnh giới, không danh tự, không ngôn
ngữ
diễn
đạt, chỉ giả danh
gọi
là đệ nhất nghĩa đế. Luận
Đại trí độ nói: “Đệ nhất nghĩa
không là chư
pháp thật
tướng”. Tất cả
vạn pháp, không có pháp nào mà không
quy về
chân như. Như là thể tính bất động,
cũng gọi là chư pháp thật
tướng, nhất chân
pháp giới, bản thể chân như.
Tất cả tướng vạn
pháp sắc và tâm là hư
vọng huyễn hóa, đều
là tướng dụng
khởi từ bản
thể. Tức là từ đại quang minh tạng, một
niệm đầu khởi
động, tâm thức phân biệt mà
hiện huyễn
ảnh. Từ đó
theo sự tướng rồi mê lầm bản thể, giữ cảnh thì xa rời chân như. Nhiễm trước tức
là chướng ngại, hợp
với trần và quay
lưng với
giác ngộ. Nếu
rõ biết
như vậy, không
nhiễm
không chấp trước, không
y cứ, không trụ
tướng, dõng
mãnh
hồi hướng Niết-bàn, tự ngộ nhập bản lai diện
mục, siêu xuất
phàm
tục, hướng nhập cảnh giới vô ngại tự tại, vĩnh viễn thoát ly sanh
tử, gọi là xuất thế. Nếu không rõ
điều này,
bị cảnh mê hoặc, bị
tướng trói
buộc.
Một
khi
hành động đã chiêu cảm
quả báo thì bị nghiệp
lực giam cầm, theo dòng sanh tử nhập vào biển
khổ,
đó gọi là vô minh.
Cái gọi
là nhất niệm
tâm sanh tức thành
tam giới,
nhất niệm
tâm diệt tức ra khỏi tam
giới vậy.
Lại nữa,
từ giả nhập không, bất
thọ nhất trần, tùy thuận
pháp tánh, rời xa sanh tử, gọi
là đại trí. Dùng trí
vô lậu
không
trụ Niết-bàn, từ chân xuất tục, phổ nhập thế giới, không xả một pháp,
tùy thuận chúng
sanh
mà mở đường cứu độ,
đó gọi là
đại bi. Bi trí song hành,
tự lợi
lợi tha,
giác hạnh
viên mãn, phước huệ vẹn toàn,
tức thành
tựu vô thượng chánh
giác. Đây
chính là chân lý
mà
chúng
ta nên tích cực truy
cầu. Quả thực, chân lý
này
thâm
sâu không hạn
lượng,
bậc giác ngộ
trọn vẹn mới thấu triệt. Bản luận này muốn
đề cập đến nguyên tắc
căn bản của chân lý
phổ thông. Đó là định luật xưa
nay
bất
biến,
tận hư không thế giới, không thay đổi
không
sai khác.
(3) Phật pháp toàn
vẹn, vi
diệu rộng lớn, xa rời kiến
chấp
và
vọng tình,
thiết lập trên phương diện bản tâm
thanh
tịnh, thống nhiếp tất cả
vạn pháp thế gian và xuất thế gian. Cái
gọi
là cội
nguồn
của vạn pháp là
bản thể của vũ trụ,
bao gồm tứ thánh lục
phàm,
pháp tịnh, pháp lạc,
tự tâm vốn đầy
đủ, nhân
quả, y báo, chánh báo, thế gian và xuất thế gian;
tất
cả nương vào đó
mà thành
lập. Thiện ác tội phước đều do tâm tạo, cảnh
giới lục trần do thức biến hiện. Tất
cả các pháp tùy nhân
duyên
khởi. Y trí mà
thành
tựu vô vi
pháp trang nghiêm thanh tịnh
và các
bậc thánh hiền sai biệt, tức là pháp thanh tịnh
Bồ-đề Niết-bàn giải
thoát
tự tại.
Y thức mà thành lập
tất cả pháp hữu
vi thế
gian
và các
cảnh giới phàm phu, tức là pháp nhiễm từ
vô minh phiền não và nghiệp lực sanh tử.
Cho nên từ
cái gốc vạn pháp
trong vũ trụ mà luận giải nghĩa
lý. Thanh tịnh tâm tức
là đệ nhất nghĩa đế, cho đến toàn bộ
trung
tâm tư tưởng của thánh giáo. Ly nhiễm
hoàn tịnh
là thấu triệt
bản tâm và tối thượng thừa pháp, cũng gọi là Bát nhã trí, là đạo lý tuyệt đối. Tất
cả pháp môn các tông Hiển và
Mật
đều nhập đệ nhất
nghĩa
đế, đều lấy
kiến
tánh làm chỗ quy nhất. Xa rời
đệ nhất nghĩa thì chẳng phải
cứu cánh. Đây là
phạm vi tự chứng trí
tuệ của bậc thánh
cùng với tha lực nhiếp trì của đại
nguyện,
đầy đủ đạo lý. Phương pháp
ở đây là tóm tắt
nhưng luận
giải rõ ràng để nhận
thức,
thâu tóm điểm
then chốt của kinh
giáo
và
pháp
ngữ
các bậc hiền triết
xưa nay trích ra ý nghĩa chủ
đạo trình bày nguyên tắc phổ thông để rõ nghĩa tinh yếu của Phật pháp. Chương đầu tiên
nói
về
nghĩa
lý
Bát nhã, đây
là nói về nguyên lý
để trình bày
yếu
nghĩa
kiến
tánh.
Cũng là có ý mượn công thức này hiển
bày triết
lý thâm uyên, xa rời
ngôn ngữ và khái
niệm,
vì đó là lập trường chung của các tông phái
Phật giáo.
Nghĩa
lý
dung thông, từ đó mới quy về
một nghĩa, thâm
nhập một nghĩa
mà thâu nhiếp nhiều nghĩa.
Chương cuối
cùng thuyết
minh sự xác chứng về
phương tiện sai biệt, nó vô
cùng thỏa đáng với
vấn đề tu học nhanh chóng
thành
tựu của pháp môn Tịnh độ. Bát nhã làm
tông
chỉ, thực hành tại pháp tu
niệm Di Đà, Tịnh độ là con đường tắt
của sự
tu hành hướng đến
cốt tủy của Phật
pháp.
Không luận là pháp môn tham thiền,
quán chiếu, trì tụng đều từ
hữu tướng nhập
vô tướng,
từ phương tiện
quyền xảo để nhập thực tế
chân như. Từ nguyên tắc căn bản
đó, tận hư
không biến
khắp pháp giới, từ
kiếp xa xưa
cho đến vị lai, cho
đến
tất cả quốc độ
không
hai không khác.
Phương tiện tuy
có tám vạn bốn ngàn pháp môn, xuyên suốt quy về không hai, nếu
khế nhập đệ nhất nghĩa đế tức nhập vào dòng thánh giác ngộ, như cùng lỗ
mũi chỉ
để hít thở. Sanh
tử tức
Niết- bàn như hoa đốm giữa
hư không,ngôn ngữ
văn tự,
phương tiện
quyền xảo trở thành hí luận trói buộc,như tùy bệnh
cho thuốc mà thôi.
(4) Bản thể
vạn hữu tức
là thật tướng các pháp, tức
là đệ nhất
nghĩa
đế. Thế nào là đệ nhất
nghĩa
đế? Có thể từ tất
cả sự thể nghiệm của nghĩa lý sau:
1. Từ vũ trụ
vạn hữu gồm tất cả hiện tượng, thể nghiệm vạn
pháp từ xưa đến nay thường hằng bất biến, đương thể vốn nó như vậy, tướng của nó chân
thật
xa
rời
ngôn
ngữ.
2. Triệt
ngộ
tánh không tịch
của các pháp vốn
do duyên khởi, không
lập
tại hai bên và không có khái niệm giữa
của hai bên,
chỉ nhập tại đệ nhất nghĩa
chân thật.
3. Từ trong
bản
chất sanh
diệt
thể nghiệm pháp tánh
vốn rời xa ngôn ngữ,
vắng lặng không
sanh diệt,
thường trụ
bất động.
4. Từ trong
biển
vọng tưởng sai
biệt
muôn trùng quán thể tính chân
thật
của nó vốn như như
không
biến
đổi, không
sai khác mà quy
về đại không
vốn không khả
đắc, vắng lặng và
sáng suốt.
5. Liễu đạt cụ thể sự thật
của vọng tưởng huyễn hóa
mà tùy thuận pháp
tánh hiện ra các tướng sanh diệt.
6. Diệt
tất cả tướng đối đãi sai biệt, không theo
tướng chuyển, không theo
pháp chuyển, an
trụ vào tánh không của tất cả
pháp mà thâm
nhập
trọn vẹn, triệt
ngộ tánh bình đẳng
nhất
như.
7. Hiển bày tính chất
không tự tánh của huyễn
pháp, an
trú trong chánh kiến,
khế nhập tính chân thật
không sanh diệt
của tất cả pháp,
ngộ
chân tâm
thanh
tịnh.
8. Vô nhiễm vô
trước, dứt
hẳn
hí luận, vọng niệm
không
sanh, tâm ngã sở
diệt, không còn
trước sau, không rơi
vào
sai biệt, không
mê mờ vọng động, trú trong vi
diệu
tịch tịnh, thấu
triệt
bản
thể bất động.
9. Sanh diệt đã diệt thì tịch
diệt
hiện tiền.
10. Biết tất cả pháp là
chân như
tuyệt đối, các pháp bản tính
không, các
pháp thường vắng lặng, chân như
tuyệt đối bình đẳng không sai biệt,
xa
rời tất cả tâm duyên vào ngôn ngữ văn tự, ngộ
nhập pháp tính bình đẳng vô sai biệt, mới có chân
thật
thể nghiệm tính không của tất cả pháp, nhập
vào
tướng chân thật như
như.
11. Từ tất cả pháp vốn không
có
chỗ sanh, không chút
nương tựa,cắt bỏ vạn duyên,
triệt để quét sạch và buông xả
hoàn toàn.Từ
trong thể không rốt
ráo ấy
kiến thọ khởi lên,
vắng bặt
thất thức
đại, pháp
thân hiện tiền.(Kiến
thọ là gì? Là chân
lý tuyệt đối; là trí tuệ chân thật,
đệ nhất nghĩa,
pháp vô sanh, trong
thể vắng lặng đầy đủ
diệu
dụng biết khắp mọi sự.
Pháp ấy
sanh vô lượng diệu nghĩa; tất cả trí tuệ
diệu dụng thần thông giải thoát
tự tại. Cảnh giới
công
phu
cao nhất, thâm sâu
không
lường;
trên
biết
dưới, dưới không thể
biết trên. Đây là
những công đức diệu
dụng
của
bậc thánh
nhân đại giác, thâm
sâu
như
đáy biển,
nói không bao
giờ hết. Có nghĩa
là khi chưa giác
ngộ
nói
ra đều là hư dối,
là tác dụng của tâm sanh
diệt; như
người
ăn bánh
vẽ,
như giấy
trắng và mực đen vốn không
tương
ưng. Cần phải
tự bản thân thể nghiệm chứng
ngộ, cái thấy của sự chứng
đắc mới là chân
thật. Nếu
còn tồn tại niệm chứng đắc cũng
là đại sai lầm! Nếu không sống lại từ trạng thái tuyệt
xứ, không buông xả
hết
vọng tình là không thể
nhập vào cảnh
giới này. Viên giáo
đốn ngộ
khó gặp, một khi mất
thân này,
hối cải không
kịp. Đời
này
không
lo độ thân này thì còn
đợi đến kiếp
nào
mới làm được, để
rồi trôi dạt
trong
biển sống chết vô cùng bi thương; sống chết là việc lớn, vô thường qua mau, chớ
để thời gian quý
báu trôi qua trong
oan
uổng!)
12. Tức
là thoát căn trần, cảnh thức đều triệt
tiêu, còn duy
nhất
tính nhất như các
pháp
14. Tức là vô trụ
mà trụ, Niết-bàn
thường trụ
tức là niệm trước không sanh niệm
sau không diệt.
15. Tức
là tự giác ngộ thánh
trí,
là minh
tâm kiến tánh, tức là phát Bồ-đề vô thượng,
phát
tâm
vô
sở đắc,
tức là khai phát cái bản nhiên vốn thanh tịnh
của tự tánh, tức
là khai mở trí tuệ quang
minh vốn tròn đầy xưa
nay.
16. Đó chính là nhập
pháp môn không hai, nhập
vào
biển
giác tánh, nhập vào
nhất chân pháp giới, nhập đại tổng
trì, nhập
thắng
nghĩa
đế, nhập thật tế,
nhập pháp tánh, nhập giác tánh, nhập
pháp thân, nhập chân tế, nhập
Niết-bàn, nhập đạo tràng, tọa
đạo tràng,
tây
lai ý;
tất
cả chỉ
cùng một nghĩa vậy.
17. Lại nữa,
pháp tánh chân
như, tự tánh thường trụ,
biển
giác
ngộ
thanh
tịnh, biển tánh giác tịch diệt,
chân tâm
vô trụ,
diệu
tâm
viên giác,
chân như
thanh
tịnh, thật tế chân
như, đại quang minh tạng, đại viên cảnh trí, diệu giác minh thể, thể đại giác viên
thường,
bản
địa thanh
quang,
bản
lai diện mục, bản thể tự tánh, bản thể bất động,
tất cả đều cùng một thể mà
khác nhau tên gọi vậy.
Nên biết thể giác ngộ
viên
minh là đức tánh đầy
đủ vốn có
của chúng ta.
Tất
cả kinh luận Hiển-Mật-Tánh-Tướng
đều
là hiển bày
trong
giác
thể này vậy.
(5) Phật pháp tức là tâm pháp, có
nghĩa
rộng lớn, cũng có nghĩa tóm gọn. Nghĩa rộng lớn tức hết
thảy giáo
lý trong đại tạng kinh
điển, giảng giải
không
thể cùng tận; nghĩa tóm gọn
là trong bậc siêu xuất
nhất thừa
giáo dùng vài
câu pháp ngữ
trực khế với nguồn
tâm, nhiếp vô lượng diệu
nghĩa. Kinh Pháp
hoa có dạy: “Trong mười phương thế giới, chỉ có nhất
Phật thừa, không hai
cũng không ba,
trừ Phật phương tiện nói,
nhưng đó chỉ là
mượn danh tự để giáo
hóa chúng sanh”.
Kinh Niết-bàn có
dạy: “Chỉ có một Phật thừa, phương tiện nói
có
hai”.
Trên
phương diện bản thể, chỉ có một sự thật này.
Cho nên Phật
pháp quý trọng thực
chứng,
thực tiễn, hạnh
giải tương ưng. Nếu như cầu
học rộng, lấy văn tự
là trợ duyên,
mới chỉ là kiến giải về sự
chứng ngộ,
nếu phương diện công phu tu
tập
chứng ngộ bị
thiếu sót, chỉ thành học giả
mà
chẳng
phải là hành
giả; chỉ là người đọc sách chẳng
phải người tu trì.
Kinh Pháp
cú
dạy: “Đọc
ngàn bài kinh, không bằng thực hành
một câu
kinh”. Bệnh kiến giải càng nặng
thì càng xa
đạo, lạc
vào
thế trí biện thông,
lâm
vào trì
trệ,
càng nhiều chướng ngại. Mạng
căn không
đoạn, tức
thuộc kiến tri, dừng
ở văn
tự là cửa dẫn vào
cảnh bế tắc. Ngôn
ngữ
văn tự, phương tiện
ban ra là
để dẫn đến giải ngộ, nhân giải
mà khởi hành, hành khởi
thì giải tuyệt. Cho nên nói:
“Phật thuyết tất cả pháp, chỉ
trừ tất cả tâm, nếu
ta không có tất
cả tâm, làm sao
nói đến tất cả
pháp”. Ngôn ngữ văn
tự chỉ là thiết lập tùy chỗ mà
nói,
tích tập
phân
biệt, dụng
cụ để phá chấp, tùy bệnh
cho thuốc,
chính là dùng ngón tay chỉ mặt
trăng, là thuyền đưa
người
qua sông. Ngón
tay chỉ mặt trăng
tuy
có nhiều sai khác, nhưng mặt trăng chỉ có một. Quan
trọng
là thấy
rõ mặt
trăng, không nên tìm cầu ngón tay dài ngắn, thô tế,
trắng đen. Ngàn kinh vạn
luận đều
khiến người phá
trừ chấp trước thân tâm, rõ
biết
nguồn
tâm, thấy rõ bản tánh,
chỉ quy về bản
thể chân không. Từ xưa đến nay Phật
Tổ đều khuyên
người
y cứ nghĩa lý không
y cứ ngôn ngữ. Dùng ngôn ngữ mà
hiển bày nghĩa
lý,
dần dần chứng
ngộ, đắc nghĩa thì ngôn từ đều phải
đoạn tuyệt, đốn ngộ nhất
tâm, đó là pháp giải
thoát
vậy.
(6) Hỏi nghĩa lý cao tột bản
thể vạn
pháp là vì lý
do gì? Có lợi ích gì? Xin nói
cho
biết.
Trả lời: Vì mục
đích sau
cùng
là muốn báo ân Phật và ân sư
trưởng,
muốn báo ân cha
mẹ và ân chúng
sanh, muốn độ thoát
sầu
khổ tất cả
chúng sanh, muốn phá hết vô minh
để thoát ly sanh tử,
phát khởi
tâm nhất
thừa vô thượng
Bồ-đề. Tự giác
tức là xa rời
tâm ô nhiễm, trở
về tâm thanh tịnh
vốn có xưa nay, đoạn trừ
mê hoặc, chứng
ngộ
chân thật bản tính
vốn có. Từ tất
cả pháp vốn không có
chỗ sanh, liễu
triệt pháp chân
thật chính là bản
thể chân không,
nhổ sạch cái gốc
sanh tử, đắc
nhất thiết
chủng trí.[1]
Tinh thần lợi tha là
thương xót chúng sanh trong năm đường ác
đang chịu cảnh trầm luân,
lưu chuyển sanh
tử. Mình chưa
giác
ngộ, nhưng nguyện độ người
chưa
được độ, rung tiếng chuông
cảnh tỉnh, diễn xướng thật tướng,
tán
dương nhất Phật
thừa, truyền bá
tinh hoa chánh
pháp cứu độ chúng sanh
cho đến tương lai.
Phổ nguyện
chúng sanh
trong
vô tận
thế giới hướng về đạo giác ngộ,
chứng ngộ bản thể bất động,
rời xa mê lầm, cắt đứt
dòng sông sanh tử, thoát ly khổ não, nhập vào
trí
tuệ chân thật
rốt ráo bình
đẳng, được
1. Nhất
thiết chủng trí
là trí của Phật.
sự an lạc trọn vẹn. Năng
lực tuy chưa đầy đủ, thường vận
dụng tâm này, niệm
niệm tương tục không gián
đoạn, dựa vào nguyện
lực đại bi và đại trí để hướng
đến
giác ngộ cứu cánh, đó là chứng
đắc quả vị tối thượng viên mãn vậy.
Giá trị lợi
ích hiện tại
mà nói, Phật pháp vô cùng rộng
lớn, tùy theo khả năng
tiếp
nhận
mà thọ dụng thì không
hạn
định. Thông
đạt
tam thế nhân quả, bao cảnh thăng
trầm trong năm
đường; vì tránh khỏi
đọa tam đồ ác đạo mà hành pháp
nhân
thiên như ngũ giới và thập thiện. Quán chiếu tường tận
vạn pháp sanh diệt
biến
đổi, vốn vô
thường vô
ngã;
mục đích để
xuất
ly tam giới mà tu đạo của bậc hiền
thánh giải thoát, Niết-bàn. Vấn
đề tự lợi thì phải nhận
biết huyễn để đạt bổn
nguyên,
ngộ
pháp vô vi; hiểu đời là khổ
ách, không
tranh
hơn thua với đời. Khiêm tốn
mà quán xét
rõ
ràng minh bạch, đối người
tiếp
vật
với lòng cởi mở, giữ
gìn
phẩm đức, nỗ lực tích lũy phước đức, ăn chay là thuận đạo lý
từ bi; không sát hại thì
thiện
thần thủ
hộ, trời người lễ kính, tai họa
tiêu
trừ, tăng trưởng phúc đức, thiểu
dục tri túc, phòng bệnh
lâu dài. An
lạc
trong thiền
định tăng trưởng trí tuệ, tâm
lượng rộng rãi,
hoài bão to lớn, tu tâm
dưỡng tánh,
ung
dung tự tại, trong
không
chỗ đắc,
ngoài không tìm
cầu,
không bị
cảnh
trần trói buộc, không bị ngũ
dục mê hoặc, chí nguyện
cao xa, hướng đến
giác ngộ.
Phát
triển
tinh thần đó tức là
tịnh hóa lòng người,
tịnh hóa xã hội, tịnh
hóa thế giới. Lợi người là để báo ân,
xem mọi người là chính mình, xem chính mình là mọi người, mục đích
là phục
vụ con người quên mình. Nhiếp
hóa kẻ
ương
ngạnh, mở
rộng phương tiện tu
nhân tích đức, biết chỗ
trở về, khai
mở đạo lý nhân quả ba đời, khiến dừng cảnh
luân chuyển trong lục
đạo;
lợi ích pháp Tam
quy, ngũ
giới, niệm Phật
và
phóng sanh; thường hành bố
thí với tâm thanh tịnh, nhổ sạch gốc khổ,
đem lại
an vui. Phát
triển
tinh
thần đó,
tức là
từ bi hết thảy
muôn loài, mang
đến lợi ích cho chúng sanh
trong
khắp
cả tam giới. Tâm hạnh lợi mình lợi người
như thế tức là kiến
lập nhân sinh quan đúng theo đạo lý.
Lấy bản
thể thực
tướng các pháp làm trung
tâm,
mọi người
biết tu giới,
định và tuệ
để diệt tham
sân
si. Thông
đạt đạo lý vô nhiễm, vô ngã,
thường tu hạnh
xả ly và hạnh
nhẫn
nhục, dẹp bỏ bản ngã và
đối tượng của ngã, trong mọi
hoạt
động thường dưỡng đạo
tâm là tùy thuận nhân duyên, không lìa xa tự
tánh. Không lãng phí thời gian,
tâm không buông thả,
luật nghi nghiêm chỉnh, niệm niệm định
huệ, xả ly điều
khó xả,
làm điều
khó làm thì
tâm địa quang minh, bản tánh thông suốt. Nếu
đem phổ cập tất cả
xã hội mà nói,
như thổi nguồn sinh lực vào hệ giáo dục tư tưởng siêu xuất
thế tục,
nêu
cao phong thái thanh
cao liêm khiết,
đó chẳng phải là nền chính trị công minh,
người dân hiền lương, quốc gia đổi mới, xã hội an ninh hay sao? Ở
đây,
thế
gian hóa thanh lương, chuyển thành
đại đồng, tôn sùng sự thành tựu tốt đẹp với
lý tưởng thanh tịnh. Đó là thế giới thánh thiện của Phật giáo hóa
nhân
gian.
Đạo lý trung,
hiếu, nhân,
ái, lễ
nghĩa, liêm
sỉ, cần kiệm,
chất phác, thành thật, luôn tuân thủ mọi phép
tắc
đó ở đời không
thiếu
sót.
Nếu được như thế
thì ngày nay làm sao mà có quá
nhiều tệ nạn trong xã
hội
như: sát sanh, trộm cắp,
tà hạnh và nói
dối; bao cảnh
lừa đảo,
cướp đoạt,
ỷ thế tranh giành
quyền lực, đút
lót hối lộ, tham ô tư lợi, chạy theo dục lạc
hưởng thụ
xa xỉ,
phung phí
tiền
của, cuộc sống đua
đòi, lao tâm khổ trí, lòng dạ cuồng mê thì càng nhiều cảnh khủng
bố.
Cảnh sống suy đồi
đọa lạc như thế, làm sao
mà cứu vãn? Từng nghe rằng: Thắp sáng
ngọn
đèn chánh pháp
tại thế gian, phá
trừ bóng tối
vô minh.[1] Đó
gọi
là tán dương đạo lý
nhất
Phật thừa, áp
dụng phép tắc
đạo đức để ngăn chặn
làn
sóng tham dục lan tràn khắp
bốn phương ở trong
nhân
gian.[2](Nghĩa là khiến chúng sanh
lắng dừng lòng tham dục, sống với tâm thanh tịnh
giải thoát). Đó là mới
là hành động cứu vớt nhân loại
nhiều đời.
(7)Đệ nhất nghĩa đế là căn bản của tất cả các pháp môn.
Tịnh độ là chỗ quay về của
các tông phái,
là thắng
cảnh vi
diệu của sự tham học,
tu luyện trước
khi thành Phật để cứu độ chúng
sanh. Giải thoát sanh tử,
tự lợi, lợi
tha cũng không ngoài
con
đường tắt
này. Tóm lại mà nói, nhập đệ nhất nghĩa
đế, tức
là duy tâm Tịnh độ. Bất cứ
cảnh Tịnh độ nào cũng không xa rời
đệ nhất nghĩa
đế. Quán kinh có
dạy: “Không liễu
rõ đệ nhất
nghĩa, không đắc
thượng phẩm thượng
sanh”. Niệm Phật mà giải ngộ
tư tưởng Bát nhã,
1. Câu này nguyên văn chữ
Hán là: “Ám
thế minh
đăng,
đồng chiếu
u hôn”
2. Câu
này
diễn
đạt ý từ nguyên văn
chữ
Hán
trong
bản
luận
là: “Cuồng đào tứ đật, vô sở
y quy ”
không dễ dàng
trực tiếp nhập
vào
cảnh giới nhất tâm và
đạt
đến cảnh giới thượng
thừa. Thông
đạt
đệ nhất nghĩa không, tự mình chân thật niệm Phật.
Từ sự tu mà không
ngoài lý, trong lý
vốn bao gồm sự. Đại sư
Liên Trì dạy:
“Chấp sự mà tu niệm thì có thể tương ưng, chân
thật
đạt đến
kết quả phẩm
vị; chấp lý mà tâm không
thông suốt, sẽ
lạc vào
cái tai
họa
không tưởng.”Cho
nên việc đầu tiên
xem trọng sự
tu, sau đó từ
sự nhập lý, từ
ít tăng thành nhiều, từ tạm thời mà đến
lâu dài, từ bên ngoài nhập
vào
nội tâm, nương vào dấu
tích
mà
tìm đến cảnh giới
siêu việt, từ hữu niệm mà đạt vô niệm; không
lạc
vào hữu
vi và sự tướng tức đạt đến năng niệm và sở niệm như huyễn
hóa vốn không có
thật
thể. Lấy
công
phu
niệm Phật,
thâu
hết vạn pháp vào nhất
tâm. Đạo lý
niệm
Phật và tham
thiền
đều như
là giữ
chặt cây
gậy
mà
bước
đi, đều là thủ pháp lấy vọng dẹp
vọng, đều là phương tiện để quy
vạn pháp về nhất
tâm. Nếu
không
buông
gậy, không biết lìa
bỏ cái gọi là phương pháp
và
không hiểu
rõ
ngay
cái đó chỉ là phương tiện thì chắc chắn
xảy
ra tình
trạng chấp pháp.
Cổ đức đã từng cân nhắc
rằng: Dựa
bờ rào, vịn bờ tường để bước đi cẩn thận![1](Nghĩa
bóng là tất yếu
dựa vào pháp
môn tu,
1. Câu
này
nguyên văn
chữ
Hán
là: “Phù ly mạc
bích
hán”.Đồng nghĩa với câu: “Phù
tường mạc
bích”.
Nghĩa
là dựa vào bờ rào
hay
tường vách mà bước đi cẩn thận, nhưng khi đi
đứng vững chãi rồi
thì rời bỏ nó
mới đi xa hơn được. Nghĩa bóng chính xác trong luận này là
xem pháp
môn tu
đều
là phương tiện
để đạt
đến cứu
cánh là chứng ngộ đệ nhất
nghĩa
đế, thể nhập chân không, trực
nhận bản thể các pháp.
nhưng nên hiểu
đó là phương tiện,
mục đích sau cùng
là thể chứng đệ nhất
nghĩa
đế). Cho nên,
cần phải có công
phu thành
thục, nỗ
lực tinh tấn, quy về nhất
tâm, nhập vào đệ nhất
nghĩa không,
tức là
trở
về bản
thể chân không.
Cái gọi
là trở về mà không
trở về mới là chân
thật
trở về. Trở
về cố hương,
trở về bảo tạng tự tánh, trở về chân
lý
bình đẳng, trở
về bất
sanh bất
diệt, trở về Tỳ lô
tánh hải(Tỳ lô là biến khắp tất cả, cũng gọi là thanh tịnh pháp
thân
phổ biến khắp
mọi cảnh giới), trở
về hư không pháp
giới. Chính là cắt đứt tận vi
tế phiền não
vô minh, nhập tận hư không không ngằn
mé,
rõ
ràng vạn pháp đồng hư
không; tánh
và tướng,
nước và sóng đâu
phải là hai, bản thể vốn tròn đầy không thêm
bớt, xưa nay
các pháp vốn như vậy.
Nếu không
trải
qua mùa đông giá
lạnh,
nào có
hoa mai tỏa ngát đất trời.[1](Nghĩa
bóng
là nếu không thể nghiệm trên sự
tướng thế gian
thì không có phương tiện thể nhập thật tướng).
Khi đã liễu
đạt tướng thế gian thì mới liễu
ngộ
chân như.
Tất cả vạn pháp đương thể là đệ nhất nghĩa đế. Ở đây, mười
phương chư
Phật và
Phật A Di Đà không
có
hai
tông
chỉ.
(8) Pháp môn Tịnh độ là giai đoạn
tu học từ Giả nhập
1. Hoàng Bách Thiền
sư, với tác phẩm “Uyển
lăng lục”,
nội
dung này
ở trong bốn câu thơ: “Trần
lao quýnh
thoát, sự phi
thường/ Khẩn bả
thằng đầu,
tô nhất trường/ Bất
kinh nhất
phiên, hàn
triệt cốt/ Tranh
đắc mai hoa, phác tị
hương.”
Không(Không là đệ nhất
nghĩa
đế). Đó là quá trình tôi luyện
hai yếu tố
kết hợp từ bi và
trí
tuệ,
tự giác và giác
tha.
Khi
nghe pháp âm vi diệu, đạt vô sanh pháp nhẫn,
thọ giáo
mười phương chư Phật.
Sau khi thành
tựu tất cả
công đức, thì
từ chân xuất tục, hội nhập Ta bà, phân
thân khắp
mười phương,
dùng
thần
lực tự tại và từ bi không chướng ngại;
với lòng bi mẫn
đồng thể biến
khắp
pháp giới làm lợi ích
cho tất cả chúng sanh. Với phương tiện khéo léo, giáo hóa
hết thảy
chúng sanh xa rời vô minh phiền não, xuất
ly biển khổ sanh tử
đến bờ giác ngộ
và
được
an
lạc chân
thật. Hư không vô
tận, quốc độ vô tận, chúng sanh
vô tận,
nghiệp chướng phiền não vô
tận, tận kiếp vị
lai thực hành
đại nguyện từ bi cứu độ chúng
sanh cũng vô tận. Trong văn
phát
nguyện,
Đại sư Liên Trì có
chép: “Vì bốn
ân
ba
cõi,
cho
đến khắp
pháp giới chúng sanh, mà cầu đạo vô thượng Bồ-đề, chuyên
tâm trì niệm vạn đức
hồng danh Phật
A Di Đà
mong được sanh Tịnh độ”. Tức
là vì chúng
sanh mà
cầu vô thượng
Bồ-đề, vì
đạo
giác ngộ
mà cầu sanh cõi Tịnh độ an ổn với đủ nhân
duyên
thù thắng làm trợ
đạo. Trên
thì cầu giác ngộ,
dưới thì
hóa
độ chung
sanh. Nguyện cùng với
tất cả chúng sanh
trong
pháp giới, y theo tối thượng thừa
mà
phát Bồ-đề
tâm. Phát nguyện sanh
Tây
phương,
nhập vào địa vị không thối
chuyển, hóa độ vô tận chúng
sanh đồng chứng
đạo giác
ngộ.