(Linguistic contributions
for the study of mind: present)
Tiếng Anh: N.Chomsky
Việt dịch và chú dẫn: Pháp Thường
Giới thiệu
Khi dựa trên tư tưởng Duy thức và Câu–xá luận để dẫn giải hệ thống học thuyết
ngôn ngữ của N.Chomsky, hầu như đây là một công việc mang tính hoàn toàn cưỡng
gán. Tuy nhiên, hệ thống ngữ học này là một hệ thống đưa ta trực hướng vào lý
tính hay hàm năng của tâm thức mình để mà (những gánh nặng về văn phạm hay bảng
chữ cái của nghiệp bị giải trừ dần –
ngôn ngữ đạo đoạn) – thế thì việc làm như thế đôi khi có thể được một số ít nào
đó tán đồng. Thầy Tuệ Sỹ dạy rằng, muốn đi vào ba hệ thống luận thư vĩ đại của
Phật giáo: Tánh không, Câu–xá và Duy thức, thì người ta cần vượt qua Kant và
Hegel, tức là ta phải vượt qua ngưỡng Lý tính hay Tâm luận của Kant và Lôgích
học của Hegel mà như ta biết hai nền tư tưởng ấy vẫn còn tồn tại tận đến giờ và
vẫn còn “gieo rắc”những ảnh hưởng của chúng trên nếp tư duy của chúng ta. Do vì,
Lôgich của Phật giáo nằm trong Trung luận và cơ cấu tâm thức thì hiện hữu toàn
diện trong Duy thức và Câu–xá. Và theo một cách nào đó, thì Duy thức là một môn
học chuyên ròng về ngữ và nghĩa học, nói cách khác, Danh Sắc (vacānarūpa ca) hay
Chủng tử học (bījavāk) là sở chỉ toàn diện của phạm trù 12 chi nhân duyên như ta
được nhận ra trong luận thơ này, cho nên ở một vài bản kinh, đức Phật chỉ dạy
tới Danh và Sắc và bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên cấu trúc của vũ trụ, và bấy
nhiêu đó cũng nói lên tính vô thường của sắc và tâm pháp để ta có thể tự mình
chạm đến cánh cổng mở vào Niết–bàn vô thượng diệu. Sắc, cũng chính là Tâm vậy.
May thay! Tư tưởng ngôn ngữ của N.Chomsky lại bao hàm và kích thích nhiều lãnh
vực, trong đó, những đặc trưng duyên khởi của ngôn ngữ, hệ thống luận lý có tính
trật tự do tâm sinh, phân tâm và vật lý v.v... hầu như là chủ đạo. Và đây vẫn là
lý do, vì sao, bắt đầu từ sơ hạ An cư của năm 2008, thầy Tuệ Sỹ dạy Duy thức và
Câu–xá, chung cho các học Tăng đặc biệt là thầy nhấn mạnh về ngôn ngữ như là một
dấu ấn cho việc tu học của mùa an cư này. Hy vọng rằng, cái “dấu ấn” như vậy sẽ
phát triển trong thời kỳ tương lai, của Phật giáo. Song, ngôn ngữ học của các
thời kỳ vừa qua như chúng ta biết, chỉ là loại ngôn ngữ học hình thức và, nói
theo Chomsky, “ngôn ngữ học hình thức, thì chẳng liên quan gì hết đến ngôn ngữ
học cả”. Nói cách khác, đã từ lâu, ta chỉ học “nghĩa”tức chưa học “ngữ”, tức là
cái học về “sắc” và “tái xây dựng – vikalpa” đã bị lãng quên, vì ta cho đó là
“tâm phân biệt” theo truyền thống Trung Hoa. Hơn thế, dù hình thức hay nội dung,
thì bộ môn này, đối với một số ít người hầu như còn rất mới, có thể kể cả luôn
đến các Phật tử, tuy rằng rất nhiều văn bản về chuyên ngành này của Viện ngôn
ngữ học Việt nam đã và đang lưu hành do các giáo sư có tiếng tăm của Viện,
nghiên cứu và biên soạn, chẳng hạn: T.s Nguyễn Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Trần Văn
Cơ, Nguyễn Văn Vân....và trên thực tế, thì ta có những dịch bản về bộ môn này
một cách uyên bác và chính xác. Tư liệu thì nhiều, thế nhưng, sự quan tâm của
chúng ta thì quá ít. Thế thì, giới thiệu một mảng lý thuyết ngôn ngữ học của
Chomsky—cha đẻ của học thuyết Tâm ngữ, học thuyết Văn pháp phổ quát, học thuyết
Chuẩn mở rộng và trên hết là lý thuyết “Tiềm năng cơ chế Điện toán...” – mà ông
đã phác thảo cách đây gần 60 mươi năm và được chi tiết hóa vào thập kỷ cuối 20,
bây giờ, thì cái “tiềm năng điện toán” ấy đã thành hiện thực và “thật” hiện thực
khi mà cơ chế của tâm thức vì sao mà vận hành và vận hành theo cách mã hóa hay
dán nhãn như thế nào, tất cả đã được ông hiển ngôn. Những gì được dịch và dẫn
của bản văn này hẳn là còn biết bao sai lầm, bởi vì nó đã được nhìn qua và tự
điều chỉnh và, các sai lầm như thế rất cần đến việc hiệu chính của người đọc,
cho dù trong chu cảnh của nó đã được sở y toàn diện trên những gì mà người dịch,
học được trực tiếp từ thầy Tuệ Sỹ. Thật vậy, Thức và Danh Sắc là một khối nhất
thể, “không có ngôn ngữ thì không có nhận thức.” (Tuệ Sỹ / khóa học Duy thức,
mùa An cư 2008.) P.H.
Sở
dĩ các nhà tâm lý học khó lý giải mọi hiện tượng, là vì họ luôn tiếp cận chúng,
trong một trạng thái quá
thân quen. Một vài nỗ lực thông minh được viện đến để xem những hiện tượng
như vậy đang nêu ra hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng hoặc cần đến những lý
thuyết rối rắm như thế nào. Để nắm bắt chúng, người ta cứ cho đó là chuyện tất
yếu hay một cách gì đó “tự nhiên nhi nhiên”.
Những hệ quả sanh ra từ thái độ quen thuộc
hiện tượng như thế đã từng được luận bàn. Chẳng hạn, Wolfang Kὂhler [W.
Kὂhler, Dynamics in Psychology] đã cho rằng, các
nhà tâm lý học không mở ra được “những lĩnh vực hoàn toàn mới” bằng đường lối
của khoa học tự nhiên, “bởi vì đơn thuần là người ta đã tiếp cận được mọi cảnh
giới của đời sống tâm thức qua thực tế trong suốt thời gian dài; trước khi phát
hiện ra môn tâm lý học khoa học.... bởi vì, vào lúc mới bắt đầu công việc của
mình, người ta chưa thật sự hiểu biết là phải nên khám phá các dữ kiện tâm lưu
vết. “Hầu hết những khám phá cơ bản của khoa tâm lý học cổ điển đều có một vài
giá trị bất ngờ nào đó — con người đã không sở hữu được trực giác về những quỹ
đạo elíp hay hằng
số có lực hấp dẫn. Tuy
nhiên, “những dữ kiện tâm”, thậm chí dữ kiện của một chủng tính tối sâu đã không
được “khám phá” bởi các tâm lý gia, bởi vì chúng là một chất liệu của trực tri
(intuitive acquaintance)
và, tất nhiên là đã từng được đưa ra bàn luận.
Vẫn
còn có một hiệu ứng tinh tế hơn. Hiện tượng giới có thể được quen thuộc đến độ
chúng đã trở nên vô hình, một chất liệu từng được diễn ngôn bởi các lý thuyết
gia văn học và triết học. Chẳng hạn, vào đầu thập kỷ 1920, Viktor Shklovskij
triển khai ý tưởng rằng, chức năng của thi thuật (poetic art) là chức năng “gây
kinh ngạc” từ đối tượng đã ấn hình
(depicted). “Người ta sống ven bờ biển vì nhiễm thói quen của những cơn sóng
biển, nên người ta không bao giờ nghe tiếng rì rào của chúng. Vì lẽ ấy, hẳn là
ta chưa bao giờ nghe được những từ ngữ
mà mình phát ngôn. Ta nhìn vào mỗi thứ nào khác, nhưng ta không thấy cái khác nào hơn nữa. Khái niệm của
ta về thế giới đã bị cằn cỗi rồi, những gì còn lại chỉ là tri kiến.” Do vậy, con
đường của nghệ thuật là con đường chuyển hóa cái được ấn hình bằng “lĩnh vực
khái niệm mới”, với một thí dụ, Shklovskij trích dẫn câu chuyện của Tolstoy [Xem
V. Ehrlich,
Russian Formalism, pp, 176–177] mà trong đó các phong tục và thể chế xã hội
“tạo ra kinh ngạc” bằng cách thể hiện chúng từ quan điểm của người kể chuyện
hoát nhiên thành ngựa.
Cách khảo sát này [cho biết] rằng, “chúng ta đang nhìn vào mỗi một sự vật nào
khác, nhưng ta không nhìn thấy điều gì ngoài chúng” để có thể đã tự đạt tới tình
trạng “của những từ mà ta phát ngôn nhưng chắc là ta chưa từng lắng nghe.” Song
le, cũng trong trường hợp này, tính cách
thân quen sẽ không thể che đậy được tầm quan trọng của nội tư [tức là những
hành tướng ngôn ngữ hiện ra từ cơ cấu bề sâu của tâm thức ta].
Wittgenstein cũng có một cách khảo sát tương tự, ông chỉ ra rằng, “các
bình diện của sự vật hầu hết đều có tầm quan trọng mà đối với ta, chúng đang che
giấu tính đơn
thuần và quá thân quen của mình (nên người ta không thể lý giải điều gì, bởi vì
nó luôn hiện tiền).” Anh ta tự mình tập hợp lại để “cung cấp... đánh dấu trên
dòng lịch sử tự nhiên của nhân loại: tuy nhiên, ta vốn không đóng góp cho những
tính hiếu kỳ, nhưng cách quan sát thì không một ai nghi ngờ, trừ phi người ta
thoát khỏi vết in của tập quán, do chúng luôn hiện tiền (ở trước mắt chúng ta).”
Cái
được cảnh báo kém dẫn đến sự kiện là ta cứ sa đà vào vấn đề dành cho các lý giải
khi mà mọi hiện tượng đều quá quen thuộc và quá “hiển nhiên”. Ta rất dễ dàng đi
đến kết luận rằng, những lý giải nên được rõ ràng và khép kín trên bề mặt [quen
thuộc và hiển nhiên] này. Nhược
điểm quá lớn của triết học cổ điển về tâm thức, cả chủ nghĩa lý trí lẫn chủ
nghĩa duy nghiệm, hầu như đối với tôi chính là sự thừa nhận phi vấn của nó, thế
nhưng đặc tính và hàm năng của tâm thức đều có thể
tiếp cận theo cách nội quan; thật đáng ngạc nhiên là ta ít khi thấy sự
thừa nhận này đã từng được thách thức như thế nào, thách thức ngay cả cuộc cách
mạng từ trường phái phân tâm học của Freud và tới mức độ liên quan đến cách tổ
chức và hàm năng của tính thông minh nữa. Vì lẽ đó, những nghiên cứu vươn–xa về
ngôn ngữ được thực hiện dưới sự ảnh hưởng của học thuyết lý tính Decartes, đã chịu
thất bại khi đánh giá tính trừu xuất của những cấu trúc này là “quà tặng cho
tâm” khi một
phát ngôn sản sinh, hoặc được nhận thức, hay kéo dài và tính phức hợp hàng loạt
của các thao tác này liên hệ đến các cấu trúc tâm biểu đạt nội dung ngữ nghĩa
của phát ngôn đó theo cách thực hiện vật lý.
Một thiếu sót tương tự làm
băng hoại công cuộc nghiên cứu về ngôn ngữ và tâm thức, theo tôi, đó là tính yếu
kém trong chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hành vi khi tiếp cận với các thể tài
này, là đặt lòng tin của mình vào tính nông cạn của các thuyên giải, niềm tin đó
cho biết rằng tâm thức trong cấu trúc của nó phải rất đơn thuần hơn bất kỳ căn
tri nhận (known physical organ – cơ quan trí năng) nào và rằng, điểm cơ bản nhất
cho các giả định phải được thích ứng theo lý giải ở bất cứ nơi đâu mà hiện tượng
có thể được quan sát. Vì thế, người ta tán thành cái được cấp cho mà không cần
luận chứng (hoặc được trình bày y như thật do minh định) mà một ngôn ngữ là một
“cơ cấu tập quán”, là một hệ thống của các tương ưng liên hợp, hay là, tri thức
về ngôn ngữ (ngữ trí) chỉ là chất liệu của “cái đang nhận thức như thế nào,” một khả
tính biểu đạt xét như là một hệ thống của những cấu trúc để phúc đáp (tức là
những phản ứng từ thế giới khách quan) mà thôi. Từ đó, ngữ trí (tri thức về ngôn
ngữ) cần được tiệm phát bằng sự mô phỏng và trau dồi – huân tập – tính phức hợp
biểu kiến của nó có kết quả từ sự tăng nhanh của các yếu tố rất đơn thuần thay
vì có kết quả từ các nguyên lý sâu hơn của tổ chức lý tính để có
thể xét như là tính bất khả tri của nội quan, như là cơ chế đưa tới lãnh hội hay
sự vận hành tương đẳng hóa hoặc vận
hành cộng duyên
(co–ordinated mouvement – sự vận hành liên kết). Cho dù, không có cái gì vốn là
phi lý trong việc nỗ lực chứng minh ngữ trí và cách dụng ngôn ở các thuật ngữ
này, cũng như không có sự chính lý hay sự phán đoán đúng đắn nào. Thế nhưng,
không vì lý do gì để trạng huống băn khoăn hay hoài nghi tái diễn, nếu sự nghiên
cứu về ngữ trí và cách sử dụng tri thức hay ngữ năng này sẽ dẫn vào một phương
hướng hoàn toàn khác.
Theo tôi, nói chung, để đạt được sự tiến bộ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và
khả tính tri nhận của loài người, thì trước hết là ta phải để
“khoảng cách thần bí” bên ngoài “các dữ kiện tâm”
như Kὂhler đã chỉ và rồi khi ấy người ta có thể khám phá những khả thể này dành
cho cách phát triển các luận thuyết (explanatory theory) mà bất cứ nơi đâu chúng
vẫn có thể hiện thành theo sự phức hợp và tính trừu xuất của cơ chế hạ tầng, tức
là cơ chế của vô biểu vậy. Chúng
ta nên nhận ra rằng, ngay cả những hiện tượng quen thuộc nhất vẫn cần đến sự lý
giải và rằng, ta chưa đủ thẩm quyền hội nhập cơ chế hạ tầng này, nghĩa là, ta
không có thẩm quyền nào hơn nữa trong khoa vật lý và các khoa y lẫn khoa học tự
nhiên. Hầu hết chỉ là bước ban đầu và những giả thuyết có tính chất thăm dò để có thể mở ra được
mối liên hệ về bản chất ngôn ngữ, cách sử dụng nó, và sự thụ đắc của nó
(acquisition). Vì là những người nói bản ngữ (tiếng Anh), chúng ta có nơi tự
thân
mình một số lượng dữ liệu giá trị khổng lồ. Chỉ vì lý do này mà người ta
dễ sa vào bẫy rập của niềm tin rằng, không có cái gì phải lý giải cả, rằng, bất
cứ những nguyên lý có tổ chức nào và các cơ chế hạ tầng nào có thể tồn tại thì
cái đó phải là cái “được ban cho–given”
như dữ liệu được cho vậy. Không có
điều gì vượt ra ngoài sự thật và một nỗ lực nhằm định tính sở hành những hệ
thống nguyên tắc này mà chúng ta đã quán triệt là có thể cho ta
nhận thức những cú nghĩa mới và phát sinh một cú nghĩa mới trên một lý do
thích đáng mà y trên chất liệu đó, nó sẽ xua tan nhanh chóng bất cứ chủ nghĩa
giáo điều nào. Sự
nghiên cứu dành cho ngôn luận phải bắt đầu bằng nỗ lực xác định những hệ thống
của các nguyên tắc này và phơi trần những nguyên lý dẫn đạo chúng.
Loài người đã đạt được tri thức về một ngôn ngữ đã nội thể hóa một hệ thống của
các nguyên tắc gắn cùng âm tố và nghĩa theo một
đường lối đặc thù. Ngôn ngữ học
cấu thành một nền văn phạm của một ngôn ngữ bất kỳ, mà trên thực tế, nó đang cho
ra một giả thiết liên quan đến hệ thống nội thể hóa này.
Những giả thiết (hypothesis –假设) của nhà ngôn ngữ học,
nếu đã trình bày bằng bản chất hàm ngôn và hoàn toàn trong sáng, thì điều đó sẽ
có một vài hệ quả trên cơ sở kinh nghiệm theo hình thái của những người phát
ngôn và các thuyên giải của chúng bởi người nói bản ngữ. Trên cứ liệu này, tri
thức ngôn ngữ hay ngữ trí, chỉ là một trong nhiều yếu tố nhằm xác định một phát
ngôn sẽ được sử dụng hay sẽ được nhận thức như thế nào trong một trạng thái đặc
thù—hệ thống nội thể hóa của những nguyên tắc. Nhà ngôn ngữ học là người đang nỗ
lực để minh định cái gì cấu thành tri thức ngôn ngữ—cấu thành một văn pháp chính
xác—là người đang nghiên cứu một yếu tố nền tảng được liên hệ bằng thực tiển
dụng ngôn (performance – tức là khả năng sử dụng ngôn ngữ hay biểu lộ cấu trúc
bề sâu bằng ngôn ngữ), thế nhưng dụng năng không là chưa đủ. Ý thể hóa này
(idealization) cần được thấu triệt khi người ta đang khảo sát
vấn đề chứng thực từ những văn pháp trên cơ sở cứ liệu theo ấn tượng.
Không có lý do cho biết là tại sao người ta thường không quan tâm đến cách giao
diện của đôi ba yếu tố đã kéo theo các hành vi tư duy phức hợp và dụng năng thực
tiển nằm bên dưới [sự tư duy] ấy, song, một nghiên cứu như vậy thiếu hẳn khả
năng viễn hành, trừ phi các yếu tố khả phân này tự thân chúng được toàn tri.
Trong thắng thâm
thúy như vậy, văn pháp được ngôn ngữ học đặt ra là một ngôn luận hay lý thuyết
diễn giải; lý thuyết này nêu lên một thuyên giải cho sự kiện mà (dưới hình thái
lý tưởng hóa đã nêu) một người nói ngôn ngữ đang thực hiện sẽ lĩnh hội, thuyên
giải, cấu hình, hoặc dùng một phát ngôn trong nhiều phương hướng và không ở
trong các phương hướng khác, tức là trên cấu trúc bề mặt của một phát ngôn.
Người ta cũng có thể nghiên cứu các lý thuyết diễn giải trong cấu trúc bề sâu,
tức là cái chủng tử tiềm thể. Người nói bản ngữ đã đạt tới một hiện tượng văn
phạm trên cơ sở của rất nhiều cứ liệu bị hạn chế và biến chất;
văn phạm có những kết quả trên nền tảng kinh nghiệm mở rộng vượt qua xa cứ liệu.
Ở một mặt nào đó, các hiện tượng mà với chúng đã được quá nhiều văn phạm giải
thích bằng các nguyên tắc của tự thân văn phạm và cách giao diện của các nguyên
tắc này. Ở bình diện sâu hơn, cùng một hiện tượng như vậy đã được giải thích
bằng các nguyên lý xác định sự tích lũy của văn phạm trên nền tảng của cứ liệu
bị giới hạn và biến chất làm nên giá trị cho con người đã thụ đắc ngữ trí, con
người đã tự cấu trúc cho mình nền văn pháp đặc biệt này. Những nguyên lý nhằm
xác định hình thái văn phạm và để chọn ra một văn phạm có hình thái thích hợp
trên nền tảng của một vài dữ liệu cấu thành chủ đề mà, theo cách thường dụng
truyền thống, có thể được gọi là “văn phạm phổ quát”. Sự nghiên cứu về văn phạm
phổ quát, được nhận thức như thế, là một nghiên cứu bản chất các khả tính thông
tuệ của loài người. Nó nỗ lực mô thức hóa những điều kiện cần và đủ mà một hệ
thống phải nhận thức để phẩm định đây là cái mà
ngôn ngữ nhân loại nội tàng, hơn
thế, nếu chúng được cho là đã bám rễ sâu trong “ngữ năng” nhân loại và như thế
nó cấu thành cách tổ chức nội tại xác định cái gì xét như là hội nghiệm ngôn ngữ
học và cái gì cho là tri thức ngôn ngữ khởi sinh trên nền của sự
hội nghiệm này. Do vậy, văn phạm phổ
quát, hình thành một lý thuyết giải thích về một chủng tính sâu xa hơn là (lý
thuyết) văn phạm cá biệt, cho dù văn phạm cá biệt của ngôn ngữ có thể được xem
như là lý thuyết giải thích.
Trên mặt thực hành, nhà
ngôn ngữ học luôn được tương ưng giữa cả văn phạm phổ quát lẫn ngữ pháp cá biệt.
Khi ông ta cấu trúc một miêu tả, thì văn phạm cá biệt cấu trúc trong chính nó
hơn là những phương hướng khác trên cơ bản chứng lý nào mà ông ta cho là có giá
trị, ông ta được chi phối một cách có ý thức hay là không, được hướng dẫn bằng
một vài giả định liên quan đến hình thái của văn pháp và các giả định này thuộc
về lý thuyết ngữ pháp phổ quát. Ngược lại, công thức của ông ta về các nguyên lý
của văn phạm phổ quát cần được đánh giá bằng sự nghiên cứu những hệ quả của
chúng đã ứng dụng trong các văn pháp cá biệt. Vì vậy, nhà ngôn ngữ học đã liên
hệ đến cấu trúc của những lý thuyết biện giải trên một vài bình diện, và mỗi một
phương diện đều có một dẫn giải tâm lý cho công việc lý thuyết và miêu tả của
mình. Trên bình diện văn pháp cá biệt, ông ta đang cố định tính tri thức ngôn
ngữ, định tính một vài hệ thống tri nhận đã từng được phát triển –tất nhiên, một
cách vô hình chung–bởi người nói–nghe thông thường. Trên bình diện văn pháp phổ
quát, Ông ta đang cố chứng minh một vài đặc trưng về sự thông tuệ của con người.
Ngôn ngữ học, đã định tính như vậy, thì nó chỉ đơn thuần là lãnh vực của tâm lý
học nhằm xử lý bằng các khía cạnh vừa nêu của tâm thức mà thôi.
Ở đây, tôi sẽ cố gắng vạch
ra một vài dấu hiệu của loại công việc có đích đến trong tiến trình hiện nay,
mặt này thì điều đó xác định các hệ thống của những nguyên tắc cấu thành tri
thức của một ngôn ngữ, còn mặt khác thì nó phơi trần những nguyên lý chi phối
các hệ thống này. Hiển nhiên, hiện giờ, bất cứ những kết luận nào nếu đạt được
về văn pháp cá biệt lẫn văn pháp phổ quát, thì chúng phải hoàn toàn mang tính
thăm dò và được giới hạn trong phạm vi của chúng. Và trong một lược thảo như
vậy, chỉ là những sơ phát họa mà chúng có thể vừa mới biểu hiện mà thôi. Nỗ lực
vạch ra một vài định hướng cho cái gì đó đang được thực hiện bây giờ, tôi sẽ tập
trung vào những vấn đề đang đi theo hướng có thể được công thức hóa bằng một ít
trong sáng trên cái đã tư duy, mặc dù những vấn đề như vậy luôn kìm hãm cách
giải quyết.
Như đã đề cập trong chương
đầu tiên của bản văn này, tôi tin rằng, bộ khung phổ quát thích hợp nhất cho
việc nghiên cứu về các vấn đề ngôn ngữ và tâm thức, là nó bao hàm một hệ thống
của những ý tưởng đã phát triển với tư cách là thành viên của nền tâm lý học lý
tính của thế kỷ thứ 17 và 18, nó đã được nhận chân những khía cạnh quan trọng
bởi các tiểu thuyết lãng mạn và cũng vì lý do đó mà các thế kỷ này đã bỏ quên
hẳn đi, để chỉ tập trung hướng vào các chất liệu khác. Theo khái niệm thuộc
truyền thống này, một hệ thống của những mệnh đề sở dĩ biểu đạt nghĩa của một
câu (cú nghĩa) sở sinh trong tâm thức, vì câu này được thành tựu bởi một dấu
hiệu vật lý, cả hai mệnh đề (trong cú nghĩa được tâm thức biểu hiệu) đã tương
quan bằng các thao tác hình thức, trong thuật ngữ hiện lưu, chúng ta nên gọi các
thao tác này là các phép chuyển biến văn
phạm. Như vậy, khi dựa trên thuật ngữ này, chúng ta có thể phân biệt cấu trúc biểu thể (bề mặt) của
câu, cách tổ chức thành các phạm trù và các ngữ đoạn (phrase) mà nó được trực
kết cùng ký hiệu vật lý, với
cấu trúc tiềm thể
(bề sâu) nằm bên dưới, cũng cùng một hệ thống của các phạm trù và những ngữ đoạn
như vậy, tuy nhiên theo một đặc tính trừu xuất nhiều hơn. Do vậy, cấu trúc biểu
thể của câu như câu: “Awise man is honest–bậc thánh trí là một bậc trung thực/
một người có trí là một người trung thực” nó có thể sở phân: “a wise man” là chủ
ngữ, còn “is honest” là vị từ (predicate). Tuy nhiên, cấu trúc tiềm thể sẽ phải
khác hơn nhiều. Nhất là, nó thoát thai từ ý tưởng phức hợp để cấu thành chủ ngữ
của cấu trúc biểu thể một mệnh đề “chìm” với chủ ngữ “man” và vị từ “be wise”.
Thật vậy, theo quan điểm truyền thống, cấu trúc tiềm thể là một hệ thống của hai
mệnh đề, không phải cả hai mênh đề của cấu trúc này được chèn vào, nhưng mà nó
hỗ tương quan hệ (interralate–ngôn
ngữ quan hệ nội sinh) trong một đường hướng như thế nhằm hiển đạt nghĩa của câu
“A wise man is honest”. Ta có thể tái hiện cấu trúc tiềm thể này bằng biểu thức
1, và cấu trúc hiển thể bằng biểu thức thứ 2, ở đây, các dấu ngoặc kép ghép đôi
được đính nhãn để cho biết phạm trù ngữ đoạn giới hạn chúng lại.
1.
2.
Một ký hiệu luân phiên và
tương đương được sử dụng rộng rải, biểu đạt sự đính nhãn đặt trong dấu ngoặc của
1 và 2 theo hình thái cây (tree form), thành 1’ và 2’, với trình tự như sau:
1’
2’
Nếu chúng ta nhận ra cách duyên khởi cái thuộc về chủ ngữ hay “của–chủ ngữ” khi
làm nhiệm vụ liên hệ giữa một ngữ đoạn của phạm trù ngữ đoạn danh từ (NP) với
câu (S) chi phối trực tiếp nó, và cách duyên khởi cái thuộc về vị từ hay “của–vị
từ” khi làm nhiệm vụ liên hệ giữa một ngữ đoạn của phạm trù ngữ đoạn vị từ (VP)
với câu chi phối trực tiếp nó, vậy, lúc này, cấu trúc 1 và 2 (tương đương 1’ và
2’) minh định những chức năng văn phạm của chủ ngữ và vị ngữ trong một đường lối
định hướng hóa. Những chức năng văn phạm của cấu trúc tiềm thể (1) đóng vai trò
trung tâm xác định nghĩa của câu.Mặt khác, cấu trúc ngữ đoạn sở chỉ trong biểu
thức 2 tương ưng với nét âm vị của mình, nó xác định diễn tiến ngữ điệu
(intonation contour–điệu hình) của người phát ngôn đã thể hiện.
Tri thức về ngôn ngữ liên
quan đến khả tính chỉ định cấu trúc tiềm và hiển thể theo một lãnh vực vô hạn
của các câu, tri thức này kéo theo khả tính liên quan đến các cấu trúc như vậy
một cách thích đáng, chỉ định cách lý giải nghĩa và âm vị cho các cấu trúc tiềm
và hiển thể mang tính song đối hóa. Sự phát thảo như vậy về bản chất ngữ pháp
được cho là hoàn toàn đúng đắn như là một tiếp cận ban đầu với cách đặc trưng về
“tri thức một ngôn ngữ.”
Như vậy thì, cấu trúc tiềm
và hiển thể được liên hệ như thế nào? Hiển nhiên là, bằng một thí dụ đơn thuần
đã cho, ta có thể lập thành cấu trúc hiển từ cấu trúc tiềm thể bằng cách thực
hiện các thao tác như sau:
3
a. Chỉ định dấu hiệu wh– cho NP được gắn sâu hơn, “man”
b. Thay thế NP đã đánh dấu như vậy bằng “who”
c. Xóa bỏ “who is”
d.
Đảo “man” và “wise.”
Khi
vừa ứng dụng các thao tác a và b, ta có được cấu trúc chìm bên dưới câu như vầy
“a man who is wise is honest,” tiểu cú này là sự thành tựu xảy ra của cấu trúc
tiềm thể (1). Hơn thế, nếu, ta ứng dụng thao tác c (tức là ta đạt đến một mệnh
đề như sau: “a wise man is honest”, trong tiếng Anh, ta cũng phải ứng dụng cách
thao tác d phụ trợ này, ta có được cấu trúc hiển thể (2), mà trên mặt âm vị, nó
có thể được lý giải.
Nói
chung, nếu sự tiếp cận như thế là chính xác, thế thì một người thông thạo một
ngôn ngữ loại biệt có sự kiểm soát của văn phạm, nhằm
tạo sinh (generate), (nghĩa là, nó minh định) sự tập hợp vô tận của những
cấu trúc ẩn chứa tiềm năng (potential deep structure), phát họa chúng thành các
cấu trúc hiển thể kết chuỗi hóa, và nó xác định những cách thuyên giải nghĩa và
âm vị của các đối tượng trừu xuất này. Từ sự thông tin có giá trị hiện giờ, cho
rằng, cấu trúc tiềm thể là cấu trúc xác định cách lý giải âm vị toàn diện và
rằng, cơ cấu ẩn này biểu đạt các chức năng văn pháp, và chúng đóng vai trò quyết
định cho cách lý giải ngữ nghĩa, thì đây là một quan điểm đúng đắn, cho dù, một
vài khía cạnh của của cấu trúc hiển vẫn có thể tham gia vào trong lãnh vực quyết
định nghĩa của câu bằng nhiều đường hướng, song, trong bản văn này tôi sẽ không
đề cập đến. Do vậy, một chủng tính văn phạm này sẽ lộ diện đôi nét hỗ tương quan
hệ vô tận của âm tố và nghĩa. Nó cấu tạo bước đầu tiên lý do xiển minh mà con
người có thể nhận biết một câu xuất từ tâm thức của ngôn ngữ anh ta như thế nào.
Thậm
chí, cái thí dụ thuần túy nhân tạo này dùng để minh họa một ít đặc trưng của các
(hiện tượng) văn pháp (vừa nêu) và cũng khiến người ta có thể thừa nhận chúng
một cách phổ quát. Chủng tính vô hạn của các cấu trúc tiềm thể này giống hệt như
tôi có thể đã tạo ra được bằng những nguyên tắc rất đơn thuần nhằm biểu đạt một
ít chức năng văn phạm phụ thuộc, nếu ta chỉ cho các nguyên tắc này là một thuộc
tính đệ quy (recursive property–đặc tính khả quy), nhất là cái đi theo cùng
chúng nhằm gắn các cấu trúc thuộc hình thái s [s...], s có trong những cấu trúc
khác. Những phép chuyển biến
văn pháp, thế thì, sẽ tái hình thành, một cách tối hậu, một cấu trúc hiển tách
ly hoàn toàn với cấu trúc ẩn tàng. Cấu trúc tiềm thể này có thể là một cấu trúc
trừu xuất tối thượng, nó có thể mở ra từng điểm một (nó không phải đóng lại từng
điểm từng điểm một) quan hệ hỗ tương đến sự thành tựu âm vi học. Tri thức ngôn ngữ–“ngữ
năng”, hàm nghĩa kỷ thuật của thuật ngữ này đã được lược giảng trong diễn ngôn
ban đầu của bản văn – kéo theo quyền kiểm soát những tiến trình văn pháp của lý
thuyết này.
Chỉ
chừng ấy thôi, ta có thể bắt đầu tiến hành công thức hóa một vài vấn đề cần yếu
cho phân tích và lý chứng. Một vấn đề chủ yếu được đặt ra do sự thật là, cái cấu
trúc hiển thể, nói chung, lộ ra quá ít dấu hiệu trong tự thân nghĩa của câu.
Chẳng hạn, có rất nhiều câu lưỡng nghĩa mơ hồ không chỉ định một điều gì cả trên
cấu trúc hiển thể, như câu 4 mà ta có thể thấy sau đây:
4
I disapprove of John’ drinking (Tôi phản đối việc uống của John).
Câu này có thể chỉ cho
việc uống của John, hoặc có thể chỉ cho đặc tính của việc uống đó. Sự mơ hồ này
được giải quyết bằng các cách khác hơn trong câu 5 và 6 như sau:
5
I disaprove John’ drinking the beer (Tôi phản đối việc John uống bia)
6
I disapprove John’ drinking excesive (Tôi phản đối việc John uống quá nhiều)
Rõ
ràng, các tiến trình văn phạm được tương ưng. Nên
nhớ là, ta không thể cùng
lúc
mở rộng câu 4 bằng cả hai cách trong câu 5 và 6; tiến trình này sẽ cho ta thấy ở
câu
7:
7
*I disapprove John’ excessive drinking the beer
Lý
thuyết văn pháp nội tính hóa của ta chỉ định hai cấu trúc trừu xuất sai biệt từ
câu 4, một là cấu trúc 5
tiềm thể và hai là cấu trúc 6 (cũng ở dạng tiềm tại) và tiếng Anh
thì chúng phổ quát hoàn toàn. Như thế,
câu “I disapprove of John’ cooking – Tôi phản đối việc nấu của John”, có thể ứng
dụng cho cả hai trường hợp, hoặc là, tôi nghĩ vợ anh ấy có thể nấu hay anh ta sử
dụng, chẳng hạn, quá nhiều tỏi. Ngược lại, câu lưỡng nghĩa, như câu 4, được phân
giải, khi ta mở rộng nó qua cách đã chỉ định ở câu 5 và 6.
Sự thật là câu 7 là câu lạc đề, nó cần được giải thích. Trong trường hợp này, sự
giải thích sẽ được cung cấp bằng cách công thức hóa của các nguyên tắc văn phạm
để chỉ định những cấu trúc tiềm tại luân phiên trên bình diện văn phạm cá biệt
và để cho phép trong mỗi một trường hợp này, nhưng không cho phép trường hợp
khác về các cách mở rộng sang câu 5 và 6. Thế thì, chúng ta sẽ giải thích sự lạc
đề của câu 7 và câu 4 lưỡng nghĩa bằng cách quy cho hệ thống của các nguyên tắc
này với người tri nhận ngôn ngữ, xét như là khía cạnh ngữ trí của anh ta. Tất
nhiên, hẳn là mình có thể cố gắng di chuyển trong một bình diện sâu hơn của sự
giải thích, khi hỏi cách nào mà cơ cấu tiềm tại ấy tương kết sai biệt giữa âm tố
(và) – nghĩa và một cấp độ sai biệt của các cấu trúc hiển được tạo sinh
(generated surface structure) (có thể kể cả câu 7). Đây là một vấn đề của văn
phạm phổ quát, qua ý nghĩa vừa được miêu tả. Khi sử dụng thuật ngữ của chú thích
câu 7, thì diễn ngôn ở bình diện văn phạm cá biệt sẽ phải là bình diện của hiệu
lực miêu tả, còn ở bình diện văn pháp phổ quát, sẽ được đặt trên bình diện của
hiệu lực giải thích.
Hãy nhớ rằng, những nguyên
tắc nội tính hóa của văn phạm tiếng Anh vẫn có các hệ quả hơn thế trong trường
hợp y như trường hợp vừa diễn ngôn.Có các phép cải biến rất phổ quát cho phép
hay yêu cầu loại đi những yếu tố có thể được tái hiện, trong
toàn thể hay từng phần dưới ngững điều kiện hiển thể. Hãy ứng
dụng cấu trúc 8 và rồi các nguyên tắc đã cho phái sinh sang câu 9.
8
I don’t like John’s cooking any more than Bill’s cooking.
(Tôi hoàn toàn thích cách nấu của Bill hơn là John.)
9
I don’t like John’s cooking any more than Bill’s.
(Tôi không ưa việc John nấu chút nào hơn
là của Bill [tôi thích Bill nấu hơn bất cứ cách nấu nào của John].)
Câu 9 là một câu lưỡng nghĩa, nó có thể là “sự – the fact [lượng]”, hoặc có thể
là “lý – quality [phẩm]”, tức thô hay tế, hoặc phẩm loại. Nghĩa rằng, tôi hoàn
toàn không thích “sự” nấu của John mà tôi thích “sự” nấu của Bill hơn, hoặc là
tôi hoàn toàn không thích “lý” nấu của John mà tôi thích “lý” nấu của Bill hơn. Tuy
nhiên, câu 9 cũng có nghĩa rằng, tôi không thích phẩm chất nấu của John chút
nào, tôi thích “sự” nấu của Bill hơn, hay ngược lại, theo sự và lý hỗ tương giao
hoán. Tức là, qua cấu trúc tiềm tại của câu (8), ta cần nhận ra ngữ đoạn lưỡng
nghĩa của “John’s cooking” và “Bill’s cooking” trong cùng một cách, nếu ta có
thể loại trừ được “cooking”. Có vẻ đây là lý do để kết luận rằng, cái gì được
tương quan, thì cái đó có một điều kiện phổ quát nào đó trên tính khả thi về
những thao tác loại trừ, chẳng hạn, điều được nêu ra ở câu 9 phát sinh từ câu 8.
Hơn thế, một điều kiện trừu xuất cần đề cập đến, (cái phát sinh đó), không chỉ
là cấu trúc mà cách thao tác ứng dụng với điều kiện ấy, nhưng còn là lịch sử
phái sinh của cấu trúc này nữa.
Ở đây, những thí dụ khác có thể đã tìm thấy một nguyên lý loại tợ được
cho là nguyên lý chế tác (a similar priciple seems to be at work). Như
vậy, hãy quan sát câu 10, mà nó hẳn là được phái sinh từ câu 11 lẫn câu 12, và
do vậy, nó là câu lưỡng nghĩa:
10
I know a taller man than Bill.
(Tôi biết một [gã] người ‘cao’ hơn Bill.)
11
I know a taller man than Bill does.
(Tôi biết một người cao hơn Bill [đang
thực hiện.])
12
I know a taller man than Bill is.
(Tôi biết một người cao hơn Bill [đang có].)
Thật rõ ràng, câu lưỡng nghĩa 10 không
tái hiện trên cấu trúc hiển, sự loại trừ của “does” (mà câu 10 tái hiện –
“does”) trong câu 11 lưu lại chính xác một cấu trúc đồng nhất như là cách loại
trừ của “is” (mà nó, câu 10, tái hiện – “is”) trong câu 12. Tuy vậy, giờ thì hãy
quan sát câu 13.
13
I know a taller man than Bill, and so does Bill.
(Tôi biết một người cao hơn Bill, và chính Bill đang thực hiện như vậy.)
Giống như câu 9, câu này là câu lưỡng nghĩa–có hai–cách hiểu (two–ways
ambiguous) hơn là câu lưỡng nghĩa có–bốn–cách hiểu (four–ways ambiguous). Ta có
thể biết được nghĩa này trong câu 14 hay 15, nhưng không phải ở trong câu 16
hoặc 17.
14
I know a taller man than Bill does and John knows a taller man than Bill does.
15
I know a taller man than Bill is and John knows a taller man than Bill is.
16
I know a taller man than Bill is and John knows a taller man than Bill does.
17
I know a taller man than Bill does and John knows a taller man than Bill is.
Song, ở đây lại có vấn đề phát sinh, vì chúng ta thấy bằng cách quan sát cẩn
thận hơn sự phái sinh của câu 13. Ta xin chỉ định cách loại trừ thao tác thể
hiện ở câu 10 phái sinh từ câu 11, đánh dấu bằng T1
và chỉ định cách loại trừ thao tác ở 10 phái sinh từ 12, đánh dấu bằng T2.
Nếu như, ta ứng dụng T1 cho mỗi
liên kết ngữ của câu 14, ta có được câu 18:
18
I know a taller man than Bill and John knows a taller man than Bill.
Cách ứng dụng của T2
cho mỗi liên kết ngữ của 15 cũng sẽ thành 18. Tuy nhiên cách ứng dụng của T1
cho một liên kết ngữ và ứng dụng T2 cho liên kết ngữ khác trong 16
thì vẫn thành 18, bởi vì có cùng một thủ tục (trong trật tự đối đãi hay trong
trình tự tương đối– the opposite order) khi đã ứng dụng cho hai liên kết ngữ của
17. Như vậy, 18 có thể được phái sinh bằng cách ứng dụng của T1 và T2
cho bất cứ bốn cấu trúc tiềm tại nào, 14, 15, 16 hay 17, chẳng hạn.
Cơ cấu 18, tự thân nó không minh định cái nào là hình thái chìm của các
cấu trúc trên; sự khu biệt này từng được loại trừ bằng cách loại trừ các thao
tác T1 và T2. Tuy nhiên ,giờ hãy quan sát thao tác T3 “Isaw Bill and John so did John” phái sinh từ
“Isaw Bill and John saw Bill.” Tức là ta ứng dụng
T3, cho câu 18, ta có câu 13.
Tuy nhiên, ta nên nhớ là 13 có thể có cách thuyên giải của 14 hay 15, nhưng
không phải cách thuyên giải của 16 hay 17. Do vậy, ta thấy, T3
có thể ứng dụng cho 18, chỉ với điều kiện hoặc 14 hay 15, nhưng
không là 16 hay 17, vậy,T3 đã là cấu trúc chìm trong các cách phái
sinh đã cho của 18. Song, sự thông tin này trong tự thân câu 18, không được hiển
lộ, như chúng ta vừa khảo sát. Vì vậy, khi ứng dụng T3 cho 18 ta
phải nghiệm được đôi phần lai lịch phái sinh của 18–nghĩa rằng, ta cần có thông
tin mà trong ngoặc vuông của tự thân câu 18 không lưu trữ. Trên thực tế, ta phải
biết cái gì mà hai liên kết ngữ của 18 phái sinh từ các cấu trúc chìm mà trong
đó yếu tố đồng nhất đã bị loại.
Thành ra, một lần nữa, một điểu kiện phổ quát nào đó trên tính ứng dụng của việc
loại đi các phép chuyển biến phải cần được liên kết lại, một nguyên lý mà bằng
cách này hay cách khác làm phát sinh sự quan sát lai lịch phái sinh về những
chuỗi bị loại trừ, chừng như những đặc trưng của cấu trúc tiềm thể này có được
một cách tối hậu từ chúng.
Để nhận ra vấn đề
phức hợp như thế nào, ta hãy quan sát những câu như “John’s intelligence, which
is his most remarkeable quality, exceeds his prudence – sự thông minh của John
là phẩm chất đáng nhớ nhất, nó vượt qua tính thận trọng của anh ta” hoặc “the
book, which weighs five pounds, was written by John – quyển sách này nặng năm
pao, đã được John trứ tác.” Có lẽ, đại từ liên hệ trong tiểu cú đồng chức được
ấn vào trong (the embedded appositive clause – tiểu cú đồng chức [đồng vị ngữ]
được lồng vào) thay cho một ngữ đoạn bị loại đi, và do trạng huống qua cách loại
trừ như vậy mà ta hàm ngôn rằng, ngữ đoạn danh từ này nên được cho là đồng nhất
với danh ngữ đọan tiền chỉ (the antecedent noun phrase) “John’s intelligence”
hoặc “the book”. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, nó có thể bị cho là có sự sai
biệt giữa tiền chỉ ngữ với ngữ đoạn danh từ của mệnh đề đồng chức. Do vậy, trong
trường hợp của câu thứ nhất, ta đang hướng đến mức độ thông minh của John trong
mệnh đề hay tiểu cú chánh, nhưng, ta cũng đang hướng đến phẩm chất thông minh
của anh ta trong tiểu cú được lồng vào; và ở trường hợp của câu thứ thứ nhì, ta
đang hướng đến quyển sách như là một đối tượng trừu xuất trong tiểu cú chánh và
trong tiểu cú được lồng vào, ta đang hướng đến quyển sách với tư cách là một đối
tượng vật lý cụ thể; người ta có thể cho là các dị biệt như vậy được biểu tượng
trong cấu trúc tiềm thể. Do
vậy, có vẻ ta sở hữu được tiến trình mâu thuẫn nguyên lý bằng hai thí dụ vừa
nêu. Ở đây, tôi sẽ không phát triển chi tiết vấn đề này trong diễn ngôn của
mình, người đọc sẽ tự khám phá rằng nó được điều hợp như thế nào khi mà một phẩm
loại phong phú như vậy được quan sát, nếu như anh ta đeo đuổi chất liệu này.
Thật vậy, nguyên lý cụ thể trong những trường hợp vừa nêu trên, là một nguyên lý
bất khả tri hay là một nguyên lý với ẩn số của nó, cho dù qua một vài điều
kiện, rõ ràng là người ta phải chạm được nó. Vấn đề đã đặt ra bằng các minh dụ
này, là một loại hình độc nhất toàn diện. Cách quan tâm về sự kiện ngôn ngữ học
làm lộ diện một vài đặc tính của những câu, liên hệ đến âm tố, nghĩa và sự lệch
chuẩn của chúng v.v…Trên mặt cứ liệu, sẽ không có bất cứ sự lý giải nào xảy ra
cho những sự kiện này, với điều kiện là ta tự giới hạn mình theo lối nói mơ hồ,
ba phải về những từ “các thói quen”, “những kỷ năng”, “các cách bố trí khi trả
lời”, hoặc là nói lập lờ về mô thức của những câu “do phép loại suy”. Ta không
cần có cái “thói quen” về những câu 4, 9, và 13 tri thức như thế trong một cách
nào đó; tuy không chắc là độc giả đã từng tiếp cận được những lối nói tương tợ
như vậy, nhưng chẳng qua anh ta biết chúng trong một đường lối đặc thù nhất. Khi
chỉ cho những tiến trình đã liên kết với nhau như
“phép loại suy”, thì đơn thuần là người ta phải đặt tên cho cái gì đó còn
trong huyền bí. Khi lý giải các hiện tượng như vậy, ta cần khám phá các nguyên
tắc tương quan đến âm tố và nghĩa của ngôn ngữ đang thực thi–văn phạm từng được
ngữ trí nhân loại nội tính hóa–các
nguyên lý phổ quát xác minh cách tổ chức và chức năng của những nguyên tắc này.
Tính chất sai lạc và phi lý của cấu trúc hiển trở thành cứ liệu, thậm chí ngay
khi những hành thái (pattern) đơn giản nhất được nghiên cứu. Chẳng hạn, hãy quan
sát lại – (những gì vừa nêu), qua một thí dụ hoàn toàn nhân tạo như sau ở câu
19:
19
John was persuaded to leave (John đã được thuyết phục để rời đi).
Cơ cấu chìm bên dưới câu này, phải được biểu thị là sự liên quan vị – chủ ngữ
(subject – predicate) duy trì trong một mệnh đề chìm của hình thái câu 20 (giả
định những chức năng văn pháp biểu tượng trong cùng một cách đã đề nghị ngay từ
đầu của tác phẩm và xác định là sự liện hệ bổ – vị ngữ duy trì trong một mệnh đề
chìm của hình thái hay mô thức câu 21 như sau:
20
[S[NP
John]NP]VP leave]VP]S
21
[S[NP…]NP[VPpersuade[NPJohn]NP]VP]S
Như vậy, “John” trong câu 19, ta đã biết John là chủ ngữ của “leave” và làm
nhiệm vụ bổ ngữ của “persuade” và, những biểu kiện này được hiển đạt chính xác ở
cơ cấu chìm nằm bên dưới của 19 nếu khi cơ cấu hạ tầng ấy hóa thân thành các
mệnh đề mà trên mặt thông tin đã biểu lộ thành câu 20 và 21. Cho dù, cơ cấu chìm
này cần được tạo thành những mệnh đề như vậy, nếu sự tiếp cận này vừa phát thảo
là chính xác, thế thì, chúng không có vết tích nào, như ta thấy trong cấu trúc
hiển của người phát ngôn cả. Phép chuyển biến đa dạng này khiến sinh ra câu 19,
đã triệt phá hệ thống của những quan hệ cũng như các chức năng văn pháp hiển
nghĩa của câu.
Quan điểm này luôn trở nên rõ ràng hơn, khi nào ta liễu giải được tính đa dạng
của những câu có vẻ tầm thường như câu 19, tuy rằng những câu như vậy sai biệt
trong phạm vi rộng ở những cách mà chúng được nhận thức và các thao tác hình
thức ứng dụng chúng. Xin đề nghị rằng, “persuaded’ trong câu 19 được thay bằng
một trong những từ như sau:
22
expected, hired, tired, pleased, happy, lucky, eager, certain, easy
Khi “expected – đã được yêu cầu” thay cho “persueded – đã bị thuyết phục, khiến
cho tin tưởng,” thì đại khái, nó có ý nghĩa là, biểu kiện về sự rời xa của John
là biểu kiện vốn được yêu cầu, nhưng nó không nói lên là việc rời xa của John là
việc được thuyết phục. Khi được thay bằng “hired – sai sử”, thì câu này đã biền
nghĩa hoàn toàn, đại để là, mục đích để sai John đi đã là vì, anh ấy muốn đi –
tức là, một cách thuyên giải trở
thành tự nhiên hơn, nếu ta thay “leave” bằng một ngữ đoạn giống như ngữ đoạn
“fix the roof – lập chứng cứ” vậy. Khi “tired – bị mệt mỏi, bị cho nghỉ hưu”
được thay vào, ta có được một câu phi cú. Thành thử, một câu nếu là “too tired –
quá mệt, bị hưu non” thay cho “persuaded”, giờ đây, câu này hàm ngôn rằng, “John
didn’t leave (John không phải đi)”. Còn “pleased” thì sai biệt hoàn toàn. Trong
trường hợp này, chúng ta có thể có “too pleased – đã rất hài lòng”, hàm ngôn
rằng, “ John didn’t leave (John không phải đi)”, nghĩa là “khi bỏ đi John rất
hài lòng” anh ta không bị sai sử gì cả, song, ta cũng có thể mở rộng câu này
thành “John was too pleased to leave to suit me – John đã rất hài lòng khi đi
với tôi,” trường hợp này không như những trường hợp vừa nêu. Trên mặt cảm tính,
“happy – hạnh phúc” vui thích hơn “pleased,” cho dù, người ta có thể cho rằng,
có sự liên hệ bổ – vị ngữ (verb – object) đang duy trì giữa “please” và “John”. Câu “John was lucky to leave (John đã may mắn
để đi)” được giải thích bằng một đường hướng khác hơn nữa. Đại để, có nghĩa là,
John đã may mắn trong cái mà anh ta đã bỏ đi, một cách thuyên giải ngoài những
trường hợp vừa nêu. Hơn thế, ta có thể cấu trúc những câu như thề, chẳng hạn,
“John was a lucky fellow to leave – John đã có tri kỷ (như câu đầu) để ra đi,”
qua những thí dụ, chỉ có những câu vừa rồi thì mới có thể thay bằng “lucky” mà
thôi. Còn “John was eager to leave – John đã hăng hái khi bỏ đi,” khác hẳn với
những trường hợp trên, chính thức là nó được tiếp cận với các biểu đạt như “John
was eager for Bill to leave – John hăng hái vì Bill bỏ đi” và “John’s eagerness
(for) Bill to leave – John hăm hở vì Bill bỏ đi.” “John was certain to leave –
John đã quyết bỏ đi.” “John đã quyết bỏ đi” có thể được giải thích là “it was
certain that John would leave – John sẽ đi là cái chắc”; nếu ta nhắm đến những
thí dụ khác, thì chỉ “expected” mới là chủ ngữ cho việc thuyên giải này, tuy
nhiên “expected” rõ ràng là khác hẳn với “certain” trong nhiều bình diện – chẳng
hạn, “they expected John to leave – Họ đã yêu cầu John bỏ đi.” Tính ngữ “easy”,
dĩ nhiên là sai biệt hoàn toàn, ở đây và trong trường hợp này, chỉ có sự liên hệ
bổ – vị từ duy trì giữa “leave” và “john” thôi.
Ta thấy rõ rằng, trên cấu trúc hiển, nó thường bị lệch lạc và bất chuẩn và rằng,
ngữ trí của ta liên hệ đến quá nhiều thuộc tính của bản chất trừu xuất và trên
cấu trúc hiển mà ta không thể nhận ra. Hơn thế, ngay các thí dụ đơn thuần nhân
tạo như trên, ta biết là chúng hiện thân bất thực như thế nào, vậy, để cố gắng
diệt tận ngữ năng ngữ nghĩa (linguistic competence)– các từ như “habits – các
tập quán”, “dispositions – những cách bố trí”, “knowing how –khả năng nhận thức
như thế nào,” và những khái niệm khác đã tiếp cận cùng khoa hành vi học (khoa
nghiên cứu về hành vi hay ứng xử – the study of behavior) đã từng
được khoanh vùng vô lý, trong những năm qua – là điều tất yếu nên làm.
Chí đến, chứng cứ mà ta có thể thấy được trên bình diện cấu trúc âm tố, là những
thể hiện trừu xuất được mô thức hóa và được sử dụng tinh xảo qua các thao tác
hình thức liên quan trong ngữ dụng. Ta vốn sở hữu một tri thức chi tiết về bản
chất của biểu tượng ngôn nghĩa và sở hữu những điều kiện tinh vi trên cách ứng
dụng có nguyên tắc ở lãnh vực này hơn là bất cứ lãnh vực nào khác. Với tôi, hầu
như công việc của những năm qua về cấu trúc âm tố là cung cấp chứng kiện tinh tế
ủng hộ cho quan điểm mà hình thái của các nền văn pháp cá biệt cần được xác
định, ở những ý nghĩa tột cùng, bằng một khái yếu hạn định để phân loại những
thuộc tính âm vị quan yếu, tức là những luật loại có thể tương quan cùng cấu
trúc hiển của biểu tượng âm vị và các thuộc duyên trên cách tổ chức và ứng dụng
các luật ấy. Như thế, việc này liên quan mật thiết với các thể tài chung đã diễn
ngôn trong chương đầu tiên của bản văn, các thể tài mà tôi sẽ thực hiện trở lại
y trên cách khảo sát vấn đề về sự khái yếu hạn định, phổ quát được hình thành
như thế nào trong sự thụ đắc ngôn ngữ. Hơn thế, những lý giải về cấu trúc âm tố
đều liên quan đến vấn đề rất thiết thân để phát triển một cách thường nghiệm
những mô hình dụng năng (performance – ngôn ngữ biểu hiện cụ thể) thỏa đáng, tới
một chừng mực mà chúng là chỗ dựa cho sự kết luận rằng, các cấu trúc âm vị học
trừu xuất được sử dụng đến độ tinh xảo nhất, là do các hệ thống của những nguyên
tắc biết tổ chức chặt chẽ này. Các quy luật đó đề nghị rằng, mọi trào lưu đang
tiếp cận với những vấn đề tri giác và thể chế của hành vi đã bị sự ấu trĩ làm cho chựng lại (all current approches to
problems of perception and organization of bihavior suffer from a failure) khi
đổ vào cái uyên thâm và tính phức hợp toàn mãn của những tiến trình tâm (to
attribute sufficient depth and complexity to the mental processes) mà những tiến
trình này cần phải được thể hiện bằng bất cứ mô hình nào để thử đạt được những
hiểu biết rốt ráo câu sinh cùng những hiện tượng hữu nghiệm (empirical
phenomena). Ở đây, không gian không cho phép ta phát triển chi tiết những thể
tài này, hoặc bằng sự quan tâm với chất liệu cấu trúc âm vị hoặc bằng nghĩa tiềm
năng của nó dành cho hệ tâm lý tri nhận. Tuy nhiên, một họa biểu đơn thuần, có
thể nói lên một vài ý tưởng về bản
chất của chứng lý có giá trị và những kết luận được nó, cái họa biểu đơn thuần
này, dựng nên với tính mô phạm hoàn toàn.
Xin lặp lại là, những quy luật kết học (syntactic rule – luật cú pháp) của ngôn
ngữ tạo sinh (generate – phát sinh) một tập hợp vô hạn của các cấu trúc hiển,
mỗi một cơ cấu đều có dấu ngoặc vuông đính nhãn thuộc về một chuỗi của các yếu tố cực tiểu, chẳng
hạn, câu 2 đã nêu, ở đó, các yếu tố cực tiểu mà ta có thể nhận biết là,
a, man, is, honest. Tự thân của mỗi một đơn vị này có thể sở biểu với tư
cách là một chuỗi của các âm đoạn (segment), chẳng hạn, man là chuỗi của những âm đoạn: /m/, /æ/, /n/. Mỗi một âm đoạn này, theo
trật tự có thể được cho là một tập hợp của các nét loại biệt hóa (specified
feature); vì vậy, /m/ cấu thành tính phức hợp nét (feature complex) [+
consonantal = + chất liệu phụ âm], [– vocalic = khử chất liệu nguyên âm], [+
nasal = + chất âm mũi] và v.v…Cơ cấu âm đoạn này của một đơn vị sẽ được thể hiện
bằng một mục lục từ vựng (từ mục – lexical entry) – bảng từ vựng hóa các đặc
trưng bản âm (inherent phonetic – âm vị vốn có), ngữ nghĩa và cú pháp của các
đơn vị đang diễn luận. Từ vựng của ngôn ngữ là một tập hợp của những từ mục như
vậy, có lẽ, với cấu trúc hậu bổ, ở đây ta không nhất thiết phải liên hệ đến.Giờ
thì chúng ta chỉ liên hệ với các thuộc tính âm vị của từ mục mà thôi.
Từ mục của một đơn vị nào cần loại biệt đúng các thuộc tính của đơn vị ấy mà
chúng là cái đặc chất không bị quy luật ngôn ngữ học hạn định. Dụ như, đối với
man, từ mục này phải được nhận chân
rằng âm đoạn thứ nhì của nó là thuộc về nguyên âm hạ tiền thiệt (a low front
vowel – nguyên âm lưỡi trước thấp – hạ tiền thiệt nguyên âm), tuy nhiên, xét về
mức độ thời tính (tenseness), phức trùng âm, âm mũi hóa v.v… của nguyên âm này không nhất thiết phải được minh định
trong từ mục, bởi vì các cấp độ đó đều là chất liệu có quy luật chung, phần nào
dành cho hội thoại tiếng Anh đa dạng, một phần tổng quát cho mọi hội thoại tiếng
Anh và phần nào là chất liệu của âm vị học phổ quát. Cũng vậy, từ mục dành cho
man phải biểu thị là nó có một số nhiều bất nguyên tắc, bằng nguyên âm
chuyển đổi từ âm thấp (hạ âm – low) đến âm trung (trung âm – mid). Các âm đoạn
của từ mục này đều trừu xuất (abstract), có nghĩa là các luật âm vị học (âm luật
học) của ngôn ngữ sẽ luôn chuyển động và tạo cho chúng thành tính đa dạng trong
nhiều phương hướng, do vậy, nói chung, ở đó không nhất thiết phải là từng điểm
một đơn thuần tương ưng giữa từ mục với âm biểu hiện thực (actual phonetic
representation – biểu tượng âm vị thật sự). Dựa trên những dụ ngôn đang diễn
giải, tôi sẽ sử dụng các âm biểu cho cách thường dùng, tức là, mỗi một âm biểu
được xem như là một phức tính (complex) về một tập hợp nào đó của các nét, tôi
sẽ sử dụng biểu tượng / / , và khi khép lại mọi biều tượng, tôi sẽ sử dụng [ ]
để đóng kín lại các từ biểu (lexical representation) đã phái sinh từ các từ biểu
nhờ vào cách ứng dụng các âm luật, nhất là, kể cả âm biểu cuối đã có được là do
cách ứng dụng bộ tập hợp đủ của các âm luật.
Trước hết, hãy khảo sát những từ như signi – signify (biểu thị – dấu hiệu, phù
–biểu), paradigm – paradigmatic (đối
vị – hình hệ, hệ đối vị – ngữ tướng) và v.v… Do vì, ngữ tướng
signi – signify là một hình thái phái
sinh, nó sẽ trở nên minh bạch hơn khi ta đã tiến hành phân tích, trong trường
hợp này, nó được tương ưng mật thiết với từ biểu trừu thể ẩn (the underlying
abstract lexical representation). Vậy, hãy cho rằng, ta đang thử ấn định cho
thân từ (the stem – từ cán) bằng các
hình thái này mà từ biểu /sign/ và /pærædigm/ ở đây, các biểu tượng như vậy sở
hữu sự thuyết giải âm vị theo tính ước nghiệm (conventional phonetic
interpretation) của chúng. Do vậy, yếu tố ẩn /sign/ sở thành là âm vị /sign/
trước – ify. Tuy nhiên, nó đắc thành
như là âm vị /sayn/ một cách tách biệt. Một khảo sát tương tợ cũng quy cho
paradigm.
Hình thái sign và paradigm tách biệt được minh định bằng một vài âm luật mà khi cùng
thao tác, chúng tạo hiệu ứng để biến biểu tượng /ig/ thành /ay/ lúc mà nó đã tùy
hành bằng âm mũi – ngữ – kết (a word – final – nasal). Sự phân tách thận trọng
về âm vị tiếng Anh nói lên rằng, tiến trình này có thể được phân thành một chuỗi
của các âm bậc, kể cả (âm bậc thứ nhì và thứ ba mà trên thực tế, nó cần được
phân tích hơn nữa) như sau:
23
a. velar becomes continuant before word – final nasal
(âm vòm mềm {nhuyển ngạc âm} thành
trường độ âm (liên tục âm) trước âm mũi ngữ hậu kết – ngữ kết tỵ âm)
b. vowel + velar continuant becomes tense vowel
(nguyên âm + nhuyển ngạc âm trở thành nguyên âm căng)
c. // becomes [ay] (where // is the tense segment corresponding to [i])
// trở thành [ay] (mà ở đây // là âm đoạn căng tương ưng với [i]).
Khi ứng dụng các quy luật này, cho /sign/ ẩn một cách đơn biệt, đầu tiên ta có
được [siγn] (ở đây, [γ] là trường độ
nhuyển ngạc âm do quy luật 23a; vậy, 23b mà [sn] là âm đoạn căng; còn luật 23c là [sayn] cuối cùng
tương ưng với [i]. Tức là luật 23c đơn biệt.
Luật 23a và 23b thuộc về quy luật quan hệ âm vị kém quan trọng (little
interest), còn 23c là một bộ phận của các hệ thống phổ quát toàn diện thuộc về
“nguyên âm chuyển động – vowel shift”, làm thành hạt nhân của âm vị học tiếng
Anh. Chẳng hạn, có những lý do cụ thể để ta giả thiết rằng, thân từ chìm bên
dưới các hình thái như divine–divinity (tính thần thánh siêu
thế), thì /divn/ ở đây là âm yếu (nhược âm) của [i] khi đứng trước –ity và nó trở thành [ay] bởi quy luật 23c đơn biệt. Cũng vậy,
reptil (loài bò sát) phái sinh từ thân từ chìm bên dưới /reptl/ trở
thành [reptay] do quy luật 23c đơn biệt và [reptil] v.v… trong nhiều trường hợp
khác.
Hãy tiếp tục khảo sát những từ như ignite–ignition (nóng chảy do kích hoạt
lửa), expedite–expeditious
(nhanh chóng do khẩn trương), và contrite–contrition (sám hối vì hổ thẹn). Đúng như
reptile và divine phái sinh từ ngữ cán chìm /reptl/ và /divn/, như vậy, ta có được một cách đáng kể bộ phận trước
tiên của mỗi một cặp vừa nêu xuất phát từ /ignt/ và /expedt/ cũng như /contrt/. Luật này (được ứng dụng) để nói lên rằng, quy luật
23c là quy luật thành tựu âm vị, là trường hợp đặc biệt về tiến trình phổ quát
của nguyên âm chuyển hoán. Rõ ràng là, bộ phận thứ nhì của mỗi một cặp được phái
sinh bằng các tiến trình 24 và 25 như sau:
24
Vowels become nontense before –ion, –ious, –ian, –ity, and so on
(Những nguyên âm không biến thành trương
độ khi đứng trước –ion, –iuos, –ian, và ity v.v…)
25
The segment /t/ followed by a high front vowel is relazed as [š].
(Âm đoạn /t/ đã tùy hành bằng một nguyên
âm thượng tiền thiệt (nguyên âm lưỡi trước cao) được thành tựu xét như là [š]).
Quy luật đầu tiên trong các luật vừa nêu nói lên rằng, [divin] xuất phát từ thân
từ chìm /divn/ trong divinity
và [reptil] từ /reptl/ trongreptilian. Cũng vậy, luật này cho rằng,
[ignit] xuất phát từ /ignt/ trong ignition, [expedit] từ /expedt/ trong
expeditious và [contrit] từ /contrt/ trong contrition. Qua các luật như vậy, ta thấy, rõ
ràng là có hiện tượng khái quát hóa bên dưới, tức là một nguyên âm không thành
trường độ đứng trước một nguyên âm nhẹ (nguyên âm khinh âm – unstressed vowel)
không hiện hữu trong âm tiết có cương vị từ kết (word–final syllable), chính xác
là khi nó đã thành công thức, luật này câu sinh cùng nguyên âm chuyển
hoán và cùng một vài nguyên âm khác cấu thành bộ phận trung tâm của hệ thống
âm vị tiếng Anh.
Quy luật thứ hai, tức là luật 25, ứng dụng cho ngữ tố /ti/ trong /ignition/,
/expeditious/ và /contrition/, khi thay nó bằng [š] và cuối cùng chuyển nó thành
các liên hệ âm vị [ignišən], [ekspədišəs], [kəntrišən], thế thì, theo sau cách
ứng dụng nguyên tắc này là để rút gọn những nguyên âm khinh thành [ə]. Tóm lại,
các âm đoạn như vậy đã hiện thực như là [ayt] trong
ignite, expedite, và contrite và chúng được biểu hiện thực sự
như là [iš] trong ignition, expeditious, và contrition.
Tuy nhiên, giờ ta hãy khảo sát những từ right–righteous (đúng đắn vì chân chính),
liên quan đến ngữ âm [rayt] – [ryčəs]. Hình thái sau, tức là [ryčəs], xuất hiện
là do phái sinh từ mô hình có nguyên tắc trong hai phương diện, nghĩa là ở phẩm
chất nguyên âm (ta nên cho phẩm chất này là [i] hơn là [ay], bằng quy luật 24)
và ở phụ âm cuối của thân từ này (ta nên cho thân từ này là [š] hơn là [č], bằng
quy luật 25). Nếu, right đã là chủ thể cho cùng một tiến trình như expedite, vậy,
ta sẽ có được [rišəs] hơn là [ričəs] như là cách hiện thực hóa ngữ âm, tương tự
như [ekspədišəs]. Sự lý giải cho cách phái sinh kép (ở mặt ngữ âm) này là gì?
Trước hết, hãy nhớ rằng, quy luật 25 chưa phải là toàn hảo, trên thực tế, có
những trường hợp khác mà trong đó /ti/ được thực hiện là [č] hơn là [š], chẳng
hạn, question [kwesčən), ngược hẳn với direction [direkšən]. Một công thức nhiều
chính xác hơn của 25 sẽ là 26:
26
/t/ đã tùy hành bằng một nguyên âm thượng tiền thiệt đắc hiện như là [č] sau một
tương tục âm và như là [š] ở vị trí khác.
Khi trở lại với hình thái right, ta
thấy rằng phụ âm cuối này sẽ được minh định như là [č], chớ không là [š], nếu
trong biểu tượng chìm này, mà ở đó đã có một tương tục âm đi trước nó¾nghĩa là, tìm thể này đã là /riφt/, ở
đây, φ có đôi phần phụ âm. Nếu thế thì, phụ âm φ phải biệt lập khỏi bất cứ phụ
âm nào xuất hiện thật sự liên hệ đến ngữ âm trong vị trí này, tức là các phụ âm
răng, âm môi hoặc âm vòm cứng ở bộ phận không bị in nghiêng của các từ như wrist (cổ tay), rift (vết nứt), hay wished (sở nguyện). Như vậy, ta có thể
kết luận rằng, âm φ là âm /x/ có trường độ nhuyển ngạc âm, tất nhiên, nó không
hiện hữu trên mặt âm vị học của tiếng Anh. Thế thì hình thái chìm này sẽ là /rixt/
vậy.
Giờ thì ta hãy quan sát cách phái sinh của right. Kinh qua quy luật 23b,
âm biểu /rixt/ trở thành /rīt/. Qua luật 23c, âm biểu /rīt/ thành /rayt/, /rayt/
này là hiện thực hóa âm vị của
right.
Tiếp đến hãy quan sát cách phái sinh của righteous. Khi kết luận rằng, từ này có cùng một hậu tố như
expeditious
và repetitious, vậy, trên mặt từ vựng,
ta có thể cho là nó giống như /rixtious/ (ở đây, bản thân tôi không liên hệ cùng
âm biểu thích hợp dành cho –ous). Thế nên, ta xin đề nghị là trình tự của những
quy luật này đã diễn ngôn tới ngưỡng là những câu như: 23a, 24, 26, 23b, 23c,
tới một ngưỡng mà chúng là tính thích ứng có trình tự cho các luận cứ quan yếu
của tiếng Anh, y trên một vài tính cách đơn giản quy cho sự thuận lợi của lý
giải. Quy luật 23a là quy luật không thể ứng dụng được, còn luật 24 thì vô nghĩa,
khi ứng dụng nó cho hình thái ẩn /rixtious/. Khi
trở lại quy luật 26, ta thấy, nó cho ta hình thái /rixtious/. Giờ thì ứng dụng
luật 23b, nó cho ta âm biểu [rīčous], và luật 23c cho ra âm biểu [rayčous], và
nó trở thành [rayčəs] bằng cách rút gọn những nguyên âm khinh, do vậy, ta thấy luật 26 và 23, chúng tự đắc
chuyển, âm biểu chìm là [rixt] sẽ được biệt hành liên hệ đến ngữ âm [rayt] và
liên hệ đến ngữ âm [rayč] trong rightous, một cách chính xác như đã yêu
cầu.
Những sự kiện thấy rõ này nói lên rằng, âm biểu chìm phải là [rixt] (phù hợp với
phép chánh tả biểu âm – orthography, và tất nhiên là phù hợp với lai lịch hay
chính sử của nó). Một chuỗi của các quy luật phải tồn tại trong văn phạm là vì
chúng thể hiện cách luân phiên right –
righteous. Do vậy, sự luân phiên này không chỉ tồn tại trong mọi khái niệm
mà nó còn tồn tại hoàn chỉnh trong tính cân đối của mình. Dĩ nhiên, âm biểu chìm
là âm biểu trừu thể hoàn toàn: nó được tương ưng cùng âm hình tối cao của dấu
hiệu mà thuần túy là nhờ vào một chuỗi của những luật thuyết giải mà thôi.
Khi thiết lập chất liệu trên mặt sai biệt, thì việc này muốn nói rằng, dù một
người biết tiếng Anh đi nữa, thì không nhất thiết là anh ta phải có được đơn vị
từ vựng righteuos. Khi nghe lần đầu tiên hình
thái này, anh ta cần đồng hóa nó với hệ thống nào mà anh ta đã học. Nếu anh ta đã được trình bày bằng hình thái
phái sinh [rišəs], tất nhiên, anh ta sẽ hiểu được chính xác âm biểu chìm bên
dưới này phải tương đồng với các âm biểu của
expedite, contrite, và v.v…Tuy nhiên, khi nghe đến [rayčəs], anh ta biết
rằng biểu tượng này là không thể xảy ra; cho dầu, sự khu biệt phụ âm [š] – [č]
có thể bị dễ (phát âm) sai dưới các điều kiện thông thường của ngữ dụng, sự khu
biệt thuộc về nguyên âm (vocalic distinction) [i] – [ay] hẳn là rất rõ ràng. Khi
biết những quy luật tiếng Anh và khi nghe ngữ tố nguyên âm [ay] thay vì [i], thì
anh ta biết rằng, hoặc hình thái này là biệt lệ duy nhất, hoặc nó chứa đựng một
chuỗi [i] đã đi theo theo bởi âm vòm mềm và nó là chủ đề của luật 26. Nhuyển
ngạc âm này phải là một trường độ âm, tức là
/x/ vậy. Song, khi cho rằng, nó là một trường độ âm, thì tiếp theo đó phụ âm này
phải là [č], chớ không là [š] bởi luật 26, nếu hình thái này là hình thái chuẩn
(thì nó luôn là những giả thuyết zero). Do vậy, người nghe sẽ nhận bằng âm biểu
[rayrayčəs], hơn là âm biểu [rayšəs], chí đến, nếu thông tin này liên quan đến
một phụ âm đệm nào đi nữa, thì nó vẫn thiếu vắng ở dấu hiệu được tiếp nhận. Hơn
thế, áp lực này là để duy trì một cách chuẩn mực về những luân phiên (âm hưởng)
cần hoạt động nhằm hãm lại sự đồng nhất biểu âm (superficial analogy) với
expedite – expedituos
và ignite – ignition, và v.v…và để duy
trì [č] như là sự hiện thực hóa ngữ âm của /t/ bên dưới, miễn là [ay] xuất hiện
trong vị trí của [i] được yêu cầu, thật rõ ràng như ta thấy khi nó đã xảy ra.
Theo tôi, điều đó không chỉ là một miêu tả từng bước một trên mặt văn tự hay
nghĩa đen mà hình thái này được học như thế nào, thậm chí nó còn là một thuyết
giải đầy khả tính mà vì sao hình thái này hãm lại sự đồng nhất biểu âm (trên
thực tế thì nó không chính xác) và bảo lưu cương vị của nó. Việc lãnh hội và bảo
lưu như thế trong văn pháp về [č] và [š] tương phản ở righteous – expeditious
trên cơ sở loại biệt được thừa nhận giữa [ay] với [i] và sự nhận thức về một hệ
thống nào đó của các quy luật. Sự thuyết giải này cư lưu trên giả định rằng, các
biểu tượng ngầm đều là các biểu tượng trừu xuất hoàn toàn và trên chứng lý đã
trích dẫn đề nghị rằng, cái giả thuyết ấy, trên thực tế, là minh lý.
Một điển hình đơn nhất có thể nghiêm khắc nhận lãnh nhiều kết án. Song, một lý
giải thận trọng về cấu trúc âm tố lại nói lên là, có một số lượng các quy phạm
về cái chủng tính này, và rằng, nói chung, những cấu trúc tàng ẩn trừu tượng
siêu việt được quan hệ cùng các âm biểu bằng một chuỗi dài của các quy luật,
đúng như những cấu trúc ẩn trên bình diện cú pháp (kết học) được quan hệ cùng
các cấu trúc hiển bằng một chuỗi dài của các phép chuyển biến văn pháp vậy. Khi
giả định về sự tồn tại của các tâm biểu trừu thể và những thao tác khả thuyên
của cái chủng tính này, ta có thể bắt gặp một cấp độ có tổ chức đáng ngạc nhiên
nằm bên dưới cái gì đang thành hình trên bề mặt là một trật tự hỗn độn của dữ
liệu và trong một vài trường hợp, ta cũng có thể chứng minh là vì sao mà các
biểu đạt ngôn ngữ học được văn tri, được sử dụng và được nhận thức trong một vài
đường hướng. Người ta không thể kỳ vọng là có phải mình xác định những hình thái
hay các tiến trình trừu thể bên dưới liên hệ đến chúng khi đánh dấu bằng cách
nội quán hay không; hơn thế, không có lý do là vì sao mà người ta có thể bắt gặp
hệ quả này trong bất cứ đường hướng đáng kinh ngạc nào.
Việc biện giải đã phát thảo ở trên quy vào bình diện văn pháp cá biệt hơn là quy cho bình
diện văn pháp phổ quát, khi mà cách loại biệt này vừa được lập thành công thức.
Tức là, ta đã liệt kê một vài hiện tượng trên cơ sở của sự giả định mà những quy
luật ấy hình thành trong văn pháp nội thể hóa, nên nhớ rằng, hầu hết bộ phận này,
các quy luật như vậy đều được di động một cách độc lập. Tất nhiên, các khảo sát
văn pháp phổ quát nhập vào trong việc biện giải này tới một chừng mực mà chúng
tác thành sự lựa chọn của văn pháp phổ quát trên nền của dữ liệu thì thôi. Sự
tương nhập này là tất yếu như vừa giải thích. Tuy rằng, có những trường hợp mà ở đó các nguyên lý hiển ngôn của văn phạm phổ
quát trực nhập và thành một mô thức biện giải rõ ràng hơn. Do vậy, sự thuyên
giải về các hệ thống âm tố làm lộ ra thật sự các nguyên lý tổ chức rất phổ quát,
một ít đặc trưng đích xác, chi phối cho các quy luật âm vị học (xem phần cước
chú của nguyên bản, mục 14). Chẳng hạn, điều đó đã từng được nhận ra rằng, một
vài quy luật âm vị thao tác theo một chu kỳ tuần hoàn, trên cái cách được xác
định bằng cấu trúc hiển. Xin nhắc lại là, cấu trúc hiển này có thể được biểu
tượng là một dấu ngoặc vuông có dán nhãn của người phát ngôn, như ở câu 2. Trong
tiếng Anh, có quá nhiều quy luật phức tạp để chứng minh các điệu hình trọng âm
và cách lược nguyên âm ứng dụng cho những ngữ đoạn được liên kết bằng những dấu
ngoặc kép trên cấu trúc hiển, trước tiên khi ứng dụng cho một ngữ đoạn cực tiểu
của chủng loại này, rồi tiếp đến là ngữ đoạn rộng
hơn, cứ như thế v.v…cho đến lúc nào lãnh vực cực đại của tiến trình âm vị được
đạt tới (trong những trường hợp đơn thuần, tức là câu tự thân hay câu
hoàn chỉnh). Như vậy, trong trường hợp của câu ü, các luật ứng dụng cho các từ
đơn (mà, trong một miêu tả đủ, nó sẽ phải định giới hạn cho các phạm trù và do
vậy, nó đã có dấu ngoặc), và rồi, các luật ấy ứng dụng cho các ngữ đoạn a wise man và is honest,
sau rốt là câu hoàn chỉnh. Một ít những quy luật sẽ thể hiện những thành quả rất
đa dạng, như các cấu trúc hiển xác định cách ứng dụng có khuynh hướng tuần hoàn
của chúng là đa dạng hóa.
Một vài hiệu quả đơn thuần của nguyên
lý này về cách ứng dụng có khuynh hướng tuần hoàn được minh họa bằng hình thái
27, theo các từ như sau:
27
a. relaxation
(sự khinh an, cách thư giãn), emendation
(hiệu đính, chửa lỗi, chỗ được sửa chửa),
elasticity (tính co giản, đàn hồi),
connectivity (tính kết dính, tính liên kết)
b.
illustration
(sự minh họa, cách thể hiện), demonstration (sự, cách biểu minh, hiển thị),
devastation (sự, cách phá hoại, vết
còn lại của việc cướp bóc), anecdotal (tính vặt vãnh, chuyện vặt).
Các nguyên âm không bị in nghiêng tuy được rút gọn thành [ə] ở 27b, nhưng chúng
vẫn giữ được căn tính của mình ở 27a. Trong một vài trường hợp, ta có thể xác
định căn tính của các nguyên âm được rút gọn của mô thức 27b từ các hình thái
phái sinh khác (chẳng hạn, illustrative, demonstrative).
Các từ ngữ thí dụ của mô thức 27a, trên mặt hình vị khác hẳn với các từ của 27b
mà trong đó cái tác thành (former) được phái sinh từ các hình thái ẩn (tức là,
relax, emend, elastic, connective) chứa đựng trọng âm chánh trên nguyên âm
không bị in nghiệng, khi các hình thái ẩn này biệt hiện (appears in isolation):
các từ tiêu biểu của 27b không có nét đặc trưng này. Thật dễ dàng để cho rằng,
sự tỉnh lược nguyên âm (sự rút gọn), cách thay thế một nguyên âm bằng [ə], bị lệ
thuộc vào sự trống vắng của trọng âm. Nhờ vậy, ta có thể thuyết minh sự khu biệt
giữa 27a và 27b bằng cách giả định nguyên lý vòng (nguyên lý có chu kỳ) như vừa
lập thành công thức. Ở trường hợp của 27a, lúc tối sơ, chu kỳ uyên áo nhất,
trọng âm sẽ được quy định bằng các luật phổ quát cho các nguyên âm không bị in
nghiêng hay có dạng đứng. Vào chu kỳ tiếp theo, trọng âm được biến hoán, thế
nhưng trọng âm trừu tượng này, ở chu kỳ đầu tiên, đã trang bị đủ để giúp cho
nguyên âm khỏi sự rút gọn. Trong các từ điển hình của 27b, các chu kỳ sơ thủy
không bao giờ ấn định một trọng âm trừu thể nào cho nguyên âm có dạng đứng, do
vậy, nó bị rút gọn. Hãy thấy rằng, chính trọng âm trừu thể giúp cho nguyên âm
khỏi sự rút gọn. Cái sự thật, trọng âm ngữ âm qua các nguyên âm không bị rút gọn
có dạng đứng là rất nhẹ: nó sẽ thành trọng âm số 4, ở quy ước thông thường. Nói
chung, các nguyên âm có hình thái yếu này, một trọng âm theo ngữ âm đều bị rút
gọn, song trong trường hợp như thế, trọng âm trừu thể đã được ấn định ở chu kỳ
nguyên ủy làm nhiệm vụ chận đứng sự rút gọn. Thế thì, chính biểu tượng trừu ẩn
này quyết định hình thái ngữ âm, một thực thể đóng vai trò cốt lõi bằng trọng âm
trừu thể bị diệt hẳn trong hình thái ngữ âm.
Với tình huống này, ta có thể cung cấp cách lý giải cho một vài khía cạnh lãnh
hội và lãnh hội cấu âm liên quan đến một nguyên lý trừu xuất hoàn toàn phổ quát,
tức là nguyên lý về sự ứng dụng vòng của các quy luật. Khi mường tượng một người
học ngôn ngữ có thể sở đắc nguyên lý này bằng “sự dẫn nhập” từ dữ liệu đã nảy
sinh trong anh ấy như thế nào, quả là quá gian nan. Trên thực tế, rất nhiều các
hiệu ứng về nguyên lý như thế liên hệ đến sự nhận thức và rất hiếm khi hoặc
không đồng thể trong bản thân ký hiệu vật lý, dưới các điều kiện thông thường
của ngữ dụng, vậy, hiện tượng đã từng được y cứ trên đó thì không thể là một bộ
phận kinh nghiệm của một ai đã chưa từng làm nên sự ứng dụng nguyên lý này rồi
bao giờ. Kỳ thật, không có thủ tục dẫn nhập hay cách tiếp cận nào nói lên niềm
kỳ vọng làm lệch đi các dữ liệu như thế có giá trị cho một nguyên lý về chủng
loại này (trừ trường hợp lúc bắt đầu đặt vấn đề, ta giới thiệu nguyên lý về cách
ứng dụng vòng này thành thủ tục dẫn nhập qua một cách thức nào đó). Do vậy, sự
kết luận hầu như được chứng thực rằng, nguyên lý ứng dụng vòng của các âm luật
là một nguyên lý nội tại biết tổ chức của văn pháp phổ quát được quen dùng trong
cách xác định đặc tính ngữ nghiệm (kinh nghiệm ngôn ngữ) và trong cách kiến tạo
một văn pháp để cấu thành ngữ trí sở thụ hay đắc thể (acquired knowledge of
language). Đồng thời, nguyên lý về văn pháp phổ quát này cũng đưa ra một thuyết
giải cho các hiện tượng như thế được chú thích ở mô hình 27.
Có một vài cơ sở mà một nguyên lý tương tợ về cách ứng dụng vòng cũng ứng dụng
luôn trên bình diện kết học. John Cross đã trình bày một phân tích thiện xảo về
những khía cạnh đại từ hóa tiếng Anh minh họa cho điều này().
Ta hãy giả định rằng, phép đại từ hóa kéo theo một tiến trình “loại
bỏ” tương tợ với các tiến trình vừa diễn ngôn trong sự tương ứng với mô hình 8 –
18. Tiến trình này, cách thích hợp trước tiên là thay thế một trong hai ngữ đoạn
danh từ đồng nhất bằng một đại từ thích đáng. Như vậy, cấu trúc ẩn 28, sẽ được
chuyển thành cấu trúc 29, bằng đại từ hóa như sau:
John learned that John had won
(John được biết rằng mình (John) đã
thắng – Học giả thắng giả)
John learned that he had won
(John được biết là anh đã thắng – Học giả liễu ích giả)
Sự trừu tượng hóa luôn tách ra khỏi những thuộc tính của mô hình 28 và mô thức
ấy không phải là yếu tính của diễn ngôn này, nó có thể được trình bày bằng hình
thái 30, ở đây, x và y đều là các ngữ đoạn
danh từ đồng nhất, còn y là một đại từ hóa, ở đó những dấu ngoặc vuông nối các
cú biểu (sentential expression) lại.
30
[…x…[…y…]]
Nên nhớ là ta không thể hình thành câu 31 từ câu 28 bằng cách đại từ hóa:
(còn tiếp)