Trong quyển
Republic của
Plato có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về một hang động. Trong hang động có một hàng
người, họ bị xiềng lại với nhau bằng một cách mà họ chỉ
có thể nhìn vào vách
hang bên trong. Họ không thể
nào quay lưng lại. Phía sau lưng
những người
bị xiềng là một ngọn
lửa, và có những hình người nhỏ xếp chung quanh
như là đang sinh hoạt với nhau. Bóng dáng của
những hình người giả này chiếu lên trên vách
tường, phía bên trong hang. Những người bị xiềng chỉ có thể thấy
bóng dáng thay đổi của những hình người giả trên vách hang, nên
họ nhận những bóng hình đó làm
một sự thật tuyệt đối. Cho đến một
ngày, có một người trong bọn họ cắt được sợi dây xích và
có thể quay lại được. Anh ta thấy được đống
lửa và những hình người giả, và hiểu rằng
những điều
anh tin xưa nay đều là giả tưởng. Bóng hình không phải là sự
thật mà chỉ là những
phản ảnh trên vách. Và có lẽ sau
khi thoát ra được khỏi sự xiềng xích, anh đi ra
khỏi hang và bước đi trong tự do dưới ánh sáng mặt trời.
Tình trạng của
chúng ta cũng giống như những người bị xiềng trong hang. Bóng người trên
vách tượng trưng cho những ý niệm trong cuộc đời mà ta đang sống. Chúng ta bị xiềng
xích bằng những đam mê, nhìn cuộc
đời qua ý niệm,
thành kiến có sẵn trong
ta, và
nhận
những ý niệm này làm thực
tại.
Lúc còn
ở Ấn Ðộ, có một cô
bạn Hy Lạp kể cho tôi nghe
một câu chuyện thí dụ về ý niệm không gian của ta như sau. Cô ta tả lại
một biên giới giữa hai quốc gia nằm trên
một vùng sa mạc. Giữa một vùng
đất cát mênh mông, có
một chiếc cầu sắt bắt ngang qua một lòng sông cạn khô. Chiếc cầu sắt được sơn nửa xanh, nửa đó. Lòng sông khô cằn là biên
giới của hai nước. Chung
quanh
chẳng có gì ngoài cát
nóng và
một
chiếc cầu sắt hai màu.
Chính giữa cầu
có một cái cổng bằng sắt, được khóa từ hai bên. Khi có người nào muốn đi từ một "quốc gia" này sang phía bên kia, người gác bên đây
sẽ gọi người gác bên kia, cả
hai đi đến cánh cổng và mở
khóa cùng một lúc. Thế là ta đi
ngang qua biên giới, sang một quốc gia khác.
Ý niệm về
thời gian cũng đã in rất sâu vào
tâm khảm ta, những ý niệm về quá khứ, tương lai. Cái mà chúng ta gọi thời
gian, thật sự là gì?
Trong giờ phút
hiện tại ta có một
vài tư tưởng như là kỷ niệm,
hồi tưởng.
Chúng ta góp những tư tưởng này lại thành một nhóm và gọi chúng
là quá
khứ,
và cho
rằng
chúng đã xảy ra ở một thời điểm xa xôi nào đó,
không có thật trong hiện tại. Cũng vậy, ta chìm
đắm trong những dự định, mơ mộng và dán
cho chúng nhản hiệu thuộc về "tương lai", có nghĩa là
chúng chỉ có thật trong
một thực tại chưa xảy ra. Ít khi ta hiểu
được rằng,
thật ra "quá khứ" và "tương lai" chỉ là những gì đang xảy
ra trong hiện tại. Tất cả những
kinh nghiệm đó chỉ là một sự
thật của hiện tại. Quá khứ và tương lai là hai ý niệm
mà chúng ta đặt ra với một
mục đích.
Nhưng nếu đi
nhận ý niệm làm một sự
thật, quên rằng chúng chỉ là sản
phẩm của một tư tưởng, ta sẽ khổ đau vì những
sự lo lắng, hối tiếc về quá khứ
và những mong chờ, hy vọng cho
một thực tại chưa đến.
Khi
nào ta có
thể sống vững vàng trong giây phút
bây giờ, hiểu rằng quá khứ và
tương lai chỉ là những
tư tưởng trong hiện tại, ta sẽ
có khả năng tháo gở được sợi dây xích
của "thời gian".
Nhưng có lẽ ý
niệm ảnh hưởng ta sâu đậm nhất, ý niệm có khả năng xiềng xích ta trong
hang động, giữ
ta lại trong vòng sanh
tử luân hồi, là ý niệm về một cái Ngã,
cái Tôi. Ý niệm rằng
phải có một người nào đó đứng
phía sau mọi hành động, mọi ý nghĩ, một cá nhân có
thật, trường
cửu, là bản thể của con người chúng ta. Ngã, tôi, của tôi thật ra chỉ là
những ý niệm, khởi lên khi ta cố
đi tìm một định nghĩa cho sự liên hệ
giữa thân và tâm. Thuở ban đầu thì trong ta chưa
ai có cái
"Ngã", nhưng
bởi vì chúng ta bị
dính mắc vào ý niệm này một cách
quá sâu
đậm,
chúng ta bỏ hết công sức ra để bảo vệ, phô trương và phục vụ
cho cái
tôi
tưởng tượng
này. Thiền quán
sẽ giúp ta thấy được
cái Ngã
chỉ
là một ý niệm, nó không có một
tự thể nào, chỉ là một ý niệm được phóng đại lên trong giây
phút hiện tại.
Ðó là
những ý niệm hằng trói buộc ta. Bạn có thể thấy sức mạnh của những ý niệm này. Cả cuộc đời của ta bị
chúng chi phối. Kalu Rinpoche, một vị thiền sư Tây Tạng
nổi tiếng có viết:
Anh đang sống
trong một thế giới của ảo tưởng, với những hình dáng bên ngoài
của sự vật. Nhưng có một
thực tại, Anh chính là
thực tại đó. Hiểu được điều này,anh
sẽ thấy rằng anh chẳng là gì cả. Và cũng nhờ bởi vì không
là gì cả,
mà anh
lại
là tất cả. Chỉ có vậy thôi.
Nguyễn Duy Nhiên dịch