Thanh
Phương
Nếu nguồn năng lượng Mặt
trời vô tận được khai thác trong không gian, trong thời gian từ đây đến 30 năm
nữa, thì đây sẽ là một giải pháp ít tốn kém để đáp ứng nhu cầu năng lượng của
hành tinh chúng ta, với điều kiện các quốc gia chấp nhận đóng góp tài chính vào
dự án.
Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc
Viện hàn lâm quốc tế Hàng không vũ trụ, trụ sở tại Paris, trong một công trình
nghiên cứu được công bố ngày 14/11 vừa qua tại Washington. Công trình nghiên cứu
này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông John Mankins, một nhà khoa học đã
từng làm việc tại cơ quan không gian Mỹ NASA trong suốt 25 năm.
Theo nghiên cứu nói trên, với những công
nghệ hiện có, về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể đặt trên quỹ đạo không gian những
nhà máy điện để hấp thụ năng lượng Mặt trời và chuyển về trái đất từ đây cho đến
10 hoặc 20 năm nữa. Một dự án như vậy từ đây đến 30 năm nữa sẽ có thể thu lợi
được.
Mặt trời, nguồn năng lượng
vô tận , trong vòng 30 năm tới có
thể sẽ là một giải pháp
năng lượng mới cho hành tinh chúng ta.
Thomson Reuters 2011
Theo lời ông John Mankins, chắc chắn là
năng lượng mặt trời truyền từ không gian có thể đóng một vai trò «cực kỳ quan
trọng » để đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong thế kỹ 21 này, nhất là trong bối
cảnh mà nguồn dầu hỏa và các nhiên liệu hóa thạch khác sẽ dần dần cạn kiệt. Hơn
nữa, năng lượng mặt trời từ không gian sẽ không tác hại gì đến môi truờng của
hành tinh chúng ta và cũng không làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính.
Cụ thể, người ta dự trù đặt lên quỹ đạo
hàng chục vệ tinh chạy bằng năng lượng Mặt trời. Mỗi vệ tinh có bề ngang nhiều
km, sẽ thu thập ánh sáng mặt trời, có khi đến 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Năng
lượng thu thập được sẽ được chuyển thành điện năng ngay trên các vệ tinh và
chuyển về Trái đất qua một antenne truyền bằng microwave hoặc qua các tia laser,
rồi đưa vào mạng lưới tải điện.
Đây là lần đầu tiên có một sự thẩm định của
quốc tế về những phương tiện để thu thập năng lượng Mặt trời từ không gian và
chuyển về Trái đất. Vấn đề là theo nghiên cứu nói trên, các nguồn tài chính từ
khu vực tư nhân sẽ không đủ để thực hiện dự án đó, mà phải có sự đóng góp của
các quốc gia.
Nhiều người tỏ vẻ nghi ngờ tính khả thi của
dự án vì thấy là quá tốn kém, mà hiện cũng chưa có những nghiên cứu thị trường
tiêu thụ loại điện năng này.
Theo nghiên cứu nói trên, cần có hàng chục
tỷ đôla để phát triển các tên lửa giá rẻ và có thể sử dụng lại được để phóng các
vệ tinh-nhà máy điện mặt trời. Trước mắt, cơ quan NASA đã ký hợp đồng 100 ngàn
đô la Mỹ với một công ty tư vấn ở California để nghiên cứu về việc phát triển
các trạm điện Mặt trời trong không gian.
Theo RFI