Tuệ Sỹ
Bồ-tát
vận dụng phương
tiện theo
hai phương
diện: phổ quát và
đặc thù.
Pháp tính vốn bình đẳng, nhưng căn cơ chúng
sinh
sai
biệt bất đồng. Sai biệt theo thời gian, theo
địa giới, và
theo cả chủng tộc. Do đó Bồ-tát
cũng
khéo
léo
vận dụng
phương tiện đặc thù, mà không
mâu
thuẫn với phổ quát
tính. Có thể nhìn vấn đề phổ quát và đặc thù theo
quan hệ song trùng: vận dụng phổ quát tính vào cá biệt thể; và vận dụng
cá biệt tính vào
trong
phổ quát
tính.
1. Vận dụng
phổ quát trong đặc thù
Căn bản
tu tập Bồ-tát đạo là sáu ba-la-mật. Bồ-tát vận dụng
sáu
ba-la-mật vào
đời sống
thường
nhật như sau:
Vận
dụng
bố
thí
ba-la-mật, Bồ-tát cấp dưỡng
những người cùng khổ, chăm sóc những người cô đơn không
có chỗ nương tựa.
Vận
dụng trì giới ba-la-mật. Bồ-tát nêu cao nhân cách đạo
đức, làm gương sáng
cho
mọi người noi
theo.
Vận
dụng nhẫn nhục ba-la-mật, Bồ-tát
tha
thứ và
bao
dung với những
người vô đạo,
kiên
nhẫn chịu đựng
để
nhiếp phục những
kẻ ngoan cường.
Vận
dụng
tinh
tấn ba-la-mật, cổ vũ nghị lực những kẻ hèn kém; khích lệ những
kẻ biếng nhác.
Vận
dụng thiền
ba-la-mật, để cho
mọi người hưởng
được vị ngọt an lạc của thiền; sống với chánh niệm,
không tán loạn.
Vân
dụng
trí tuệ
ba-la-mật, Bồ-tát
là ngọn đèn
soi tỏ chân
lý cho
thế gian.
2. Vận dụng
đặc thù trong
phổ quát.
Trưởng giả
Duy-ma-cật là nhân cách hóa, là điển hình cụ thể cho trường
hợp cá biệt,
ở đó, Bồ-tát vận dụng
phương
tiện
vào
một thế giới mà chúng
sinh
có xu
hướng hưởng thụ vật chất,
chìm
đắm trong đam
mê ngũ dục. Kinh mô tả nhân cách và đời sống của Duy-ma-cật như là điển hình:
“Tuy hiện
thân làm cư
sĩ, nhưng đầy đủ phẩm chất của một sa-môn. Tuy
sống
trong gia đình nhưng không bị hệ
lụy trong tam giới.
Tuy có vợ, con, nhưng thường tu phạm hạnh. Tuy có quyến thuộc, nhưng
vẫn sống đời sống viễn ly. Tuy trang
phục bằng các thứ châu báu, nhưng bản thân
được làm
đẹp
bằng tướng
hảo của phước báo. Tuy hưởng thụ các thứ ẩm
thực hào
soạn,
nhưng hương vị thật sự là các môn thiền định,
tam-muội. Tuy vẫn cùng vui chơi cờ bạc, nhưng
vẫn thường
hằng giáo
hóa
thành thục chúng sinh. Tuy
chấp hành các nghi lễ, tập tục ngoại đạo, nhưng không
hề xa rời ý hướng
Phật
pháp. Tuy học hiểu hết thảy kinh
sách thế gian,
nhưng chính yếu vẫn thưởng
thức pháp lạc là nội điển. Khi xuất hiện giữa đám
đông
đô hội, luôn luôn vẫn là bậc thượng
thủ để giảng
giải đạo lý. Tùy
theo thế giáo
mà dự hàng theo
cấp bậc tôn ty. Những sự nghiệp được thực hiện,
tất cả đều không
sai
lầm.
Mặc dù không
mong cầu tài bảo thế gian, nhưng
đối với lợi lộc thế gian vẫn kinh doanh không
bỏ. Rong chơi khắp mọi
nẻo đường
để
có cơ làm
ích lợi cho nhiều người. Xử lý công việc Vương
thất để bảo vệ quần sinh. Vào hội trường
luận đạo, hướng dẫn thảo luận xu
hướng Đại thừa. Vào các học đường, khơi mở kiến thức cho những
người mông
muội. Vào
chốn thanh lâu, chỉ cho thấy tai
hại của dục vọng. Đi vào
các
hý viện, để dựng
mọi người trong chánh niệm.”
Đó
là
một nhân cách nửa
siêu nhân, nửa hiện thực. Dù
sao, một nhân cách như vậy không
phải hoàn
toàn
hư cấu. Ta có thể tìm thấy người ấy ở đâu?
Kinh
nói tiếp: “Trong hàng
trưởng lão,
ông
là bậc tôn trưởng để diễn thuyết pháp
những pháp
tối thắng. Trong hàng
cư sỹ, ông là cư sỹ bậc nhất,
dạy họ đoạn trừ đam mê ái dục. Trong hàng sát-lị, ông
là bậc tôn quý, dạy họ biết nhẫn nhục. Ở giữa chúng bà-la-môn, ông là bậc tôn quý của bà-la-môn, khiến họ dứt trừ ngã mạn. Giữa hàng
đại thần, ông là bậc tôn quý của đại thần,
dạy họ thực thi chánh
đạo. Được tôn kính giữa những vương tử, ông dạy họ bằng trung
hiếu. Được tôn kính trong
các nội quan, ông giáo hóa các cung
nữ bằng
sự chân chánh. Được tôn kính trong hàng
thứ dân,
ông
hướng
dẫn họ
hướng
đến phước nghiệp. (...)”