Tuệ Sỹ
Tiêu đề của phẩm
2, trong bản dịch của
Cưu-ma-la-thập, Duy
ma
cật sở
thuyết kinh,
được gọi là
“Phương tiện
phẩm.” Trong bản dịch của Chi Khiêm,
được gọi là “Thiện
quyền phẩm.” Thiện quyền là một
từ khác
đồng nghĩa với phương tiện.
Riêng trong bản Huyền Trang, tiêu
đề của phẩm dài hơn:
“Hiển bất tư nghị phương tiện thiện
xảo.”14 Nội dung, như
tiêu
đề đã
chỉ rõ, nêu rõ phương tiện thiện xảo
mà Duy-ma- cật vận
dụng. Nói là
bất tư nghị,
vì sự vận
dụng ấy vượt ngoài mọi
quy
ước
thông tục
của thế
gian, không bị
chi
phối bởi những giá trị ước lệ của
thế gian. Nội
dung này có thể được
phân tích theo
thông lệ về
quá trình tu
đạo
và hóa
đạo, hay theo tông chỉ của kinh này như
đã giới thiệu: tịnh Phật
quốc độ và thành tựu chúng sinh. Tổng quát, chúng ta
phân
tích nội dung
thành ba phần:
1. Nội
tu chứng Phật
pháp,
nghĩa là
quá trình tu học Phật
pháp của
Bồ-tát; 2. Ngoại
thành thục chúng sinh,
tức thành tựu các phương tiện giáo
hóa
chúng sinh;
3. Tùy cơ
thị hiện, mà điển hình là Duy-ma-cật hiện bệnh, như là môi trường
hành đạo của Bồ-tát
được
cụ thể hóa trong trường hợp
tuy nói là cá
biệt,
nhưng nêu rõ bản chất hiện thực làm khởi
điểm cho
quá trình tu tập và giáo hóa của Bồ-tát.

Tịnh Phật
quốc độ và thành tựu chúng sinh, đó
là hoài bảo
quá lớn cho một nhân cách
bình thường. Thế nhưng, như đã thấy, bằng phương tiện thiện xảo, chỉ với
một ít nỗ
lực nhỏ, bắt
đầu chỉ với hành vi rất tầm
thường, nhưng nếu khéo léo
vận dụng, người
thực hành Bồ-tát đạo có thể
đạt được
kết quả lớn
lao. Như kinh Pháp hoa xác nhận: “Yếu tính của
tất
cả tồn tại
là tịch diệt. Phật
tử đã
hành đạo
đời sau sẽ
thành
Phật.”15 Nhưng sự
hành đạo
ở đây có thể
bắt đầu
bằng một cử chỉ đơn giản,
như
Pháp hoa nói: “Một người
đi vào chùa tháp, ngay dù với
tâm loạn động,
nhưng chỉ
với một
tiếng chào
‘Nam mô Phật’, người
ấy đã được
quyết định là sẽ thành
Phật.”16
Đó là xét theo yếu
tính phổ quát của tồn tại. Nhưng về
mặt thực
tiễn,
Bồ-tát
không
hành
đạo
đơn độc trong núi rừng u tịch,
do đó còn
phải tùy thuộc các điều kiện không gian, thời gian và con người. Tức
là, tùy theo loại chúng sinh và Phật quốc, như
đã thấy
ở chương trước. Vậy, Duy-ma-cật
vừa là
nhân cách hóa các phẩm chất phổ quát của Bồ-tát, đồng thời cũng là một nhân vật cá biệt
hành đạo
trong một
giới hạn nhân sinh cá biệt.
Quá trình tu tập là những giai đoạn
hình thành các phẩm tính
vừa phổ
quát vừa đặc thù của
Bồ-tát.
Tổng quát,
Đại
thừa Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi
thành Phật trải
qua năm giai đoạn: 1. Tư lương vị17, chuẩn bị hành trang, lương thực để lên
đường. Đó là giai đoạn mà Bồ-
tát tu các phước thiện nghiệp, tích lũy thật
nhiều công đức. 2. Gia hành
vị18,
khởi sự
tu tập. Với
phước thiện nghiệp
đã được tích lũy, Bồ-tát
khởi sự tu tập, quán sát thật
tướng và chân như, tức yếu
tính và bản thể
của tồn tại. 3. Thông
đạt
vị19, giai đoạn thấu
suốt, hay cũng
gọi là kiến đạo
vị, giai đoạn
bắt đầu thấy Sự Thật, nhận thức
được thật tướng và chân như.
4.
Tu tập vị20, giai
đoạn lần lượt thâm nhập
thật tướng và chân
như, lần
lượt diệt trừ vô minh.
5. Cứu cánh vị21, giai đoạn chờ
thời
tiết nhân
duyên thích hợp để thành Phật.22
Quá
trình tu tập
của Bồ-tát trong Duy-ma-cật cũng là
những giai đoạn
tương tự, nhưng có những điểm cá biệt
chúng ta sẽ thấy sau
đây.
Một cách tổng
quát, quá trình ấy
như là những phẩm tính mà Duy-ma-cật
đã thành tựu. Những phẩm tính ấy quy nạp thành
năm giai đoạn
tu tập:
phước,
trí, hành, nguyện và cứu cánh.
1. TU
PHƯỚC
Kinh
nói: “Đã
từng cúng dường vô lượng chư Phật.
Ở nơi chư Phật,
trồng sâu gốc
rễ thiện.”
Bồ-tát
khởi sự tu tập
bằng thân cận
và bố thí. Đó là sự tu tập
chung cho
tất cả chúng đệ tử tại gia, không riêng gì Bồ-tát.
Một người
đã quen
với
vị đắng và tanh hôi,
không dễ
một sớm
một chiều
mà có thể
quên
được
nó. Như
tấm vải đã nhuộm màu, muốn
tẩy sạch, phải có phương
pháp. Vì vậy,
đam mê ái dục, trong tiếng Phạn, rāga, cũng có nghĩa là sự
nhuộm màu.23 Để thay thế được vị đắng tanh hôi và
độc hại, vị giác phải được làm quen
dần với vị
ngọt và lành tính hơn.
Do
đó, Phật
chỉ dẫn bốn
cửa vào
đạo: thân cận thiện
sĩ, thính
văn chánh
pháp, như lý tác ý,
pháp tùy pháp hành.24 Gần gũi với
nhân cách cao
thượng,
nghe
và
học
tập để
hiểu
biết
những giá trị cao thượng không thể
tìm thấy trong những thú vui ngũ
dục, và suy nghĩ một
cách chân chính về
những gì đã được
nghe để kiểm nghiệm
với
những gì ta
đang sống thực. Chân lý là sự sống thực
chứ không
phải là
những
khái niệm hư cấu. Chỉ khi nào những điều được nghe,
được
học ấy được sống thực,
được
kiểm nghiệm bằng thực
tế sinh
hoạt thường nhật,
thì
những điều ấy mới
chứa đựng những giá trị nào
đó.
Bồ-tát cũng vậy. Con
đường giác ngộ
xa xôi diệu
vợi kia được khởi hành từ những bước
đi đơn giản thoải mái. Không cần những bước chân chạy việt
dã.
Thân cận
và
cúng
dường,
để
cho
tâm tư
hướng
thượng. Nhưng Bồ-tát đi
tìm chân lý chứ không phải chạy trốn cuộc đời, bỏ lại
đằng sau một thế
giới đau khổ. Thân cận và bố thí, như hai
bàn chân thay nhau bước tới. Thân cận để phát triển
trí tuệ,
và bố thí để vun bồi gốc
rễ đại bi. Công
đức
được tích lũy. Mọi
thân cận cúng
dường, đều là thân cận chư Phật
và cúng dường chư Phật,
vì Bồ-tát
không rời tâm Bồ-đề hướng
thượng, không xa rời cứu cánh giác ngộ. Và tất cả những sự
gieo
trồng gốc
rễ thiện đều được thực hiện trên mảnh đất Bồ-
đề tâm.
Có thể
ngay từ
những
việc làm
đầu
tiên, Bồ-tát không
nhận
ra
mình
đang
đi
trên
con
đường
Bồ-đề tâm hướng
thượng, và đang trồng trọt trên mảnh
đất Bồ-đề tâm. Nhưng do bản chất và yếu tính của
tồn tại, những
hành
vi ấy, cho đến một
lúc, được nhận thấy là khởi
hành từ
động lực Bồ-đề tâm.
Như
vậy, khởi sự từ những hành vi, những nỗ
lực nhỏ và
ít
ỏi, nhưng thành
quả sẽ lớn.
2. TU
TRÍ
Kinh
nói: “Sở
đắc biện tài vi diệu.
Thành tựu nhận thức
vô sinh nhẫn. Đạt
được các tổng trì,
du hí thần thông.”
Đoạn
kinh
đề cập bốn phẩm tính mà Duy-ma-cật đạt được qua quá trình tu trí.
Ở trên, Bồ-tát tu tập bằng sự thân cận cúng dường, và bố thí
gieo trồng
thiện căn. Bồ-tát
không hành đạo giữa các bức tường tu viện
khép
kín,
hay trong thâm sơn cùng cốc, núi rừng
u tịch. Hành
đạo
ấy thể
nghiệm giá trị sự sống
như
là tinh yếu
của Phật pháp. Cúng dường và
bố thí, sống trong Bồ-đề tâm, thể
hiện tâm tư ấy trong các cộng đồng xã hội bằng ái và kỉnh, thương yêu và kính trọng; thâm cảm
những
khổ đau bức thiết của nhân sinh, và nhận thức bản chất của
tồn tại. Do đó, qua thể nghiệm tu chứng ấy, Bồ-tát thành tựu khả năng
biện luận. Đó
là khả năng trình
bày
những chân lý
thâm sâu, vi diệu của Phật pháp
bằng thứ
ngôn ngữ
thường nhật. Bởi
vì, mọi giá trị
đạo đức, trật
tự xã hội, đều được phản ánh trong ngôn ngữ
và được duy trì bởi
ngôn ngữ. Do đó, thành tựu biện tài vô ngại, nắm được
bản chất, yếu
tính của ngôn ngữ, là Bồ-tát nắm được sợi dây ràng buộc các mối quan hệ
nhân sinh.
Vô sinh nhẫn, là nhận thức
được thể
tính không sinh khởi
của tồn
tại. Nhẫn25 cơ bản có hai nghĩa: nhẫn thọ tức
chịu đựng, và nhẫn khả tức
chấp nhận
như
là Sự
thật đương
nhiên. Trong
quan hệ
giữa ta và thế giới tự nhiên,
nhẫn là sự chịu đựng
những bức
bách của
nóng, lạnh, đói,
khát, v.v. Trong
quan hệ xã
hội,
nhẫn được
hiểu là
nhẫn nhục
và tha thứ.
Nghĩa là nhẫn
nhục với
thái độ thông cảm và tha thứ chứ không
phải
cắn răng chịu nhục.
Vô sinh hay bất sinh26,
đều
có nghĩa
là không sinh
khởi hay không xuất
hiện. Thể
tính của
tồn tại, yếu
tính của
hiện tượng, nói tổng quát, tự
tính của
các pháp, vốn chỉ được
nhận biết
theo quan hệ:
có cái này do có cái kia. Một sự vật, hay một hiện
tượng, được nhận thức
là đã tồn
tại, hay
đang tồn tại,
hay sẽ tồn tại; điều đó
chỉ hiện thực trong
điều kiện cá biệt
và cụ thể nào
đó, và cũng chỉ
trong
điều kiện ấy nó mới
mang một hình thái tồn tại
như thế
nào đó, và với
những công
dụng như thế
nào đó. Ta nói,
ở đây chỉ tồn tại
một cây
gậy, được dùng để chống
đỡ, hay sử dụng như một
vũ khí. Và như vậy,
ở đây không hề
tồn tại
một sự
vật
nào
được gọi
là củi, chất
liệu đốt. Nhưng, trong trường hợp
khác, sự vật
ấy tồn tại
như một thanh củi,
dùng
làm nhiên liệu.
Khi củi tồn tại, gậy
không tồn
tại. Khi gậy tồn
tại, củi
không tồn
tại. Tồn tại
hay không tồn tại, trong tự thể,
trong tự
tính, không có cái gì xuất
hiện mới
mẻ, và cũng không có gì mất đi. Không sinh,
không diệt,
không tăng, không
giảm;
đó là tịch diệt
tướng, là yếu tính thường hằng tịch tĩnh.
Nhận thức được tịch diệt
tướng ấy, chấp
nhận như là sự thức tự nhiên,
đương nhiên;
đó gọi
là vô sinh
nhẫn.27 Nhận thức
được thể
tính huyền diệu ấy,
quả
là quá khó đối với
con người trí
năng thấp
kém. Có thể cần phải sống nơi
u tịch,
bằng
sự
tập
trung
tư
tưởng
cao
độ,
rồi
quán
sát,
chiêm
nghiệm, mới có thể
thể nghiệm
được.
Nhưng ở
đây, Bồ-tát không đi
bằng con đường tri thức cao
siêu ấy. Bằng hành vi
đơn giản thường nhật, Bồ-tát cho người đói một nắm
cơm, cho
người lạnh
một manh vải. Tình yêu thương lớn dần.
Hiểu thấu những thống khổ
của người bằng
chính tâm tư và tình cảm của
người. Bồ-tát thể
nghiệm tình
người
chính là thể nghiệm tự tính của
pháp giới. Tâm người như đại dương. Ngoài nước,
không có
đại
dương. Đại dương chính là nước. Giông bão, sóng thần, đại dương bị
quấy động, nhưng tự tính
nước vẫn
bất
biến. Không có cái
gì sinh ra,
không có cái gì mất đi.
Bồ-tát thể nghiệm vô sinh pháp
nhẫn.
Đồng thời
với thể nghiệm vô sinh pháp nhẫn, Bồ-tát thành tựu các môn tổng trì.28 Đó là khả năng ghi nhớ.
Vạn hữu
tuy đồng một thể
tính, nhưng mỗi sự hữu xuất
hiện và biến mất
trong những hình thái và công dụng đặc thù. Mỗi hạt cát, một tồn tại bé
nhỏ, tầm
thường và vô nghĩa, trong mối quan hệ
nhân sinh
nào đó.
Nhưng bản thân
hạt
cát là
pho sử
trường thiên của
vô tận
quá trình sinh và diệt, sinh diệt
liên tục
trong từng sát na. Bồ-tát có vô lượng điều
cần học và cần ghi
nhớ.
Bằng sở
đắc, chứng ngộ như thế, bấy giờ Bồ-tát thâm
nhập
các
môn du hý thần
thông tam muội.29 Đó là một pháp môn
thiền định không ngồi yên một chỗ.
Vẫn là trạng
thái nhập định, ngừng đọng tư
duy. Nhưng
trong trạng thái
đó Bồ-tát du hành vô số
quốc thổ.
Đi vào
ô trược
cũng
như đi
vào thanh tịnh.
3.
HÀNH
Kinh nói: “Thành tựu vô sở úy.30 Trấn áp sức
mạnh oán địch. Vào sâu
cửa Pháp. Khéo léo vận dụng trí tuệ.” Đây là giai
đoàn thực sự đối mặt
thế gian.
Không phải cho đến đây Bồ-tát mới phát khởi
hành. Ngay từ
lúc
đầu, xuất phát từ
lòng trắc ẩn ngẫu
nhiên, bố thí cho người cùng khổ
một đồng xu
nhỏ; kể
từ đấy Bồ-tát
đã khởi
sự hành
đạo
Bồ-đề. Nhưng Bồ-đề còn non yếu,
có khi bị thoái thất.
Tuy tu tập
từ bi, nhưng cũng có khi oán hận
người
vì những
hành
vi ngang bướng hay rồ dại của người. Tuy tu tập quán sát bản
tính chân thật
của vạn
hữu, nhưng cũng có lúc hoài
nghi. Cho tới
khi, qua nhiều
giai đoạn
tích lũy
phước đức và trí tuệ, cho
đến
khi trí tuệ đạt đến chỗ
toàn vẹn, và từ đó Bồ-tát có
khả
năng thi hành
những phương tiện thiện xảo.
Thấu triệt pháp
nhẫn vô sinh, Bồ-tát
không còn sợ hãi trước những thăng trầm, biến
đổi
của vạn hữu. Thành tựu
biện tài
vô
ngại, Bồ-tát
không hề
do dự khi cần phải chinh phục
thế gian bằng đạo lý.
Oán địch, tức kẻ
thù. Không có chúng sinh nào là kẻ
thù của Bồ-tát. Nhưng
những phiền não ô nhiễm, những cạnh tranh xung đột của thế
gian,
những tội ác xấu
xa của con người
trong xã hội; Bồ-tát tuyên chiến với những cái đó;
quyết
tâm tiêu diệt. Đây là lúc Bồ-tát thật sự đi
sâu vào lòng thế
gian để biến cải thế gian. Đi vào thế gian bằng
phương tiện thiện xảo mà Bồ-tát
đã thông suốt. Do thế,
ở giữa
dòng đời
để biến cải
đời, nhưng không vì thế mà làm đảo
lộn trật
tự, gây xáo trộn
trong đời. Nói một cách tượng hình, Bồ-tát
đặt
trọn Tam thiên thế
giới vào lòng bàn tay, nhưng chúng sinh sống trong
đó không cảm thấy thế
giới của mình nhỏ lại
hay lớn thêm. Đời
sống thường
nhật vẫn
như
mọi ngày.
4.
NGUYỆN
Kinh nói: “Thành tựu đại nguyện. Thấu rõ các xu hướng và
hành vi
của
chúng sinh. Biết rõ căn tính cao hay thấp của
chúng sinh.” Bởi vì chúng sinh là nền tảng trên đó Bồ-tát xây dựng Phật quốc. Đó là giai đoạn
Bồ-tát thực hành
để thành
tựu đại nguyện.
Ngay từ khi mới phát tâm, hành và nguyện là động lực chính
khích lệ Bồ-tát
dũng mảnh tiến tới Phật
đạo trường
viễn.
Để
thành tựu
đại
nguyện,
Bồ-tát thấu
hiểu sâu xa những khát
vọng sai biệt
của các loài chúng sinh, của
từng chúng sinh cá biệt.
5.
CỨU CÁNH
Kinh nói: “Trí
độ thành biện, thuyết pháp thuần
thục; quyết
định tu tập ở
trong
Đại
thừa; đối với
mọi tác nghiệp đều có
thể khéo léo tư lương. An trú trong uy nghi của Phật. Vào sâu
trong biển tâm tuệ.” Tất cả
mọi hành vi của Bồ-tát
đều
hướng
đến một
mục đích duy nhất, đó là thành tựu Phật thừa. Do
đã đạt được khả
năng vận dụng trí tuệ
và phương tiện một
cách tự tại, nên mọi hành động
đều
thong dong, thông suốt,
không hề bị
vướng mắc,
trở ngại. Nghiệp quả được gieo trồng từ nhiều đời nay
đã chín muồi, tâm tư và hành
động đều khế hợp
chân
lý,
do đó trong mọi phong thái đời
sống, mọi
uy nghi cử chỉ đều tương tự như Phật.
Như
Hoàng thái tử
được huấn luyện lâu dài, nay tuy chưa
lên ngôi Hoàng đế, nhưng
đã uy nghiêm
như Hoàng đế. Tâm tư và trí tuệ
trở thành bao
la
như biển cả,
dung nạp
và chứa
đựng vô số
bảo vật để chờ ngày hiển hiện.
Chú thích:
14 Skt.
acintyopāyakauśalya
(Tib. thabs la mkhas
pa bsam gyis mi khyab
pa).
15 諸法從本來常自寂滅相佛子行道已來世得作佛. (T9 No
262, tr.8b25).
Cf.
Saddharmapuṇḍarīka, ii. k. 67: evaṃ ca bhāṣāmy
ahu nityanirvṛtā, ādipraśāntā imi
sarvadharmāḥ/ caryāṃ ca so pūriya buddhaputro,
anāgato’dhvāni jino
bhaviṣyati// Ta
đã nói
như vậy, tất
cả pháp này bản
lai tịch tĩnh, thường
hằng tịch diệt. Phật tử mà công hạnh
đã tròn
đầy,
trong đời vị lai sẽ trở
thành đấng Tối
thắng.
16 若人散亂心入於塔廟中一稱南無佛皆已成佛道. (T9 No 262, tr. 9a24).
17 sambharāvasthā.
18 prayogāvasthā
19 prativedhāvasthā
20 bhavanāvasthā
21 niṣṭhāvasthā
22 Thành duy thức 9, T 31 No.
1585, tr. 48b11. Cf. Đại thừa
A-tì-đạt-ma tập
luận 5, T 31, tr. 682b21 tt.
23
Cf.
Cūḷavagga
v,
Vin.ii.
107:
tena
kho
pana
samayena
chabaggiyā
bhikkhū… aṅgarāgaṃ karonti, “Bấy giờ Lục quần tỳ-kheo… nhuộm
màu
tứ chi…”
24
Bốn
chi
hướng
đến
quả
Dự
lưu,
Saṅgīti,
D.iii.
227,
cattāri sotāpattiyaṅgāni:
sappurisa-saṃsevo,
saddhamma-savanaṃ,
yoniso- manasikāro, dhammānudhamma-paṭipattī. Xem giải thích, Pháp uẩn
túc luận
2, (T 26 No. 1537,
tr. 458b25).
Cf. Māgandiya, đã
dẫn, M.i.
512.
25 kṣānti
26 anutpāda
27 anutpāda-dharma-kṣānti. Cf. Đại
Bát-nhã 449 (T
7 No 220, tr. 264b23):
“Bồ-tát thuộc
hàng Đại sỹ
không còn thối chuyển ấy, bằng tính không của
yếu tính tự
hữu mà quán sát tất cả pháp, chứng
nhập chính tính của Thánh đạo vô lậu,
siêu việt địa vị
phàm phu, cho đến, không thấy một
pháp nào có thể
được
bắt nắm. Do không thể
bắt nắm nên không có cái
gì được
sáng tạo. Do không có
gì được sáng tạo
ra, cho nên là tuyệt
đối không
sinh khởi. Do tuyệt đối không hề
sinh khởi nên nói là vô sinh pháp nhẫn. Do đạt được vô sinh pháp nhẫn như
vậy, vị ấy được nói là bất thối chuyển Bồ-tát ma-ha-tát.”
28 dhāraṇī-dvāra. Phật địa kinh luận 5 (T 26 No1530, tr. 315c25): “Đà-la-ni
(dhāraṇī
= tổng trì),
đó là tuệ
của tăng thượng niệm,
có
khả năng ghi
nhớvô
lượng Phật
pháp không để quên mất. Ở trong một
pháp ghi nhớ hết
thảy pháp.
Ở trong một
văn ghi
nhớ hết thảy
văn. Ở trong một nghĩa, ghi
nhớ hết thảy
nghĩa.”
29 vikrīḍito nāma
samādhiḥ.
30 Đây chỉ bốn vô sở úy, bốn
điều không
do dự, của Bồ-tát (bodhi-satvānāṃ catvāri vaiśāradyāni).