Vì Một Thế Giới Bao Dung, Bình An | Nguyên Giác
vi mot the gioi
Tháng đầu tiên của năm 2025 đang trôi
qua. Nhiều câu hỏi đang hiện
ra trên các trang báo. Thế
giới có thể sẽ bình
an hơn? Dân tộc Palestine có thể sẽ được phép cho lập quốc? Ukraine có
thể đã tới
gần ngày ngưng bắn? Biển Đông sẽ ngưng sóng gió? Cuộc chiến Đài
Loan sẽ thoát được? Nam Hàn và Bắc Hàn sẽ làm hòa với nhau? Chúng
ta không mong
đợi phép
lạ sẽ hiện
ra cho thế
giới này, chỉ mong
đợi năm 2025 sẽ đỡ bất
an hơn. Nếu
không chấp
nhận những dị biệt của nhau, để cởi mở với những tư
tưởng đa
nguyên hơn, thế
giới này sẽ cứ mãi bất
an.
Nỗi lo lớn nhất của nhân
loại là chiến tranh. Lời chúc cần
thiết nhất cho nhân
loại hiển
nhiên phải là hòa bình, bởi vì trong mấy năm qua, tuy chưa nổ trái bom
hạt nhân nào, mà hầu hết các nơi ở Gaza và Ukraine đã trở
thành gạch vụn. Đó là chưa kể tới thiệt
hại về nhân mạng, khi một người chết đi, là một gia
đình đau
đớn, và cả một cộng
đồng lay chuyển.
Đôi khi chúng
ta mong
chờ phép
lạ để thế
giới hòa bình. Thế rồi nhiều người trong chúng
ta cầu
nguyện. Mà phép
lạ trong cõi này thường là tin giả, do bên này hay bên kia phóng ra. Vì
nếu có phép
lạ để chiến tranh biến mất được thì chuyện đó đã xảy ra trên cõi này từ
lâu rồi. Phép
lạ kiểu đó lại là điểu khả nghi nhất trong vũ
trụ này, bởi vì chiến tranh đã xuất
hiện trên địa cầu từ nhiều ngàn năm trước, dù là lúc đó vũ khí chỉ là gậy
gộc, gạch đá. Thậm chí, ngay tới các tôn
giáo cùng thờ một Thượng
đế cũng có thể xảy ra thánh chiến. Ngay cả tới Myanmar, nơi đa
số người dân sùng mộ tôn
giáo hòa bình nhất
thế giới là Phật
giáo cũng rồi bùng
nổ nội chiến. Khi lòng mình chưa bình
an, lấy đâu ra một
thế giới bình an?
Tuy nhiên, tại sao lại không thể ước
mơ về một phép
lạ cho cõi này bình
an hơn? Mỗi ngày, tôi ngồi dịch tin thế
giới, tự thấy rất nhiều ngày lòng mình trĩu
nặng. Bom càng lúc càng tàn phá dữ
dội. Chết nhiều quá. Không chỉ lính, mà trẻ em chết cũng vô
số kể ở Gaza. Đôi khi, tôi ước
mơ rằng, hãy hình
dung tới một phép
lạ: nhiều triệu chiến binh đang chiến đấu, phục kích nhau, chĩa mũi súng
vào nhau, nơi các chiến trường Gaza, Syria, Ukraine, Myanmar... Bỗng nhiên có
một khoảnh khắc nào đột
nhiên tất cả cùng tỉnh
ngộ, cùng buông súng. Mỗi chiến binh lúc đó, mỗi người rút ra tờ giấy và
cây bút, cùng ngồi vào bàn làm một bài thơ để mừng ngày buông súng. Tại sao làm
thơ? Tôi mường tượng như kiểu nhà thơ Pablo Neruda, người từng viết rằng:
“Poetry is an act of peace. Peace goes into the making of a poet as flour goes
into the making of bread.” (Thơ là một hành động của hòa bình. Hòa bình là chất
liệu để làm nên một nhà thơ, y
như bột làm nên bánh mì.)
Nếu xảy ra chuyện như thế, hãy hình
dung thế này: cả triệu chiến binh sau khi quăng súng, làm xong bài thơ
mừng ngày buông súng, liền lấy trang thơ đó xếp làm máy bay giấy, phóng vào nhau
như thời
trẻ nhỏ đi học. Nếu có chuyện như thế, hiển
nhiên cõi này là rất mực tuyệt
vời.
Nỗi lo chiến tranh trong tương lai gần là Đài
Loan. Có thể Hoa Lục sẽ dấy binh để chiếm Đài Loan? Không ai có thể trả
lời được điều gì. Người dân xứ con trời vốn say mê
tử vi, toán số cũng không dám tiên đoán điều gì về một tương lai gần cho
cuộc chiến nơi eo biển này.
Một cơ hội vàng cho nền dân
chủ Trung
Quốc đã bị vùi
dập năm 1989, khi xe tăng tràn
vào Thiên An Môn, dùng bạo lực vũ trang để trấn áp các sinh viên biểu
tình vì họ mơ ước đưa Trung
Quốc vào một chế độ đa
nguyên hơn, cởi mở hơn, bình
đẳng hơn, và pháp trị hơn. Tuổi
trẻ Thiên An Môn 1989 lúc đó say sưa đọc những bài thơ về ước
mơ dân
chủ trong khi họ biểu
tình. Trong đó, có ảnh
hưởng lớn là nhà thơ Bei Dao. Khi những cuộc biểu
tình ở Thiên An Môn bùng
nổ, lúc đó Bei Dao (sinh năm 1949) đang dự hội
nghị văn
học ở San Francisco. Và bây giờ, trong những năm cuối đời, nhà thơ Bei
Dao đang sống tại Hồng Kông, nơi ông giữ chức Giáo sư danh
dự ngành Nhân văn tại Đại
học Trung văn Hồng Kông (Chinese University of Hong Kong).
Một bài thơ nổi
tiếng của Bei Dao được sinh viên đọc trong các cuộc biểu
tình là “Câu trả lời” (The Answer), trong đó có những câu như nói
thẳng với nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhà thơ sẵn sàng đứng về phía những
người bị giày đạp dưới chân bạo lực:
Thế giới, hãy để tôi nói cho bạn biết
Tôi—không—tin!
Nếu một ngàn kẻ thách thức nằm dưới
chân bạn,
Hãy coi tôi là người số một nghìn lẻ
một.
Một bài thơ khác của Bei Dao cũng được nhiều sinh viên
học thuộc lòng là bài “Tuyên ngôn” (Declaration). Chai Ling (sinh năm
1966) là một trong các lãnh
đạo sinh viên trong cuộc biểu
tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Khi biểu
tình bị đàn
áp, và bản
thân bị truy bắt, cô Chai Ling trốn sang Hồng Kông và sau đó trốn sang
Pháp. Chai Ling kể lại trong phim tài
liệu Gate of Heavenly Peace,
cô đã chứng
kiến cảnh binh lính giết chết những sinh viên biểu
tình bên trong Quảng trường Thiên An Môn.
Trả lời phỏng
vấn của các đài truyền hình nước ngoài sau khi trốn
thoát khỏi Trung
Quốc, thủ lĩnh sinh viên biểu
tình Chai Ling đã chứng
minh ảnh
hưởng của tác
phẩm Bei Dao khi cô trích dẫn bài thơ "Tuyên ngôn" của Bei Dao:
Tôi sẽ không quỳ gối trên mặt đất
để những kẻ hành quyết trông cao lớn
để che
khuất ngọn gió tự
do.
Một năm sau, một nhà thơ Đài
Loan đã kể về những cuộc trấn áp trong Hoa Lục, nơi các bức tường đều có
tai, có mắt. Nhà thơ Chen Li (sinh năm 1954), sinh ra và lớn lên tại Hoa Liên,
một thành phố nhỏ ở bờ biển phía đông Đài
Loan, viết trong bài thơ “Bức Tường” (The Wall) năm 1990 với những dòng
ghi về thân
phận con
người bị bao vây bởi các bức tường có tai, có mắt, trích:
Nó nghe chúng
ta khóc.
Nó nghe chúng
ta thì
thầm.
Nó nghe thấy chúng
ta xé giấy dán tường,
tìm kiếm một cách lo
lắng giọng nói của những người thân đã khuất—
những hơi
thở, tiếng ngáy và tiếng ho dữ
dội,
mà chúng
ta chưa
bao giờ nghe thấy.
Bức tường có tai.
Bức tường là một máy ghi âm câm.
Chiến tranh gay
gắt nhất trong năm 2024 là ở Gaza và Ukraine. Cuộc chiến giữa Palestine
và Israel đã kéo dài gần cả thế kỷ, và có vẻ như sẽ bất tận, sẽ kéo tới cả ngàn
năm, nếu nhân
loại vẫn cứ kẹt vào phân
biệt tôn
giáo, sắc tộc, lãnh thổ.
Một nhà thơ Israel đã kêu gọi hòa bình Trung Đông từ vài thập niên trước, khi
ông còn sinh tiền, vậy
mà bây giờ bom đan càng lúc càng tàn phá khốc liệt hơn thời
xưa. Nhà thơ Yehuda Amichai (1924-2000) là một trong những nhà thơ quan
trọng nhất của Israel. Thơ Amichai xuất
hiện trong thời
kỳ hậu Holocaust, một giai đoạn tái thiết quốc
gia và tự kiểm
tra mạnh mẽ ở Israel, thường
có đề tài về tình yêu, mất mát, hòa bình, đức
tin và sự phức
tạp của cuộc sống hàng ngày ở Israel.
Bài thơ “The Diameter of the Bomb” (Đường Kính của Quả Bom) của Yehuda Amichai
có những dòng sau:
Đường kính của quả bom là ba mươi
centimet
và đường kính công phé của nó khoảng
bảy mét,
với bốn người chết và mười một người bị
thương.
Và xung
quanh những thứ này, trong một vòng tròn lớn hơn
của nỗi đau và thời
gian, hai bệnh viện nằm rải rác
và một nghĩa trang...
Nơi phía bên kia, phía của Palestine, những người mất lãnh thổ, có một nhà thơ
trẻ hơn: Naomi Shihab Nye (sinh năm 1952), một người Mỹ gốc Ả Rập. Cô Naomi
Shihab Nye có cha là người Palestine và mẹ là người Mỹ. Trong bài thơ “Arabic”
(Tiếng Ả Rập), có những dòng sau đây:
Người đàn ông với đôi mắt biết cười
ngừng cười
để nói, “Cho đến khi bạn nói tiếng Ả
Rập,
bạn sẽ không hiểu được nỗi đau.”
với người Nhật
Bản, con chim hạc là một biểu
tượng hòa bình. Và người dân Nhật tin rằng khi bạn xếp được một ngàn con
hạc giấy, bạn sẽ có một lời ước được hình thành. Cuốn tiểu thuyết “Sadako and
the Thousand Paper Cranes” (Sadako và Một Ngàn Con Hạc Giấy) là chuyện về một ước
mơ như thế. Đây là một tiểu thuyết lịch
sử dành cho trẻ em do nhà văn Eleanor Coerr, người Mỹ gốc Canada, viết
theo lời kể và xuất bản năm 1977.
Truyện dựa
trên câu
chuyện có thật về Sadako Sasaki, một nạn nhân của vụ dội bom nguyên tử ở
Hiroshima, Nhật
Bản trong Thế chiến II. Cô bé Sadako quyết
tâm xếp một nghìn con hạc giấy khi đang hấp hối vì bệnh bạch cầu do bức
xạ từ quả bom gây ra. Cuốn sách đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và xuất bản ở
nhiều nơi, để sử
dụng cho các chương
trình giáo
dục hòa bình ở các trường tiểu học.
Sau khi được chẩn
đoán mắc bệnh bạch cầu do bức xạ từ vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima,
bạn của Sadako đã bảo cô gấp hạc giấy theo nghệ thuật origami với hy
vọng sẽ xếp được một ngàn con hạc. Cô lấy cảm
hứng từ truyền
thuyết Nhật
Bản rằng bất kỳ ai tạo ra một ngàn con hạc giấy origami sẽ được ban
cho một điều ước. Điều ước của cô chỉ đơn
giản là sống
sót sau căn bệnh của mình để có thể thực
hiện ước
mơ được tham
gia nhóm chạy thể thao. Trong câu
chuyện kể lại trong tiểu thuyết này, cô chỉ gấp được 644 con hạc trước
khi quá yếu để gấp thêm nữa, và cô qua đời trong giấc ngủ vào sáng ngày
25/10/1955. Bạn bè và gia
đình đã giúp cô hoàn
thành ước
mơ bằng cách gấp nốt số chim hạc còn lại, và các chim hạc giấy này được
chôn cùng cô Sadako.
Nhưng đời lúc nào cũng bất toàn. Truyện bị cho là không hoàn
toàn đúng như ngoài đời. Cuốn tiểu thuyết của Coerr ghi rằng cô Sadako
"đã chết trước khi hoàn
thành 1000 con hạc giấy, và hai người bạn của cô đã hoàn
thành nhiệm
vụ, đặt những con hạc đã hoàn
thành vào quan tài của cô" đã bị những thành viên còn sống trong gia
đình cô phản
đối. Theo gia
đình cô, và đặc
biệt là anh trai cô Masahiro Sasaki, người đã nói về cuộc
đời của em gái mình tại các buổi nói chuyện về bom nguyên tử và hòa bình
sau đó, Sadako không chỉ gấp được 644 con chim hạc mà còn vượt
qua mục
tiêu 1.000 con và qua đời
sau khi gấp được khoảng 1.450 con hạc giấy. Trong cuốn sách The Complete
Story of Sadako Sasaki (2018) đồng sáng
tác với Sue DiCicco, người sáng
lập Dự
án Peace Crane, anh Masahiro cho
biết Sadako đã vượt
qua mục
tiêu của mình.
Thế mới biết, cõi này luôn luôn có chuyện bất ổn. Tại sao tiểu thuyết phải có
một cốt truyện hư vỡ, phải cho thấy chuyện xếp hạc giấy là công
trình dở dang? Thực
tế, cõi này bất
an, ngay cả trong tiểu thuyết cũng phải bất
an khốc liệt như đời thường. Nếu bạn nhớ lại, ngay trong giáo
đoàn thời Đức
Phật cũng có lúc chia phe, rồi tranh cãi, không giữ được hòa hài.
Kinh Pháp Cú Tích Truyện kể rằng trong khi trú ngụ tại khu rừng Palileyya
nơi con voi Palileyyaka hầu hạ Ngài, Đức
Phật đã đọc những bài
kệ (328), (329) và (330) của Pháp
Cú, liên
quan đến các Tỳ
kheo từ Kosambi. Một
lần, các nhà
sư ở Kosambi chia thành hai nhóm; một nhóm theo vị thầy về Giới
Luật (Vinaya) và nhóm kia theo vị thầy thiên về Giáo
pháp (Dhamma). Họ không chịu hòa hài với
nhau. Họ cũng không chịu nghe
lời Đức
Phật khuyên họ hãy làm hòa với
nhau. Vì
vậy, Đức
Phật đã rời bỏ họ và trải
qua mùa
an cư một
mình trong rừng, nơi con voi Palileyyaka hầu hạ Ngài.
Vào cuối
mùa an
cư, Tôn
giả Ananda đi
vào rừng, cùng với năm trăm Tỳ
kheo. Để các Tỳ
kheo ở một khoảng cách xa, Đức Tôn
giả Ananda đến
gần Đức
Phật một
mình. Sau đó, Đức
Phật bảo Ananda gọi các Tỳ
kheo khác. Tất cả mọi
người đều đến, cúi
chào Đức
Phật và nói, "Thưa Đức Phật! Ngài hẳn đã phải rất vất
vả khi trải
qua mùa
an cư một
mình trong khu rừng này."
Đáp lại, Đức
Phật trả
lời, "Các Tỳ
kheo, đừng nói như vậy; con voi Palileyyaka đã chăm sóc ta suốt thời
gian qua. Quả thực, nó là một người bạn rất tốt, một người bạn thực sự.
Nếu một người có một người bạn tốt như vậy, người đó nên gắn
bó với nó; nhưng nếu
không tìm được một người bạn tốt thì tốt
hơn là nên ở một
mình."
Thấy đó. Nếu bạn thấy những chuyện bất
hòa xảy ra nơi này, nơi kia, thì hãy nhớ về câu
chuyện một giáo
đoàn tu để an
tâm, vậy
mà cũng có lúc bất
hòa nhau. Thế rồi tới những chuyện khác hơn. Những dị biệt giữa sắc tộc
này với sắc tộc kia, giữa đất nước này với đất nước kia... Chỉ hy
vọng rằng thế
giới này sẽ bớt bất
hòa.
Hay là, phải chờ phép
lạ: các chiến binh trên thế
giới rủ nhau ngồi xuống, lấy giấy mực ra làm thơ. Tuy
nhiên, trở ngại vẫn còn lớn lao: rào cản ngôn
ngữ giữa tiếng Ả Rập và tiếng Do
Thái. Và rào cản giữa tiếng Nga và tiếng Ukraine. Hay là, các chiến binh
sẽ rủ nhau ngồi xếp giấy một người một ngàn con chim hạc? Tuyệt
vời, phải không bạn. Năm 2025 sẽ tha
hồ cho những con chim hạc giấy cất cánh...
TVHS