Xin Nói Rằng Không Biết
xin noi
XIN NÓI RẰNG KHÔNG BIẾT
Nguyên Giác
Phật
Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả
lời câu hỏi có Phật
Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả
lời những câu hỏi tương
tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới
đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú
nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy
vọng sẽ phần nào giúp được một số độc
giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc
giả khảo sát, nghi
vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa
vào Kinh Phật để đối
chiếu.
Trước tiên, nên nhớ rằng Đức
Phật không hề sử
dụng chữ “Phật Tánh” (Buddha Nature) và Ngài chỉ dùng chữ “vô vi” (the
unconditioned), hiểu là pháp (không nên hiểu là một pháp, hay 2 pháp, hay nhiều
pháp, vì bất khả đo đếm) xa
lìa hữu
vi, xa lià tất cả nhân
duyên, pháp này bất
sinh và bất
diệt, và có nghĩa rất gần với nghĩa của chữ Phật
Tánh trong một số
luận thư đời
sau. Dĩ
nhiên, có thể những chữ trong Kinh Phật chúng
ta sử
dụng bây giờ cũng không chắc là cùng nghĩa như thời Đức
Phật tuyên
thuyết. Thêm nữa, thời Đức
Phật cũng chưa hề có Phật
Giáo, hiểu như một tôn
giáo với Đức
Phật là giáo
chủ. Lúc đó, Đức
Phật chỉ nói rằng đây là con
đường cổ xưa, đó là Bát
Chánh Đạo, con
đường để thoát khổ. Và chúng
ta có thể đoán rằng Đức
Phật không hề nghĩ rằng nhiều thế kỷ sau, con
đường thực
dụng này trở
thành một tôn
giáo nhiều nghi
lễ như hiện nay.
Một điểm nhận
thấy nhiều lần trong Kinh Phật: Đức
Phật đã từng im
lặng, từ chối trả
lời nhiều câu hỏi mang tính siêu hình. Về sau, một số
luận sư soạn ra sách A
Tỳ Đàm và nhiều sách chú
giải để trả
lời nhiều vấn
đề siêu hình. Tin các luận
sư hay không, thì tùy (nếu
không tin, thì cái đầu của bạn sẽ ít chữ phức
tạp hơn).
Trong Kinh Trung
Bộ MN 63, Đức
Phật nói rằng Đức
Phật không bàn chuyện siêu hình, mà Ngài chỉ là một thầy thuốc, tới nhổ
mũi tên tẩm thuốc độc rất dày để cứu chúng
sinh. Kinh MN 63 kể rằng Tôn
giả Malunkyaputta thắc mắc về những câu hỏi, “Thế
giới là thường còn, thế
giới là vô
thường, thế
giới là hữu
biên, thế
giới là vô
biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như
Lai có tồn
tại sau
khi chết, Như
Lai không có tồn
tại sau
khi chết, Như
Lai có tồn
tại và không có tồn
tại sau
khi chết. Như
Lai không có tồn
tại và không
không tồn
tại sau
khi chết.” Cụ
thể, các thắc mắc đó không hề có chữ Phật
Tánh (thiệt là may, nếu ngài Malunkyaputta lúc đó biết tới chữ Phật
Tánh thì cũng sẽ hỏi liền). Tuy
nhiên, câu hỏi về Như
Lai có tồn
tại sau khí chết hay không thực
tế có thể hiểu là một thắc mắc về Tánh Phật sẽ ở đâu khi Thân
Tướng Phật hư hoại.
Đức Phật trả
lời trong Kinh MN 63, trích, theo bản dịch của Thầy Minh
Châu: “Này Malunkyaputta, ví
như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè
và bà
con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn
sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi
chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng
tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công”. Người ấy có thể
nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người
đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?” Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ
không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay
thấp, hay người bậc trung”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi
tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da
vàng”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi
chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành
phố nào”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào
tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường
hay loại cung nỏ”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên
này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng
cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có
nhựa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi
chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây
lau khác”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào
tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con
kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại
két”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi
chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại
gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân
lừa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi
chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại
tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay
thuộc loại tên như kẽm gai”. Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không
được biết gì...
...Và này Malunkyaputta, vì sao điều
ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên
hệ đến mục
đích, điều ấy không phải là căn
bản Phạm
hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly
tham, đoạn
diệt, an
tịnh, thắng trí, giác
ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả
lời.” (hết trích)
Nhưng, nghĩa của chữ Phật
Tánh là gì? Hoặc nên hiểu là gì? Ý
nghĩa này, hình như đã biến
đổi tùy
theo thời
gian, tùy quốc
độ, tùy các nhà
sư và học
giả. Khi chưa có chữ Phật
Tánh, thì những chữ nào mang nghĩa gần gần như thế?
Hình như (xin nói rằng, hình như) khái niệm
Phật Tánh đầu tiên là xuất
hiện trong Kinh
Pháp Hoa, với khái niệm về Tri
Kiến Phật và Pháp
Thân (than ôi, toàn những chữ rất là khó nhớ, khó hiểu và khó ứng
dụng). Kinh
Pháp Hoa nói rằng khả năng thành
Phật nằm sẵn trong tất cả mọi chúng
sanh, như viên ngọc nằm sẵn trong túi áo mà chàng cùng
tử bỏ
quên, như hình
ảnh Đức
Phật Đa
Bảo từ dưới
đất (tâm) hiện
lên, như hình
ảnh Long
nữ (vừa mang thân nữ, vừa không mang thân người) chỉ trong khoảnh khắc
là thành
Phật, như ngài Đề
Bà Đạt Đa đang thọ khổ dưới địa
ngục rồi cũng được Đức
Phật Thích
Ca thọ
ký là một vị Phật tương lai… và vân
vân. Ngắn gọn, Phật
Tánh là Tri
Kiến Phật, nên Kinh
Pháp Hoa xuất
hiện là để Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri
Kiến Phật. Đứng về thuần
lý luận, hiểu như thế là hợp
lý, vì có Đức
Phật Thích
Ca là khuôn mẫu trước
mặt.
Vậy thì, Phật
Tánh nằm ở đâu? Đó là viên ngọc của thức. Trong Phẩm
Phổ Môn của Kinh
Pháp Hoa, sau khi ngài Vô
Tận Ý (hiểu là thức) dâng xâu chuỗi
ngọc cúng
dường Quán
Thế Âm Bồ Tát, thì ngài Quán
Thế Âm chia chuỗi
ngọc làm hai, một phần cúng
dường Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni (hiểu là, Đức
Phật hiện
kiếp), một phần cúng
dường tháp của Đức
Phật Đa
Bảo (hiểu là, khi Phật Thích
Ca nhập
Niết Bàn thì vẫn còn tháp Phật Đa
Bảo). Vẫn chưa sử
dụng chữ Phật
Tánh.
Vậy thì, làm thế nào nhập
Phật Tri Kiến? Đó là niệm tánh
nghe, Kinh
Pháp Hoa gọi là Niệm Quán
Âm, ghi rằng người nào ngộ
nhập được Tánh Phật thì vô
lượng nghiệp tiêu
tan, trích:
“Do sức niệm Quán-Âm, hầm lửa biến
thành ao...
Do sức niệm Quán-Âm, sóng mòi chẳng
chìm được...
Do sức niệm Quán-Âm, dao liền gãy
từng đoạn...
Do sức niệm Quán-Âm, tháo rã được
giải thoát...
Sanh, già, bịnh, chết
khổ, lần đều khiến dứt hết...”
Như thế, trong thức (pháp
hữu vi, do duyên
sanh khởi) ẩn tàng trong Tánh Phật (pháp
vô vi, viên ngọc của giải
thoát, có thể vào bằng tánh nghe). Chỗ này, bạn có thể tạm ngưng đọc, để thực
tập trong
khoảng một phút, thử lặng
lẽ lắng nghe cái đang nghe, thì sẽ thấy có những khoảnh khắc trong đó đã vắng
mặt tham, sân, si. Thực
tập như thế, có thể lắng nghe ở bất cứ nơi đâu, nơi ven biển, bên hiên
nhà, trong đêm vắng, ở thư viện, giữa chợ… Và khi nghe chỉ là nghe, thì không hề
có “cái tôi đang nghe” và không hề có “cái đang được tôi nghe” hiện
lên. Đó là giải
thoát, theo Kinh Bahiya Sutta, ký số là Kinh Ud 1.10.
Trong Tạng Pali, Kinh Bahiya Sutta có một vị
trí đặc
biệt, đọc lên y hệt như đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt
Nam. Lời Đức
Phật dạy rất ngắn gọn, và cũng một phần nói về nghe, trích
dịch như sau:
“Thế này, Bahiya, ông nên tu
tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được
nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ
tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu
tập đi, Bahiya.
“Khi với ông, này Bahiya, trong cái
được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái
được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông
không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi
ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi
kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận
khổ đau.”
Nghĩa là, giải
thoát, tức pháp
vô vi, nằm sẵn ở các hành hoạt của chúng
ta, ở thấy, nghe, cảm
thọ và nhận
biết. Nghĩa là, không ở đâu hết, “không với đó, không trong đó” nhưng
chính là giải
thoát. Nghe y hệt như Kinh
Kim Cang, nhưng kinh này gọi là Như
Lai, mà không gọi là Tánh Phật: “Nếu
thấy các tướng
không phải là tướng, thì là thấy Như
Lai.”
Trong khi đó, Kinh
Lăng Nghiêm nói với ngôn phong khẳng định: “Toàn
tướng tức tánh, toàn tánh tức tướng” – dù vậy, vẫn chưa gọi là Phật
Tánh. Ý này về sau được Thiền
sư Đạo
Nguyên, vị tổ sáng
lập dòng Tào
Động (Soto Zen) của Nhật
Bản nói cụ
thể rằng Phật
Tánh cũng chính là Vô
Thường, và Phật
Tánh cũng chính là núi, là sông, là gió, là mây, là thân
tâm, và là tất cả các pháp.
Như thế, hiển
nhiên là có nhiều định nghĩa về Phật
Tánh, hoặc là được hiểu, được lý giải khác nhau. Bên Tịnh
Độ Tông có một giải
thích về Phật
Tánh (có lẽ) khác với ngài Đạo
Nguyên.
Trong tác
phẩm Kinh
A Di Đà Sớ Sao, khi nói về tự
tánh (hiểu là Phật
Tánh), nơi Quyển 1-01, phần Minh Tánh, viết:
“Bản
thể của tự
tính là: Linh (linh
thiêng), Minh (sáng
suốt), Đổng (rỗng rang), Triệt (thông thấu), Trạm (trong
trẻo). Tịch (vắng
lặng), Thường (còn), Hằng (lâu), chẳng phải trược, chẳng phải thanh,
không lui, không tới, rất lớn thay cái chơn thể của nó không thể nghĩ bàn được, phải
chăng chỉ có tự
tánh của chúng
ta mới như vậy? Lóng đục thành trong, trở trái làm mặt, vượt
khỏi ba
kỳ trong
một niệm; bằng các thánh nơi chút lời, rất mầu thay chỗ diệu dụng…
cũng không thể nghĩ bàn đặng, duy có kinh
A Di Đà mà đức
Phật Thích
Ca ngài nói đây thôi.”
Vượt khỏi ba
kỳ trong
một niệm, đó là ngôn phong
Thiền khi chú
giải Tịnh
Độ, nghe y hệt Kinh Bahiya của Tạng Pali, và cũng y hệt như Kinh Susima
(SN 12.70) khi các vị sư nhận
ra pháp
ấn vô
ngã, cho dù chưa đắc Sơ
thiền nhưng đã giải
thoát, đã trở
thành A
la hán nhờ quán
sát theo lời
Phật dạy: “...tất cả sắc
pháp cần
phải được quán như chơn
như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này
không phải tự ngã của tôi”...”
Tới đây, chúng
ta thấy rằng, không phải vị sư nào cũng hiểu Phật
Tánh theo cùng một nghĩa cố định, tuy rằng trong nghĩa đơn
giản nhất, Phật
Tánh chính là giải
thoát. Đặc
biệt, trong khi nhiều vị sư định nghĩa Phật
Tánh rất phức
tạp, khuynh hướng Thiền
Tông lại cực kỳ đơn
sơ, hồn
nhiên.
Thậm chí, có Thiền
sư nói trái nghịch với cách hiểu truyền
thống. Thí
dụ, như trong sách “Vô môn quan,” nơi công
án thứ 33, khi một vị sư hỏi Mã
Tổ rằng, “Phật là gì?” thì
ngài Mã
Tổ đáp, “Tâm này chẳng phải
Phật.” (Bản dịch Nyogen Senzaki và Paul Reps: This mind is not Buddha). Và
rồi, ngài Vô Môn bình
luận: “Nếu bất kỳ ai hiểu chỗ
này, người đó học xong Thiền rồi.” (If anyone understands this, he is a
graduate of Zen.)
Thoạt nghe có vẻ bí
hiểm, nhưng cần
phải ngồi rất là lâu, nhiều năm sau, mới thấy rằng cái Vô
Tận Ý chứa đựng xâu chuỗi
ngọc (như Kinh
Pháp Hoa nói) hiển
nhiên là, giải
thoát không nằm ở thức, vì thức là do duyên, thức sinh và diệt là do
duyên, nhưng vẫn không lìa giá
trị của chuỗi
ngọc. Có thể hình
dung bằng hình
ảnh của Thiền
Tông rằng tánh của tâm là như gương
sáng, hình
ảnh hiện
lên khi vật tới, tức là thức hiện
lên khi căn gặp trần, thức sinh và diệt, nhưng tánh sáng không lìa gương,
và cũng không chỉ ra được tánh chiếu sáng đó ở đâu, tánh chiếu sáng đó không
một, không hai, không ít và cũng không nhiều.
Theo Thiền
Tông, chỉ khi buông
bỏ trọn bộ tất cả những gì gọi là tâm, thì mới là giải
thoát. Trong công
án 46 của Vô
Môn Quan, là khi đã tới đầu cây sào trăm trượng, khi tu giới
định huệ tới mức tuyệt
hảo rồi, thì bước thêm một bước (là buông
bỏ hết, không nương dựa gì
nữa, là vào nơi bất
khả tư nghì) mới thấy được
giải thoát.
Nói bước thêm một bước từ đầu sào trăm trượng, cũng là một hình
ảnh của Thiền
Tông Việt
Nam, được ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) nói là trâu bùn qua sông,
nghĩa là, trâu (tâm) muốn lội qua sông thì phải tan ra để hòa với nước. Chỗ này,
trong Thiền
Tông Trung Hoa ghi lời Ngài Phó
Đại Sĩ (497-569) nói: “Muôn tượng tuy bao
la, song một mảy trần chẳng lập.” Tức là, trong tâm
không lập gì hết. Đó là Kinh
Kim Cang, khi nói rằng khi thấy các tướng
không phải là tướng thì sẽ thấy Như
Lai, tức là thấy Phật
Tánh.
Tuy nhiên, hầu hết các Thiền
sư vẫn tránh nói chữ Phật
Tánh. Thậm chí, có vị còn nói kiểu như giễu cợt. Và nhiều Thiền
sư khi gặp những câu hỏi, thì liền lôi kéo người hỏi Thiền về ngay cái
thấy, cái nghe hiện
tiền.
Thí dụ, Vô
Môn Quan cũng ghi về tích một nhà
sư hỏi về ý của Tổ
sư từ Phương Đông tới là gì, thì ngài Triệu
Châu liền chỉ ra cây bách trước sân và nói, “Cây
bách trước sân.” Sẽ có một số vị sư, khi quay đầu ra nhìn theo hướng tay
ngài Triệu
Châu để thấy cây bách, liền nhận
ra trong tâm ở khoảnh khắc đó không còn tham
sân si nào, bất giờ mới hiểu giải
thoát là nơi thấy và nghe ở hiện
tiền.
Tương tự, trong sách Bích
Nham Lục, trong Tắc 20 nhan đề Thúy Vi Thiền
Bản, bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Tử, có kể như sau, trích: “Như
Ngũ Duệ đến tham
vấn Thạch
Đầu tự ước
hẹn: nếu một lời khế hợp thì ở, chẳng hợp thì đi. Thạch
Đầu ngồi trên tòa, Ngũ Duệ phủi áo ra đi, Thạch
Đầu biết là pháp
khí, liền buông
lời chỉ dạy. Ngũ Duệ
không lãnh
hội được yếu
chỉ, cáo
từ ra đi. Ra đến cửa, Thạch
Đầu gọi: Xà-lê! Ngũ Duệ xoay
lại nhìn. Thạch
Đầu bảo: Từ sanh đến tử chỉ là cái này, xoay đầu chuyển não lại chớ tìm
riêng. Ngũ Duệ ngay lời
nói đó đại
ngộ.”
Khi ngài Ngũ Duệ xoay đầu lại nhìn, thì được ngài Thạch
Đầu nói rằng từ sanh đến tử chỉ là cái này… Tức là, khoảnh khắc đó trước
mắt, trong cái thấy hiển
lộ ra tâm
giải thoát, một pháp
vô vi tàng ẩn trong tất cả những gì hữu
vi đời thường. Nhưng, không tự
nhiên như thế, phải có con
đường tu
học, đó là Bát
Chánh Đạo, nhưng mỗi thầy có thể dạy khác nhau.
Trong Tạng Pali, Đức
Phật nói gì về những gì có thể hiểu gần như Phật
Tánh. Có một số kinh như thế. Như trong Kinh Ud 8.3 (trong Tiểu
Bộ Kinh), chúng
ta trích
dịch qua các bản Anh văn như sau:
“Này các Tỳ
kheo, có một pháp
không do sinh ra, không do trở
thành, không do tạo tác, không do duyên tới. Này các Tỳ
kheo, nếu
không có cái không do sinh ra, không do trở
thành, không do tạo tác, không do duyên tới, thì các ngươi sẽ không
giải thoát nổi ra khỏi cái do sinh ra, cái do trở
thành, cái do tạo tác và cái do duyên tới. Nhưng bởi vì, có một pháp
không do sinh ra, không do trở
thành, không do tạo tác, không do duyên tới, nên giải
thoát mới tìm được ra khỏi cái do sinh ra, cái do trở
thành, cái do tạo tác và cái do duyên tới.”
Dĩ nhiên, bạn có thể gọi là Phật
Tánh, nếu muốn. Nhưng dịch cho sát
nghĩa, người xưa vẫn thường dịch là vô
vi. Hay là Kinh Pabhassara Sutta ghi lời Đức
Phật: “Tâm này, này các
Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô
nhiễm bởi các cấu
uế từ ngoài vào. Kẻ phàm
phu ít nghe, không như
thật rõ biết tâm ấy.” (Bản dịch của Thầy Minh
Châu). Có nghĩa là, bản
tâm thì chói
sáng và xa
lìa cấu
uế, nghĩa là, tham
sân si chỉ là từ ngoài bám tới?
Đức Đạt
Lai Lạt Ma nói rằng bản
Kinh Pali vừa dẫn, khi nói về tâm chiếu sáng và xa
lìa cấu
uế, chính là cái Không chiếu diệu của gương tâm, và cũng là bản
tâm (hay tự
tánh), nhưng nhiều nhà
sư Nam
Tông lại giải
thích khác. Bạn nên tự trả
lời thì tốt
hơn. Vì các Thiền
sư nói, hãy bước thêm một bước, khi tới đầu sào trăm trượng, nghĩa là
không bám vào bất kỳ gì
nữa, không bám vào bất kỳ vị thầy nào nữa, và cũng không bám vào cả các
chữ như Phật
Tánh hay vô
vi. Đó sẽ là hạnh
phúc, ngay nơi ở thấy nghe hay biết.
Nói ngắn gọn, nếu bạn luôn luôn nói là “không biết” đối với tất cả các pháp, thì
ngay khi đó bạn đang sống với một tâm rỗng rang của gương tâm, một tâm
không có hình
ảnh nào chiếm ngự được nơi mặt gương, một tâm “không biết” mà mọi thứ hiện
ra là biến mất ngay, một tâm của xa
lìa tham
sân si, nơi đó bạn không dính vào bất kỳ chữ nào nữa. Và nếu bạn hỏi thêm
nữa, thì tác
giả bài viết này xin nói rằng không biết, và trăm vạn lần không biết, vì
không còn chữ nào trong tâm người viết nữa, bất kể là khi đang gõ rất nhiều chữ.