Phụng sự một mục đích
phung su
PHỤNG SỰ MỘT MỤC
ĐÍCH
Ajahn Lee Dhammadharo
Ajahn Lee Dhammadharo (1907-1961) là thiền sư theo truyền
thống tu trong rừng của Phật giáo Thái
Lan (Thai Forest Tradition). Phương châm của
sư là, “Hãy tự mình tốt nhất có thể, và mọi thứ khác sẽ tốt theo”. Nếu bạn không quên
mình vì lợi ích của những thứ bên ngoài,
bạn phải tốt thôi. Vì vậy, bạn không nên quên
mình. Hãy phát triển giá trị nội
tâm cho đến khi bạn thấy vừa
lòng. Người thế gian thường nói: "Đừng lo
lắng về việc bạn tốt hay xấu, miễn là bạn
có tiền". Điều này hoàn toàn trái ngược với
Pháp: "Đừng lo lắng về việc bạn giàu hay nghèo,
miễn bạn là người tốt".
***
Những phẩm chất tốt đẹp của bạn, nếu bạn không
biết cách sử dụng, chúng có thể làm tổn
thương bạn - giống như tiền bạc, tự nó không xấu, nhưng nếu bạn không
biết cách chi tiêu một cách khôn ngoan, nó có
thể làm hại bạn; hoặc giống như con dao sắc, nếu bạn không biết cách sử
dụng, nó có thể gây hại cho bạn. Ví dụ, nếu bạn sử
dụng con dao để giết người. Khi bị bắt,
bạn sẽ bị tống vào tù hoặc bị xử tử, điều đó có nghĩa là bạn đã sử
dụng con dao để tự sát.
***
Mỗi người chúng ta có bốn loại giá
trị: hành động thiện, lời nói tốt
lành, hành vi đúng
đắn và tâm tư thiện lành. Vì thế, chúng ta phải gìn
giữ các giá trị này tốt nhất có thể.
Hầu hết chúng ta đều có lòng
tốt, nhưng dường như ta không bao giờ mang chúng ra sử
dụng. Thay vào đó, chúng ta chỉ thích
trưng ra những thứ tồi tệ nhất để sử
dụng. Nói cách khác, chúng ta giữ lòng
tốt bên trong, nhưng thể hiện ra ngoài
khía cạnh tồi tệ nhất của mình - như chén đĩa
trong nhà: Những cái tốt chúng ta giữ trong tủ,
và chỉ những cái cũ, trầy nứt được đặt trên bàn, vì ta sợ những cái tốt sẽ bị vỡ. Đối
với quần áo tốt cũng thế, ta không dám mặc vì
sợ chúng sẽ cũ, ố hoặc rách. Vì vậy, chúng
ta cất kỹ cho đến khi chúng bị mốc hoặc
sâu bướm ăn đến nỗi không còn mặc được nữa và trở
thành giẻ lau. Kết quả là, chúng ta không
nhận được bất kỳ lợi ích nào từ các vật có giá
trị, phù hợp với giá
trị của chúng. Tương tự, nếu chúng
ta có bất kỳ sự tốt lành nào trong tâm nhưng
không đưa nó vào sử dụng, thì nó không phục
vụ mục đích nào cả, cho chính chúng
ta hoặc cho người khác - giống như con dao bạn gói chặt cho
đến khi bị rỉ sét: Nếu cuối cùng bạn
mang nó ra để sử dụng, rỉ sét sẽ đầu độc bạn.
Nếu vô tình bị cắt tay, bạn có thể bị uốn ván mà chết.
***
Người thông minh biết cách sử
dụng cả thiện và ác mà không gây hại. Các vị A-la-hán thậm chí còn sử
dụng ô nhiễm của họ sao cho lợi
ích. Khi các vị hiền triết sử
dụng ngôn ngữ bình
thường, chúng cũng có thể phục vụ một mục
đích tốt. Trong khi kẻ ngu sử dụng ngôn
từ hoa mỹ, chúng cũng có thể là xấu. Nếu
họ sử dụng ngôn từ không
đẹp, thì còn tệ hại hơn. Một ví dụ về người sử dụng ngôn
ngữ bình thường để phục
vụ một mục đích tốt là Chao Khun Upali (Siricando
Jan)[1]. Một
lần, ngài được mời thuyết pháp trong
cung điện tại các buổi lễ tang hàng tuần cho
một hoàng tử trẻ mà cái chết của người này đã gây ra nhiều đau buồn cho thân
tộc. Vào những tuần trước đó, một số vị cao
tăng từ Wat Debsirin đã được mời thuyết giảng và
tất cả đã tiếp tục nói về việc hoàng tử là một
người tốt như thế nào, và thật đáng buồn khi hoàng tử không thể sống để làm
nhiều điều tốt hơn cho thế
gian. Những lời này càng khiến người thân khóc thương nhiều hơn.
Tuy nhiên,
khi đến lượt Chao Khun Upali thuyết giảng, ngài
không tiếp tục theo cung cách này. Thay vào đó,
ông bắt đầu với chủ đề chánh
niệm về thân, mô tả sự xấu
xí, hôi hám của thân, đầy những thứ ghê tởm: đàm, nước tiểu, gàu, mồ hôi,
v.v. Ngài nói, “Khi thân hoại, không có điều tốt lành gì
về nó, nhưng mọi người ngồi xung
quanh khóc lóc, kêu than với những giọt nước mắt chảy xuống má, nước mũi
nhỏ xuống cằm. Với khuôn mặt thảm sầu đó, trông
không hấp dẫn chút nào".
Những lời nói của ngài khiến những người đang
khóc lóc rất xấu hổ đến nỗi họ ngừng khóc ngay
lập tức, sau đó họ bày tỏ rất nhiều sự ngưỡng mộ đối với Chao Khun Upali
và bài giảng của ngài. Đây là lý do tại sao
người ta nói rằng người sử dụng miệng lưỡi sắc
bén với kỹ năng là một nhà hiền triết tuyệt
vời. Nếu người ta khôn ngoan, thì bất kể họ nói gì, cũng phục
vụ một mục đích tốt đẹp bởi vì họ
có ý thức về thời
gian, không gian và người họ đang tiếp
xúc. Nếu điều ta nói sẽ phục vụ một mục
đích, thì ngay cả khi lời nói nghe có vẻ
khó chịu, chúng cũng nên được nói ra. Ngược lại, nếu lời
nói không phục vụ một mục
đích gì, thì ngay cả khi chúng nghe có vẻ dễ
chịu, cũng đừng nên nói điều đó.
***
Các vấn đề của tôn
giáo là vấn đề của trái tim. Đừng đi tìm
chúng trong bụi cỏ, trong đền thờ hoặc trong các tu
viện. Mặc dù người ta có thể hành thiện bằng lời
nói và hành động của mình, nhưng đó vẫn là một vấn
đề của thế gian. Các vấn
đề của tôn giáo yên bình và tĩnh lặng,
không có bất kỳ phiền phức hay bận tâm nào.
Chúng nhắm đến tâm trí thuần
khiết, không bị cản trở và tươi sáng.
Với lòng tốt, ta không cần
phải làm bất cứ điều gì nhiều cả. Đơn giản chỉ
cần ngồi yên, và có sự thanh
khiết.
Ví dụ, có chú Sa-di nhỏ với phong cách điềm đạm, an
tĩnh, khi chú ra ngoài đi khất thực vào
một buổi sáng, tình cờ bước vào khu nhà của một
người cho vay tiền keo kiệt và vợ anh ta. Cho
dù họ có cho bất kỳ thức ăn nào vào bình
bát của chú hay không, chú không có chút quan
tâm, và chú không hề mở miệng để nói lời nào. Khi chú Sa-di rời đi - bát
của chú vẫn trống rỗng - chú vẫn thông thả, bình tĩnh bước
đi.
Vợ của người cho vay tiền, thấy thế trở nên tò mò, nên theo
dõi chú Sa-di từ xa. Đến một điểm, chú Sa-di đột
nhiên cảm thấy phải đi vệ sinh. Chú cẩn
thận đặt bát của mình xuống và, dùng chân dọn
sạch lá, làm một khoảng trống dưới đất để
nước tiểu không chảy tràn
lan ra bất cứ nơi nào. Rồi nhìn sang phải, trái và xung
quanh để đảm bảo không có người đi qua,
chú ngồi xổm xuống để đi tiểu một cách kín đáo, theo đúng quy
luật.[2]
Khi xong việc, chú Sa-di lại dùng chân để che chỗ bẩn bằng cát và lá như trước
đó, rồi nhặt bát lên và thông thả đi tiếp.
Vợ của người cho vay tiền, vẫn quan sát từ xa,
khi nhìn thấy các hành động của chú Sa-di, cô liền nghĩ rằng có thể chú Sa-di đã
chôn giấu thứ gì có giá trị. Cô lần
mò đến chỗ đó, dùng tay cào bới chỗ mà chú Sa-di đã lấp cát, và ngửi xem
đó là gì - và rồi cô nhận ra đó là nước tiểu.
Cô ta nghĩ, “Chú Sa-di đã xem nước tiểu của mình như thể đó là vàng. Nếu đó là
cái có giá trị hơn thế này chắc chắn là chú ấy
sẽ hết sức quan tâm đến
nó. Với cách cư xử như thế này, ta nên nhận chú
làm con nuôi của mình. Chắc chắn chú sẽ chăm
sóc tài sản của ta để đảm
bảo rằng nó sẽ không bị lãng phí”. Cô ta
về nhà nói lại với chồng mình, người rất ấn tượng với câu
chuyện của cô, đã cho người hầu đi mời chú Sa-di về nhà và thông
báo cho chú ấy về ý định của họ.
Tuy nhiên,
chú Sa-di đã từ chối lời đề nghị làm người thừa kế của
họ, nhưng dạy họ Pháp, giúp cho họ thấy những quả lành của việc thực
hành bố thí, giới hạnh và thiền
định. Người cho vay tiền và vợ đã vô cùng xúc
động, bỏ được tính keo kiệt của họ, và
xin được quy y Phật, Pháp và Tăng từ ngày đó
trở đi.
Dần dần,
hai vợ chồng đã tiến bộ trong việc giữ
giới, thiền định và thực
hành đúng đắn đến mức cả hai đều có có
thể được giải thoát. Sau đó, họ đã cúng
dường một khoản tiền lớn để xây dựng một
nơi tưởng niệm trên chỗ chú Sa-di đi tiểu, như một lời nhắc nhở về lòng
tốt đã phát triển bên trong họ từ vũng nước tiểu của chú Sa-di ngày hôm
đó.
Tóm lại,
các vấn đề của tôn
giáo là: “Sacitta-pariyodapanam” - làm cho tâm hoàn
toàn trong sạch, rõ
ràng và thuần khiết. “Etam
buddhana-sasanam” - Đây là cốt lõi của
những lời dạy của Đức Phật.
______________________
Diệu Liên Lý
Thu Linh dịch
(Chuyển ngữ từ
Thực phẩm của tâm: 18 Pháp thoại về
việc luyện tâm/
Food for Thought: Eighteen Talks on the Training of the Heart
của Thiền sư Phra Ajahn Lee Dhammadharo, 4
tháng 11, 1958.
Nguồn:
https://www.dhammatalks.org/ebook_index.html...
Chú thích:
[1] Chao
Khun Upali Gunupamacariya (Jan Siricando), người bạn thời thơ
ấu của Ajahn Mun, là một trong những vị Tăng có cấp bực cao nhất ở Thái
Lan, vào những năm đầu của thế kỷ này.
[2] "Không
bị bệnh, tôi sẽ không đi đại tiện hoặc đi tiểu trong khi đứng: một giới
luật phải giữ". Một trong những quy luật của
các tu sĩ.
"Not being ill, I will not defecate or
urinate while standing: a training to be observed." One of the miscellaneous
training rules for monks.