Tháp Đại Nhạn
thap dai nhan
Nguyễn Đăng
Tọa lạc bên trong khuôn viên chùa Đại
Từ Ân (大慈恩寺), thuộc ngoại thành
thành phố Tây An (西安), tỉnh Thiểm Tây (陕西), tháp Đại Nhạn (大雁塔) là một trong những kiến
trúc cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc và được xem là một biểu tượng của tỉnh Thiểm
Tây. Xây dựng vào năm 652 dười triều hoàng đế Cao Tông (高宗628-683) nhà Đường
(618-907), ngôi tháp này ban đầu đóng chức năng làm nơi lưu trữ những kinh sách
Phật giáo mà ngài Huyền Trang đã mang về từ Ấn Độ. Ngài Huyền Trang khởi hành từ
Trường An (nay là Thiểm Tây), hành trình dọc theo Con đường tơ lụa,đi qua nhiều
quốc gia và cuối cùng đến Ấn Độ vào năm 630. Sau 17 năm lưu trú ở Ấn Độ, ngài
trở về lại Trung Quốc, mang theo nhiều tượng Phật, xá-lợi và 657 bản kinh Phật
khác nhau. Sau khi được hoàng đề Cao Tông đồng ý, ngài Huyền Trang, bấy giờ là
vị trụ trì đầu tiên của chùa Đại Từ Ân, đã chỉ đạo xây dựng một ngôi tháp bên
trong khuôn viên chùa. Sau đó với sự hỗ trợ của triều đình, ngài đã thỉnh mời
50 vị dịch giả đến đây để chuyển dịch kinh sách Phật từ tiếng Sanskrit sang Hán
ngữ, tổng cộng có 1.335 tập được hoàn thành, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch
sử dịch thuật Phật giáo.
Về lý do tại sao ngôi tháp này được
gọi là Đại Nhạn có một giai thoại như sau. Chuyện kể rằng vào một ngày nọ, chưTăng
trong một ngôi chùa vốn không có truyền thống ăn chayđã không mua được thịt cho
bữa ăn ngày hôm đó. Khi nhìn thấy một đàn nhạn bay trên trời, một vị Tăng tự nhủ:
“Hôm nay chúng ta không có thịt. Tôi mong Bồ-tát từ bi sẽ ban cho chúng ta một
ít”. Ngay lúc ấy, con nhạn đầu đàn bị gãy cánh và rơi xuống đất. Các sư tăngvô
cùng hoảng sợ và nghĩ rằng Bồ-tát thể hiện lòng mong muốn của ngài là họ cần phải
từ bi hơnđối với chúng sanh. Do đó họ xây dựng một ngôi tháp ở nơi con nhạn rơi
xuống và chấm dứt việc ăn thịt. Và theo đó ngôi tháp này được đặt tên là tháp
Nhạn. Tuy nhiên, sự thực ngôi tháp này được đặt tên như vậy bởi vì kiến trúc của
nó được mô phỏng từ một ngôi tháp có cùng tên ở Ấn Độ. Để phân biệt với ngôi
tháp nhỏ hơn có cùng kiến trúc được xây dựng về sau tại chùa Tiến Phúc (荐福寺) ở Trường An, người ta
gọi nó là tháp Đại Nhạn.
Ngôi tháp này ban đầu có chiều cao
60 mét với năm tầng, nhưng về sau nó được bổ sung thêm hai tầng và có chiều cao
tổng thể là 64 mét. Hình ảnh ngôi tháp bảy tầng về sau đi vào tục ngữ Trung Quốc
qua câu nói: “Cứu nhân nhất mệnh thắng tạo
thất cấp thù đồ” (救人一命勝造七級浮屠:
Cứu một mạng người hơn hẳn xây ngôi tháp bảy tầng). Nhìn ở bên ngoài, ngôi tháp
có kiến trúc hình kim tự tháp, đơn giản nhưng uy nghi, và nó là một kiệt tác của
kiến trúc Phật giáo. Ngôi tháp được xây bằng gạch nhưng không dùng đến xi-măng
hay vôi vữa. Loại kiến trúc rầm chia trong kiến trúc truyền thống Trung Quốc
cũng được sử dụng trong xây dựng.
Bên trong ngôi tháp, những bậc
thang theo hình xoắn ốc dẫn lên những tầng trên, và ở đó ta có thể ngắm toàn cảnh
thành phổ Tây An từ những cửa sổ ở bốn mặt tháp. Trên các bức tường được khắc
chạm những bực tượng Phật mà được cho là do họa sĩ nổi tiếng đời Đường là Diêm
Lập Bổn (閻立本600-673) thực hiện. Những
bức tượng đá thể hiện sự thiện xảo trong điều khắc, và hiện được xem là những
nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu về hội họa và điêu khắc đời Đường.Vào
đời nhà Đường, mọi thí sinh trúng tuyển - những người đỗ những kỳ thì do triều
đình tổ chức, phải trèo lên tháp Đại Nhạn viết một bài thơ và chữ viết lên đó.
Nghi thức này tượng trưng cho việc thăng tiến sự nghiệp trong tương lai. Hình
thức viết thơ và đề chữ của những thí sinh trúng tuyên của các kỳ thi triều
đình tiếp tục cho đến triều Minh. Những bài thơ và các bản chữ viết này tồn tại
cho đến ngày nay.
Tại hai mặt cửa Nam của tháp, ở đó
dựng hai tấm bia do nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường là Trữ Toại Lương (褚遂良) viết, nhưng nội dung
của bia do hai hoàng đế Đường Thái Tông và Đường Cao Tông soạn, để tán thán những
kỳ tích mà ngài Huyền Trang đã thực hiện.
Quần thể ngôi chùa mà ở đó tháp Đại
Nhạn tọa lạc là một khu vườn tuyệt đẹp với những kiến trúc ấn tượng. Mặc dù bị
hủy hoại và trùng tu nhiều lần, và hầu hết những khu nhà trong quần thể chùa Đại
Từ Ân được xây vào thời Thanh, nhưng những công trình này đềumang kiến trúc đời
Đường - thời kỳ ngôi chùa được thành lập. Quần thể ngôi chùa được xây dựng dọctheo
một trục chính, với những công trình đối xứng hai bên. Bên trong ngôi chính điện
thờ ba tôn tượng Phật, tượng trưng cho ba hóa thân của Đức Phật. Bức tượng ở giữa
là Pháp thân, bức phía Tây là Báo thân và bức phía Đông là Ứng
thân. Ngoài ra trong quần thể ngôi chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật xưa.
Phía Bắc của tháp Đại Nhạn có một
đài nhạc nước rất lớn. Cấu trúc của đài nhạc nước này kết hợp giữa những yếu tố
truyền thống và hiện đại. Viếng thăm nơi này cần đến vào buổi tối, khi toàn thể
khu vực này được thắp đèn. Phía Nam của tháp Đại Nhạn là quảng trường Huyền Trang,
nhân vật gắn liền với ngôi chùa này. Gần quảng trường Huyền Trang là Đại Đường
bất dạ thành (大唐不夜城) – một khu tổ hợp
với nhiều chức năng khác nhau.
Tháp Đại Nhạn là danh lam nổi tiếng
nhất của thành phố Tây An, và là một địa chỉ không nên bỏ qua khi ta có dịp viếng
thăm thành phố này. Viếng thăm nơi này, ngoài việc thưởng lãm một ngôi chùa cổ có
kiến trúc và cảnh quan đẹp, đây cũng là dịp cho chúng ta tìm hiểu và ôn lại
hành trạng của một nhân vật nổi tiếng của Phật giáo, đó là ngài Huyền Trang.