Tính trung thực về mặt tâm lý

Guide To Psychology

Nguyễn Thị Thanh Hằng dịch.

Nói dối

Nói dối là một sự thật của cuộc sống. Khi bạn nói dối bạn đánh lừa ai đó một cách có ý thức và cố ý, và sự lừa dối đó, cốt lõi tâm lý của nó, là một hành động xung hấn.

 

Sự xung hấn này bắt nguồn từ hai động cơ vô thức có quan hệ với nhau, một động cơ bạn không biết và động cơ kia về một điều bạn đã biết.

 

Động cơ đầu tiên là một khao khát che giấu sự thiếu sót – đó là, khi người khác, đặc biệt là bố mẹ bạn, thất bại trong việc dạy bạn, theo một cách khôn ngoan và từ bi, về cách thức thế giới ‘hoạt động’ (một cách máy móc và cảm xúc), bạn có thể dễ dàng phát triển một cảm giác của sự không đầy đủ. Xấu hổ vì những điều bạn không biết, bạn sẽ muốn che giấu cảm xúc đau đớn này bằng cách này hay cách khác.

 

Động cơ thứ hai là phản ứng trước một ai đó đã không đáp ứng được yêu cầu của bạn theo một số cách. Bạn đã nói dối với bố mẹ chưa? Khi đó bạn biết, sâu thẳm trong tim bạn, rằng họ sẽ không, hoặc không thể, quan tâm đủ đến bạn để trao cho bạn sự an toàn mà bạn cần. Bạn đã nói dối với giáo viên hoặc sếp của bạn chưa? Khi đó bạn biết rằng họ sẽ không, hoặc không thể trao cho bạn sự thăng tiến hoặc sự ghi nhận mà bạn khao khát. Bạn đã nói dối bạn bè chưa? Khi đó bạn biết rằng họ sẽ không, hoặc không thể trao cho bạn những điều bạn muốn, cho dù điều đó là sự thấu cảm hoặc tình cảm hoặc bất kỳ điều gì khác. Biết những điều đó, bạn sẽ muốn có được sự thoả mãn bằng cách này hay cách khác.

 

Do đó, những lời nói dối của bạn trở thành những vũ khí xảo quyệt của sự trả thù trong một trận chiến tâm lý để gây ra nỗi đau cho những người đã làm tổn thương bạn. Đó là, khi một ai đó đối xử với bạn bằng những lời chỉ trích, bạn cảm thấy tổn thương, xấu hổ và sợ hãi; và sau đó, như là một phản ứng tức giận trước sự tổn thương đó, bạn sẽ nói dối theo cách giả vờ như không bị tổn thương để che giấu sự xấu hổ đau đớn của bạn trong khi đó gây ra tổn thương cho người đó.

 

Ngay cả một người nói dối bệnh lý, thì sâu thẳm trong tim anh ấy là một khao khát về điều tốt lành và trung thực, nhưng vì những tổn thương tình cảm đau đớn, anh ấy biết rằng thế giới này không bao giờ nhận ra nỗi đau của anh. Hơn nữa, anh ấy tin rằng thế giới này sẽ không bao giờ thừa nhận nỗi đau của anh. Và vì vậy, để che giấu nỗi đau với bản thân, anh ấy sử dụng tất cả những lời nói dối mà anh có thể bịa ra để ném lại thế giới.

 

Giải pháp duy nhất cho tất cả những lời nói dối đó là đối mặt với nỗi đau cảm xúc của cảm giác bị hiểu lầm và không đầy đủ. Theo dấu chân nỗi đau đó quay về với nguồn gốc của nó trong thời thơ ấu và nhìn nó một cách trung thực xem nó là gì. Hiểu rằng bạn đã từng bị phớt lờ như thế nào. Hiểu rằng bạn đã sợ hãi nhiều như thế nào vì “không biết” và bị bỏ rơi. Hiểu rằng bạn có thể đổ lỗi cho bản thân vì không biết nhiều như thế nào. Hiểu được cơn giận bị kiềm nén trong vô thức của bạn. Hiểu rằng bạn có thể làm tổn thương bản thân như thế nào trong quá trình trả lại cho người khác những gì họ “xứng đáng”.

 

Sự thật có thể là khủng khiếp, đơn giản vì bạn không quen với nó. Khi bạn lớn lên trong một gia đình loạn chức năng quen với việc nói dối và lừa dối, bạn có thể cảm thấy mình đang làm điều gì đó sai trái nếu bạn bắt đầu nói sự thật. Khi bạn quen với sự gian trá thì sự thật không chỉ có vẻ sai mà nó còn nguy hiểm.

 

Sự thật có thể xa lạ, và nó có thể đáng sợ – nhưng khi bạn bắt gặp nó một cách trung thực và không có những vũ khí tâm lý, bạn sẽ khám phá ra một sự dũng cảm mà bạn có thể chưa bao giờ học được thông qua việc cố gắng đánh bại những kẻ thù của bạn.

 

Sợ sự trung thực

Nhiều người lẩn tránh quan điểm trung thực về cảm xúc vì sợ những hậu quả xã hội của nó. Bạn có thể nói “Nếu tôi trung thực với người khác, họ sẽ từ chối tôi và tôi sẽ đánh mất tình yêu của họ.” Chỉ có một câu trả lời thực sự cho sự lo lắng này: Nếu người khác từ chối bạn vì bạn trung thực, thì khi đó bạn chưa bao giờ có được tình yêu của họ ngay từ lúc ban đầu.Tất cả những rủi ro mất mát khi trở nên trung thực là ảo tưởng về tình yêu của một ai đó. Theo ý nghĩa này, bạn thực sự không có gì để mất khi trung thực vì bạn dù sao đi nữa cũng đã mất nó rồi. Hãy nghĩ về điều đó.

 

Sự hài hước

Một cách khá hay để hiểu một điều gì đó về sự hài hước là xem xét cách chúng ta phản ứng trước một chú hề trong một rạp xiếc. Tại sao chúng ta cười khi thấy chú hề này làm những trò ngu ngốc? Chúng ta cười vì chúng ta nhận ra một sự thật về tình huống; chúng ta nhận ra sự thật là một người đàn ông đang xử sự như một thằng ngốc.

 

Nhưng có nhiều hơn sự thật ở đây. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu, trong quá trình biểu diễn, chú hề thực sự tự làm hại chính anh ta. Có thể anh ấy ngã từ một cái thang. Đám đông xem điều này như một phần của buổi diễn của anh ta và cười trước sự vụng về đó. Nhưng nhiều giây trôi qua và anh ấy không cử động. Một sự im lặng bao trùm đám đông. Tiếng cười chấm dứt. Buổi diễn ngừng lại trong một bầu không khí căng thẳng khi người ta mang chú hề đi.

 

Sự chấm dứt tiếng cười này nói với chúng ta điều gì về tiếng cười?

 

Đầu tiên, nó nói với chúng ta rằng sự thật cuối cùng của cuộc sống là cái chết. Bất kể những gì chúng ta làm, chúng ta đều không tránh khỏi bị hủy hoại và cuối cùng phải chết.

 

Thứ hai nó nói với chúng ta rằng, bị khuất phục trước sự thật này, chúng ta thực sự là những kẻ ngốc, vì mọi điều chúng ta làm hoặc sở hữu sẽ biến mất và để lại cho chúng ta sự bất lực.

 

Thứ ba, nó nói với chúng ta rằng chúng ta đương đầu với nỗi khiếp sợ về sự thật cuối cùng này bằng cách giữ một khoảng cách về cảm xúc với sự thật đó; đó là, chúng ta thích nhìn thấy sự thật này được tiết lộ với chúng ta – đặc biệt nhìn thấy ai đó xử sự như những kẻ ngốc – nhưng chỉ chừng nào sự thật không tiến lại quá gần chúng ta. Nếu sự thật lại gần, buổi diễn dừng và tiếng cười chấm dứt. Hài kịch chuyển thành bi kịch.

 

Trí thông minh

Để hiểu được hài kịch và hài hước, điều quan trọng là phân biệt nó với một khái niệm có liên quan nhưng khác biệt: trí thông minh (wit). Không như sự hài hước, vốn dựa trên nhận thức về một sự thật, trí thông minh thể hiện một sự thật. Không như sự hài hước, nó có thể bắt nguồn từ những hành động hoặc ngôn ngữ, trí thông minh phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ. Trí thông minh sử dụng ngôn ngữ để nâng cao ý thức về tầm quan trọng của bản thân của chúng ta. Nó có thể ôn hoà và khôn khéo như sử dụng cách chơi chữ để thể hiện trí thông minh của chúng ta hoặc nó có thể giống như con dao hai lưỡi dìm hàng người khác về mặt trí tuệ và làm tổn thương lòng tự trọng của họ. Dù bằng cách nào, trí thông minh có cơ sở tâm lý sâu xa ở sự bất an về cảm xúc.

 

Nhớ rằng vì tất cả chúng ta đều bất an – sau tất cả, chúng ta đều là kẻ ngốc – sử dụng trí thông minh làm chúng ta cảm thấy tự tin hơn bằng cách thể hiện trí tuệ của chúng ta không nhất thiết là điều gì đó lộn xộn. Trí thông minh có thể độc ác, nhưng trí thông minh cũng có thể được sử dụng với một lối hài hước; đó là, nó có thể được sử dụng với nhận thức rằng ngay cả với trí tuệ cao ngất của chúng ta thì chúng ta vẫn là những kẻ ngốc.

 

https://nr-015.appspot.com/encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSjVFJ2AF9Ph9K4nkIJ6neR834mfwSONGe9ia89xaD5jcwAzOxQogĐỏ mặt

Sự hài hước nhận thức một sự thật. Trí thông minh thể hiện một sự thật. Còn sự đỏ mặt, nó có liên quan gì đến sự thật? Sự đỏ mặt cho thấy sự thất bại của nỗ lực che giấu sự thật.

 

Ví dụ, ai đó khen bạn. Nhiều khả năng là bạn biết bạn đã làm điều gì đó xứng đáng nhận được một lời khen, nhưng có thể bạn không muốn thừa nhận rằng bạn biết điều đó, vì vậy bạn cố gắng che giấu sự thật là bạn biết nó. Nhưng bạn không thể che giấu sự thật hoàn toàn. Bạn có thể cố che giấu nó, nhưng sự thật là sự thật, và giữ nó lại chỉ khiến nó ‘thoát ra’ ở một nơi nào đó. Bạn càng cố gắng giữ một khuôn mặt nghiêm túc, máu càng chảy đến những cơ mặt của bạn. Vì vậy bạn đỏ mặt.

 

Nó cũng giống với bất cứ điều gì về tâm lý: bạn càng cố gắng né tránh một điều gì đó, nó càng trở nên rõ ràng hơn. Bạn càng lo lắng vì không thể ngủ được, bạn càng có chứng mất ngủ. Bạn càng lo lắng về cảm giác sợ hãi, bạn càng hoảng sợ. Và bạn càng lo về sự phơi bày sự thật, nó càng được phơi bày.

 

Vậy bạn có thể làm gì? Học cách trung thực. Bạn không cầm phải nói toàn bộ sự thật, nhưng trung thực về sự thật. Nếu một ai đó khen bạn, chỉ cần nói “Cảm ơn” nhưng kiềm chế khen bản thân. Nếu ai đó nói “Bill thật đẹp trai” chỉ nói rằng “đúng, anh ấy đẹp trai” nhưng kiềm chế nói về cảm xúc thầm kín của bạn về sự thèm muốn. Và nếu ai đó nói “Nhà tâm lý là những tên ngốc” và bạn là một nhà tâm lý nhưng không muốn bất kỳ ai biết – chỉ nói, “Vâng, tất cả chúng ta là những tên ngốc.”

 

Nguồn: GuideToPsychology

phusaonline.free.fr

Chia sẻ: facebooktwittergoogle