(Vài dòng tham khảo
về Tết Trung Thu và
những truyền thuyết của Ánh
Trăng Rằm xứ Việt)
Uống trà, ngắm trăng,
thưởng
hoa và ngâm thơ là một thú thanh tao của những
ai thích yêu Trà, Trăng, Hoa và Thơ. Uống một tách trà, ăn một miếng
bánh trung thu dưới
ánh trăng rằm tháng tám, có lẽ đây là một
hình
ảnh giúp cho
người ta
nhớ lại những ký ức tuổi thơ của mình đã có một thời đã
từng trông đợi được đón
Tết Trung
Thu.
Có lẽ
theo
tập quán trồng trọt trong
nền văn minh lúa nước lâu đời và
tháng tám cũng là lúc người nông dân thư thản tạm thời
được dừng tay
chân,
nghỉ ngơi sau
khi
thu hoạch
xong
các vụ mùa hoa, quả
khác nhau, cho nên
Tết Trung Thu thường được người ta xem như
ngày lễ hội ở giữa thu hay
là Trăng
ngày mùa.
Trăng thiên
nhiên khi tròn khi khuyết và
khoảng thời gian khác nhau này của Trăng luôn tạo thành những điều kỳ
diệu, không chỉ đem lại những cảm giác thoải mái,
êm dịu, tươi đẹp
sôi nổi, mà còn là
sự hoà quyện, thắt
chặt mối quan hệ
giữa con người với con
người.
Trăng rằm cũng là cái nôi chứa nhiều nghi thức của phong tục tập
quán và những
truyền thuyết khác nhau, thí dụ như:
Theo phong tục tập quán
dân gian của
người con Việt trong một năm có
ba ngày trăng rằm chính được biết
như là:
Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và
Rằm tháng mười. Ba ngày Rằm này được người ta nhắc
qua những lời truyền miệng, bằng
ca dao, tục ngữ như sau:
Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì
quảy,
Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ
không,
Rằm tháng Mười, mười người mười
quảy.
Ngoài ra ba ngày rằm trên được người ta gọi là : Rằm
thượng nguyên,
Rằm trung nguyên và Rằm hạ nguyên.
Rằm tháng giêng còn được gọi là
Tết Nguyên Tiêu,
Lễ hội đèn hoa hay Hội hoa đăng. Nó được xem là một trong những lễ hôị
đầu
xuân mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người con Việt. Ngày lễ
này người ta thường hay mua đồ cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia
tiên.
Rằm trung
nguyên còn được gọi Tết
Trung Nguyên. Theo tín ngưỡng truyền thống của người
con Việt Nam cho rằng: Rằm tháng bảy là ngày lễ
Xá tội vong nhân nơi Âm phủ lên Dương gian. Do đó người ta làm cỗ
bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu cho họ và cúng cho những vong linh
không nơi nương tựa. Ngoài ra Rằm tháng bảy cũng là ngày
con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ và tưởng nhớ đến tổ tiên của
mình.
Rằm hạ
nguyên còn được biết qua tên
Tết Hạ Nguyên. Theo quan niệm của ông bà chúng ta ngày xưa nghĩ
rằng: Trên Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống
trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do đó, mọi gia
đình phải lo làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành. Ngoài ra Tết Hạ
Nguyên cũng là dịp người ta dùng những
sản phẩm vừa mới gặt hái xong để cúng tổ tiên.
Trong Phật học đêm trăng
tròn ngày rằm tháng tư theo
Phật lịch là đêm đón chào vị Phật lịch sử
Thích Ca Mâu Ni đản
sinh tại vườn Lâm Tì Ni.
Giọt nước mắt nhớ Ngưu Lang của Chức Nữ
là
hình ảnh của những
giọt nước mắt hạnh phúc, ngậm ngùi, tĩnh lặng,
khóc cho sự lìa đôi, mà
truyền thuyết dân gian cho rằng:
ngày 7
tháng Bảy mỗi năm, Ngưu Lang và
Chức Nữ chỉ được gặp nhau một lần trên cây
cầu Ô Thước bắc
qua sông Ngân Hà.
Cũng nhờ tích này mà người nhớ đến ngày Rằm tháng
bảy, ngày
tổ chức ngày
lễ Vu Lan, con cháu về báo hiếu ông bà, cha mẹ và tưởng nhớ đến tổ tiên của mình.
Ngoài tiếng mưa ngâu rả rích
giữa trời tháng bảy thì bên cạnh đó Trời
đất thiên nhiên cũng dành
lại cho
con người chiêm bái và ngưỡng mộ một nét đẹp
bình dị, tự nhiên, luôn tạo thành những điều kỳ
diệu, không chỉ đem lại những cảm giác thoải mái, êm dịu, tươi
đẹp sôi nổi, mà còn là sự hoà quyện, thắt chặt mối quan hệ giữa con người với con người. Đó
không gì khác hơn là Ánh Trăng.
Ánh sáng Trăng khi mờ khi tỏ và
Trăng có lúc tròn lúc không tròn. Dựa
vào chu kỳ thay đổi tự nhiên
này mà của ông bà tổ tiên chúng ta đã tính
lịch sinh hoạt trong năm và tổ chức lễ hội khác nhau theo tiết trời thí dụ như:
ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết
Trung thu…
Tết Trung
Thu là ngày lễ giữa mùa thu tức là vào ngày 15 tháng Tám âm lịch. Trăng
to dáng tròn xinh xinh, có lẽ sáng
trong như gương và đẹp nhất. Trăng lên cao
tỏa sáng khắp khoảng trời xanh thẳm. Trong khung cảnh trăng thanh
gió
mát, người lớn tắt đèn,
ngồi quây quần bên cạnh những
tách trà nóng cùng những
miếng bánh trung thu thưởng thức ngắm trăng.
Trẻ con với những chiếc lồng đèn nho nhỏ, xinh xinh,
muôn hình vạn sắc, thắp nến tung tăng đi tìm chú Cuội dưới gốc cây đa và chị Hằng
Nga ở trên những
từng tầng mây cao thăm
thẳm.
Tết Trông
Trăng hay Tết Trung Thu không chỉ là dịp ngày lễ
ăn mừng mùa vụ của người xưa hay là ngày tết vui chơi đặc biệt dành cho
trẻ em, mà còn là
một phong tục mang đầy đủ ý nghĩa qua hình ảnh Thỏ ngọc, để nhắc người thấy
được những giá trị tốt đẹp của tình yêu thương thân hữu, trước tình cảnh
thiệt khó khăn đã đói lại rét, một con thỏ vì thương đồng loại của mình
đã tự nhảy mình vào đống lửa thui, để cho những con khác có miếng ăn đỡ
đói.
Nếu ánh trăng rằm Trung Thu
mang cho người một ánh sáng, dịu dàng, lung linh vô tận
không phân biệt một ai, thì ý nghĩa cao đẹp của Thỏ ngọc này cũng
là ánh sáng yêu thương vô giá, giúp cho con người biết suy nghiệm lối
sống cao đẹp giữa con người và con người trước những biến động vô
thường.
Tuổi đời
ngày thêm chồng chất, tuổi thơ của ngày lại càng xa dần. Ánh trăng
rằm
Trung
Thu vẫn còn sáng và tròn
trên bầu trời như xưa.
Dù trải qua nhiều
giai đoạn hay những tình cảnh khác nhau trong cuộc
sống, nhưng tất cả người con Việt chúng ta đều được sinh ra từ trong cái bọc yêu thương trong
truyền thuyết
Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Người con Việt luôn khát vọng được sống an lành, bình an,
xây dựng một đời sống hướng thiện cho mình cũng như cho người.
Như vậy Ánh trăng
Tết Trung
Thu
không chỉ là hình ảnh để cho mình nhớ
về chú Cuội hay chị Hằng Nga của tuổi thơ đã đi qua, mà qua sức mạnh dịu
dàng lung linh vô tận của
Ánh trăng
Tết Trung
Thu, có thể giúp
mình làm một huyền thoại như chú Cuội
và chị Hằng, cho những trẻ thơ có cảnh đời khó khăn, không được hưởng một cái Tết Trung thu
trong tình thương, vui tươi và ầm áp của gia đình như các bạn cùng lứa tuổi của chúng, qua những
câu chân ngôn Việt ngữ
như sau:
Chú Cuội ngồi dưới gốc đa
Chờ khi trẻ đến đứng ra cho quà.
Hay
Chị Hằng bước xuống trần gian
Tới thăm những trẻ còn mang thêm quà.
Kính bút
TS Huệ Dân