Diện mạo kiến trúc Phật giáo cho TPHCM trong bối cảnh đất nước độc lập, thống nhất? (Bài 9, môi trường hoằng pháp)
Minh Thạnh
Nêu việc xây chùa, mà
phải là chùa to, thì sẽ không tránh khỏi ý kiến dị nghị, rằng lại chạy
theo
sắc tướng, hình thức bên ngoài…
Theo tôi, vấn đề không
phải ở chỗ có xây chùa to hay không, mà là ở chỗ sử dụng ngôi chùa đó ra sao! Nếu xây chùa chỉ để có ngôi chùa to, rồi chỉ cúng bái, hay thậm chí
đóng cửa để giữ chùa, sợ khách vãng lai làm bẩn, làm… mòn chính điện, thì thật
không nên. Còn nếu xây chùa để làm phương tiện hoằng
pháp, thì to đến đâu, cũng đều chưa đủ. Chùa nhỏ thì chỉ phục vụ vài vị
tăng hay ni, vài chục đến vài trăm Phật tử là đã chật,
đã khó.
Vì vậy, để phục vụ Phật tử lên đến số ngàn, số chục ngàn, thì ắt phải có chùa
to.
Không to, không được.
Trong bài này, chúng ta sẽ bàn đến công dụng hoằng pháp của một ngôi chùa lớn,
nằm ở trung tâm mới của thành phố, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
hiện nay được coi là điểm thu hút khách quốc tế đến thăm vào bậc nhất Sài Gòn.
Tại sao? Có thể kể đến 2 lý do:
-
Vì đó là kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm
mỹ
-
Và ở khu trung tâm
Tại TPHCM, Phật giáo chúng ta cũng có những ngôi chùa đẹp, chùa cổ, tất yếu du
khách cũng quan tâm.
Nhưng điều đáng tiếc là ở khu trung tâm không có chùa lớn,
chùa đẹp. Vấn đề nằm ở chỗ này.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
xây dựng theo kiến trúc phương Tây.
Trong khi đó, khách từ phương Tây đến chiếm một tỷ lệ lớn trong số khách quốc tế
đến TPHCM. Khách phương Tây đến TPHCM, chắc chắn không coi việc đến thăm
một ngôi nhà thờ kiến trúc phương Tây mà họ vốn rất quen thuộc là điều mong muốn
hàng đầu, mà trên hết họ muốn thăm đền chùa phong cách phương Đông, kiến trúc
châu Á. Rất tiếc, khu trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch của TPHCM chỉ có nhà
thờ, đến Ấn giáo và… Hồi giáo (xem các bài trước).
Không có khách quốc tế đến chùa, thì tất nhiên, Phật giáo TPHCM không có cơ hội
tiếp xúc với khách quốc tế. Điều đó đồng nghĩa với
việc không có được môi trường hoằng pháp, không có cơ hội giới thiệu văn hóa
Phật giáo với khách quốc tế đến TPHCM.
Khách quốc tế muốn thăm
một ngôi chùa cổ Việt Nam, hay một ngôi chùa Việt Nam điển hình, họ phải đi xa,
khó khăn để tìm kiếm, mất nhiều thì giờ và tốn nhiều tiền hơn. Từ đó, cũng càng
ít có cơ hội để khách quốc tế tham quan các pho tượng Phật cổ phong cách điêu
khắc Việt Nam, nói chi đến việc dự một khóa lễ Phật giáo Việt Nam…
Tình trạng không có chùa
lớn ở khu trung tâm TPHCM rõ ràng làm cho Phật giáo mất đi cơ hội hoằng pháp cho
một đối tượng quan trọng là du khách quốc tế. Điều này càng đáng tiếc hơn khi
chúng ta nghĩ đến trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm của giao thông của 2000
năm trước, các vị cao tăng Phật giáo đã lặn lội vượt biển để đưa Phật giáo đến
với xứ Giao Châu chúng ta.
Còn bây giờ, khách quốc
tế đến TPHCM, muốn tìm hiểu Phật giáo, tôn giáo chính của Việt Nam, thì thật oái
oăm, khu trung tâm thành phố chỉ có nhà thờ lớn, đền Hồi giáo và Ấn giáo!
Nhìn từ góc độ hoằng
pháp, cái mà Phật giáo Việt Nam, Phật giáo TPHCM có được khi có một ngôi chùa
nằm ở trung tâm TPHCM trước hết là môi trường hoằng pháp đối với khách quốc tế,
với số lượng hàng ngàn lượt người mỗi ngày.
Môi trường hoằng pháp đó
không chỉ là điểm giới thiệu văn hóa Phật giáo Việt Nam qua kiến trúc, hội họa,
điêu khắc, mà còn mở ra cơ hội khách quốc tế quan sát tận mắt thực tế, tự mình
tham dự vào nghi lễ Phật giáo Việt Nam, thỉnh kinh sách Phật giáo được dịch ra
những ngôn ngữ thông dụng quốc tế như Anh, Pháp, thậm chí trực tiếp nghe các
buổi thuyết pháp dịch ra những ngôn ngữ quốc tế như đã nói…
Nếu chỉ thấy ở ngôi chùa bề
thế mơ ước ở trung tâm TPHCM là một điểm thờ Phật mới chỉ phục vụ cho nhu cầu
cúng bái, thì quả thực đó là một cái nhìn quá hạn hẹp, thiển cận. Phải thấy ở ngôi chùa như vậy môi trường hoằng pháp rất đặc thù của
TPHCM, một trung tâm du lịch và giao lưu quốc tế lớn.
Có được ngôi chùa trung tâm thành phố là có được chiếc đũa mầu
nhiệm để biến số khách du lịch quốc tế đông đảo thành đối tượng để truyền bá
chính pháp, cũng như quảng bá nền văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Vai trò hoằng pháp của một ngôi chùa lớn trung tâm TPHCM còn nên được nhìn nhận
dưới sự chuyển biến của hoạt động du lịch trong những năm gần đây. Du lịch không còn là
hoạt động đơn thuần giải trí, du hí, chơi bời, mà càng ngày khía cạnh văn hóa
của nó càng được chú ý đến. Đối với Phật giáo, tầm nhìn văn
hóa cần được nhìn nhận gắn liền với tầm nhìn hoằng pháp.
Một chuyến đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp… có thể chưa biến những người
du khách trở thành những Phật tử, nhưng tác động đưa những người khách quốc tế
đến gần hơn với đạo Phật là điều rõ ràng, chắc chắn. Vì thế,
trong bất cứ cách nhìn nhận nào, kể cả trước hết chỉ nhìn thấy ở ngôi chùa mơ
ước đó vai trò một nơi thờ tự, lễ bái, thì tác động hoằng pháp cũng đều bộc lộ.
Hoằng pháp là khả năng mà với ngôi chùa đã có, Phật giáo chỉ cần cố gắng một
chút, là có ngay kết quả.
Dựng một ngôi chùa ở nơi
mà sao cho có hàng ngàn lượt khách phương xa đến thăm viếng, thì dù chưa nói đến
hoạt động hoằng pháp, thì tự con số khách thập phương đông đảo đó cũng tạo ra cơ
duyên hoằng pháp, mảnh đất. Từ môi trường đã có đó, hoạt động hoằng pháp ắt sẽ đâm chồi nảy lộc.
Vì vậy, nói đến mục tiêu một ngôi chùa lớn ở trung tâm TPHCM là nói đến một bước
phát triển mới trong hoạt động hoằng pháp.