Minh Thạnh
Bài viết này nhằm cung
cấp cho bạn đọc những thông tin mới về Phật giáo Campuchia hiện nay. Đặc biệt,
là sự chi phối ngày càng lớn của các hoạt động chính trị đối với Phật giáo
Campuchia, ngày càng làm tăng tính thế tục của cộng đồng Phật giáo mang tính
xuất thế này, và một hệ quả đáng lưu tâm là sự phân hóa, chia rẽ, thậm chí mâu
thuẫn, xung đột. Qua những sự kiện của Phật giáo Campuchia, mặt trái của tiến
trình nhập thế Phật giáo đã bộc lộ, và là điều đáng cho giới nghiên cứu Phật học
quan tâm, tìm hiểu.
95% dân số Campuchia đều
theo đạo Phật. Và hầu như 100% chính khách, thành viên hoàng gia, nhân sự chính
phủ, đại biểu quốc hội Campuachia đều theo đạo Phật. Phật giáo có tác dụng đoàn
kết chính trị ở Campuchia, nhưng ngược lại, chính trị lại có xu hướng phân hóa
Phật giáo Campuchia.
Lần này, sau cuộc tổng
tuyển cử quan trọng ở Campuchia tháng 7/2013 vừa qua, sự phân hóa chính trị
Campuchia có thể dẫn đến một tầng nấc mới của sự phân hóa Phật giáo Campuchia.
TIẾN TRÌNH PHÂN HÓA PHẬT
GIÁO CAMPUCHIA
Phật giáo có mặt ở
Campuchia muộn nhất vào thế kỷ V sau CN, và trở thành quốc giáo vào thế kỷ XIII.
Trong nhiều thế kỷ sau đó, Phật giáo đã phát triển rực rỡ ở Campuchia. Đặc biệt,
cộng đồng Phật giáo nước này đã hầu như miễn nhiễm trước làn sóng cải đạo từ
phương Tây. Ngược lại, Phật giáo trở thành nhân tố quan trọng trong việc đoàn
kết dân tộc Khmer.
Năn 1855, sự phân hóa
đầu tiên trong Phật giáo Campuchia được ghi nhận bằng việc du nhập phái
Dhammayuttika Nikaya. Tuy nhiên, trước hết, đây là một sự phân hóa thuần túy tôn
giáo và chủ động. Vua Norodom (1834-1904) của Campuchia đã cung thỉnh một vị hòa
thượng Khmer tu học tại Thái Lan theo truyền thống Dhammayuttika Nikaya lên ngôi
vị Tăng thống Dhammayuttika tại Campuchia, trụ trì Wat Botum Vaddey, một ngôi
chùa xây dựng riêng cho phái Dhammayuttika Nikaya.
Như vậy Phật giáo
Campuchia đã chia thành 2 phái:
-
Maha Nikaya, và
-
Dhammayuttika Nikaya
Với bề ngoài, có vẻ đây
là việc phân việc phân phái chủ động và thuận túy nội bộ của Phật giáo
Campuchia, nhưng đã có những lời đồn đãi về ảnh hưởng chính trị lên giáo phái
mới thành lập được coi là xuất xứ từ hoàng gia Thái Lan, có sự tác động của
Hoàng Gia Thái Lan. Yếu tố chính trị Hoàng gia Thái Lan đối với Phật
Dhammayuttika Nikaya của Campuchia là có thật.
Vì vậy, sự phân hóa vào
nửa sau thế kỷ XIX của Phật giáo Campuachia vẫn có thể được coi là có yếu tố
chính trị, dù là mờ nhạt.
Yếu tố chính trị còn thể
hiện ở việc Hoàng gia Campuchia đã có sự hậu thuẫn lớn lao đối với Dhammayuttika
Nikaya. Hoàng gia là một lực lượng chính trị. Vì vậy, sự hậu thuẫn này sẽ không
tránh khỏi màu sắc chính trị. Phái Maha Nikaya tất yếu không tránh khỏi thái độ
không hài lòng nào đó.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX Phật giáo Campuchia vẫn tuân thủ truyền thống xuất thế, dù có 2 phái, và
một phái gắn với Hoàng gia. Cuộc vận động chính trị chủ nghĩa xã hội Phật giáo
do quốc vương Sihanouk tiến hành không có mấy tác động đến cộng đồng Phật giáo.
Cuộc vận động này giới hạn chủ yếu trong giới Phật tử mà nhà vua là người đứng
đầu.
Trong cuộc đảo chính lật
đổ quốc vương Sihanouk do tướng Lon Nol tiến hành ngày 18/3/1970, may mắn là
Phật giáo Campuchia không bị lôi cuốn vào cuộc xung đột. Đã không có Phật giáo
của Lon Nol và Phật giáo của Sihanouk. Lời kêu gọi toàn dân nổi dậy chống đảo
chính của Sihanouk phát qua Đài Phát thanh Bắc Kinh ngày 22/3/1970 tất nhiên,
gồm cả Phật giáo, nhất là giới tăng sĩ, một lực lượng có tiếng nói quan trọng
trong xã hội.
Tuy vậy, giới Phật giáo
Campuchia không bị vướng vào vòng xoáy bạo lực cuối tháng 3/1970 (một cuộc xung
đột mà xe tăng được dùng để chống lại dân thường không vũ khí với hàng trăm
người bị giết).
Nội chiến bùng nổ ở
Campuchia, nhưng nhìn chung Phật giáo Campuchia không phân hóa lớn vì nội chiến,
dù vẫn phải chịu tác động trực tiếp của chiến tranh. Sự hiện diện của Phật giáo
trong các phe phái của cuộc nội chiến Campuchia 1970-1975 hết sức mờ nhạt.
Phật giáo Campuchia vẫn gắn bó với Phnom Penh.
Lon Nol cũng tấn phong giáo phẩm Phật giáo như Shihanouk.
Chỉ tránh được vòng xoáy
xung đột cho tới tháng 4 năm 1975, Phật giáo Campuchia đã bị chính quyền
Campuchia dân chủ xóa bỏ. Lần này, biến cố chính trị đã tác động đến Phật giáo
Campuchia một cách thảm khốc. Từ giữa năm 1975 đến đầu năm 1979, Phật giáo
Campuchia bị hủy diệt hoàn toàn. Hầu hết chùa chiền bị phá hủy. Tăng đoàn bị
giải tán, sát hại và truy bức.
Tháng 9/1979, nhận thức
vai trò quan trọng của Phật giáo trong công cuộc hồi sinh đất nước Campuchia,
chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã phục hồi Phật giáo Campuchia. Các vị sư
Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đã được mời sang Phnom Penh truyền giới cho những
chư tăng Campuchia đã hoàn tục Phật giáo Campuchia được hồi phục và thống nhất.
Tuy nhiên, đến năm 1987,
Sihanouk, trong vai trò người đứng đầu của “Chính phủ Liên minh Campuchia dân
chủ”, một tổ chức lưu vong, đã tổ chức bổ nhiệm tăng sĩ Bou Kry, sống lưu vong
tại Pháp làm “Pháp chủ”. Sự phân hóa theo các xu hướng chính trị đã định hình ở
Campuchia, với Phật giáo Campuchia trong nước và Phật giáo lưu vong.
Năm 1991, trong khuôn
khổ giải pháp chính trị cho Campuchia, Sihanouk trở lại ngôi vua, và với quyền
hạn này, tăng sĩ Bou Kry được phong làm Tăng thống phái Dhammayuttika Nikaya.
Trong khi đó, từ năm 1981, hòa thượng Tep Vong đã được suy cử là tăng thống Phật
giáo Campuchia. Trong bối cảnh mới, hòa thượng Tep Vong trở thành tăng thống
phái Maha Nikaya.
Tình trạng như thế kéo
dài cho đến năm 2006, khi hòa thượng Tep Vong được suy cử làm Đức Tăng Thống tối
cao, Hòa thượng Nong Nghet giữ ngôi vị Tăng Thống Phái Maha Nikaya, và hòa
thượng Bou Kry giữ chức vụ Tăng thống phái Dhammayuttika Nikaya.
Cùng vào trong thời gian
này, chấp chính Campuchia là hai đảng chính trị chủ yếu của Campuchia là Đảng
Nhân dân Campuchia và Đảng Bảo Hoàng. Như thế sự phân hóa 2 phái Phật giáo
Campuchia trùng với sự phân quyền giữa hai đảng lớn. Diện mạo chính trị của
Campuchia đã in dấu vết lên Phật giáo Campuchia.
Việc hòa thượng Tep Vong
được suy cử lên ngôi vị Tăng thống tối cao của Campuchia phản ánh sự phát triển
tình hình chính trị Campuchia có lợi cho Đảng Nhân dân Campuchia. Đảng Nhân dân
Campuchia giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 2003, nắm đa số trong
quốc hội Campuchia, tiến lên giữ thế thượng phong chính trị trong Chính phủ liên
hiệp được lập vào năm 2004.
Cục diện Phật giáo
Campuchia xoay chuyển theo cục diện chính trị Campuchia. Trong cuộc Tổng tuyển
cử năm 2008, đảng Bảo Hoàng Funcipec chia rẽ. Các đảng thành lập từ Đảng Bảo
Hoàng suy yếu và thất bại trong bầu cử. Đảng có tên Sam Rainsy tên của người
lãnh đạo, giành được vị trí thứ 2 trong cuộc tổng tuyển cử Campuchia 2008 và
trở thành đảng đối lập chính.
YẾU TỐ “SAMRAINSY” VÀ
NGUY CƠ PHÂN HÓA PHẬT GIÁO CAMPUCHIA
Sam Rainsy đặt một vết
đứt gãy lên Phật giáo Campuchia, vốn ngày càng trở nên nhạy cảm với chính trị.
Điều này diễn ra trong bối cảnh hố ngăn cách giữa phái Maha Nikaya và phái
Dhammaytika Nikaya đang từng bước lấp bằng, hệ quả của việc xích lại gần giữa
Đảng Nhân dân Campuchia và Hoàng Gia, cũng như đảng Bảo Hoàng.
Từ năm 2004, Đảng Nhân
dân Campuchia đã liên hiệp lập chính phủ với Đảng Bảo Hoàng. Trong khi từ năm
2008, Sam Rainsy trở thành đảng đối lập chính trị, luôn trong thế căng thẳng với
Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền.
Sam Rainsy và đối thủ
của ông, thủ tướng đương nhiệm Hun Sen, đều cùng là Phật tử. Và cả hai cùng cố
khai thác Phật giáo Campuchia vào bàn cờ chính trị của mình. Nhưng lần này, tình
huống đạt đến những cao trào mới, so với thời Hun Sen đấu với Norodom Ranadrid
(lãnh đạo đảng Bảo Hoàng Funcipec). Từ đó, Phật giáo Campuchia đối diện với
những nguy cơ phân hóa mới hết sức nghiêm trọng.
Đảng Nhân dân Campuchia
ra sức củng cố hình ảnh một chính quyền hộ pháp, với đóng góp khôi phục Phật
giáo, góp phần đưa Phật giáo lên vị trí quốc giáo của Campuchia… Sự hậu thuẫn
của Đại Tăng thống và quý vị tôn đức cao niên được Đảng Nhân dân Campuchia tranh
thủ tối đa. Cơ sở của hoạt động tranh thủ là chùa chiền, nhưng dựa vào tầng lớp
giáo phẩm trưởng lão và những Phật tử đứng tuổi, những người chứng kiến công lao
cứu nước của Đảng Nhân dân Campuchia, cũng như vai trò của thủ tướng Hun Sen.
Sam Rainsy cũng dựa vào
chùa chiền, nhưng dựa vào tầng lớp tăng sĩ trẻ, những người không trải qua biến
cố diệt chủng Campuchia, nhưng dễ khích động trước những vấn đề hiện tại của xã
hội Campuchia.
Cơ chế lãnh đạo tinh
thần của giới tăng sĩ và cư sĩ Phật giáo cao niên đối với làng quê Campuchia là
chỗ dựa của Đảng Nhân dân Campuchia. Thế nhưng, tính năng động của những vị tu
sĩ Phật giáo trẻ lại là chỗ mà Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), liên minh tranh
cử giữa 2 đảng đối lập là Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân Quyền (do Kem Sokha lãnh
đạo).
Mục từ “Phật giáo Campuchia” Wikipedia tiếng Anh đã có một phần riêng, nói về Phong trào “các tăng sĩ trẻ”
(“Young Monks”), Movement là nói đến hiện trạng phân hóa này của Phật giáo
Campuchia: “Many of these young monks are
associated with opposition figure Sam Rainsy and his political party, the SRP”.
Sự phân hóa lên đến mức
mục từ nói trên ghi nhận tăng sĩ trẻ biểu tình ở Phnom Penh. Còn giáo phẩm Maha
Nikaya thì “lên án hoạt động chính trị kêu
gọi việc bắt giữ một số tu sĩ và buộc hoàn tục những người khác”.
Mâu thuẫn đã lên đến mức
gay gắt như thế, nhưng đây chỉ mới là việc mà Wikipedia tiếng Anh trích dẫn tài liệu từ năm 2011.
Xung đột chính trị đã
trở thành xung đột trong chính trong lòng Phật giáo Campuchia: tăng trẻ đi biểu
tình chính trị, hòa thượng kêu bỏ tù tăng sinh, buộc hoàn tục… Thật là những dấu
hiệu chẳng lành cho Phật giáo Campuchia!
Trong khi đó, khi Kem
Sokha còn là người ôn hòa, thì Sam Rainsy thì hành động rất quá khích và nguy
hiểm. Ông ta luôn gương cao chiêu bài chống Việt Nam, rồi bày ra nhiều trò rất
cực đoan, như chuyện nhổ cột mốc biên giới Campuchia – Việt Nam để quay phim
tung lên mạng, hô hào sửa bản đồ, bịa đặt đòi đất…
Trước đó, ông này cũng
đã bị tố cáo âm mưu ám sát thủ tướng Hun Sen, toan tính tổ chức biểu tình chiếm
trụ sở chính phủ như trong cách mạng màu!
Vì vậy, việc Sam Rainsy
lôi kéo được nhiều tăng sĩ trẻ về dưới trướng: “Many of these young monks are associated with opposition figure Sam
Rainsy and his political party, the SRP”, là điều cực kỳ nguy hiểm. Nó đưa
Phật giáo Campuchia đến nguy cơ, tăng lão theo một đảng, tăng trẻ theo đảng đối
lập, rồi xung đột nhau chính trong lòng Phật giáo Campuchia.
Những tác giả mục từ “Buddhism
in Cambodia” của Wikipedia viết có
phần thiên vị, đổ lỗi cho phái Maha Nikaya và bênh vực Sam Rainsy. Thực ra, Sam
Rainsy là tay gian hùng chính trị, kích động thù hằn dân tộc, gieo rắc mâu thuẫn
trong lòng Phật giáo Campuchia.
Trước tổng tuyển cử năm
2013, thủ tướng Hun Sen đã nói tới nguy cơ nội chiến trước những mâu thuẫn chính
trị. Viễn ảnh nội chiến với Phật giáo Campuchia cũng bị chia làm 2 bên quả là
một đại thảm họa Phật giáo!
Những hình ảnh trên kênh
France 24 đưa tin về cuộc tổng tuyển cử 2013 ở Campuchia xem mới rợn người: đám
đông thanh niên bạo động đốt một xe cảnh sát, trong đó lại có nhà sư trẻ.
HỆ QUẢ SAU TỔNG TUYỂN CỬ
2013
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 29/7/2013, thì theo kết
quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5 Campuchia, đảng Nhân dân
Campuchia giành được 68 trên tổng số 123 ghế tại Quốc hội, nhưng mất 22 ghế,
Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) được 55 ghế, tăng 26 ghế.
Kết quả như vậy, tuy
Đảng Nhân dân Campuchia giành thắng lợi, nhưng số ghế giảm sút. Vị thế của đảng
đối lập mạnh lên. Điều đó có nghĩa căng thẳng chính trị sẽ gia tăng.]
Đảng Cứu Quốc Campuchia
đối lập lại liên tục tố cáo bầu cử gian lận, nói họ thực ra giành được 66 ghế,
đe dọa biểu tình chống kết quả bầu cử… càng làm căng thẳng hơn mâu thuẫn xã hội!
Còn các đài phát thanh nước ngoài đưa tin đã thấy xe tăng trên đường phố Phnom
Penh.
Với bối cảnh chính trị
như thế, trong tình huống Phật giáo Campuchia chia rẽ, thì quả là Phật giáo
Campuchia đang tiến gần tới một bờ vực. Điều nguy hiểm là đường đứt gãy lại đi
theo độ tuổi già/trẻ của tăng sĩ Campuchia.
Lại càng nguy hiểm hơn
nữa khi vấn đề đã không có biện pháp gì để giải quyết. Kêu gọi để có việc bắt
giữ giữ tăng sĩ trẻ hay bắt họ hoàn tục là đổ dầu vào lửa, càng kích thích thêm
tăng sĩ trẻ Campuchia đi theo Sam Rainsy, càng gây bất mãn nơi các tăng sĩ trẻ
với các giáo phẩm trưởng thượng gắn bó với Đảng Nhân dân vì giới cao niên hiểu
rõ cống hiến của đảng này.
Cũng phải coi chừng cả
việc ông Sam Rainsy tập họp những vị tăng trẻ Campuchia ủng hộ ông ta lập nên
một giáo phái riêng nữa, rồi đẩy vào cuộc đại xung đột mà ông ta đang chuẩn bị.
Kết quả tổng tuyển cử
với vị thế mới của Sam Rainsy đã như là thêm lửa vào dưới một nồi nước đang sôi,
mà trong nồi nước đó có Phật giáo Campuchia.
MT