Nguồn gốc vũ trụ và quan hệ nhân quả trong Phật giáo
nguon goc vu tru
Pháp
Hiền cư sỹ
Hai nhà vật lý thiên văn học của chúng ta là George Greenstein
và Piet Hut tiếp
tục sự mô tả của
mình về cách tiến hóa của vũ trụ. Một điểm
khó
khăn
trong khoa
vũ trụ học là việc
giải thích hợp lý từ
những quan sát do kính viễn vọng đưa ra. Bằng những kính viễn vọng có tầm cỡ lớn nhất hiện giờ, ta có thể đạt tới một tầm nhìn rất
sâu trong không gian, tuy nhiên ta phải nhớ là khi thực
hiện như vậy, cùng
một lúc ta cũng nên
xét
lại
về vấn đề thời gian. Trước khi ánh sáng đi đến đôi mắt của ta, thì nó phải
băng qua một
thời gian rất dài – lên đến hàng tỉ năm. Ta chỉ có thể suy ra từ tình trạng của các công việc mà những nghiên cứu xa
xưa đã thực
hiện, bởi vì, những quan sát thiên văn
trực tiếp của ta
bao
giờ
cũng tùy vào dữ kiện
tích lũy của quá khứ.
Tuy
nhiên, quả
thật, từ sự phân tích cẩn thận về những quan sát như vậy, ta có
thể dựng nên một câu
chuyện đích thực về thiên
hà của chúng ta và toàn bộ vũ trụ đã hình thành như thế nào, giống như cái gì mà ngay cả
ở những lĩnh vực này ta không thể thấy.
PIET HUT: Cách
phân bố
và hình thể hiện tại
của những ngôi sao
là vết tích
do cách
toàn bộ
thiên hà được hình
thành. Về cơ bản, một đám mây
khí ngưng tụ, và khi
kết tụ,
nó khởi sự
quay. Sự luân chuyển này trở nên nhanh hơn, và rồi những ngôi sao được
hình thành khắp mọi nơi. Những ngôi sao đều có chung
một vận hành như là khí khởi nguyên. Chúng thừa hưởng sự luân
chuyển của khí này và vì nó nặng đặc hơn ở trung tâm, cho nên
nhiều ngôi
sao hơn
đã được hình
thành. Ta còn
biết là có
những thiên
hà khác,
rất phức tạp về mặt
hình thể và
chúng không quay vòng. Tuy là
không phẳng, nhưng chúng có
thể có bất kỳ hình thái nào.
Chúng có thể tròn giống trái banh hoặc kéo
dài như hình bầu dục. Sự chuyển động của những ngôi
sao này trong một thiên hà
hầu như
toàn bộ là
ngẫu nhiên. Tuy vậy,
thiên hà của chúng ta vận hành có hệ thống nhiều hơn.
GEORGE
GREENSTEIN:
Và
rồi có những
chùm thiên hà, chúng
di chuyển bất nhất, không như thái dương hệ. Những
thiên hà của chúng đi
trên những con đường
phức tạp và không
có khuynh hướng luân lưu giống
nhau. Hầu như
những chùm này có những hình thể ngẫu nhiên. Có khi chúng trông giống một bầy muỗi, hoặc
tròn và đôi khi không có hình dáng nhất định.
Sau cùng sự khám phá
gần đây nhất, những chùm này dường như
cấu thành một mô hình
rất khổng lồ trông
như một
đám bọt xà phòng, và chúng chỉ mới được khám phá gần đây. Những thiên
hà đó
nằm trong những miếng chăn cuộn bị phân cắt như bề mặt
của đám bọt xà phòng và những vùng mênh mông giống như bong bóng rỗng.
Chúng được gọi là những khoảng không
và đây
là một cấu
trúc lớn nhất chưa từng thấy.
Tuy nhiên, nếu ta tạo được một kính thiên văn
lớn hơn, thì ta sẽ thấy những
cấu trúc khổng lồ hơn nữa.
PIET HUT: Song le, theo chúng tôi, sẽ không có những cơ cấu nào mới hơn,
thậm chí nếu ta có thể phát hiện nhiều hơn. Ta nghĩ hầu như
mọi hiện tượng như thế đều ít nhiều giống nhau. Vì nếu
trong không gian được phát hiện nhiều cấu trúc,
thì có nghĩa thời gian cũng được nhìn lại
rất xa đến mức độ mà các bạn
có thể đạt tới
một khoảng cách hay một
thời kỳ trước
khi
những thiên
hà sinh ra và sự kiện đơn thuần được chứng kiến chính là ánh sáng phát
ra của vụ
Big
bang.
Ánh
sáng
ấy chuyển động
đều (hằng số ánh sáng)
và
hầu
hết đồng nhất
trong mọi phương
hướng. Không có
các
cấu
trúc bọt xà phòng và cũng không có hình thái chùm dải. Sự sai biệt của cường độ bức xạ kém hơn 1/100 của
1%, nếu
các bạn
nhìn những
phương khác nhau ở
bầu trời.
Vấn đề đáng quan tâm
là ta vẫn chưa biết vũ trụ tiếp tục dãn nở
hay sẽ
suy sụp. Tuy nhiên, bằng
cách nghiên cứu
sự phát sáng sau
(afterglow),
hy vọng là
trong vòng
5 hay
10 năm
nữa, ta sẽ có
câu trả
lời. Thường khi
trong lĩnh
vực thiên văn,
cái gì quá xa lại đơn giản hơn cái gì rất gần.
Ngay cả trong thái dương hệ của chúng ta, trái đất phức tạp hơn mặt trời.
Nếu ta đào sâu
trong lòng
đất, ta
sẽ thấy nhiều hòn đá
khác nhau trong các nơi khác nhau. Mặt trời là
một trái
bóng chứa hơi phát sáng được ta
hiểu biết
rất dễ dàng. Ta biết
trung tâm của
mặt trời nhiều hơn
là trung
tâm của
trái đất. Tương tự, ta
đi trở
lại xa hơn trong thời gian, thì
ta sẽ biết nhiều hơn, bởi vì, vũ trụ sẽ đơn giản hơn. Bức xạ nền phát
sáng đơn giản hơn bức xạ của những thiên hà, vì chúng hình thành sau.
DALAI LAMA: Tôi
vừa hỏi là
có phải
bạn đã khám
phá bất kỳ giới hạn nào hoặc ngay cả việc tìm
ra cách giảm thiểu mật độ của những thiên hà hay không khi bạn quan sát từ rất xa, điều đó hàm ý rằng, chúng có thể
chuyển di vô hạn đúng như ta được biết và George
đã không
có ý
kiến gì.
Song giờ
đây bạn cho rằng, nếu bạn nhìn
được tới một mức độ xa nào đó,
thì bạn sẽ phát hiện một ánh
sáng phát sau vượt lên trên các thiên hà ấy,
nghe như
bạn đã đạt tới một giới hạn thực sự
về khối lượng vật lý của vũ trụ này.
PIET HUT: Ta không
có lý
do để tin là vượt ra ngoài một khoảng cách nào
đó trong không
gian lại có ít thiên hà hơn. Nhưng chúng ta không chỉ quan sát
không gian mà còn phải quan sát cả thời
gian lẫn không
gian.
Ta
nhìn không gian
xa hơn, thì thời gian được thấy dễ hơn; thật vậy,
nếu thời gian được thấy rất xa, thì thiên hà sẽ biến mất. Không có thiên hà vào
lúc ánh sáng phát sau. Có thể các thiên hà sinh ra khi mà vũ trụ đã được vài tỉ năm tuổi –
ta chưa biết chính xác vũ trụ được
bao nhiêu
tuổi. Có lẽ những thế hệ kính
viễn vọng tương lai sẽ cho
ta biết các độ tuổi của thiên hà
như thế nào. Các thiên hà mà ta quan sát được giống như là
những “thiên hà thơ ấu” mới chào đời, tuy nhiên kính viễn vọng của ta vốn chưa
được toàn hảo.
ARTHUR ZAJONC: Cho tôi được giải thích về sự
khác nhau giữa không gian và thời gian. Chúng ta tưởng tượng
là, lẽ ra vũ trụ phải khởi đi từ một điểm đơn nhất, đằng này nó lại bắt đầu với
một vùng không
gian mênh
mông. Đó
là sự
sáng tạo
– vụ nổ lớn
– nhưng hầu
như ngay lập
tức, vũ trụ
đã trở nên
khổng
lồ, quy
mô lên
đến hàng
trăm tỉ
năm ánh sáng.
Bấy giờ, hàng trăm
tỉ năm ánh
sáng đi
qua, toàn bộ
sự vật được tiến hóa trong thời gian. Giờ đây là 12 tỉ năm ánh sáng, ta đã cách xa
khỏi thời kỳ
sáng tạo ấy. Ta không
có cách nào
thấy được mép rìa
của không gian
vũ trụ. Vì ánh sáng cách
xa đến 50 tỉ năm, nên nó không có
thời gian
đi tới
chúng ta. Do
vậy chân
trời mà ta thấy không phải là chân trời của
không gian, mà đó là chân trời thời gian. Đơn giản là ta không
thể thấy độ xa đó. Ta sống không đủ lâu để nhận ra những thiên hà mà
có lẽ
chúng tồn tại cách xa 50 tỉ năm ánh sáng.
DALAI LAMA:
Thế nhưng, nếu bạn vẫn
cho rằng, vào
vụ nổ lớn, có thể vũ trụ tức khắc phải là 100
tỉ năm ánh sáng đường kính, vậy thì, toàn bộ ý niệm về không gian dãn nở sẽ
không thể hình thành.
PIET HUT: Không,
dứt khoát
là không.
Cái gì
xảy ra
thì cái
đó thuộc về phạm vi Big bang
và trong
các sách
thiên văn
viết cho quần chúng thường có
những điểm bị hiểu lầm, các điểm sai biệt
luôn tách
khỏi nhau,
nhanh hơn
cả vận tốc
ánh sáng. Điều này nghe như mâu thuẫn, vì Einstein
cho ta biết rằng, vận tốc ánh sáng
là vận
tốc cao nhất có thể có. Trên
thực tế
thì nếu hai vật thể đi ngang qua nhau, tốc độ tương
đối của chúng không thể nhanh hơn
vận tốc ánh
sáng. Thế nhưng, trong
vụ nổ
Big bang, vận tốc giữa những điểm sai biệt có
thể nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Thậm chí ta có
thể có
một vũ
trụ vô
hạn, cùng một lúc bùng nổ. Vào thời điểm hiện tại, ta có thể
có một độ sâu thời gian nhất định, nhưng ta cũng
có thể có một không gian vô hạn.
Do vụ nổ lớn mà ta biết thời gian là hữu hạn, nhưng không gian có
phải là như thế hay
không, thì ta chưa thể
hình dung. Các quan sát mới
về những sai biệt
không đáng kể trong việc
ánh sáng phát sau sẽ cho ta biết là có phải vũ trụ hữu
hạn hay không. Hiện tượng này (ánh sáng
phát sau) được
khám phá khoảng 30 năm về trước
và
trong
ngần ấy thời gian,
người
ta
đã
bỏ ra 25 năm nghiên cứu
những sai biệt nhỏ từ nhiệt độ của
nó. Sau 25 năm
nghiên cứu, cuối cùng
khoảng 5 năm còn lại, họ
đã tìm ra chúng,
những
sai biệt nhỏ ấy.
Giờ đây khi chúng
được phát hiện,
người ta có thể
tạo
ra
những công
cụ để đạt được
nhiều phép đo chính xác hơn,
và
như
thế trong khoảng 5 hay 10
năm nữa, người ta sẽ biết là mình có được bao nhiêu vấn đề. Y trên những khác biệt của nhiệt độ như thế, người ta cho rằng, các thiên hà đã sinh
ra sau vụ nổ
lớn. Nếu Ngài xét đặc tính của những nguyên nhân này, thì Ngài sẽ
hiểu nhiều hơn về đặc tính của chúng,
cũng như toàn bộ vũ trụ, kể cả là nó có suy sụp hay không.
DALAI LAMA:
Chắc thuyết big bang bao
gồm luôn
cả bất
kỳ loại giả định nào
về điểm mà nó thật sự bắt đầu, liên hệ đến thiên hà của chúng ta?
GEORGE GREENSTEIN: Có đấy.
PIET
HUT: Ở bất cứ nơi đâu.
Đó là một vụ nổ vô tâm điểm.
ARTHUR ZAJONC: Như vậy thì các bạn đã
cho rằng, cơ học
lượng tử và nguyên lý chồng
chập vẫn còn đang gây rối rắm. Giờ đây các bạn đều biết, ngay cả khoa vũ trụ học cũng đang bị rối
rắm nhiều hơn.
Cũng như
mọi người lần
đầu tiên nghe
được những ý tưởng ấy,
đức Dalai Lama đã phải vất vả tiếp nhận vụ nổ vô tâm điểm, sự dãn nở xảy ra tức khắc ở mọi nơi
của vũ trụ. Còn có sự khó khăn nữa, chính là phải lưu ý rằng,
quan sát không gian, cũng có nghĩa cần xét lại thời gian. Chẳng hạn, người quan
sát dữ kiện
cách xa 100 năm ánh
sáng xảy
ra trong quá khứ đã 200 năm.
Nếu một siêu sao nào đó hình thành trong
vị trí không và thời gian, thì
ánh sáng
của nó
ta có
thể thấy được, vì nó vượt qua 100 năm để tiếp cận chúng ta; do siêu sao
này đã tồn tại 200 năm, cho nên nó có đủ thời gian đưa ánh sáng đến với chúng ta.
Có lẽ nó đã đến 100
năm rồi. Giờ đây hãy quan
sát một siêu sao
thứ nhì
tồn tại cách đây 200
năm, nhưng vị trí
ngày nay
của nó
đã cách
ta quá
xa, tức
là, khoảng cách
500 năm
ánh sáng. Ta hãy
còn chưa
thấy siêu sao
thứ nhì
này, bởi vì ánh sáng của nó phải đi tới 500
năm mới đến chúng ta. Khoảng 300
năm nữa, các nhà thiên
học sẽ
thông báo là
nó có mặt trong bầu trời.
Nói cách
khác, vũ
trụ có rất nhiều dữ kiện mà ta còn
chưa biết, bởi vì tín hiệu ánh sáng vẫn
chưa đến với chúng ta. Đây
cũng là sự thật được chứng minh
từ những dữ kiện sớm hơn hết. Cứ cho là vũ trụ đã được
12 tỉ năm tuổi. Nếu không lâu sau sự sinh của nó mà một vài hiện tượng như một thiên
hà nào đó được hình thành cách xa ta khoảng 50 tỉ năm ánh sáng, thì ta không thể thấy dữ kiện như hiện nay. Có lẽ
ta phải chờ đến 38 tỉ năm nữa.
Tình trạng này đã được
Piet mô tả.
Những nhà thiên văn học nhìn ra
trong
không gian
và nhìn
trở lại
thời gian. Ta thấy
thiên hà 10 tỉ năm ánh sáng
hay những năm ánh sáng quá xa xôi. Có thể có
những thiên
hà cách xa
ta khoảng 50 tỉ năm ánh sáng, tuy nhiên ta không thể thấy,
vì ánh sáng của chúng hãy còn chưa đến. Người ta thừa nhận là những thiên
hà sẽ đi khắp nơi trong một vũ trụ vô hạn; ta còn chưa nói là
có phải chúng đang thực hiện cuộc di hành đó hay không. Cái mà ta nói đến với
một vài chắc chắn, đó là vụ nổ lớn đã thật sự diễn ra
khoảng 12
đến 13
tỉ năm qua. Nếu ta nhìn
trở lại
thời gian trên 10 tỉ năm, ta chỉ thấy những thiên hà sơ sinh và bấy
giờ vũ trụ nóng rực ở độ trên zero tuyệt đối, tức là tàn dư của big bang mà
ta nắm được.
DALAI LAMA:
Với một
vũ trụ vô
hạn trong
thời gian,
liệu nó có thể có đến vô lượng thiên hà hay
không?
PIET HUT: Vâng.
Tuy nhiên,
người ta
chỉ có
thể thấy
được một con số hữu hạn của những thiên hà thôi.
DALAI LAMA: Đây quả là
vấn đề hết sức gay go. Sự khởi thủy của toàn bộ vũ trụ trên một thời điểm hữu hạn, và sự
dãn nở khởi đầu từ điểm ấy. Nếu ông có một thời lượng nhất
định, trừ trường hợp những thiên hà nhanh chóng tăng lên theo
một tốc độ vô
hạn trong
bất kỳ
thời lượng hữu hạn nào, vậy
thì bạn sẽ phải chấm dứt vấn
đề bằng một con số của vô hạn thiên hà.
PIET HUT: Cho dù vũ
trụ là hữu
hạn, thì cùng một
loại vấn đề như vậy
vẫn tồn tại, bởi
vì
vụ
nổ xảy ra nhanh đến
độ mà những bộ phận sai biệt của nó mất hết liên hệ nhân quả và cũng
không có thời
gian phát tín hiệu cho nhau. Nếu tôi khảo sát một
bộ phận của không gian, thì
phần của ánh sáng phát
sau
này
sẽ không có liên
hệ gì với phần kia của nó. Sự
liên hệ kéo dài ở thời điểm
này
mà
ánh
sáng
phát sau khả kiến của lúc bây
giờ được phát sinh là một góc nhỏ có vài độ trên không gian.
Tính đồng đều của ánh sáng phát
sau
là
một trò chơi, bởi vì
ở đó có lẽ không có tương ưng nhân quả16. Làm sao mà sự
bùng nổ phát động cùng một cách trong mọi nơi? Nó không như bất cứ vụ nổ nào do vài sự
vật chạm
vào nhau. Không có cái gì va chạm nhau,
ngay cả sự
va chạm
của ánh sáng. Nếu ta có thể
có vụ nổ trong
một vũ trụ vô
hạn,
thì
không
có
bộ
phận khác biệt nào cọ
xát nhau và tất cả vẫn vận hành trong cùng một cách. Hữu
hạn hay vô hạn, ta đều có chung một
câu hỏi vô cùng quan trọng. Có thể
ta cần đến cơ học lượng tử nhằm giải quyết điều này cũng nên.
16. Quan
niệm mà
Piet trình
bày trông
giống như
học thuyết “đồng thời cụ túc
tương ưng” trong kinh Hoa Nghiêm. Chúng ta không thể giải thích vì sao
mà
“nhân quả [có thể] đồng thời”, có nghĩa là, tiến trình trước
sau của nhân quả, hoàn toàn bị
tiêu diệt –
hai thế giới hoặc thậm chí chỉ hai
hạt proton cách nhau hàng tỉ năm ánh sáng lại có thể cùng một lúc ánh hiện
như nhau mà không liên hệ nhân quả. Điều này cho biết rằng, trong thế giới Thánh
đế, sự
tương đối, chẳng hạn, vận tốc
lý tưởng của
ánh sáng, như Einstein đã cho, đã
không còn là
lý tưởng tối tôn –
nó thuộc về tục đế. Nói cách khác, trong cảnh giới thiền định, hạt cải của thế giới
này, trong cùng một lúc có
thể chứa đựng tam đại thiên thế giới kia,
còn hạt cải của thế giới kia, cùng một lúc cũng có thể chứa
tam đại thiên thế giới này. Cảnh
giới ấy,
Phật giáo
gọi là
cảnh giới “bất khả tư
nghị,” một trạng thái mà trí
phàm không thể vươn đến được – trong một bữa ăn, đi cúng dường 10 phương
chư Phật. Ở nơi
Cực Lạc mà
hiện thân
giáo hóa
khắp ta-bà. Và, ở đây, nó không còn là cảnh giới của triết học,
luận suy.
Khả tính của một vũ trụ dao động
DALAI LAMA: Tới đây, ta
đã không
có sự
thảo luận nào
về khả năng là có phải đã có một vụ nổ hay vài vụ nổ hàng loạt hay không. Cũng
thế, không có lý do chính đáng nào loại trừ khả năng toàn thể những vũ trụ
khác tự mình bùng nổ, sự tiếp cận vật lý
với hiện tượng ấy hiện giờ đối với chúng ta là
không thể.
GEORGE GREENSTEIN: Đúng như vậy.
DALAI LAMA:
Nếu việc tôi vừa đề cập là một
khả năng, vậy thì ta có thể có một góc độ khác nhau
trên vấn đề vô hạn này. Lập trường chủ yếu dựa
trên câu hỏi về nhiều Big bang là gì?
ARTHUR ZAJONC: Câu hỏi của ngài có thể tách
ra làm hai phần. Hàng loạt những vụ nổ và khả năng những vụ
nổ rất xa mà chúng có
thể xảy ra đồng thời hoặc bất nhất. Trước hết ta nên nêu ra chứng cứ về một vũ trụ
dao động với hàng loạt những vụ nổ. Điều này liên hệ
đến những thắc mắc về vật
chất tối và liệu vũ trụ dãn nở bất tận hoặc nó sẽ dãn nở cho tới một điểm
nhất định nào đó rồi sẽ suy sụp hay không. George,
anh có thể lý giải vì sao mà ta chưa biết được?
GEORGE GREENSTEIN: Einstein cho ta
biết phần nào chứng cứ để trả
lời câu hỏi là có phải vũ trụ sẽ tiếp tục dãn nở hoặc suy sụp hay không và
rồi lại bành trướng. Nó phụ thuộc vào số lượng vật chất có được bao nhiêu trong
vũ trụ này. Nếu ta có nhiều hơn
khối lượng giới hạn của
vật chất, thì
vũ trụ
sẽ dao
động. Nếu ngược lại, thì
sự dãn nở đơn thuần cứ mãi mãi tồn tại.
Nếu ta
cố đo
lường là vũ
trụ có bao
nhiêu vật chất, thì một nhân tố phức tạp đầy quyến
rũ sẽ cuốn ta vào: hầu như bằng kính
viễn vọng ta thấy được vật chất càng lúc càng nhiều hơn. Newton dạy
ta rằng, vật
chất dùng lực
hút kéo những vật khác về phía
mình.
Ta
có thể dò
được là
có bao
nhiêu lực
hấp dẫn trong khu vực vũ trụ và
ta có thể tính được nhiều lực hấp dẫn hơn cho mọi ngôi sao, mọi thiên hà và mọi
hành tinh.
Từ nơi
ta, trong một
hoặc hai hoặc ba năm ánh
sáng, có
thể có đến gấp hai hay ba lần vật chất nhiều hơn, ngoài tầm nhận thức của ta. Nếu ta xét toàn
bộ thiên
hà của mình,
thì có thể có nhiều hơn
10, 20, 30
lần vật chất ngoài phạm vi
nhận thức. Có vẻ hầu hết vũ trụ này đã không được ta
để tâm đến! Ta
chưa biết vật chất
tối là gì. Ta đang
chạm mặt với
một vấn đề rất đáng quan ngại.
Câu hỏi hiện giờ là ta
có đủ cứ liệu chứng minh vũ trụ dao động có phải do tác nhân của vật chất tối
hay không. Câu trả lời là
không, tuyệt đối không.
Thế nhưng, biết bao vấn đề mà ta còn chưa
hiểu, chẳng hạn,
có bao nhiêu vật chất
tối và có lẽ như thế cũng đủ lắm rồi.
Đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu gây hứng thú nhất của ngày hôm nay.
ARTHUR ZAJONC: Nghiên cứu ánh sáng phát sau
mà Piet vẫn đang lý
giải là
một phương tiện khác để tạm thời giải quyết cho câu hỏi này. Bằng cách đo lường chính xác ánh sáng phát sau
của bức
xạ nền, các
nhà vật
lý thiên thể
học hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi ấy.
PIET HUT:
Tất nhiên, nếu
vũ trụ suy
sụp, ta
cũng không
biết rồi nó sẽ lại dãn nở hay không. Hình như nó sẽ khởi động
trở lại dễ
dàng hơn một
chút sau khi
suy sụp. Tuy
nhiên ta
chưa có được lý
thuyết này. Ta đã
đề cập đến vấn đề đa
vũ trụ. Thực vậy, có vài suy luận cho là sau vụ Big bang,
những vị trí khác nhau trong vũ trụ
sẽ làm nguyên nhân
cho một vụ Big bang mới. Một hố
đen trong vũ trụ của ta sẽ cho ra đời một vũ trụ khác
nữa. Ta không
hiểu được, nhưng lý thuyết “đa
vũ trụ” đối nghịch lại vũ trụ này là điều rất có
thể.
ARTHUR ZAJONC: Chủ đề càng lúc càng trở nên kích
thích, thế nhưng ta phải đi trở lại 15 năm để có câu trả lời.
ANTON
ZEILINGER: Điều đó vẫn thường được nói trong lịch
sử khoa
học: hãy
trở lại
15 năm. Và câu
trả lời
bất thành; vấn đề chỉ làm rối
rắm hơn. Ta
lại nhớ
đến tục ngữ có câu: “Hãy cho
tôi một mảnh trăng, tôi
sẽ kể
bạn nghe lịch sử của vũ trụ này.” Cách đó
cũng vô
phương.
Ta
đã có một
mảnh trăng, nhưng ta lại bị rối
tung nhiều hơn nữa.
Cái gì khiến cho Big
Bang xảy ra?
DALAI LAMA:
Nếu vì
lợi ích
của cuộc tranh luận, ta
nên thừa nhận rằng, Big bang là một vụ nổ cá
biệt mà trên mặt luận lý, thì đấy là một lập trường vững chắc hơn cả, chỉ còn
có việc là làm sao người ta tính được khởi nguyên của vụ nổ ấy?
PIET HUT: Thực ra vào lúc
này, ta chưa thể
nói được điều gì cả. Có một nguyên
tắc trong vật lý là nếu ta dự ngôn
về một điểm kỳ
dị hay một
cái gì đó vô hạn, thì cho dù
vật ấy
nhỏ đến vô cùng hay bất kỳ sự
vật vô hạn nào, cũng có nghĩa là lý thuyết mà ta xây dựng đã bị đổ vỡ, cho nên ta cần đến
một lý thuyết mới. Thực ra ta
không tin
vũ trụ
là vô cùng nhỏ, sở
dĩ ta tin vì
lý thuyết dự tri là
nó nhỏ đến như vậy, ta
phải phát
minh một lý thuyết mới.
Việc đó
đang được mọi
người tiến hành thực hiện. Có lẽ trong 10 năm
hay 100 năm nữa, ta chưa có ý tưởng nào. Nhưng ta vẫn kỳ
vọng, bởi vì tiến trình vẫn luôn được ta tạo ra trong lý thuyết của mình.
GEORGE GREENSTEIN
(quay về hướng đức Dalai Lama): Thưa ngài, lập trường của Phật giáo về khởi nguyên của vạn
hữu như thế nào?
DALAI LAMA: Vấn đề đặt ra
chỉ nghiêng
về vũ trụ
vật lý – như ta biết, vì
đó không
phải là tất cả những gì
được Phật tuyên thuyết – có
những nguyên
nhân chủ yếu
mà khuynh hướng của chúng là làm
cho sự
vật biến thái
– vật
này thành vật
khác. Nếu
bạn truy nguyên vết tích những phát triển ngược về thời gian, bao
giờ bạn cũng có một cái gì hình
thành từ
chất liệu bấy giờ. Vật ấy hình thành từ chất liệu
trước đây mà chất trước đây đã hình
thành từ
trước nữa, chất liệu trước nữa này lại hình
thành từ chất trước nữa. Những biến thái. Hành và
tướng của chúng hoàn toàn thay đổi. Có lẽ thay đổi một
cách mãnh liệt, thế nhưng có một loại nguyên lý bảo toàn đang diễn ra. Cái không có gì
thành cái
có gì
là cái
mà ta
chưa từng sở hữu bao
giờ. Nếu như bạn không thừa
nhận sự khởi
thủy, thì
bạn dễ
dàng truy
nguyên một cách vô chung.
Nếu bạn thừa nhận sự khởi thủy tuyệt
đối (absolute
– vô điều kiện), vậy
thì điều đó
sẽ khiến cho sự vật tuyệt đối vô nhân.
GEORGE GREENSTEIN:
Liệu quan hệ nhân quả có phải là một khái niệm chỉ ứng dụng cho
sự vật sau cuộc sáng
tạo (thế)?
DALAI LAMA: Phật giáo
không chấp nhận sự khởi thủy vô điều kiện. Quan
điểm về
một khởi thủy tuyệt đối phi
nhân được Phật giáo
công khai
chống đối trong luận lý
học của
mình. Nếu như ta cho rằng điều đó là vô
lý, vậy thì bất cứ
vũ trụ
hay thế giới hệ loại biệt nào
hình thành đều phải có nguồn gốc từ tàn dư của vũ trụ trước đây đã bị hoại diệt
rồi. Đây là nơi mà toàn bộ giáo nghĩa về không gian
được Phật (giáo) đạt tới. Khi vũ trụ bị diệt, những yếu tố khác phân
hóa thành hạt không gian (lân
vi trần.)17 Từ những nguyên
tử không
gian này, mà
chất xúc tác sẽ được kích phát, bắt đầu hình
thành một chu kỳ thế giới tiếp
theo. Tuy nhiên
trong việc
vận hành như
thế vẫn
có sự tương tục, sự bảo toàn. Khái
niệm về
nguyên tử không
gian này không phải là chủ trương toàn diện của Phật giáo.
Nó có thể hợp
nhất với hệ
thống giáo
pháp Thời Luân (Kalachadra) đã được chi tiết hóa trong Phật giáo
Tây Tạng.
ANTON ZEILINGER: Thưa đức Dalai Lama, khả
năng mà không gian và thời gian
cùng nhau tồn tại với vũ trụ là có lý chăng? Trong bức
tranh ấy,
câu hỏi
triệt để về
thời gian
trước
17. Ở
đây,
mượn thuật ngữ của kinh
Hoa Nghiêm
để dịch cụm từ “space particle” của nguyên tác. “Lân vi trần”, tương tự như
nguyên tử hay
các hạt photon trong khoa vật lý đương đại.
Big bang là không thể
ứng dụng rồi. Nếu thời gian bắt đầu ở khoảng
khắc đó,
vậy, trước đó nó đã
không có, do
thế cũng
vô nhân quả (trước không sau có là phi nhân quả).
DALAI LAMA: Ở đây vấn
đề đơn giản là Phật giáo không thừa nhận không gian hay thời gian có sự khởi đầu
hữu hạn, đúng như nền tôn giáo này đã không thừa nhận bất kỳ điểm khởi thủy
vô điều kiện nào mà vũ trụ được tạo ra. Người ta có thể nói
đến sự bắt đầu và kết thúc của một thế giới hệ đặc thù, nhưng không phải là vũ
trụ xét như toàn thể.
Ý chí tự do trong cảnh giới nhân quả
Buổi thảo luận tiếp tục trong
sự thân mật sau khi giải lao.
PIET HUT:
Như thế
nào là ý chí tự
do dành
cho loài
người? Có phải ý chí tự do là của ta hay mọi hành vi được một cái gì tác khởi?
DALAI LAMA: Ý chí tự
do, theo bạn chính xác có nghĩa là gì?
PIET HUT: Nghĩa là tôi chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Nếu hành động của tôi do
một cái
gì đó
gây nên, vậy tôi có thể tránh né trách nhiệm như thế nào?
DALAI
LAMA: Nói chung, Phật giáo
thừa nhận con người
phải
có ý
chí tự
do. Nhiều hành vi của họ
do chính tư
cách của họ quyết định. Phật
giáo không thừa nhận một đấng sáng tạo. Đương nhiên, Phật giáo phải thuyết về
những vết in (tập khí) của nghiệp mà chúng sinh
cưu mang
từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, đồng
thời, Phật giáo cũng cho phép tiềm năng của những
tập khí
do nghiệp tạo ra như
thế có thể được chuyển hóa hoặc làm chúng phát triển
theo hướng tích cực nhất. Đấy là một tiến trình đang diễn ra.
PIET HUT:
Nếu như
có chỗ
dành cho hành vi và
sự chọn
lựa cá biệt, thế
thì sự vật
hoàn toàn khả
biến, vậy sao
ngài cho
rằng vũ trụ kiên cố hơn hẳn con người?
DALAI LAMA: Vì
nó là vật chất. Thế nhưng ngay
cả trong lĩnh vực vật chất, Phật giáo cũng
không cho rằng vũ trụ là tất định. Những nhà
học Phật chỉ khẳng định là vũ trụ
cần phải có nhân
quả tương tục. Ta hãy
lấy một
thí dụ là
có người đáp tàu đi từ
Pantakot đến Delhi.
Anh ta quyết định và
đặt vé,
tất cả
là tất định, song, cho tới khi anh ta đã thật sự bước lên tàu, hành
vi đó
có phải là
tất định đâu. Bao giờ
cũng có lý
do để thay đổi và chênh
lệch. Cũng vậy, trong
trường hợp
hệ thống vũ
trụ được cấu thành, cho đến khi sự tiến hóa thật sự xảy ra, người ta mới
cho nó là khả biến.
ALAN WALLACE:
Giống như trạng thái chồng chập
của lượng tử.
DALAI LAMA:
Theo Phật giáo, nghiệp của
chúng sinh trong vũ trụ này đóng
một vai trò
qua hình
thức cấu
tạo vũ trụ.
Một
khi
sự tiến hóa thật sự
bắt đầu, lúc
này con đường đưa tới
quyết định mới khởi sinh.
ALAN WALLACE: Quan
niệm ấy
giống như sự
suy sụp của hàm
sóng. Lộ trình
đó là
tất yếu. Tuy
nhiên có
một giai đoạn bất định trước khi nghiệp quả
định hình (trước khi thành quả hoàn toàn chín muồi của nghiệp được định hình.)
Rồi sự chuyển biến xảy ra khiến cho
chu kỳ
bất định dừng lại, và giai đoạn tất định khởi đầu cho hệ quả của
những dữ kiện đặc thù.
ANTON
ZEILINGER: Tôi có thể hỏi một
câu hỏi rất
phổ thông? Ngài lấy
lý do từ đâu mà
thừa nhận sự vật phải có nhân quả? Trừ trường hợp liên quan đến nhận thức, còn
ngoài ra
thì ta phải công nhận sự
tồn tại của
Thượng đế hoặc là Thượng đế và nhận thức chẳng liên quan gì với nhau
(nhân quả là nhân quả còn Thượng đế là Thượng đế)?
DALAI LAMA: Không có cái gì do Thượng đế thực hiện cả. Chủ trương này của
Phật giáo tuyệt đối không phải tuyên bố y trên cơ sở thần học mà nó thuần túy
là cơ sở của luận lý và triết học. Nếu bạn chủ trương vạn hữu tự sinh và phi nhân duyên, thế thì, hoặc là nó phải luôn xảy ra, hoặc bất khả sinh (đoạn kiến hay thường kiến).
Do vậy thì ta sẽ
vô phương lý giải bản chất bất thường của nó.
ANTON
ZEILINGER: Thế nhưng, sự
vật vô
nhân đang
luôn luôn khởi sinh.
DALAI LAMA: Ta
chưa biết, nhưng điều đó
đang được tranh luận ở đây.
ANTON ZEILINGER: Liệu sự việc ấy không có mâu
thuẫn nội tại? Nếu ngài cần một cái gì đó vô nhân thường
sinh, vậy thì ngài cấp cho nó một cấu trúc siêu nhân quả.
Một sự vật vô nhân quả.
Thực tế cho biết là
một sự vật vô nhân thì luôn luôn bất khả sinh,
thế nhưng đôi khi ta
không có
bất kỳ
lý do gì để kỳ
vọng nó.
DALAI LAMA: Theo tôi, có lẽ
các nhà Phật học dùng
thuật ngữ cause (nguyên nhân) với một ý nghĩa vô
cùng rộng. Trong khi đó,
trên thực tế
của ngữ cảnh Tây phương, thuật ngữ này hầu như đồng nhất với việc lý giải nguyên
nhân: một
cái gì nên giải thích cho quả. Khi các nhà học Phật tuyên bố rằng, vạn
hữu do duyên sinh (không có cái gì sinh ra mà không có nhân duyên), thì không
có nghĩa là mọi sự kiện đều có thể được lý giải và được lý giải cho…
Về thân, tâm và nghiệp – Sắc, tâm và nghiệp
ARTHUR ZAJONC: Ngài có thể mô tả điều này
nhiều hơn một chút chăng?
Trong khi
ta vẫn
nói về tính
ngẫu nhiên
của những dữ kiện lượng tử, ngài đã xét đến khả năng của duyên nghiệp tác
động lên
kết quả, nhưng rồi ngài
lại nói,
không, điều này không thể nào ứng dụng được. Liệu có những phạm trù hay mức độ nhân quả nào siêu việt
hẳn mức độ nhân quả của vật chất hay không?
DALAI LAMA:
Nhân (duyên) được phân
thành ba
loại. Trước
hết là những nguyên nhân thuộc về vật chất. Kế đến là những nguyên nhân thuần
túy thuộc tinh thần hay tâm thức, không thuộc về
khối lượng hay năng lượng. Và cuối
cùng là những duyên hợp phi liên kết, mà chủ yếu là không thuộc về khối
lượng hay năng lượng, những sự vật như thời gian, không thuộc
về cấu trúc tâm hay
vật. Còn biểu tượng ưu việt khác về hợp thể phi
liên kết, chính là một cá thể, một con người.
Bạn không phải là
một hiện tượng vật lý. Arthur
Zajonc không
phải là một hợp thể gồm có khối lượng và năng lượng; chỉ là thân của bạn. Bạn
không đơn thuần là một hiện tượng tinh thần. Bạn là con người có thân và
tâm, nhưng bạn không phải là thân và tâm.
ARTHUR ZAJONC: Liệu người ta có thể lý giải
về những biến hóa ấn cùng với các tâm duyên hoặc các hợp duyên phi liên kết hay không? Có lẽ, đi xuống tới mức độ lượng tử thì các nguyên nhân vật chất sẽ vận hành
dưới một
phương cách thông thường. Song, việc ấy vẫn còn
là một câu hỏi mở, vì hai loại nguyên nhân khác này phải đóng góp cho những gì
xuất hiện với ta, liệu có phải là ngẫu nhiên hay không?
DALAI LAMA:
Ở đó
người ta cần
phải biết rõ
các ảnh
hưởng như thế nào. Điều đó sẽ mang lại cho ta cách
diễn giải về những liên hệ của nghiệp với các dữ kiện ấy mà chủ yếu là quan hệ
đến tác dụng hình thành khổ lạc (khổ và vui). Đấy là
chủ đề mà nghiệp buộc ta phải nghiên cứu.
ARTHUR ZAJONC:
Một số người sẽ nói, “nếu mức độ đầu
tiên của nhân quả vật lý
lý giải cho vạn hữu, vậy không có cơ hội nào dành cho hai loại quan hệ nhân
quả vừa nêu.” Do đó, tính ngẫu nhiên
được nhận ra từ mức
độ thứ nhất cũng là cơ
hội cho sự lưu
nhập của hai
mức độ quan hệ nhân
quả khác.
Đây là vấn
đề trọng yếu liên hệ đến thân–tâm. Làm sao mà tâm thức
ảnh hưởng đến thân? Nếu thân
hoàn toàn
bị những nhân tố vật chất chi phối, vậy thì tâm vô định xứ.
Song, nếu có một ranh giới nào đó
làm cho vật chất hình như
là ngẫu nhiên,
vậy, ta
sở hữu được khả tính từ các tác nhân của tâm.
DALAI LAMA: Theo
tôi, ở đây
việc ấy
cần phải
được cụ thể hóa, vì ánh sáng ghi trên máy dò cho ta
biết lý do đơn giản là ánh sáng đến từ nguồn này.
Đấy là sự kiện hết sức hiển nhiên. Tính vô nhân đó được quy cho bối cảnh
của hiện tượng lượng tử khi photon
chạm phải
máy dò. Thế nên,
vấn đề hơi khác ở đây là vì ta
đang xem
xét nguyên
nhân của
một dữ kiện, thay vì là một sự vật. Tôi không
cho là có nhiều khả năng để các
nhân tố tâm thức phi vật chất (những nhân tố thuần tâm thức) hoạt động, chẳng
hạn, những biến hóa bí ẩn bên trong thí nghiệm khe kép hoặc trong sự phân rã
phóng xạ. Chỉ đơn giản là nó đang
diễn tiến. Sự phân rã
phóng xạ
xảy ra bất luận người quan sát
là ai. Không
phải tâm,
cũng không
phải nghiệp tồn tại trong bất cứ cách
nào mà ở đây ta liên hệ đến.
(Tôi đang nói là) lúc này trong đầu hay não bộ
của ta liền hình thành các dữ kiện lượng tử. Rõ ràng là não liên quan đến
thức (ý thức) và trong
đó là những dữ kiện lượng tử. Liệu ta
có nên cho rằng, mọi ảnh hưởng nhân quả trong
các dữ kiện thuộc về não đều đơn thuần là
bản chất
vật lý và
không có
cái nào
của
chúng lại thuộc về tâm
tánh đích thực chăng?
Không còn
lý do để tư
duy nữa sao! Khi ta liên
hệ đến não, quả thật ta nên tư duy đến nhân
quả của tâm. Những khuynh hướng đã thành thói
quen hay
tập khí
thành nghiệp lực đang tồn
tại trong dòng tâm
của chúng ta,
lẽ nào
lại không
tác dụng. Do
vậy,
vấn đề hơi khác này phải phức tạp nhiều hơn.
ARTHUR
ZAJONC: Rất hấp dẫn. Rất đáng tranh luận.
Cuối ngày hôm đó và buổi sáng hôm
sau, một ít người trong chúng tôi lại thảo luận tiếp vấn đề ấy
trong tình thân mật. Ngoại trừ
những bộ phận của cuộc thảo luận được ghi lại, ta
còn có những ý chính như sau:
Hầu hết những nhà vật
lý ngày nay đều tin vào đặc tính thống kê cơ bản của cơ học lượng tử. Thiên nhiên đơn thuần được tạo ra theo
cách này. Ý tưởng về tính ngẫu nhiên
khách quan chủ trương rằng, dù ta
biết mọi nguyên nhân vật chất tác động lên một dữ kiện đặc thù như thế nào, thì ở
vài cấp độ lượng tử tinh
tế, dữ kiện ấy
vẫn phải bất
định. Những nhà
vật lý
khác
– kể
cả các nhà vật lý lỗi lạc, như Einstein – đều đã phản đối. Tính ngẫu nhiên khách
quan đã không được chứng minh, và một lý giải về nhân quả tinh tế nhiều hơn hoàn
toàn phù hợp với cơ
học lượng tử
quy ước có
lẽ là
ý kiến tuyệt vời, trừ
trường hợp nó nêu
ra được thêm
nhiều chi
tiết hơn
về các yếu
tố đằng sau mỗi một dữ kiện. Chẳng hạn, cái
gọi là
lý giải bản thể luận mà David Bohm đưa ra, vốn nhắm đến một phân
giải như
vậy.
Nếu
ta chưa
dứt khoát thừa nhận đặc trưng cơ bản do
cơ học
lượng tử thống kê, thì
ta có thể tranh luận rằng, mọi dữ kiện trong
thiên nhiên, dù là viên xúc xắc lăn hay hạt mưa rơi, đều sở hữu
một độ dư
cực nhỏ của
tính ngẫu nhiên
khách quan. Ở một mức độ nào đó, thì
mọi thứ đều là cơ
học lượng tử. Lúc này, tính ngẫu nhiên khách quan của cơ học lượng tử trở thành cánh
cửa cho các nguyên nhân phi vật chất đi vào. Đặc tính của những nguyên nhân vô hình vi
diệu này là gì? Liệu chúng có tương ưng với những gì được Phật giáo gọi là
những nguyên nhân của tâm, hay nghiệp an bày chăng?
Sự tranh
luận dẫn đến kết quả là
có một giới hạn tùy theo cấp độ mà các nguyên lý vật lý có thể ứng dụng được.
Tính lưỡng trị (ambuguity) có giới hạn (tùy theo
cấp độ) này xuất hiện vượt xa hơn. Các yếu tố khác
có thể hoạt động trong các tính lưỡng
trị như thế, như những gì được Phật giáo đề cập (nhân
quả do tâm
sinh). Ta có
thể đã
biết những dữ kiện do ý hướng tính hay ý
chí của ta thực hiện, thế nhưng sự thực hiện sẽ theo một hướng không vi phạm luật vật lý. Đây là đường lối tiếp cận vấn đề thân–tâm mà ta đang
thảo luận. Một cách xử lý
khác là
loại trừ
hẳn thân và
tâm hoặc
bằng một cách
nào đó loại trừ bất cứ y xứ nào dựng lên bản thể luận.
Hiển nhiên Phật giáo bác bỏ cách giản hóa như vậy. Trong thế giới quan của Phật giáo tâm cũng
có y xứ như thân.
Vấn đề vẫn tiếp tục
duy trì. Làm sao mà những hiệu
quả vô cùng nhỏ của
cơ học lượng tử lại tạo
nên sự khác
biệt trên
cấp độ vĩ mô? Nghiên cứu sự hỗn độn của nhân quả cơ học
ta có thể thấy được từ đó gây nên tâm nhiễu loạn tế
vi (tâm phiền não tế vi). Thế
nhưng, có vẻ
như sự
kiện kích
thích này
không
thể tạo nên bất kỳ sự
khác biệt nào. Đích thực là như vậy. Song, nghiên cứu về hệ thống
động lực phi tuyến tính này cho biết là dưới những tình huống nhất định, thì
các ảnh
hưởng nhỏ có thể đột ngột phát triển, thậm chí có
thể phát triển theo hàm mũ. Điều này
được gọi là sự phụ thuộc nhạy cảm vào những điều kiện tối sơ hoặc
theo hiệu ứng con bướm.
Do vậy, có
vài ý
kiến cho rằng, việc nối kết giữa tính
bất định lượng tử
với động lực
hỗn độn có thể
cung cấp nền
tảng cho hiệu ứng của tâm tác
động trên thân như thế nào. Ở trường hợp này, những yếu tố của tâm thức có thể thâm nhập cơ cấu vật lý của
loài hữu tình như chúng ta.
Khái niệm về tương quan nhân quả
David Finkelstein đưa ta
trở lại
với vấn đề tương quan nhân quả.
Ông ấy
phân biệt giữa tương quan nhân
quả theo ý nghĩa của Einstein với thuyết tất định. Lý thuyết tương đối mà Einstein đặt
ra thì rất đơn giản, ngoại trừ sự ràng buộc chặt chẽ trên tính tương quan ấy,
tức là nhân quả không thể truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Do đó, một sự kiện
ở nơi này không thể ngay lập tức “khiến cho” cho một sự việc ở xa kia khởi sinh. Đúng hơn, bản chất của sự nhiễu loạn hay
một tín hiệu nào đó cần phải có tiến trình mang
tính vị trí và tốc độ nhanh nhất mà nó có
thể di hành, chính là y
trên vận
tốc ánh sáng. Nên lưu ý rằng, sự ràng buộc này hoàn toàn không đề cập
đến nhân
quả cơ
học (cơ học
của tương quan
nhân quả).
Nói đúng
hơn, vấn đề đó chỉ đơn giản là, sự
ràng buộc có
tính vũ trụ mà
thôi. Ngược lại, thuyết tất định cho ta
sự quyết đoán rằng, việc tiến hóa của thời gian mà hệ thống chi tiết hóa
của nó bên dưới nghiên cứu là hoàn toàn được ấn định. Người ta có
thể hình
dung thuyết tất định bị sụp đổ như thế nào
ở một vài mức độ, nhưng (sự sụp đổ ấy) không
vi
phạm việc ràng buộc nhân quả được Einstein chủ trương. Cơ học
lượng tử là một ví dụ. Trong
khi hàm
sóng phát
triển một
cách tất định, thì nó phù hợp với phương trình của
Schroedinger về sự phụ thuộc thời
gian, những dữ kiện đơn điệu của thế giới vật lý không nhất thiết là bị trói
buộc (vào bất cứ sự tất định nào). Trên nền tảng này, ta có
thể trở lại cuộc thảo luận của mình.
DAVID
FINKELSTEIN: Tôi tự hỏi là có
sai lầm
nào chăng trong cách
truyền đạt của chúng ta. Ta
đã cho
rằng, tương quan nhân quả chẳng phải là tất
định và tôi
không nghĩ
là điều đó
sẽ không gây trở ngại nào khi
ta mô tả những gì được thấy trong cơ học lượng tử. Nếu như nhân quả mà
Einstein đã cho là tất yếu, vậy thì thuyết tất định phải sụp đổ. Thật ra, điều này
khiến tôi khó hiểu là làm sao mà một thiền giả đi đến kết luận rằng, thủy
tức là chung (khởi thủy như
thế nào thì kết thúc như thế ấy). Tôi
tưởng đến một hành giả thể nghiệm sự
vật chỉ như
mới khởi sinh
DALAI LAMA: Lĩnh vực
này vẫn còn đang rối rắm. Để bắt đầu
với vấn
đề này,
trên thực tế thì Phật giáo chưa bao
giờ đặt trọng tâm vào việc phân tích nhân quả ở phạm vi photon và electron. Vì vậy, cố
làm vừa
vật lý lượng tử trong bộ
khung Phật giáo rộng hơn, quả là
rất khó. Cũng vậy,
Phật giáo
thường
nói
đến sự
tồn tại, là
tồn tại tương tục hay
liên tục trong tương quan
nhân quả. Điều đó không
có nghĩa là, cùng một
thực chất mà mọi hướng được duy
trì, chẳng hạn, lửa phải cháy suốt, mới
được cho
là lửa
tương tục. Đôi khi
sự tương tục được biết là liên quan đến tiềm thể (tính). Dụ như, sự
tương tục của
thức (ý thức) hay một dữ kiện tri thức, thì sự
tương tục này được hiểu như là
một loại tập khí hay
(nghiệp) an bày. Cũng vậy, đôi khi sự tương tục của một đối tượng vật chất được
hiểu là liên quan đến một tiềm thể nào đó,
do vậy nó
không nhất thiết phải cụ
thể hóa.
Chẳng hạn, khi ta nói
đến một
dữ kiện sẽ
xảy ra hay một đối tượng tương lai, thì trường phái Cụ Duyên
(Prasantika shool) sẽ xác định rằng đối tượng ấy hiện hữu trên phương diện tiềm thể tính, nhưng các duyên của
nó là hoàn toàn vô
thể.
ARTHUR
ZAJONC: Có
lẽ ngài
cần quan
tâm đến cách chứng minh
ánh sáng của Aristotle.
Hãy tưởng tượng là
căn phòng này không có cánh cửa sổ nào cả, như
vậy thì không có ánh sáng bên ngoài vào, chỉ có ánh đèn trên trần nhà thôi. Nếu
tắt hết mọi
nguồn sáng này, thì
ta sẽ
không thấy
gì.
Aristotle cho rằng, căn phòng này trong suốt trên mặt
tiềm thể tính. Nếu ta mở nguồn sáng, thì căn phòng sẽ trở nên trong suốt,
ánh sáng, đối với Aristotle, là
hiện thực hóa của sự
trong suốt tiềm tại. Một số giáo chỉ của Phật giáo hoàn toàn tương đồng với quan
niệm này.
DUY MINH: Tuy
không hoàn
toàn là
một Phật tử, nhưng khi đọc đến khái niệm cổ điển về tương quan
nhân quả, khiến vấn đề được mở ra với tôi như thế nào về các khả năng mới trong
lý duyên
sinh hay
duyên khởi. Và nếu các
bạn quan
sát nó,
không chỉ trên góc độ vật
lý, mà còn trên cả quan điểm xã hội học hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, thì giáo
chỉ này rất có ý nghĩa. Một thí
dụ: Nhà
xã hội học khét tiếng là Max Weber đã vô cùng ngạc nhiên
bởi sự
liên hệ
giữa đạo đức Tin Lành
với tinh thần của chủ nghĩa Tư
bản. Ông ta
đã đặt ra thuật ngữ “sự liên hệ có chọn lọc” để mô tả ý niệm ấy, theo ông, sự liên hệ chưa hẳn là liên hệ trên nhân quả.
Sự vật đồng thời nảy sinh, chưa hẳn là
nảy sinh
trên nhân
quả18. Có những hình
thái đôi khi thể hiện sự
tương ưng, đôi
khi gợi đến tính ngẫu nhiên khách quan. Trong
trường hợp
này, các ông không
thể quy
tính nhân quả theo
ý nghĩa cổ
điển. Các bạn biết cái gì nên
được lý giải hoặc nên được nhận thức.
Hiện tượng này thể hiện sự hội
tập của
các lực tương tác (lẫn nhau). Tất nhiên,
có thể
có những nguyên nhân bí ẩn và có thể có rất nhiều, rất nhiều loại lý do khác nữa. Trọng tâm mà
Phật giáo
nhắm đến là làm sao đạt tới bản chất đa chiều của những liên hệ
này. Tất nhiên là
có những nguyên nhân
bí ẩn
và hẳn nhiên còn
có cả những động cơ nữa. Đó không phải do tâm cấu
trúc và càng không đúng khi cho
đó là
ảo ảnh
trên phạm vi quang
học.
Theo tôi thì
lý duyên khởi mở ra toàn bộ những khả năng khác, bởi vì bản thân mà quan điểm
lượng tử vốn có, chính là tính tự phản tỉnh (self-reflexivity).
DALAI LAMA:
Có lẽ
cách rối rắm
về tương quan
nhân quả
18. Phật dạy: “Cái này sinh
thì cái
kia đang
trở thành, cái
này diệt thì cái kia diệt.”
Do vậy, “cái này sinh…” chưa
hẳn là nhân cho cái kia đang trở thành – đó là
tính liên hệ, đúng như ý tưởng của Duy Minh – ý tưởng mới về lý
duyên sinh.
Tuy là “mới”, nhưng thật ra “không
mới”, như ta
thấy qua giáo chỉ của Phật đà
phát
sinh từ
các ngữ cảnh khác nhau trong
những luận bản mà chư luận sư
đã thuyết về
nó. Giáo thuyết kinh điển về
nhân quả của Phật giáo được các
trường phái
duy thực trình bày.
Tuy nhiên, trong luận bản Căn Bản Trung Quán Luận Tụng của Long Thọ, một luận bản về triết học mà trường phái
Cụ Duyên lấy đó làm y
chỉ và
nhờ thế
chư luận sư
Tây Tạng thể hiện được tuyệt đỉnh của tư duy triết học
Phật giáo, trong đó tính nhân quả đồng thời đã được đề cập.
Hình thái quan hệ nhân quả mà
Long Thọ mô tả là
hình thái
tương duyên. Ngài thuyết về nhân
duyên, chính
là đồng thời và tương hỗ giữa năng
và sở hành (tác giả và hành vi). Trong
ý nghĩa cổ điển, duyên chỉ xảy ra theo một hướng. Quả do nhân sinh đến mức mà không có
đường lối
nào xung quanh
nữa, còn
trường phái Trung
Quán Cụ Duyên giảng về nhân duyên tương hỗ.
Khoa học trong tương lai
Rời khỏi những trầm tư
có phần tinh tế này về tương quan nhân quả, chúng tôi trở lại với các đề tài
rộng lớn hơn, khi cùng David nhìn về phía trước với những giai đoạn tiếp theo mà
khoa học khám phá và chạm phải sự thách đố.
DAVID
FINKELSTEIN: Để siêu việt vụ nổ Big bang,
ta phải siêu việt đời sống vật lý hiện tại của mình.
Bởi vì vụ nổ này được cho là nét đặc dị trong các lý thuyết hiện tại, mà việc
rất dễ hiểu là hiệu ứng lượng tử sẽ vô cùng quan trọng trong tình hình thực tiễn này.
Chẳng hạn, nếu không gian và
thời gian
đều
hàm
hữu lượng tử thì câu hỏi
về nét đặc dị ấy sẽ
không đặt ra. Vấn đề là ta phải
phát hiện nó.
Người ta đã từng dành 50 năm để khảo sát định
luật vật lý sẽ diễn tiến như
thế nào, thế mà nó vẫn là những vết tích mà thôi. Rõ ràng là ta đã ở dưới chân của một
cao nguyên khác. Có lẽ còn có cách tiếp cận khác nữa dẫn đến
tiền đồ của tính tương đối cũng
nên. Tôi
đã cố
thảo ra
một danh
mục về
tính tương đối được tiếp cận toàn diện trước đây để có một khởi đầu thành công cho cú
nhảy vào cao nguyên tương lai. Tóm lại, theo
tôi, trong cuộc chạy đua này,
Đông phương đã bắt đầu vượt xa Tây phương
khoảng 1.000 năm. Như ta biết, tính tương đối của
phương vị,
phức số của
những thế giới lần đầu tiên
được tri nhận ở Tây phương vào thời đại Bruno, khoảng năm
1600, thế mà điều này đã
xảy ra
ở Đông
phương cách đây
1.000.
Ta khởi sự bắt kịp một chút xíu về
vận tốc tương đối mà theo tôi thì
nó đã
được biết đến lần đầu tiên
ở Tây
phương, và
thời gian tương đối đã được gắn liền cùng
Einstein. Lại một lần nữa Đông
phương đã dẫn
đầu Tây phương với một ý
nghĩa rất
quan trọng về thuyết lượng tử.
Đó là lý do vì sao mà vũ trụ học của Tây phương lại bắt đầu bằng những hành
tinh, và
đã bị
tụt dần xuống và rồi lấy làm
kinh ngạc khi phát hiện các electron và photon
đều là
những hạt có tính nhạy cảm như thế nào, còn vũ trụ học của Đông
Phương thì bắt
đầu bằng những tư duy và
mở rộng ra trên đó. Theo họ, các hạt photon
có nhạy cảm đến mấy, thì
đâu có
gì đáng ngạc nhiên, bởi vì ngay cả
những ý niệm còn nhạy cảm nhiều hơn thế nữa19.
19.
Ở đây, David
Finkelstein muốn lặp lại ý
của Đức Dalai Lama về
sự quan trọng của
việc nghiên cứu
thế giới nội
tại của Đông
phương, nhất là
DALAI LAMA: Qua tính nhạy cảm bạn muốn nói
điều gì?
DAVID
FINKELSTEIN: Cách
năng quán
hay cải biến sở quán là
câu trả lời của các nhà
Đông phương học hay một thiền giả. Thật ra
thuyết lượng tử cũng là một học thuyết mà tất yếu là mọi cách quan sát làm cải
biến đối tượng được quan sát. Đối với mọi vị thiền giả, điều đó là đương nhiên.
Vấn đề tiếp đến là quy
luật. Ở đây tôi thật sự
ngạc nhiên là vì sao
Tây phương vẫn
đi theo đuôi
tất cả sau
nhiều năm.
Lại một tình
huống làm ta phải nghĩ đến một cái gì đó vận hành vô tác dụng. Ta
là người thừa hưởng từ
Einstein ý tưởng về quy luật. Quy luật là một
phương trình được viết thành văn mà ai cũng biết đến và làm ảnh hưởng những gì
vốn xảy ra trên thế giới này. Không có sự ảnh hưởng ngược lại.
Những gì xảy ra trên thế giới
đã không ảnh
hưởng đến định luật ấy. Tác dụng một chiều này đến
giờ vẫn luôn là dấu hiệu của một lý thuyết suy đồi
vượt qua
tác dụng cân đối hơn
đang tồn tại. Bởi vì thế giới là lượng tử, cho nên, hầu như quy luật ấy cũng tất nhiên có
bản chất lượng tử, và
điều này
muốn nói
rằng, nó
chưa bao
giờ được hiểu hết và chưa bao giờ được viết ra.
Đây là
vấn đề hết sức khó
khăn để một người Tây
phương thừa nhận. Giờ đây
tôi cảm thấy hơi bối rối
sau quá nhiều năm nghiên cứu về
cái mà lẽ ra ta nên thấu hiểu. Thật không tương xứng
chút nào với công sức ấy. Thế nhưng, trong phần còn lại
Phật giáo. Còn Tây phương, thì nghiên cứu
theo
khuynh hướng ngoại tại mà chủ yều là y
trên triết học Thiên Chúa giáo và điều đó dẫn Tây
phương tụt hậu (work down) sau Đông phương 1.000 năm.
của đời mình, tôi vẫn cứ
giữ lấy ý tưởng sở hữu trọn vẹn cái (bất khả toàn tri) đó. Chắc chắn rằng, tôi không phải là người tiên
phong trong công việc
này.
Tôi chưa
từng làm người tiên phong. Công việc của
tôi thực hiện chỉ ở mức
độ lượng tử
qua lĩnh vực hình học mà Einstein đã tiến hành.
Einstein cho rằng hình học và vật chất ảnh hưởng lẫn nhau.
Các quy luật của tự nhiên và vật chất tác động lẫn nhau. Nắm được quy
luật này rồi, Einstein
buộc phải tuyên
bố tiếp theo rằng, nếu hình học là đối tượng của vật lý, vậy thì ai còn cần đến bất cứ cái gì
nữa? Có lẽ hình
học là
tất cả. Đây
được gọi
là lý thuyết trường thống nhất. Nó không phải là việc thao tác. Sự vật tương ứng ở mức độ này
sẽ phải cho rằng, nếu quy luật ấy
là một thực thể vật lý tiến hóa, một thực thể lượng tử, vậy,
ai còn cần cái gì nữa? Ở Tây phương, vấn đề này hẳn là
nan giải. Còn đối với phương Đông, tôi tự hỏi, điều đó sẽ khó khăn như thế
nào?
DALAI LAMA:
Nếu như
người ta khẳng định sự
tồn tại của những quy luật tự
nhiên này, vậy, xét trên viễn
cảnh của Phật giáo, liệu ta có
cần phải đặt ra sự
tồn tại của bất cứ sự
vật nào, chẳng hạn, không
gian, thời gian, tâm, vật chăng? Có lẽ là không.
Những quy luật ấy hẳn là đủ lắm rồi. Nếu như bạn so sánh
giữa nền
vật lý Tây phương hiện đại với
khoa vật lý
của Phật giáo, thì trong Phật giáo có nhiều giáo chỉ về những quy luật tự nhiên
được trình bày ở những luận bản rộng hơn bao hàm ba cảnh giới: vật chất, ý thức, (tâm
và vật) và những thực thể cấu tạo trừu tượng. Những quy luật tự nhiên này
được trình bày như một cái gì bao gồm cả các
nét chung của ba lĩnh vực ấy. Tuy
nhiên trong
các luận
bản đó, những luật vật lý
không được thảo luận tinh tường.
THUPTEN JINPA: Cơ bản là vì các vị luận sư Phật giáo
chưa tiếp cận được kính viễn vọng hay kính hiển vi. Họ chỉ có
tư duy và thể nghiệm đưa tới các thuyết về vũ trụ vật lý.
Hướng đến hình ảnh hợp tác của loài người
DUY MINH:
Ở điểm gặp nhau này, tôi
lấy làm
hân hạnh được đàm
luận cùng David
để chia sẻ
vài tư duy
mà mình
từng ấp
ủ.
Chúng ta đã xét đại
cương về những vấn đề nhỏ nhất và rộng nhất, mà ở đó ai cũng có thể nắm bắt
được từ mọi cách lý giải của khoa học hiện thời và
sức sáng
tạo được công
khai hóa. Vai trò sinh động của người quan sát gợi
rõ lên một tầm nhìn mới về tư
cách con
người trong
toàn bộ
sự nghiệp này. Với sự
đột hiện của nền
vật lý và
vũ trụ
mới, rất nhiều giá trị xã
hội và
văn hóa khi xưa được cuộc cách mạng khoa
học đóng góp thành bộ phận đáng kể trong
kế hoạch khai sáng Tây phương hiện đại, giờ đây đã lỗi
thời, hoặc chí ít là bị xét lại. Qua lịch sử, xét về tiến trình từ tôn giáo đến
siêu vật lý (siêu hình học) của khoa học, thì sự tiến bộ của khoa học khiến cho
nhiều hình thức tri thức
không phù hợp hay vô dụng đã bị bỏ
lại phía sau. Sự kiện nào sai
lầm, hầu
như được ta
lý giải minh bạch rồi. Ta nên
cẩn thận kiểm tra trở lại là có phải lý tính – thay vì phải kiểm tra những
khía cạnh trong năng lực con người như sự đồng cảm hay lòng bi mẫn – có phải là
quá xa cách lĩnh vực quan trọng nhất của
sự phát triển loài người hay
không. Theo tôi, nếu ta phân tích
một điều đó đủ sâu
thì chủ
nghĩa giản hóa
mà người
ta
tin theo
cũng phải lỗi thời, khi
họ kỳ
vọng rút những cấu trúc phức hợp
thành tối giản.
Phật giáo là một tôn
giáo nổi bật hơn hết trong những truyền thống tâm linh vĩ
đại bao hàm nhiều hình thái trí tuệ cổ xưa của thế
giới này. Tuy
nhiên, ngay
cả nhiều truyền thống tín ngưỡng bản địa, chẳng hạn, tín ngưỡng
Hawaiian, Maori, và Navi American vẫn
còn giữ cho
ta những giá trị trường tồn. Nhất là ý
nghĩa mà
ta có,
chính là
môi trường tương quan để kẻ trí hay người quan sát được chia sẻ – nói cách khác, mối quan
hệ dành cho con người, đặc biệt là qua nhiều hình thái khác nhau của
các phép tu
tâm mà
từ đó
con người có
thể tự
giác, tự trui rèn. Ở đây, ý nghĩa ấy là gì?
Trước hết và ở góc độ
nhỏ nhất, quan điểm giản hóa về nhân cách
phải được loại bỏ.
Con người không đơn giản là loài vật có lý tính. Con người cũng không đơn
giản là người sử dụng công cụ hay (phương tiện). Con người càng không đơn thuần
là nhà ngôn ngữ. Con người vốn có thi tính và tính thẩm mỹ, họ có khả năng ứng
xử nhạy bén với mạng lưới luôn mở rộng của những liên hệ trong thế giới loài
người và vượt lên trên, ngay cả với những vì sao xa
xôi. Hãy xem
những bức tranh về vũ trụ
và các thí nghiệm đã làm
cho ta
bị áp
bức và
sợ hãi như thế nào. Loài người là những chúng sinh mang tính
xã hội mà điểm trọng yếu đặt trên những liên
hệ và tương ưng.
Loài người ai cũng có phẩm tính chính trị; ngoài việc sáng suốt trong đánh giá,
con người còn có lịch sử và tín ngưỡng, cho nên
họ luôn
đi tìm
thắng nghĩa hay ý nghĩa rốt ráo; và
với tính triết học, họ là
tác nhân
trong tiến trình ý thức tự phản tỉnh.
Con người không chỉ là
những người quan sát, hay
thậm chí
là những nhà thực nghiệm mà họ
còn là những nhân vật
chủ chốt trong tiến trình ấy –
những người hành động trong
ý nghĩa hợp tạo này.
Ở đây, có sự cộng tác giữa con người và thiên
nhiên và cũng thế đối với những nhà
tôn giáo,
cho dù
các nhà
tôn giáo
không nhất thiết phải là những khoa học gia, nhưng họ là (cầu nối) tương hỗ giữa thánh–phàm. Chúng
sinh là chúng sinh của
hợp tác trong hai
ý nghĩa. Ý nghĩa thứ yếu là: Trong quá
trình phát triển tri thức của mình, ta chưa bao
giờ là những người quan sát triệt để vô
tư, phi
ngã, ta
cố khám
phá một
cái gì đó đích thực ở
ngoài kia. Đó là
vọng tưởng (vọng ngoại cầu huyền). Ý
nghĩa kế đến là ta bị kéo vào trong tiến trình ấy một cách tích cực:
trong cơ
cấu công cụ, và những quan
niệm mà
ta bám
lấy, hoặc sự xuất hiện của ta đã được định vị
trên thời điểm, phải hiểu đều do
nghiệp sở
thành. Ta biết rằng trong sự
cống hiến của ta
cho tiến trình thụ đắc tri thức phải cần được dự
toán, còn ngay cho
dù từ
viễn cảnh những ngôi sao và
các thiên
hà mà
ta thấy, thì chúng vẫn
được cho là
giả hữu hoàn toàn. Đây
là một sự liều lĩnh khi liên
hệ với thực tại và
toàn bộ
cuộc sống của
ta đang bị kéo theo.
Không phải ai cũng hiểu được cộng nghiệp là một thực thể mà do chính chúng
ta đã cùng tác tạo, tôi vạch ra hành trạng này với một cảm giác vừa kính sợ
vừa nhân bản, nếu như điều đó gây nên hiểu lầm, thì nó sẽ là sự báng bổ xét từ
quan điểm tín ngưỡng. Chủ nghĩa nhân bản xuất hiện từ thời kỳ Khai Sáng của
châu Âu
cũng như
từ sự khám
phá khoa
học dẫn
thành hệ
thống ý thức xem con người
là trung tâm hóa của tất cả. Chủ nghĩa này là loại chủ nghĩa duy khoa học, chứ không phải là
khoa học, vì vậy, nó
thuộc về
ý thức
hệ. Tiến trình
mà nó
kéo
theo, chính là loại bỏ hẳn khả năng tâm linh của
chúng ta và hùng hổ khai phá
thiên nhiên. Duy khoa học
vừa không phải là một loại chủ nghĩa duy nhiên,
cũng chẳng phải là chủ nghĩa duy linh. Đây là một học thuyết lấy tri thức làm sức mạnh.
Trong hoàn
cảnh này, (tức là một hoàn
cảnh mà
ta đang
bị bám vào tâm,
vật, hoặc vừa chấp tâm
vừa chấp vật hay chấp phi tâm phi vật, chấp tri thức phê phán, loại trừ viễn cảnh vũ trụ khách quan), thì loài người phải là người đồng tác tạo (hay chung tay dựng nghiệp) với niềm tin rằng, mật mã
của vũ trụ đã cắm rễ sâu vào trong chính bản chất của mình. Nỗ
lực để giải được mật mã này, nhất là trên phương diện nhân bản, người
ta phải có khả năng tự tri, tự trau dồi (tự tu), trầm tư và thiền định.
Điều đó có thể cần đến nhiều đời, thế nhưng, một số hệ thống tuyên bố
một cách lạc quan rằng: đừng lo, còn có
rất nhiều đời để
lý giải. Ở Tây phương, ta sẽ rất
nóng lòng nếu
như trong đời này
chưa thực hiện được điều ấy. Tôi nghĩ (thiếu niềm tin trong những
kiếp tái sinh đầy thuận lợi) đó là một hạn chế và làm cho ta không có khả năng
thăng tiến.
Ở đây vấn đề toàn diện về trách nhiệm đạo đức đã
trở nên quá khẩn thiết. Nói cách khác, khi làm một người cộng tác trong tiến trình
nhận thức, ta không chỉ nâng cao sự thỏa mãn của mình trong lúc đạt được nhiều
tri thức hơn cho cộng đồng xã hội.
Khi sự định hướng của ta là những tác giả cũng như định hướng trong
cách kiểm soát và chi
phối, thì
đó là
tiến trình vũ trụ được chuyển hóa. Tôi còn
nhớ một
đoạn giáo ngữ mà
truyền thống Trung
Hoa cổ
đại đã
dạy ta
như sau:
Nếu như khối óc và trái tim (tâm trí) của ta
được lãnh ngộ hoàn mãn, vậy thì
ta cũng
hiểu thấu bản
chất của chính
mình. Nếu ta
hiểu bản chất ta, thì ta cũng hiểu bản chất của loài người và khi ta hiểu được
bản chất của loài người, thì ta cũng hiểu luôn bản chất của
sự vật. Nếu ta
hiểu được bản
chất của sự
vật, thì ta
có thể tham gia tiến trình chuyển hóa và dưỡng nuôi thiên địa và như
thế, khối tam tài –
thiên, địa và nhân –
sẽ được hình
thành.
Giờ đây ta có thể duyệt đọc triệt để toàn bộ sự vật theo
hướng đảo ngược. Nếu như ta không cố gắng hiểu biết bản chất của chính mình; nếu
ta nhấn mạnh vào sự xâm lấn thiên nhiên vì cái bị
giới hạn của
chính mình và
bằng nhận thức quy ngã,
nếu ta triển khai công cụ để khai thác thiên nhiên trên hành tinh của
mình mà
nó không
được nhận thức sâu hơn, vậy, thực tế là ta biến mình
thành những kẻ phá hoại, thay vì là những người cộng tạo.
Khi ta
nhìn vào
những vì
sao khổng lồ và quá
trình của
vũ trụ, ta không khỏi kinh
ngạc về tầm quan trọng của một cá nhân đơn độc, hay thậm chí của mọi khoa học
gia, tức là tầm quan trọng của toàn
thể cộng
đồng nhân loại
này như thế
nào. Tuy nhiên, nếu
ta giữ lấy
quan điểm riêng
ta về
trách nhiệm như là những người cộng tác hay đồng sáng tạo, vậy,
loài người sẽ thành là loài đáng sống trên hành tinh này. Những gì ta thực hiện trong phạm vi gia
đình hay trong giới hạn của phòng thí nghiệm, thì đó không chỉ có ý nghĩa trên
mặt khoa học và xã hội, mà chúng còn có giá trị rất đặc biệt, đó
là ý nghĩa theo phương diện vũ trụ nữa.
DAVID
FINKELSTEIN: Nếu như tuần này
ta thông
qua được sự kết luận rút ra
từ lý thuyết mà tôi vừa mô tả, thì những người khách lạ trong vũ
trụ còn lâu lắm mới tiếp cận nó được, ta
thật sự là bộ phận của quy luật chi phối lý thuyết ấy và ta giúp tạo nên quy
luật quyết định đời mình. Điều này không nên thổi phồng lên nữa. Hành vi (nghiệp) của ta tác động đến không–thời gian không đáng kể
là bao. Không–thời gian là loại môi trường cứng hơn hết
mà ta được biết, tôi
chắc rằng có những con số quá lớn cũng chẳng kém đã kéo
theo cách đánh giá nghiệp quả (hiệu quả từ những hành
vi) của ta trên các
luật tự nhiên. Có lẽ ta đang dò chừng đến những hiệu quả rất nhỏ, ít ra trong
lĩnh vực thông thường. Song, nhờ thế mà ta cảm thấy vũ
trụ là ngôi
nhà hay
mái ấm
của mình. Andrei
Sakharov, nhà vật lý người Nga
được giải Nobel, ông bày tỏ vài ý tưởng giống
như Duy
Minh đã
trình bày trong
một phương trình xuất chúng của
ông. Và điều đó
được Sakharov viết trong bài tựa của một quyển sách đề tặng vợ mình:
“Căn bản của lẽ phải chính là tình yêu.” Có thể ý tưởng đó
không được thừa nhận một cách phổ
quát, thế nhưng, tôi biết nếu
Sakharov viết một bình phương, tức là ông muốn nhắm
đến bình phương của lượng tử. Ông đang liên hệ đến hai loại cảnh giới: Ở
mặt này là ý tưởng cổ điển về chân
lý khách quan, còn ở mặt khác là cảnh giới
của hành vi (tác
dụng của
nghiệp). Thật vậy, ông chứng nghiệm rằng, chân lý không phải là
một sự vật khách quan. Nếu
các bạn muốn tìm thấy,
thì hãy
hết lòng
yêu thương, vì một
lượng tác dụng nhất định nào
đó nó
đang nắm
trong tay.
Ý tưởng cổ điển về
chân lý nhắm đến khía cạnh bên ngoài vật lý của thế giới này, chẳng hạn, người ta nhắm đến Thượng đế,
người
làm ra
thêm nữa những lý thuyết về vạn hữu. Hoàn cảnh thực tế mà
ta thấy trong phòng thí nghiệm lượng tử, chính là sự làm việc quần quật của nhà
vật lý để hiểu biết một ít về vũ trụ này. Ta gặp
được bao nhiêu
trang thiết bị mà Anton
“đáng thương” phải mang từ viện Innsbruck đến cho ta chứng kiến hình thái của
một photon như thế nào.
ANTON ZEILINGER: Dụng cụ ấy không phải là
nhiều. Bạn hãy còn chưa thấy những gì mà chúng tôi gọi là
nhiều trang thiết bị đâu. (Câu nói này khiến ai nấy đều cười lên)
DAVID FINKELSTEIN: Nếu bạn muốn
thấy hai photon, thì hãy
đến viện Innsbruck. Anton không
thể mang chúng đến đây. Những gì mà ta quan sát luôn là một bộ phận vô cùng nhỏ của vũ trụ. Khi hệ
thống này phát triển, thì nó phải được phát triển theo mặt hình học
của nhà thí nghiệm. Mỗi khi
ta
nói
đến bất cứ
sự vật nào của thế giới này, thì hầu
như chúng
đều là những
sự vật ẩn kín, bất
khả thuyết, thậm chí, có lẽ khó mà tri nhận, bởi vì tiêu điểm mà ta nhắm đến lại
là một lĩnh vực quá tinh vi. Chẳng hạn, những sự thể, thuộc tình yêu và
ý nghĩa (meaning), ta không thể ước chừng
dưới kính hiển
vi, thế nhưng
chúng
không làm ta ngạc nhiên, vì chúng
ở đằng sau nơi mà từ đó ta hình thành.
Theo đề nghị của David,
là vào
tháng Sáu
năm sau, Anton và tôi sẽ cùng
đức Dalai
Lama, Alan Wallace và Thubten
viếng thăm viện Innsbruck
và chúng tôi
sẽ trải qua hai ngày
làm việc hết sức
thú vị trong phòng
thí nghiệm của Anton tọa lạc
trên sườn núi nhìn
xuống học viện ấy để thảo luận những vấn đề cơ bản liên quan đến cơ học lượng tử.
Phần kết thúc tốt đẹp
của David là phần kết thúc nhấn mạnh đến vấn đề là làm sao ta hướng phạm vi chú
tâm nhỏ bé trong địa hạt vật lý của
mình sang những lĩnh vực rộng lớn hơn tập trung trên các lý
giải khoa
học làm
thành bộ
phận tất yếu
trong cuộc hội luận của ta với
đức Dalai Lama. Những trọng tâm khoa học của ta nhắm vào khía
cạnh rất nhỏ trong một vũ trụ quá
mênh mông mà đời ta đang trải qua. Người ta có thể bày tỏ
niềm hy
vọng về
chu kỳ liên
hệ của
chúng ta có
thể được lan rộng ra kể cả những quan sát của mình
về các đặc trưng mà không bị kính hiển vi chi phối: tình thương và ý nghĩa. Trong
phiên họp mới đây, Duy Minh đã đề cập
đến hình ảnh hợp tác giữa con người với thiên nhiên
hoặc về
“sự liều lĩnh
gắn cùng thực tại”. Hầu
như những gì ông ấy
và người khác
phải hướng đến, chính là khả năng siêu việt vọng
tưởng đặt tư duy và tri giác của ta
đối lập
và mãi mãi tách ly
khỏi sự
chết lặng của
thế giới tự nhiên
này.
Lòng từ bi
– “lân
mẫn cùng”
– là
một chiến thắng như
thế từ trong phân
lập. Trong
một ý
nghĩa nào
đó, ta thành
là những người đồng sáng tạo trong thế giới quan sự sự tương thông. Những tính chất tinh tế về trạng thái dính mắc và
cách quan
sát lượng tử khởi đầu nghe như là
bộ phận trong
triết học về “nghiệp dị thục”20 của Phật giáo.
20. Mature:
dị thục (vipāka). Đây là một thuật ngữ của Duy Thức học, chỉ cho sự biến thái của quả không như nhân. Thí dụ, gieo
đậu, không
có nghĩa là được đậu, mà tác
dụng của kết quả là đậu sẽ dẫn đến cái gì, chẳng hạn, xây nhà, mua sắm tài sản;
hoặc, phá sản vì bị mất mùa. Dị thục, còn có nghĩa là chín muồi, thành tựu.