Khúc dạo đầu
khuc dao dau
Pháp Hiền cư sỹ
Buổi sáng sau khi
chúng tôi
đến Dharamsala, Ấn Độ, nơi
định cư của nhiều người Tây Tạng
sống lưu vong,
tôi men theo lối mòn lồi
lõm tìm đến Ngôi Làng Trẻ Em Tây Tạng (Tibetan Children’s Village). Nép
mình dưới rặng Hy-mã-lạp sơn,
trại mồ côi và
các trường học của ngôi
làng trẻ em tỵ nạn tạo thành một thế
giới thu nhỏ, chứa khoảng 2.500
em, kể cả các thầy giáo,
và những người chăm
sóc đang cố
bảo tồn nét
văn hóa
cổ xưa của mình khi mà nó xứng đáng thành là bộ phận của nền văn
minh đương đại. Gần đó là
trú xứ
và tu viện của đức Dalai Lama XIV. Suốt
trong tuần tới, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng mười 1997,
năm nhà
khoa học
khác cùng tôi
sẽ được diện kiến ngài về những mối quan tâm đan xen lẫn nhau, tức triết học
Phật giáo và vật lý hiện đại.
Tại Làng Trẻ
Em này, trong một
sảnh đường lộ-thiên chỉ được che chắn rất
ít cho chúng tôi khỏi sương mù của tiết tháng mười
lạnh giá,
nơi đây
một dàn
nhạc cổ
điển Tây Tạng đang chơi. Các ca
sĩ và
vũ công
được trang
phục lộng lẫy trình diễn trong
cung cách như thể
là một kết
hợp kỳ lạ
giữa thần
thoại cũ xưa và
nhạc kịch Á châu cổ
điển, kèm theo
đó là
sự hăm hở của anh hề lúc nào cũng mang đến
cho mọi người nụ cười thoải mái và cười vang với đám đông.
Bất ngờ hơn, vở diễn được thông
báo dừng lại và trong
khán giả
có tiếng xầm
xì.
Rất nhiều người từ
các toà nhà gần đó
tủa ra đông
nghẹt. Đức Dalai Lama bước xuống cầu thang dài, đi
theo chỉ với
một vài tăng
sĩ đang hoài công
che ngài
khỏi ướt bởi cơn mưa
phùn, ngài chắp tay cúi chào mọi người quanh mình,
rồi ngài nắm lấy những bàn tay chìa ra hai bên ngài và trên khuôn mặt rạng
ngời của ngài vẫn là nụ cười truyền cảm nổi
tiếng toàn thế
giới. Thay vì tuần tới, ngài sẽ
cùng chúng tôi
thảo luận về vật lý
lượng tử
và vũ trụ học, thế mà sáng
nay ngài
đã ở
tại Làng Trẻ Em
này để khuyến tấn và chúc phúc cho từng người
một.
Năm ngày
sau sẽ
là những buổi gặp gỡ thân
mật của
chúng tôi với đức Dalai Lama. Toàn bộ
chúng tôi
đã đồng tề tựu –
các khoa học gia,
triết gia,
tu sĩ
và thân hữu – trên bao
lơn của một tiểu thất trong khu vực của ngài.
Không gian vẫn xám xịt và mưa.
Khi chúng tôi trò
chuyện, thì bầu trời bỗng
tạnh ráo và một cầu vồng đầy đặn, rực rỡ
uốn cong (tạo khoảng cách) giữa dãy núi với chúng tôi.
Hai
sự kiện này
– một dàn nhạc Tây
Tạng và
một cầu vồng – là cặp giá đỡ cho một tuyển tập đầy ấn
tượng về những cuộc hội thoại mà các
đồng sự
của tôi và
tôi được vinh
dự trao
đổi cùng đức Dalai Lama về
vật lý mới
và vũ trụ
học. Tập sách
này ghi lại những cuộc hội thảo ấy.
Nền vật lý mới và
vũ trụ học của thế kỷ thứ 20
là nền học thuật thật hoàn
chỉnh bằng các hiểu biết về vũ trụ của chúng ta, và gần như thách thức mọi khái niệm khoa học cổ
điển mà chúng ta đã được thừa hưởng từ thế
kỷ thứ 19.
Những con người phi thường về khoa học như Galileo và
Newton, Copernicus, Kepler, Faraday và Maxwell đã cho ta biết quan
điểm đó. Phương pháp truy cứu cũng như cách nhận thức của các
tiền nhân ấy về vũ trụ hoàn toàn khác với phương pháp được các triết gia thuộc
phái tự nhiên cổ và trung đại thực hiện. Nền khoa học mới này được khẳng
định bằng thực nghiệm, cách quan sát có hệ thống, và các mô thức có lý thuyết
trong một kiểu dáng hoàn
toàn khác
lạ. Sự thành
công của khoa
học trong phong cách như vậy thật đáng kinh
ngạc, chẳng hạn, nó được định chuẩn vừa bằng năng lực dự ngôn
(predictive power),
vừa bằng các ứng
dụng kỹ thuật của mình. Thuyết về động lực
học của Newton đã được ứng dụng cho hiện tượng phức tạp của bầu trời và
giải thích sự chuyển động của những hành tinh và các
ngôi sao
theo những quy luật đồng nhất và từ
đó sự chuyển động trên
mặt đất được kéo theo,
một cái gì
coi như
là bất khả đối với những triết gia Hy Lạp cổ
đại. Kế đến là Quang học được kết hợp
với khoa học
mới về điện từ học, cung
cấp cho ta
quan điểm sâu sắc về
lý thuyết trường (field-theoretic) giữa các lực điện với từ tính và, bằng
phép loại suy thậm chí bằng luật hấp dẫn nữa. Sự thành
công của khoa
học vật lý này y
theo cái cách từ cú dứt điểm của Lord Kelvin ở cuối thế kỷ thứ 19, người mà
giữa các
nhà khoa
học khác
đã tuyên
bố rằng, vũ trụ trong tính toàn thể của nó đã từng được thăm dò, chỉ còn
lại một
số chi tiết
không đáng kể
mà thôi.
Ông đủ bình thản để nhận ra hai
“đám mây” ở chân trời mà ta đang hướng tới là chưa
thể làm
nên viễn tưởng lạc quan:
sự thất bại của khí
ether qua công trình nghiên cứu của Michelson và
Morley và
sự thất bại của
lý thuyết khi
dự báo
về quang
phổ phóng
ra từ
vật chất (nung) ở
nhiệt độ cao. Đám mây thứ nhất làm nên
thuyết tương đối, đám mây thứ nhì là cơ học lượng
tử. Chẳng những Lord Kelvin là bậc tiên tri, mà ông còn ngạo mạn
nữa.
Suốt trong ba thế
kỷ dựng nên
nền vật
lý và vũ trụ học
cổ điển, đặc tính
cơ học
và duy vật của thuyết vật lý
đã chi
phối cách suy
nghĩ của Tây phương, thậm chí chiếm lĩnh luôn cả
những khu vực khác,
ngoài Tây
phương. Càng ngày
triết học
càng bị khoa học chế ngự bởi những tư tưởng gia như, Descartes, Kant, và Locke. Các
nền khoa
học sôi
động luôn
vạch ra con đường phát
triển tương tự với những gì mà vật
lý phát triển và luôn khát khao
vươn đến độ chính xác cũng chẳng kém gì. Di truyền
học, thuyết tiến hóa, và
khoa sinh
học tế
bào đã thay cho
vai trò lịch sử tự
nhiên và sinh học hữu cơ. Theo truyền
thống, thì bản thân của tâm thức (tư duy
– mind) được hiểu như là
sự biểu đạt của tâm linh
hay tinh thần, dần dần cũng thành là bộ phận của vũ trụ
cơ giới. Vào
buổi ban
đầu của
thế kỷ thứ 20,
nền vật lý của thế kỷ thứ 17
đã hoàn
toàn chinh
phục được những cận xứ của khoa
học và
lĩnh vực
của tâm thức vẫn đang bị xâm chiếm. Phong trào khoa học tiêu biểu duy nhất là
cơ giới (a single mechanistic paradigm) và siêu hình học duy vật
do cơ giới tiếp hợp, vốn
chi phối cách
suy nghĩ
của Tây phương.
Bằng sự
mở đầu của thế kỷ thứ 20, các thuyết cơ học lượng tử và thuyết tương đối hẳn là đã đặt ra vô số yêu cầu trong khái
niệm của ta về vũ
trụ. Chúng ta vẫn cố bám lấy những hàm ẩn toàn diện của chúng. Chúng thách thức những lý giải cơ giới đơn
thuần về
vật chất và
vũ trụ
đã được ta
thừa hưởng từ những thế
kỷ trước, ta tái xét
chúng bằng các chứng lý
để những hình ảnh như thế không còn bị
lặp lại. Thêm
vào đó,
cả thuyết lượng tử lẫn thuyết tương đối vốn mang lại cho người quan
sát sự
đột phá mới. Để đánh giá triệt để ý nghĩa của những phát triển này quả là khó
khăn. Quá
trình phân
nhánh từ
những khám phá
của thế kỷ thứ
20 dành cho vật lý
và vũ
trụ thật phi
thường, đến độ nó làm ta thay đổi rất nhiều quan niệm về không gian và thời
gian, làm thay đổi bản chất tối hậu của vật chất và thay đổi cả những
quan niệm của ta về
vũ trụ tiến hóa nữa. Chúng cũng đã khởi đầu ảnh hưởng lên
những diễn ngôn (tranh luận) triết học trên các lộ
trình đầy ý nghĩa.
Trong khi
ở Tây
phương, những hàm ẩn triết học về vật
lý mới vẫn còn đang được chọn
lọc, vậy thì ta sẽ chọn chủ đề nào là tối yếu để cùng thảo luận với nhân vật
tiêu biểu hàng đầu này của Phật giáo?
Bởi lẽ, bậc đạo sư của nhân dân Tây
Tạng, đức Dalai Lama, là bậc đã được rèn luyện
sâu sắc về những tính phức tạp nhất của triết học
Phật giáo Tây
Tạng, nhận thức luận và siêu hình
học. Chúng ta hoàn toàn mong được bày tỏ cùng ngài về cuộc
cách mạng tư tưởng mà khoa vật lý đương đại đang cổ
vũ và cùng
ngài phân
tích những hàm ẩn triết học của nó.
Cho dù Phật giáo ít có kinh nghiệm về các lý thuyết đặc biệt liên quan đến vật
lý hiện đại, thế nhưng, bản chất cơ bản của thực thể và bản chất của tâm thức
đã được tôn giáo này truy cứu
từ lâu. Tôn giáo này
cũng đã
tư duy sâu
sắc về
kinh nghiệm, suy luận quan hệ, nhân quả và vai trò cá biệt của các ý
niệm cùng
những kiến giải trong cách
suy nghĩ
của chúng ta.
Thậm chí, lịch sử lâu dài của vũ trụ
vật lý đã là chủ đề quán chiếu của Phật giáo, đưa tới những quan điểm siêu
việt, hoàn toàn giống như những gì đang được các nhà vũ trụ học ngày hôm nay
tiếp tục nâng cao.
Khi những cuộc hội thoại này được trình
bày,
thì độc giả sẽ có cơ hội hiếm hoi tham khảo
nền vật lý mới và vũ trụ cùng với một trong những nhà tư tưởng triết học
uyên thâm nhất của Á châu. Ta chợt
nhận ra rằng, dù đức Dalai
Lama không
được đào tạo cơ
bản về vật lý, thế nhưng ngài là một nhà nghiên cứu thông tuệ, thường thì ngài biết trước
được những ý kiến (thắc mắc) quan trọng tiếp đến của chúng tôi và đặt ra
những câu hỏi hết sức sâu sắc. Mỗi sáng, qua những câu hỏi liên tục của ngài,
một trong các nhà khoa học – ba nhà vật lý và hai nhà thiên văn học – hướng dẫn
ngài đi vào những khám phá khoa học
đã làm
nên địa hạt cơ học
lượng tử, thuyết tương đối và
vũ trụ học hiện
đại. Vào mỗi buổi
chiều, các cuộc
thảo luận của chúng tôi được thoải mái hơn, chúng
tôi rút ra chất liệu quan trọng của chúng từ những hàm
ẩn triết học thành hệ
thống của thể tài
buổi sáng
vừa qua. Trong
khi cùng
nhau trao
đổi, chúng tôi được nhiều sự
đóng góp của
Giáo sư Đỗ Duy Minh, triết gia Harvard và nhà sử học Á châu, sự am tường Đông cũng như Tây
của ông,
nhất là
trên phương diện triết học, đã vạch ra
con đường và khiến cho nhiều quan điểm được rọi sáng.
Ngoài thời
gian năm ngày gặp nhau, cuộc thảo luận sẽ còn đáng lưu ý hơn nữa, khi chúng
tôi cố lãnh hội bao quát thêm nhiều
những nét
nghịch lý
của ngành
vật lý mới và vũ trụ. Đức Dalai Lama là
người tham
gia suốt quá trình thảo luận của chúng tôi. Thực vậy, vào
giờ cuối, Anton Zeilinger,
nhà vật
lý người Áo đã
tán dương đức Dalai Lama xứng đáng là một nhà hợp tác khoa học thiên tài và có nhã ý mời ngài viếng thăm phòng thí nghiệm Innstruck
của mình. Vào
tháng 6,
năm 1998, Anton và tôi đã
hân hạnh được ngài
viếng thăm
suốt ba ngày ở Innstruck, nơi mà
Anton có
thể trình
bày với
ngài những thí nghiệm thật sự nhằm bảo vệ các
thành quả
cốt lõi của
lý thuyết lượng tử và ở đây,
chúng tôi đã tiếp tục thảo luận thăm dò về các nền tảng cơ học lượng tử. Song, những cuộc thảo luận ấy, phải đợi đến một cuốn sách khác vậy.
Đức Dalai Lama không chỉ
là người lãnh đạo
thế tục của chánh
quyền Tây Tạng lưu vong, mà ngài còn là bậc đạo sư của
Phật giáo đất nước
Tây
Tạng.
Người ta có thể hỏi một cách chính đáng
là
trên
nền tảng kiện toàn nào
mà
những nhà
khoa học có thể có cuộc
tương thoại với
các
nhà dẫn đạo tôn
giáo? Tóm lại, tôn giáo được đặc tính hóa bằng niềm tin, nhất là đối với những giáo thuyết, còn khoa học thì nỗ lực khám phá những
quy luật tự nhiên bằng sự
quan sát, cách thí nghiệm cẩn trọng và lý chứng.
Tuy nhiên, với
chúng ta, từ những
nhận xét rộng mở
của đức Dalai Lama, rõ ràng đó là một ký thác sâu xa về sự tri nhận xác đáng, dẫn sinh từ trong cốt tuỷ của triết học Phật giáo.
DALAI LAMA: Nói chung, trong
Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa, khi bắt đầu tiếp cận nó,
thì thái
độ trước tiên của bạn, chính là sự hoài
nghi.
Thậm chí, chính
đức Phật
đã dạy rằng, sự hoài nghi là một thái độ tốt nhất
mà ta cần lưu giữ. Thái độ này sẽ
tự nhiên bật thành những câu
hỏi. Những câu hỏi sẽ
dẫn đến các câu
trả lời minh bạch hoặc cách lý giải rõ ràng. Do
vậy,
tư tưởng Phật giáo Đại thừa y
trên lý giải nhiều hơn, thay
vì y trên
niềm tin. Theo tôi,
thái độ này rất hữu ích, càng hữu ích hơn trong khi giao tiếp với những nhà khoa học.
Khi dạy
về đạo đức, Pháp Phật thường nói đến các tà kiến (wrong
view) do
vọng tưởng phát sinh. Có hai
loại tà
kiến: một là Pháp chấp, tức là thổi phồng cái gì
có thật, gán cho sự vật một tự
tính nào đó
mà bản thân
nó là
vô tính.
Hai là
đoạn ngôn về cái gì thật có, tức là Pháp không,
Ngã hữu. Như vậy, cả hai học thuyết tuyệt đối và hư vô luận này,
được Phật giáo cho là tà kiến. Thế thì,
ngay cả
sự diễn giải về đạo đức, một hiểu biết chính xác hay chánh
kiến về thực tại phải nhất thiết được nhấn mạnh. Do vậy, đối với Phật pháp những
phát kiến khoa học là rất hữu ích.
Một số quan điểm Phật giáo còn cung cấp
cho các nhà khoa học một phương pháp quan sát mới, như tôi đã phát hiện qua kinh
nghiệm của mình. Một số nhà khoa học rất quan tâm hay thích thú
nghiên cứu nhiều về những lý giải Phật giáo (luận tạng) theo lĩnh vực
riêng của họ.
Do vậy,
theo tôi,
các cuộc tiếp xúc của mình
với các
nhà khoa
học là
rất lợi lạc. Khi cho
rằng khoa học là một ngành học thuật (discipline: sự tôi luyện có quy
luật) còn
Phật giáo
là một
hệ thống tư
tưởng (chớ không
là niềm tin thuần túy), thế
thì cả hai
đều gánh
vác trách
nhiệm cơ bản là tính rộng mở và hoài nghi ngay từ
đầu. Như vậy, trong các buổi thảo luận của chúng ta,
mọi thành viên tham dự đều thừa nhận rằng, sự cởi mở toàn diện và tự do trao đổi
các ý tưởng mà không bị bất cứ nguyên tắc nào áp đặt, thì đấy mới là điều quan
trọng.
Chúng ta
bắt đầu bằng tính nghiêm túc đích thực từ những nhận
xét như
thế trong cuộc thảo luận của chúng ta. Không có
chủ đề nào bị giới hạn hay cấm chế (off-limit).
Những câu hỏi gai góc sẽ được nêu ra từ cả hai phía.
Đối với mọi sai biệt giữa khoa học Tây phương và Phật
giáo, thì việc
chứng minh bằng phân
tích cẩn thận và bằng vai trò cốt lõi của thí
nghiệm, là sự cam kết
mà ta được đức Dalai Lama khẳng định nhiều lần. Toàn thể
chúng ta đều gánh lấy trách
nhiệm trên
cùng một phương hướng: tìm thấy sự thật. Đối với
Phật giáo, vô minh được hiểu như là nguyên nhân căn bản hay chánh nhân của khổ
đau, bởi vì tà kiến về ngã và pháp, đương nhiên sẽ dẫn đến các chấp thủ và phiền
não (detructive emotion – cảm giác tiêu cực). Do vậy,
diệt khổ là chân lý đầu tiên mà Phật giáo nhắm đến.
Các ngành khoa học cũng truy tìm sự thật, không chỉ
là cứu
cánh trong tự
thân mà còn khiến cho
bệnh chứng và khổ đau được giảm trừ qua cách ứng dụng kỹ thuật đạo đức.
Bằng cách mang
lại những thành tựu vĩ
đại của khoa
học Tây phương cùng với tư duy thiện xảo và những quán chiếu triết học
của Tây
Tạng, chúng ta kỳ vọng là sẽ làm
toả ra
một chút ánh sáng nào đó
trong các vấn đề rối rắm của vật lý
hiện đại và trong một chừng mực chúng đã
lẩn tránh sự
hiểu biết của
mình. Chúng ta không mong vào những giải pháp tối
hậu, đúng hơn là ta
tìm kiếm những cách
tiếp cận
mới với những bài
toán cũ xưa. Trước buổi khai mạc,
Giáo sư Đỗ Duy Minh đã
trực tiếp nói đến những kỳ vọng về thực trạng
của các ngành ấy:
Do
vì những phát triển mới
trong ngành vật
lý, cho nên những thành
tựu vĩ đại của nền khoa
học Tây
phương vẫn
chưa được minh
định. Chúng ta ở trong
giai đoạn mà việc nhận thức mới
sẽ phải hình thành từ sự nỗ lực cộng tác nghiên cứu khoa học rộng
rãi nhiều hơn.
Sự nỗ lực
cộng tác ấy
có thể kéo theo nhiều người từ
mọi ngành khoa học khác nhau và các truyền thống khác nhau, tuy nhiên có điều rõ
ràng là tác nhân thúc đẩy phát triển vẫn là khoa học.
Đúng như
Đỗ Duy Minh hình dung, quanh bàn hội thảo ở Dharamsala đã có được sự đa dạng
của những ngành và các truyền thống.
Từ viện Institute
of Innsbruck, Anton
Zeilinger đến đây cùng với nhóm
nghiên cứu trứ danh của mình, đây là
nhóm đã
thăm dò các nền tảng cơ học lượng tử. Khi
là một Giáo sư Fulbright của Viện
Innsbruck, tôi đã
đánh giá
cao đội ngũ duy nhất này mà đặc tính của họ chính là những thí nghiệm sắc bén và các thảo luận triết học tinh vi. Là
người giành được nhiều giải thưởng
quốc tế
về nghiên cứu
vật lý, công
việc của
Anton mở rộng sang ba lĩnh vực
có liên quan đến các nền tảng cơ học lượng
tử: sự
giao thoa của
các neutron, sự
giao thoa của
các
nguyên tử (bao
gồm phân
tử C ),
và sự
nghiên cứu về
photon.
Nhóm của ông là nhóm đầu tiên nghiên cứu sự viễn truyền động từ trạng thái lượng tử của một proton, đây là nhóm
đầu tiên phát triển lý thuyết và các thí nghiệm dành cho các kiểm tra mới về
tính phi định xứ của lượng tử. Những
thành phần của (tính phi
định xứ) này sinh hoạt trong trường hiển xuất của thông tin
lượng tử khi xử lý với sự báo trước của nó về những điện toán lượng tử
và phép
giải mã
lượng tử. Bây giờ ở Viện
University of Vienna, Anton
tiếp tục việc nghiên cứu của mình với tư cách
là một
Giáo sư Vật lý thực nghiệm. Vào
ngày đầu tiên, Anton
khai mạc hội nghị bằng sự giới thiệu về những vấn đề chủ yếu dựa trên thực nghiệm lượng
tử.
David
Finkelstein, đến từ Viện Công
nghệ Georgia (Georgia
Institute of Technology), bổ
sung cho chương trình nghị sự bằng sự
uyên bác đầy ấn tượng của ông về thuyết tương đối, lý thuyết lượng tử và
lôgích lượng tử. Là nhà
biên tập suốt 25 năm cho tạp chí International Journal
of Theoretical Physics, tác giả
của nhiều chương lý thuyết trọng yếu và
đầu sách
Quantum Relativity: Synthesis of the Ideas of Enistein and Heisenberg, David đã đem đến bàn hội nghị một tư duy
lý thuyết hoàn toàn đáng trân
trọng.
Tính hài hước và chuẩn mực
của ông được đánh giá cao, nhất là, lĩnh vực được
ông trình bày ở ngày thứ nhì trong tuần lễ nghị sự của chúng ta là một lĩnh vực quá
khó.
Với tư
cách là nhà tổ chức hội nghị sao cho có khoa học, tôi nhận lãnh hai trách nhiệm,
vừa giải trình vừa khiến cho cuộc đối thoại được thuận lợi. Sở trường của tôi là
nguyên tử thí nghiệm và vật lý quang phổ, trước tiên, tôi là nghiên cứu sinh của chương trình hậu Tiến
sĩ ở Joint
Institute for
Laboratory Astrophysics và sau
đó ở
Amherst College. Từ
năm 1980, tôi càng đặt trọng tâm nhiều hơn vào vai
trò thí nghiệm để những vấn đề nan giải có tính khái
niệm trong cơ học lượng tử được chứng minh.
Từ đầu thập kỷ 1980,
lĩnh vực
này chỉ gây
chú ý một ít người, nhưng sau đó nó
đã phát
triển rộng lớn, thu hút nhiều nhóm thực hiện những cuộc thí nghiệm khắp thế
giới. Tôi
đã nghiên
cứu những tính
chất tinh
xảo trong
phép đo được gọi là sự tẩy xóa
lượng tử (quantum eraser) khi làm việc ở
École Normale
Supérieure, và ở
viện Max Planck
Institute
for Quantum Optics
tại Munich, Đức, tôi đã cộng tác với John Archibald Wheeler thực hiện công trình
thí nghiệm chọn–trễ nổi
tiếng của ông.
Song song
với công
việc của
mình trong lĩnh vực vật lý, tôi
lại kiên
quyết đeo
đuổi tuyến nghiên
cứu thứ hai trong các phạm vi lịch sử và triết
học vật lý, bao hàm sự liên hệ khoa học với những ảnh hưởng đạo đức và tâm
linh của chúng ta. Điều này đã đúc kết thành tác phẩm Cách hiểu ánh sáng: Lịch sử nằm trong Ánh
Sáng và
Tâm Thức (Catching the Light:
The Entwined History of Light and Mind). Mặc dù
bản thân không phải là một Phật tử, nhưng tôi hân thưởng được tính thận trọng và
uyên thâm trong hệ thống triết học đó, và bởi
vì nền
tôn giáo ấy
đã y trên
“khoa học
nội tâm” một cách trí tuệ, thế nên, tôi đã trông đợi là
có dịp may thảo luận vật lý trong bối cảnh rộng hơn của nền triết học đó.
Vào
hai ngày cuối, nhà thiên văn
học George
Greenstein từ Amherst College và
Piet Hut
từ Princeton
Institute for Advanced Study
đến, sẽ dẫn ta vào cách tư duy tối yếu và các tranh luận đang diễn ra
trong lĩnh
vực vũ trụ
học. George
và tôi đã cùng cộng tác
nghiên cứu
khoa học nhiều năm ở Viện
Đại học Amherst, ông
là một
nhà giáo, nhà
văn và
nhà nghiên
cứu được ở đây
tôn trọng hơn hết. Từ
khi tốt
nghiệp Đại học
Yale và Stanford, ông đặt
trọng tâm việc nghiên cứu vào các chòm sao neutron, những punxa (pulsar) và Big
Bang (vụ nổ lớn), thế nhưng niềm yêu thích thật sự của
ông, chính là
phương pháp giảng dạy
theo kiểu khoa
mục nghiên
cứu (seminar-style
teaching). Trong cộng
đồng thiên văn
học, ông
là nhân
vật đứng đầu. Danh tác Ngôi sao đóng băng (Frozen
Star) của ông, là
một tác
phẩm chuyên
nghiên cứu về
những lỗ đen,
những chòm sao neutron, và những thiên thể nạ dòng (exotic
astronomical object – thiên thể dị lai), và tác phẩm này đã giành được hai giải
thưởng quan trọng xếp vào loại tác phẩm khoa học. Giải thích vũ trụ cho giới
ngoài chuyên môn, thì đó là “nghề” (chuyên ngành) của Geoge, ta cần đến điều đó,
nếu như ta phải trình bày khúc chiết cho đức Dalai Lama những ý niệm về không–thời
gian cong trong thuyết tương đối rộng và sự dãn nở ban sơ của vũ trụ này.
Piet
Hut là một Giáo sư
nắm giữ danh
hiệu độc tôn cả về
khoa vật lý thiên thể lẫn các công trình nghiên cứu đa diện của Institute
for Advanced Studies ở
Princeton, đây là
một trong những viện nghiên cứu có uy tín nhất
của Hoa Kỳ. Nhờ vào công trình
bước ngoặt của ông, đó
là công trình nghiên cứu
các hạt trung hòa
tử của vũ trụ, cũng như lập mô
hình động lực học của
hàng triệu ngôi sao vốn làm nên các
cầu tụ, Piet đã sớm tự thể hiện mình như vậy. Ông và các đồng nghiệp
đã thiết kế và sử dụng điện toán có công suất nhanh nhất thế giới để lập mô hình
những thiên
hà va chạm với nhau. Trong vài
năm sau
này, Piet đã không ngừng mở rộng lĩnh vực
nghiên cứu và trứ tác, kể cả
triết học, nhất là được ảnh
hưởng khi tiếp cận hiện tượng luận của
Edmund Husserl. Vào ngày
cuối của
cuộc hội thảo, Piet sẽ trình bày cả hai khía cạnh từ
công việc của mình với bàn hội nghị: vũ trụ
và triết học. Sau khi diễn ngôn về cách
tiến hóa của những ngôi sao, ông đã tìm kiếm một phương hướng nhằm đem lại các
giá trị quy mô của kinh nghiệm thành phúc đáp khoa
học của
ta về thực
tại. Theo cách ấy, chúng ta phải thực sự đương đầu
với mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và khoa học.
Đỗ Duy
Minh sinh
ở Côn
Minh, Trung Hoa
và học
ở Đài Loan.
Ông là Giáo sư môn
Lịch sử
và Triết học Trung Hoa
ở Harvard và đồng thời là Viện
trưởng Viện Yengching Institute. Từ lâu đức Dalai Lama đã muốn những hội
thoại như vậy với người đại diện Trung Hoa. Đỗ
Duy Minh đã
đóng một vai
trò hết
sức quan trọng, đó
là bằng cách
giúp chúng tôi nối liền sự khác biệt giữa các nền văn hóa tri thức và tâm
linh Đông – Tây.
Sau hết, tôi cần có
một ít
nhận xét
của mình
với các
thành viên tham dự ở đây, về
hai thông dịch viên của chúng ta, đó là Thupten
Jinpa và B.
Alan Wallace. Tuy đức Dalai Lama hoàn
toàn thông thạo
tiếng Anh, thế nhưng, khi nói đến nội dung khoa học và triết học “hóc búa”, thì
ngài thường yêu cầu chuyển dịch cả hai nội
dung đó thành
tiếng Tây
Tạng và
từ Tây Tạng thành tiếng Anh. Tuy là khó,
nhưng mà
Jinpa và Alan vẫn là những người được đào tạo
toàn diện về
Phật giáo Tây Tạng (cả hai đã
là tăng sĩ nhiều năm), và học thành thạo triết Tây.
Alan cùng tôi
nghiên cứu
vật lý ở Amherst College, sau đó ông
đã hoàn
tất học
hàm Tiến sĩ
Nghiên cứu
tôn giáo học tại Stanford. Còn Thupten Jinpa thì hoàn
thành học
vị Geshe (tương đương Tiến
sĩ Thần học) trước khi đến Cambridge University, tốt nghiệp Cử nhân (bằng danh dự triết học) và
Tiến sĩ
tôn giáo học. Thêm nữa, ngoài
việc dịch thuật ra, Alan và Jinpa thường hoạt động với tư cách
là nhà cố vấn cho đức Dalai Lama khi ngài trình
bày những câu trả lời
của mình theo thể tài khoa
học. Chúng ta nên xem hai nhà học giả này,
thật sự là những ngưòi tham dự chánh thức, tạo nên một nhóm hội nghị luân lưu
chín người.
Hiển
nhiên, những thảo luận của chúng ta đã trở thành niềm tôn trọng phi thường qua
các quan điểm của từng cá nhân đưa đến bầu
không khí tuyệt vời trong yêu
cầu hợp
tác. Ngồi chung bàn là các
đại biểu đến từ mọi
lĩnh vực khoa
học vật
lý và Phật giáo Tây Tạng của thế kỷ
thứ 20, trong
đó có đức Dalai Lama. Mọi việc đều đã được sẵn
sàng cho một
cuộc đối thoại hy hữu. Tất cả vẫn còn
phải bắt đầu. Không có bất cứ quyển sách nào đánh giá hết được tầm cỡ nhân bản
sinh động của cuộc hội luận như
vậy, thế nhưng, có lẽ
giữa những dòng
chữ này
người ta có thể cảm thấu tình cảm sâu đậm và bối rối, tính hóm hỉnh và lòng hiếu
khách, diễn ra suốt thời gian gặp gỡ của chúng tôi. Trạng thái
đó hoàn
toàn khác
với dàn
hợp xướng mà tôi nhận ra
khi mới
đến. Quang cảnh đan xen giữa cổ kính và
hiện đại, lồng vào
đó là chư Tăng khoác Tăng
bào truyền thống và các thiết bị thí nghiệm đặt trên bàn
trước mặt chúng tôi. Tiếng cười và lòng
nhiệt thành,
cuộc thảo luận sôi nổi luân
phiên lấp kín gian phòng. Trong chỗ
dành cho thính
giả trẻ
em, và dân làng, có 50
khách mời tham dự. Mỗi một người đều là
một nhà nghiên cứu hoàn hảo, hoặc triết học, hoặc khoa học. Tôi
không dám hứa chắc là dải cầu vồng sẽ hiện ra khi cuộc thảo luận bế mạc, song, người đọc có thể sẽ dệt nên những chuỗi
nhiều sắc màu từ trong những quan tâm của chúng tôi.