Minh Thạnh
Đêm Noel 24/12/2012, Đài
Phát thanh Quốc tế Pháp RFI phát chương trình đặc biệt chào mừng Giáng sinh. Trong đó, có
phần tường thuật “Mùa Giáng sinh tại Cam Bốt” do thông tín
viên RFI thực hiện. Bài phóng sự Noel
này đã gián tiếp cho thấy hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo ở Campuchia, mà
theo chúng tôi, đã hơn mức nhiều người trong chúng ta vẫn tưởng.
Phật giáo ở Campuchia là
quốc giáo
Trong khi đạo Thiên Chúa
La Mã, Cơ đốc giáo Chính thống, Hồi giáo Shia, Hồi giáo Sunni… được nhiều quốc
gia tuyên bố là quốc giáo (state religion), thì chỉ có 2 quốc gia coi Phật giáo
là quốc giáo: Campuchia và Bhutan.
Wikipedia
cho biết luật pháp Campuchia đặt Phật giáo nguyên thủy Theravada lên hàng quốc
giáo và đây là trường hợp duy nhất trên thế giới. Chúng ta vẫn tưởng đối với
nhiều nước có tỷ lệ tín đồ Phật giáo Theravada cao so với dân số, Phật giáo là
quốc giáo, nhưng không phải vậy. Từ điển Bách khoa mở trên mạng
Wikipedia cho biết “Hiến pháp Sri
Lanka xác định Phật giáo ở “vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên, Phật giáo không được công nhận là
quốc giáo”.
Tương tự như vậy ở Thái Lan, Hiến pháp Thái năm 2007 công nhận Phật giáo là “tôn
giáo truyền thống của Thái Lan với hầu hết tín đồ”. Tuy nhiên Phật giáo vẫn
không được chính thức xác định là quốc giáo”.
(The constitution in Sri
Lanka accords Buddhism the “foremost place”. However, Buddhism is not recognized
as the state religion.
Likewise, in Thailand,
the 2007 Thai constitution recognized Buddhism as “the religion of Thai
tradition with most adherents”. However, it is not formally named as state
religion).
Chúng ta hãy xem việc
cải đạo tín đồ Phật giáo ở quốc gia Phật giáo Theravada là quốc giáo duy nhất
trên thế giới như thế nào qua phóng sự Noel của thông tín viên Phạm Phan của
RFI từ Phnom penh. Cải đạo tín đồ Phật giáo diễn ra theo diễn biến chính trị.
Phóng sự ở RFI dẫn vào phần Noel ở Campuchia bằng
câu “… tại xứ Chùa Tháp, Giáng sinh được
xem là đã phục sinh nhờ vào đoàn quân mũ xanh bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp quốc
năm 1993”.
Như vậy, dưới thời nước
Cộng hòa Nhân dân Campuchia, người dân Campuchia chỉ duy nhất theo đạo Phật, và
mốc cải đạo diễn ra từ năm 1993, khi có những diễn biến chính trị quan trọng ở
Campuchia kéo theo sự thay đổi chính quyền ở Campuachia.
Noel năm 1993 ở
Campuchia được ghi nhận như sau: “Vào
đêm 24 tháng 12 năm 1993, khi đạo quân gìn giữ hòa bình của LHQ tổ chức đón Lễ
Giáng Sinh bằng cách cho chiếc xe chở ông già Noel chạy dạo trên các phố chính ở
thủ đô Phnom Penh đã gây nhiều ngạc nhiên cho cư dân thành phố. Có thể đây là sự
kiện nổi bật tại Phnom Penh với hình ảnh cây thông Giáng Sinh và ông già Noel
râu tóc bạc phơ với bộ quần áo đỏ hồng đứng nhảy múa trên chiếc xe nhà binh”.
Đó là chuyện gần 20 năm
trước, có thể nói là đội quân gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc làm xe hoa Noel ở
Phnom penh, còn bây giờ thì sao? Kết quả cải đạo như thế nào?
Phóng sự RFI cho biết: “Năm
năm trở lại đây, các trung tâm thương mại, cơ sở mua bán, nhà thờ Tin Lành, cơ
sở truyền đạo… trong thủ đô Phnom Penh đón mừng Lễ Giáng Sinh hầu như đã trở
thành cảnh tượng quen thuộc, một điều mà trước đây nhiều người không nghĩ nó trở
thành một sự kiện có thể diễn ra trong đời sống xã hội xứ Chùa Tháp, một quốc
gia đa số là phật tử thuần thành”
Chuyện không nghĩ có thể
diễn ra đã diễn ra “trong đời sống xã hội xứ Chùa Tháp, một quốc
gia đa số là Phật tử thuần thành”.
Noel chỉ là câu chuyện
mở đầu của cải đạo
tín
đồ Phật giáo
Những ai mừng Noel?
Phóng sự của RFI
điểm qua: “Từ đó đến nay, mừng Lễ Giáng Sinh gần như trở thành thông
lệ hàng năm, khi ngày càng có nhiều ngoại kiều đến lưu trú làm ăn tại xứ Chùa
Tháp, cũng như không khí ổn định, thanh bình của thủ đô nên nhiều người có tiền,
đặc biệt là giới trẻ đua nhau tổ chức ăn mừng ngày Noel dù họ không theo đạo
Thiên Chúa hay Tin Lành”.
“Sinh
hoạt tại các trường học, đặc biệt là trường tư chuyên dạy Anh Ngữ thì giới trẻ
tổ chức ăn tiệc, ca múa nhảy hát. Các bài ca Giáng Sinh cũng được nghe thường
xuyên tại các cửa hàng mua sắm hay siêu thị lớn trong thành phố”.
“Một điều không thể không nói đến là số lượng người nước
ngoài đến sinh sống làm ăn, làm việc ngày càng nhiều tại Phnom Penh, họ đã mang
theo tập tục đón mừng Giáng Sinh nơi quê hương họ đến xứ Chùa Tháp. Điều này tất
nhiên cũng ảnh hưởng đến người Cam Bốt, vì lôi kéo theo các dịch vụ liên quan
đến ngày Giáng Sinh như thực phẩm cho các buổi tiệc, người phục vụ, đi chơi nhân
thời điểm cuối năm….
Chưa kể đến nhiều người da
trắng đến Cam Bốt lấy vợ Khmer và sinh con đẻ cái, và rồi những người Khmer này
cũng đón mừng Giáng Sinh cùng với chồng. Thời gian và sự giao lưu của nhiều nền
văn hóa từ từ đã hình thành một truyền thống mới trong xã hội Phật Giáo, đó là
sinh hoạt nhộn nhịp, vui tươi để đón Giáng Sinh”.
Và
rồi việc cải đạo đã được nói tới: “Một điều không thể không nhắc đến, đó là sự phát triển các
hội thánh Tin Lành, các cơ sở đạo Thiên Chúa, và các phái đoàn truyền giáo ở
nước ngoài đến Cam Bốt, sau đó lan rộng đến nhiều địa phương xa xôi. Điều này
cũng hình thành dần một tập tục mới trong xã hội khi nhiều người Khmer theo đạo
mới thường đi đến nhà thờ làm lễ nhân ngày Giáng Sinh”.
Như thế vấn đề đã hiện hình khá rõ:
-
Đạo Tin Lành, đạo
Thiên Chúa, các phái đoàn truyền giáo nước ngoài đến.
-
Đã “lan rộng đến nhiều địa phương xa xôi”,
cho thấy phạm vi cải đạo Phật tử ở Campuchia đã rộng lớn.
-
Phổ biến: “Điều
này cũng hình thành dần một tập tục mới trong xã hội”.
-
Số lượng người cải
đạo: “nhiều người Khmer theo đạo mới thường đi đến
nhà thờ làm lễ nhân ngày Giáng sinh”.
Trên
các kênh truyền hình Campuchia phát qua vệ tinh như TV5, TVK, CTN… đã có thể nhìn thấy nhiều
nhà thờ ở Campuchia với thánh giá vươn cao. Tuy nhiên, phần lớn nhà thờ đều là
kiến trúc bán kiên cố, lợp tôn, đều có vẻ là mới xây dựng tạm.
Điều
như thế đã diễn ra ở quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo và chỉ trong “năm năm
trở lại đây” như bài phóng sự cho biết.
Trước
năm 1993, một số giáo phái Tin Lành có tiến hành cải đạo đối với người Khmer lưu
vong, vượt biên, sống trên biên giới Thái Lan.
Còn
theo thông tin trên Wikipedia thì
trước đó nữa không chuyện cải đạo ở Campuchia. Từ điển này, trong mục từ
“Religion in Cambodia” (Tôn giáo ở Campuchia), dẫn lời một nhà truyền giáo: “Ông
cảm thấy rằng không ai cải đạo mà không được phép của nhà vua” (“He felt
that no would dare to convert without the King’s permission”).
Một
thông tin khác cũng từ Wikipedia: “Năm
1982, nhà địa lý học Pháp Jean Delvert báo cáo là có 3 ngôi làng đạo Cơ đốc ở
Campuchia, nhưng ông không cho thấy dấu hiệu về tầm cỡ, vị trí hay loại hình của
chúng” (“In 1982, French geographer Jean Delvert reported that three
Christian villages existed in Cambodia, but he gave no indication of the size,
location, or type of any of them”).
Như
thế 40 năm trước, dấu vết cải đạo là “no
indication of the size, location, or type”. Nhưng 40 năm sau, đặc biệt sau
giải pháp chính trị với thời điểm 1993, đến nay thì ở Campuchia “nhiều người Khmer theo đạo mới”.
Đó là
điều đang diễn ra ở quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo.
MT