Minh Thạnh
Trong lịch sử hiện đại
Trung Quốc, có 2 trường hợp cải đạo sang Cơ Đốc giáo được nhắc đến nhiều do ảnh
hưởng của nó. Trường hợp thứ nhất là Tôn Trung Sơn, mà chúng tôi đã đề cập đến
trong một bài viết trước đây. Trong bài viết này, chúng
tôi xin đề cập đến trường hợp Tưởng Giới Thạch. Cả 2 trường hợp cải đạo đều là
tổng thống củna Trug
Hoa Dân Quốc.
Tưởng Giới Thạch là
trường hợp cải đạo sang đạo Tin Lành, thường được coi là dưới tác động của vợ,
theo đạo của vợ, là bà Tống Mỹ Linh.
Tuy nhiên, việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch là một quá trình kéo dài và đã có
nhiều khó khăn. Tác động để Tưởng Giới
Thạch cải đạo được coi là đã có từ trước khi ông cưới vợ. Nhưng Tưởng
Giới Thạch vẫn giữ đạo Phật sau khi cưới vợ một thời gian, cho đến khi ông thoát
chết trong một cuộc tấn công dữ dội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, mà
sự may mắn của Tưởng được coi là linh ứng đối với lời cầu nguyện Thiên Chúa của
Bà Tống Mỹ Linh (!?).
Việc cải đạo của Tưởng Gưới Thạch có một tác động nhất định đối với chính quyền
và quân đội Trung Hoa Dân Quốc thời bấy giờ. Có một số quan chức và sĩ quan cải đạo
theo Tưởng Giới Thạch, cho dù có tài liệu nói rằng Tưởng Giới Thạch không
khuyến khích (có tài liệu nói là có).
Xem phim Trung Quốc, Hồng Công hay Đài Loan, chúng ta thấy cảnh quan chức, tướng
tá Trung Hoa Dân Quốc thường cầu chúa, có thể coi là ảnh hưởng của việc cải đạo
này. Tuy
nhiên, đây không phải là sự kiện mà bài viết này hướng tới.
Ảnh hưởng chính trị của
việc cải đạo sang Cơ Đốc giáo của Tưởng Giới Thạch là việc Tống Mỹ Linh và một
số chính khách Đài Loan, chính khách Hoa Kỳ chơi lá bài tôn giáo trong những
cuộc vận động ngoại giao và chính trị chống cộng sau đó, trong nội chiến và sau
khi “Trung Hoa Dân quốc” chạy khỏi Đại lục Trung Quốc.
Trong những giây phút
hấp hối của chính quyền Quốc dân Đảng tại Đại lục Trung Quốc, những cuộc vận
động ngoại giao và chính trị cho việc ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Quốc Dân
đảng, do Tống Mỹ Linh xúc tiến tại Mỹ, cuộc chiến đấu của chính quyền Quốc dân
Đảng chống Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được bắt đầu trình bày như một
cuộc chiến của những người tin đạo Cơ Đốc chống lại những kẻ vô thần.
Sau khi chính quyền Quốc
dân Đảng dời đến đảo Đài Loan, thì cuộc vận động ngoại giao và chính trị như
trên vẫn được tiến hành một phần dưới màu sắc tôn giáo, như đã nói, nhằm tìm
kiếm sự hậu thuẫn, vốn liếng chính trị cho chính quyền Đài Loan.
Trong một tài liệu về lịch sử quan hệ quốc tế mới xuất bản tại Việt Nam, quyển “Quan hệ quốc tế thời hiện đại – Những vấn đề
mới đặt ra”, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Thanh Bình, PGS. TS. Văn Ngọc Thành
(đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2012, đã
có một báo cáo khoa học nói đến vấn đề này.
Bài viết “Đề cương bài giảng “Quan hệ Mỹ - Trung: Bệnh
hoang tưởng, chính sách ngăn chặn và việc bình thường hóa quan hệ”” của PGS.
TS Alan Richard Sweeten, giảng viên California State University, Stanislaus, Hoa
Kỳ có đoạn (trang 500 sách đã dẫn):
“Nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc (không phải là một tổ chức chính thức
và tập trung – có ảnh hưởng lớn vào những năm 1970), chủ yếu bao gồm những thành
viên bảo thủ, thường là những người thuộc Đảng Cộng hòa và những tín đồ Cơ đốc
giáo ủng hộ Tưởng Giới Thạch, đã quả quyết rằng việc Trung Quốc rơi vào tay cộng
sản là không thể tránh khỏi. Nước Mỹ đáng ra phải viện trợ và ủng hộ tốt hơn cho
phe dân tộc chủ nghĩa bởi vì Trung Quốc có vai trò quan trọng như một nơi đầy
hứa hẹn cho sự phát triển của những giá trị Cơ đốc giáo, giá trị tư bản chủ
nghĩa và dân chủ của Mỹ. Với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền ở Trung Quốc,
chúng tôi buộc phải giúp đỡ/bảo vệ Đài Loan và tạo thêm cho Tưởng Giới Thạch một
cơ hội để trở về và giải phóng nhân dân Trung Quốc (đây là giai thoại liên quan
đến những người Mỹ hội họp ở Đài Loan đầu năm 1973 có niềm tin rằng: Tưởng Giới
Thạch chính là một anh hùng cứu tinh Trung Quốc)”.
Những thế lực chống Cộng ở Mỹ đã lợi dụng vấn đề tình cảm, trong đó có những
những tình cảm tôn giáo thế cho những mục tiêu của họ.
Cũng tài liệu nói trên (sách đã dẫn, trang 500 – 501) cho biết
“Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã lợi
dụng những sự đồng cảm này và sử dụng thêm một yếu tố mới để giải thích sự thất
bại của Trung Quốc. Những người
ủng hộ cộng sản hay những người cộng sản trong Chính phủ Mỹ đã viện trợ và tiếp
tay cho việc hoạch định chính sách trên, dẫn đến tình trạng bỏ rơi lực lượng của
Tưởng Giới Thạch. Những “gián điệp” Mỹ phản bội quốc gia này cần phải bị bóc
trần và bãi bỏ chức vụ.
Khá nhiều cuộc họp đã được tổ chức và nhiều cá nhân bị thẩm vấn vào năm 1954,
sau đó bị sa thải, chấm dứt sự nghiệp hoạt động xã hội.
Kết cục của tất cả những sự tra vấn chính sách, tranh luận công khai và những
rối loạn chính trị này chính là sự trở lại nắm quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa
ở Nhà Trắng (và ở Hạ Nghị viện)”.
“Trung Quốc” được nói
đến trong những đoạn văn trích dẫn trên
là chỉ Đài Loan, với danh xưng “Trung Hoa Dân Quốc”.
Nhiều tài liệu lịch sử
cũng như tác phẩm văn học lấy đề tài lịch sử của Trung Quốc và Đài Loan đều nói
rằng lịch sử Trung Quốc hiện đại có thể khác đi ít nhiều nếu không có sự việc
cải đạo của Tưởng Giới Thạch. Lá bài tôn giáo đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục
chơi sau đó, và cũng nhằm vào những người theo Cơ đốc giáo ở Mỹ, như tài liệu
nói trên đã viết. Trang 507 sách đã dẫn, cùng một báo cáo khoa học, cho chúng ta
biết tiếp “Những cuộc biểu tình năm 1989 ở Quảng trường
Thiên An Môn đã làm phức tạp mọi vấn đề đối với Tổng thống Bush bởi vì nó đã đặt
sự chú ý cao độ vào sự đối xử của Trung Quốc đối với người dân và đẩy vấn đề
nhân quyền lên đến đỉnh điểm.
Như tôi đã đề cập trước đó, người Mỹ đã mong muốn từ lâu rằng, người Trung Quốc
có quyền tự do tin tưởng vào đạo Cơ đốc – và từ đó mở rộng sang quyền tự do theo
đuổi các hệ tư tưởng khác nhau dù là về tinh thần hay chính trị. Các sinh viên
Trung Quốc đã dựng lên một “Nữ thần Dân chủ và Tự do” và dù muốn hay không cũng
đã hướng theo các khuynh hướng của người Mỹ”.
Như vậy, một quy trình
đã được bắt đầu dưới tác động của Tống Mỹ Linh: Tưởng Giới Thạch cải đạo ->
chính quyền Quốc dân Đảng mang mác vì Chúa Cơ Đốc -> hướng đến những người theo
đạo Cơ đốc ở Mỹ…
Việc cải đạo ở một số cá
nhân thuộc tầng lớp cầm quyền, tinh hoa, rõ ràng, sẽ có tác động tiêu cực đối
với lịch sử và đối với Phật giáo. Đối với Trung Hoa, Tưởng
Giới Thạch là một ví dụ bên cạnh Tôn Trung Sơn.
Nghiên cứu về vấn đề này
có thể rất hữu ích, vì hiện, cách chơi lá bài tôn giáo, mà chủ chốt là Cơ Đốc
giáo theo kiểu Tống Mỹ Linh đã chơi, vẫn còn có những người làm chính trị ở Mỹ,
Đài Loan và cả Trung Quốc tiếp tục chơi. Việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch là một ván thắng lớn của Tống Mỹ
Linh. Nhờ vốn liếng được bạc ván đầu đó, Tống Mỹ Linh đầu tư vào những
ván tiếp theo cuối thập niên 1940, thập niên 1950…
Thượng nghị sĩ Mc Carthy đã mượn vốn đó cho những canh bạc tiếp theo. Và cứ thế, đến nay vẫn có người còn tiếp tục...
Ngày nay, khi nhìn những
người chơi lá bài cơ đốc giáo đối với các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa còn
lại, có ai biết đến những ván đầu tiên do Tống Mỹ Linh khởi động từ vụ “được
bạc” cải đạo của Tưởng Giới Thạch, bắt đầu ở thập niên 1940. Có được Tưởng Giới
Thạch cải đạo, bà Tống Mỹ Linh mới Cơ đốc hóa cuộc nội chiến do Quốc dân Đảng
tiến hành và hoạt động đề kháng sau đó, kể cả mưu toan “phục quốc”.
Canh bạc đã được chơi cả trên tình cảm tôn giáo của người Mỹ (xem sách đã dẫn)
(1).
Với những phát hiện lịch
sử như vậy, rõ ràng không thể không lưu tâm với vấn đề cải đạo. Vấn đề đã đi từ cải đạo đến quan hệ quốc tế, ảnh hưởng chính trị, sự
tồn tại của các lực lượng và cả đến mức quốc gia?
Những nhà ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đầu tiên đến Mỹ miêu tả những
cuộc biểu tình phất cờ “Thanh niên bạch nhật” (quốc kỳ Đài Loan, tự xưng là
Trung Hoa Dân quốc) cùng với việc giương cao thánh giá, là hiện tượng nằm trong
khuôn khổ của canh bạc chính trị này.
Rõ ràng, bà Tống Mỹ Linh sẽ mất nhiều hơn nữa nếu Tưởng Giới Thạch không cải
đạo.
Bà sẽ có ít hơn để mớm cho Thượng nghị sĩ Mc Carthy làm nên
sóng gió.
Theo PGS. Ts Alan Richard Sweeten thì đỉnh
cao cơn sống gió gồm cả việc thay đổi chính quyền và chính sách ở Mỹ trong thập
niên 1950. Chúng ta đọc ở trang 499 sách đã dẫn “Nước
Mỹ đã hy vọng sẽ đứng ngoài những xung đột mở rộng ở đấu trường Trung Quốc và
thậm chí đã chuẩn bị để chứng kiến việc Mao Trạch Đông xâm chiếm và tái hợp nhất
Đài Loan. Chính sách mới định
hình này đã thay đổi nhanh chóng bởi những sự kiện diễn ra ở Triều Tiên, nhưng
trước khi chuyển sang cuộc chiến đó, tôi muốn dành một chút thời gian để thảo
luận về nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc và chủ nghĩa McCarthy.
·
Nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc và chủ nghĩa McCarthy (1950-1956).
Sự dao động thường xuyên không bao
giờ ngớt của nền chính trị Mỹ chính là câu chuyện một đảng (dù là Cộng hòa hay
Dân chủ) luôn tìm cách giành quyền kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng về phe mình.
Theo mạch truyện đặc biệt này, khi mà Roosevelt và Truman đã kiểm soát nền chính
trị Mỹ quá lâu thì việc Trung Quốc đi theo chủ nghĩa
Cộng sản trở thành một cơ hội cho Đảng Cộng hòa giành lại quyền lực từ tay Đảng
Dân chủ”.
(Từ “Trung Quốc” ở đây chỉ “Trung Hoa Dân Quốc”).
Trang 502 sách dẫn trên nói tiếp đến những kết quả sau thập niên 1950: “Trước
việc nước
Mỹ tiêu tan hy vọng về Trung Quốc,
quyền lực của nhóm vận động Trung Quốc và ảnh hưởng (ngày càng tăng) của những
người ủng hộ McCarthy, Đài Loan đã đảm đương một vai trò to lớn hơn trước đây.
Thêm vào đó, Mỹ đã rót hàng tỷ USD vào một hiệp ước phòng thủ song phương (có
thời hạn kéo dài đến năm 1979). Nước Mỹ trên thực tế đã
tạo ra một chính sách “hai Trung Quốc” tồn tại cho đến tận ngày nay. Đài
Loan được sử dụng để nhằm thúc đẩy sự ổn định ở Đông Á hoặc cũng có thể phân tán
sự chú ý của Trung Quốc (và các nguồn lực quân sự) khỏi các khu vực khác”.
Không phải là cú thắng
bạc lớn nhưng rõ ràng nó giúp cho Tống Mỹ Linh và đảng của bà ta không thua cháy
túi. Hệ lụy chính trị của sự việc trên ngày nay vẫn còn với
lãnh thổ Đài Loan tách rời Trung Quốc.
Và kiểu làm chính trị
pha màu sắc tôn giáo theo cách thức Tống Mỹ Linh vẫn còn tiếp tục, và
không chỉ với đối tượng “Trung Quốc” (Trung Quốc được hiểu là gồm 2 bờ eo biển
Đài Loan).
Vì vậy, kết luận có thể
rút ra là không nên xem thường việc cải
đạo! (2).
(1)
Cuốn sách Quan hệ quốc tế thời hiện đại –
Những vấn đề mới đặt ra gồm một số bài viết được chọn lọc của các nhà khoa
học lịch sử trong và ngoài cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu và giảng
dạy Lịch sử quan hệ quốc tế thời hiện đại”, do Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội tổ chức năm 2011; do GS. TS. Đỗ Thanh Bình và PGS. TS. Văn Ngọc
Thành đồng chủ biên. Nội dung sách đã đưa ra cách tiếp cận mới về một số vấn đề
nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế: nguồn gốc Chiến tranh lạnh; quan hệ giữa
các cường quốc lớn như Ấn Độ-Trung Quốc, Nga-Trung Quốc, Mỹ-Nga…; quan hệ giữa
Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu (EU), châu Phi, Mỹ…
(2)
Quý bạn đọc có biết thêm thông tin, tư liệu lịch sử, bình luận về vụ việc cải
đạo của Tưởng Giới Thạch, kể cả từ truyện kí lịch sử, xin vui lòng cung cấp
thông tin cho chúng tôi, theo phản hồi dưới bài viết hoặc qua email
vinasat132@yahoo.com.
Xin chân thành cảm ơn.