Thiền sư Triệt Ngộ khai thị niệm Phật

thien su

HT Thích Đạt Dương dịch

---o0o---

Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh.

Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật. Hễ nhớ Phật, niệm Phật, thì lúc hiện tiền hay lúc đương lai, quyết định thấy Phật, chẳng cần phải cầu phương tiện nào khác, mà tự tâm được mở mang bởi niệm Phật. Niệm Phật như vậy không phải là cái pháp Minh Tâm hay sao?

Lại cái yếu hạnh Tịnh Tâm cũng không chi bằng niệm Phật. Hễ một niệm tương ứng là niệm Phật. Bỏ hột châu trong xuống nướùc,thì nước đục phải trở thành nước trong. Ghi danh hiệu Phật vào tâm, thì tâm loạn phải trở thành tâm Phật. Niệm Phật như vậy không phải là cái yếu hạnh Tịnh tâm hay sao?

Cho nên một câu niệm Phật hiệu, nhiếp cả môn ngộ và môn tu. Nếu nói ngộ thì gồm có tín, nói tu thì gồm có chứng. Mà tín, giải, tu, chứng thì nhiếp cả Đại thừa và Tiểu thừa, bao nhiêu tông yếu của các kinh thảy đều thu hết. Thế thì một câu Di Đà rõ là cái đạo chí yếu vậy.

Nguyên lai cái tâm mật niệm hiện tiền của chúng ta toàn chơn mà thành vọng, toàn vọng mà vốn chơn, trọn ngày bất biến và trọn ngày tùy duyên. Nếu chẳng tùy theo cái duyên

Phật giới mà niệm Phật giới, thì sẽ niệm chín giới kia. Chẳng niệm tam thừa ( tam thừa: Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa ), thì lại niệm lục phàm. Chẳng niệm quỷ súc, thì lại niệm địa ngục. Vì đã có tâm thì không thể nào gọi là không có niệm. Bởi cái tâm thể không niệm ấy chỉ có Phật chứng được mà thôi. Ngoài ra từ bậc đẳng giác nhẫn xuống đẳng thấp tất cả đều có niệm hết cả.

Mà nếu một niệm khởi ra, thì tất lạc vào mười pháp giới, chớ không có niệm gì ra ngoài phạm vi mười pháp giới cả.

1- Như tâm ta mà tương ứng được với tâm bình đẳng đại từ đại bi và công đức y báo chánh báo cùng là vạn đức hồng danh, tức là niệm pháp giới Phật.

2- Như tâm ta mà tương ứng được với tâm Bồ Đề và lục độ vạn hạnh, tức là niệm pháp giới Bồ Tát.

3- Như ta dùng cái tâm vô ngã mà tương ứng với mười hai nhân duyên tức là niệm pháp giới Duyên Giác.

4- Như tâm ta mà tương ứng với tứ thiền, bát định, và mười điều thương phẩm tức là niệm pháp giới Thiện-cõi trời.

5- Như ta dùng cái tâm vô ngã mà quan sát bốn pháp tứ diệu đế, tức là niệm pháp giới Thinh Văn.

6- Như tâm ta mà tương ứng với năm điều giới cấm, tức là niệm pháp giới Nhơn.

7- Như ta tu theo các pháp giới thiện mà còn giữ cái tâm nóng giận, kiêu ngạo, và hơn thua, tức là đọa lạc vào pháp giới A Tu La.

8- Như ta dùng cái tâm chậm trễ yếu đuối mà niệm mười điều ác hạ phẩm, tức là đọa lạc vào pháp giới Súc Sanh.

9- Như ta dùng cái tâm nữa gấp nữa bướng mà tương ưng với niệm mười điều ác trung phẩm, tức là đọa lạc vào pháp giới Ngạ Quỷ.

10- Như ta dùng cái tâm mãnh liệt mà tương ưng với niệm mười điều ác thượng phẩm, tức là đọa lạc vào pháp giới Địa Ngục.

Vậy hằng ngày ta phải tự xét cái niệm tâm sơ khởi của ta xem nó tương ứng với pháp giới nào nhiều hơn và pháp giới nào mạnh hơn, thì chỗ an toàn lập mạng về tương lai của ta không cần phải hỏi ai mà cũng tự biết.

Trái lại hết thảy cảnh giới đều do nghiệp sở cảm, do tâm sở hiện, thì cái hiện ấy đương thể tức là tâm. Nếu đã có tâm thì không sợ gì mà không có cảnh. Chẳng hiện cảnh giới Phật, thì hiện cảnh của chín giới kia. Chẳng hiện cái cảnh Tam thừa thì hiện cái cảnh giơiù lục phàm. Chẳng hiện cảnh thiên, nhơn, quỷ, súc thì hiện cảnh địa ngục.

Duy có khác nhau là: cái cảnh sở hiện của Phật và tam thừa thì tuy có hơn có thua mà cũng đều được hưởng thọ cái vui thiền định ngũ dục. Cái cảnh sở hiện của quỷ súc thì vui ít khổ nhiều, đến như cái cảnh sở hiện của địa ngục thì lại toàn là thống khổ.

Cũng như cái cảnh giới núi, sông, nhơn vật của người thấy trong giấc mơ chiêm bao kia, đều do mộng tâm sở hiện ra cả. Nếu không mộng tâm thì tất không mộng cảnh mà nếu không mộng cảnh thì tất không mộng tâm.

Vậy nên biết ngoài tâm không cảnh, ngoài cảnh không tâm. Toàn cảnh tức là tâm, toàn tâm tức là cảnh. Nếu do trong Nhơn mà xét Quả thì phải quán tâm, bằng do trong Quả mà nghiệm Nhơn thì phải quán cảnh. Cho nên nói:" Chưa có Tâm nào không tâm và cũng chẳng có cái cảnh nào không cảnh.

Quả ắt theo Nhơn. Nhơn ắt có Quả là lẽ tất nhiên như vậy.

Nếu ai là người quá rõ thấu cái lý một niệm khởi ra tất phải lạc vào mười giới, mà chẳng chịu phát tâm niệm Phật. Cái lý tâm cảnh như một nhân quả không hai mà chẳng chịu niệm Phật cầu sanh về tịnh độ.

Nhưng pháp môn niệm Phật cần phải lấy 16 chữ:" Vì sự sanh tử, phát tâm bồ đề, lấy tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật." làm một cang tổng lớn, bởi vì hết thảy những sự thống khổ sanh tử mà nếu sanh tử chẳng dứt được thì lại sanh rồi tử, tử rồi sanh, ra khỏi thai bào này, thì chun vào thai bào khác, cổi bỏ đảy da nọ, mang lấy đảy da kia, khổ nào xiết nói.

Huống chi chưa thoát khỏi bánh xe luân hồi thì khó nỗi tránh phần đọa lạc thai lừa bụng ngựa. Kiếp kiếp ra vào xác chó, hình heo đời đời thay đổi. Cái nhơn thân ấy là thiệt dễ mắc mà khó làm. Một niệm sai lầm thì đã lọt trong ác thu,ù tam đồ dễ tới,địa ngục dễ vào tâm thức luôn sống trong ngày dài mà khổ nặng. Từ đời thất Phật nhẫn lại mà cái thân con kiến hãy còn, sau khi tám vạn kiếp rồi mà cái lớp Bồ Câu chưa cổi, thời gian dài ngắn không lúc rãnh rang. Thống khổ muôn ngàn không người cứu vớt, nói đến rung mình rởn óc, nghĩ thêm xót dạï đau lòng. Vật ta phải chăm nghĩ cái sanh tử ấy một cách cho thống thiết cũng như lữa cháy đầu mới được.

Song ta đã biết vì cái khổ sanh tử phải thoát ra cho khỏi. Thì ta cũng nên làm thế nào cho hết thảy chúng sanh trong vòng sanh tử kia cũng đều ra khỏi như ta. Vì chúng sanh với ta cũng đồng một thể, cũng đều là cha mẹ trong kiếp quá khứ và cũng đều là chư Phật trong đời vị lai. Nếu ta chỉ cần phần tự lợi một mình mà chẳng nghỉ đến sự phổ độ, thì chính ta đối với lương tâm cũng không an được.

Huống chi đại tâm của ta chẳng phát thì ngoài không thể với chư Phật trong không thể hợp với bản tánh, trên không thể viên thành được Phật đạo, dưới không thể phổ độ được quần sanh, thì bao nhiêu ân ái của ta từ vô thỉ làm sao cho giải thoát, và bao nhiêu oan khiên của ta từ vô thỉ làm sao cho tiêu ma. Gia dĩ tội nghiệp của ta trong lụy kiếp khó nỗi sám trừ và thiện căn của ta trong lũy kiếp cũng khó nỗi thành thục. Mà trên con đường tu hành của ta trong đời này nếu không khởi Bồ Đề tâm thì dễ bị lạc vào thiên không tiểu thừa, cho nên ta cần phải phát đại Bồ Đề Tâm là thế.

Sau khi phát đại tâm rồi, thì nên tu đại hạnh, mà ở trong tất cả hạnh môn, thì chỉ có lấy tâm thâm tín, thâm nguyện của ta mà chuyên trì danh hiệu của Phật là một hạnh dễ làm dễ được và rất ổn đáng, rất viên đốn mà thôi.

Thâm tín là ta tin chân thật rằng đức Thích Ca Như Lai không bao giờ thuyết dối trá. Đức Di Đà Thế Tôn không bao giờ nguyện dối. Mà ta đã tạo cái nhơn niệm Phật cầu sanh, thì phải cảm cái quả Phật, ắt sẽ thấy Phật vãng sanh. Cũng như trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, âm vang ứng theo tiếng, bóng dáng ứng theo hình. Nhơn không đến nỗi luống công, quả không ngẫu nhiên mà đặng. Cái đó chẳng đợi hỏi Phật mà ta có thể tự tin một cách chắc chắn như vậy.

Huống chi cái tâm một niệm hiện tiền của ta, toàn chơn mà thành vọng, toàn vọng mà vốn chơn, trọn ngày tùy duyên, trọn ngày bất biến dựng cùng ngang khắp không có gì lọt ra ngoài dầu cho Chánh báo Di Đà và Y báo tịnh độ cũng ở vào trong đó cả.

Thế mà ta dùng cái tâm sẳn đủ có Phật, chuyên niệm Phật sẳn đủ nơi tâm thì lẽ nào Phật sẳn đủ nơi tâm mà lại chẳng ứng với tâm sẳn đủ có Phật hay sao! Ta được tin như thế rồi, thì nguyện tâm của ta tự nhiên khẩn thiết. Ta hãy lấy cái vui ở cõi Cực Lạc kia mà coi lại cái khổ ta bà này, thì tâm ta không xiết nỗi nhàm chán xa lánh như lìa nơi hầm tiêu, tránh chỗ lao ngục.

Còn ta lấy cái khổ ta bà này mà coi đồng như với cái vui ở Cực Lạc kia, thì tâm ta đều thấy sự trông mong, ưa muốn, như nôn về cố hương và như nôn tới bảo sở vậy.

Tóm lại nguyện tâm của ta mà được khẩn thiết như khát nhớ uống, như đói nhớ ăn, như bệnh khổ nhớ thuốc hay, như con thơ nhớ mẹ hiền, và như tránh sự giết hại của ta vào trong cái yểm khổ hận lạc như thế, thì hết thảy những cảnh duyên ở ngoài không dễ gì lôi cuốn và xây lật được ta cả.

Sau khi tín nguyện kiên cố rồi, thì ta dùng cái tâm tín nguyện ấy mà chấp trì danh hiệu của Phật. Niệm một tiếng là một hột giống chín phẩm hoa sen, niệm một câu là một chánh nhơn vãng sanh tịnh độ, nhưng cần phải niệm niệm không đổi, tâm tâm nối nhau.

Mặt mặt chuyên cần, đừng cho gián tập, càng lâu càng bền, càng niệm càng thiết thì một ngày kia tự đi đến cái cảnh giới nhất tâm bất loạïn.

Trong quán kinh nói: "tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Pháp" mà nếu so với câu "chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật." của thiền tông nói, thì câu nói ấy của quán kinh thì lại càng thẳng tắt chóng lẹ hơn vì sự thấy tánh khó lắm mà sự làm Phật thì dễ.

Tại sao thế? Bởi vì một bên thì phải xa lìa cả tâm lẫn ý thức mà hiện rõ cái bản thể linh quang mới là thấy Tánh, cho nên khó. Còn một bên thì chỉ chuyên trì danh hiệu và quán tưởng y báo, chánh báo của Phật tức là tâm làm Phật cho nên dễ.

Chính Phật nói: Trong khi tâm của chúng ngươi tưởng Phật, thì tâm ấy tức là ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp. Vậy không phải là tưởng niệm Phật tức là làm Phật hay sao!

Huống chi thành Phật với Phật lý không phải là hai, mà lại một bên thấy tánh so với một bên làm Phật khó dễ cách nhau như một trời một vực. Vậy đũ biết niệm Phật so với tâm thiền, thì niệm Phật là một pháp rất thẳng tắt và mau chóng đạt.

Trái lại một bên là lời của tổ thiền tông và một bên là lời của Phật quán kinh, thì ta nên trọng bên nào, khinh bên nào, lấy bên nào. Người học Phật cần phải dứt trừ cái tập quán cũ mà để làm cho tâm trống, khi bình tỉnh rồi tự mình kiểm điểm thử coi, thì chắc có một ngày kia sẽ phải thú nhận cái thuyết của Phật nói là đúng.

Chúng ta phải biết, ban sơ tâm ta vì mê khởi vọng. Thì nói rằng một niệm vọng đọng, rốt sao tâm ta trở vọng về chơn thì nói rằng một niệm tương ứng. Thế thì trước khi khởi vọng và sau khi về chơn, còn có pháp gì ra ngoài một niệm ấy được.

Vậy nên một niệm ngộ theo tịnh duyên, tức là Phật pháp giới mà mê theo nhiễm duyên tức chánh pháp giới, mười phương hư không là một niệm ấy mê muội. Hết thảy quốc độ là một niệm ấy lòng động chánh báo, tứ sanh là một niệm tình, tưởng hiệp ly mà có y báo. Tứ đại là một niệm ấy động tịnh trái thuận mà thành.

Thế là biết pháp nào, pháp nấy cũng chỉ nương nơi niệm ấy biến hiện, nếu lìa niệm ấy ra thì không pháp gì có cả. Nguyên lai một niệm gốc ấy là pháp giới mà do nơi duyên khởi ra, nhưng duyên không có tự tánh toàn thể chỉ là pháp. Cho nên được ngang khắp mười phương dựng cùng ba khoản, lìa cả tứ quả, tuyệt cả bích phi, không thểâ nghỉ bàn được mà có đũ oai thần và có đủ công dụng một cách tự nhiên.

Ngày nay ta dùng cái niệm ấy mà niệm Phật A Di Đà cầu sanh về cõi Cực Lạc tịnh độ, thì đương lúc ta niệm đó, tức là y báo chánh báo bên tây phương kia đều ở trong tâm ta, và tâm ta cũng ở trong y báo, chánh báo ở bên tây phương kia. Chẳng khác nào hai mặt gương giao tiếp ánh sáng, mà chiếu rọi lẫn nhau, vốn không ngăn ngại ấy cũng là cái tướng ngang khắp mọi phương đó vậy. Còn như ước lược về lý dựng cùng ba khoản mà nói thì trong lúc ta niệm Phật ấy, tức là lúc ta thấy Phật, và cũng tức là lúc ta thành Phật. Lại trong lúc ta cầu sanh ấy tức là lúc ta vãng sanh, và tức là lúc ta độ sanh ba khoản đồng thời không sao tránh trước.

Tuy ánh châu quang trong lưới, thiên đế toàn thể khó đều, những việc mộng sự trong giấc nam a mật lắng hơn giống, lý ấy ngộ thì thiết khó, mà tin thì thiệt dễ. Lý ấy nếu ta thừa lãnh thì được liền, thì sẽ chắc toàn thân thọ dụng, cho nên cổ nhơn nói: "sự tham học hết và nói, việc làm đã xong là thế, bằng chưa đặng như vậy thì chỉ nên tùy tiện quan sát và tùy thuận thọ dụng đó thôi."

Vả lại tâm của ta hay thọ nghiệp và cũng hay chuyễn nghiệp mà nghiệp do tâm tạo và cũng tùy tâm mà chuyễn nghiệp buộc, mà nghiệp chẳng tùy tâm chuyển , thì tức là nghiệp thì tức là nghiệp hay buộc tâm.

Tại sao tâm hay chuyển nghiệp?: nghĩa là tâm ta hiệp với Phật thì tức là tâm hay chuyển nghiệp. Tại sao nghiệp hay buộc tâm?: tâm ta cứ theo thường phận mà đành làm, đành chịu tức nghiệp hay buộc tâm.

Cho nên hết thảy những cảnh giới hiện tiền và hết thảy những quả báo đương lai đều do nghiệp sở cảm và đều do tâm sở hiện. Cho nên cảnh trước báo sau đều không nhất định, ấy là vì tâm hay chuyển nghiệp.

Nếu người ở trong lúc tâm bị nghiệp buộc tâm vào cảnh làm cho báo đều nhất định, mà thoạt nhiên phát tâm rộng lớn tu hạnh chơn thiệt. Tâm hiệp với Phật, và hiệp với đạo, thì tâm có thể chuyển nghiệp mà cái nhất định của cảnh và báo kia lại hóa thành không định. Còn như người ở trong lúc nghiệp bị tâm chuyển làm cho cảnh và báo không nhất định mà nếu đại tâm thụt lùi, thiệt là hạnh kém thiếu. Thì nghiệp trở lại buộc tâm, mà cái không định của cảnh và báo kia hóa thành nhất định.

Nhưng cái cơ phát tâm với chẳng phát tâm và cái quyền tạo nghiệp hay là chuyển nghiệp, thiệt ra đều ở nơi ta.

Nếu ngày nay ta phát tâm niệm Phật cầu sanh về cõi Cực Lạc, hoặc quán tưởng y báo chánh báo bên cảnh tây phương hoặc chuyên trì danh hiệu của Phật Di Đà niệm niệm nối luôn, không hề gián đoạn, tức tâm với Phật hiệp đến khi cái hiệp ấy cùng tột rồi, thì tâm ta có thể chuyển nghiệp được mà làm cho cái hiện cảnh ta bà trở thành Cực Lạc. Và cái lai báo thai ngục trở thành liên báo, mà ta tức là người tự tại bên cõi tây phương tịnh độ vậy.

Còn như trong lúc này mà oan tâm của ta hoặc có thai thất, hay là niệm niệm tâm của ta hoặc sanh thối thuyển, tức là chẳng hiệp với Phật. Thì nghiệp trở lại buộc tâm làm cho tiền cảnh và lai báo đều y nhiên như cũ mà ta cũng hườn làm chúng sanh thọ khổ ở cõi ta bà, không sao thoát khỏi.

Vậy thì chúng ta, ai là người có chí xuất ly, cánh sanh tịnh độ, có nên răn sợ và có nên dõng mãnh tinh tấn không?

Vả lại trong môn tịnh độ lấy nguyện làm gốc, nên đã có nguyện thì sau chắc được viên mãn tất cả, coi như ông Uất Đầu Lam Phất thường thiền phi tưởng định ớ mé nước hay trong rừng , mỗi khi định lực sắp thành, thì hay bị các thứ cá, chim làm cho kinh động, nhơn vậy ông bực giận mà đã phát lời ác nguyện rằng: "Ta một ngày kia sẽ làm con Phi Ly vào rừng ăn chim, xuống nước ăn cá cho được."

Quả nhiên sau khi định lực thành rồi thì ông được sanh lên cõi trời phi tưởng sống lâu đến tám vạn đại kiếp tới lúc thiên báo vừa hết thì ông lại bị đọa làm con Phi Ly vào rừng xuống nước mà ăn chim cá. Đó là cái ác nguyện nó vẫn trái hẳn với tự tánh, mà còn có lực dụng to lớn làm cho viên mãn được như thế, huống chi cái nguyện niệm Phật cầu sanh là cái thiện nguyện tương xứng tánh, mà lại không viên mãn được hay sao.

Trong truyện thần tăng chép: có một ông tăng đứng trước tượng Phật đá mà phát lời nguyện giỡn. Như đời này mà sự sanh tử chẳng rồi, thì tôi nguyện qua đời sau sẽ làm một vị đại thần oai võ.

Quả nhiên sau khi chết, ông bèn thác sanh làm chức đại tướng quân. Đó là cái nguyện diễu mà còn thành tựu như vậy huống chi cái nguyện niệm Phật cầu sanh của ta là cái nguyện chí thành mà lẽ nào lại không thành tựu.

Truyện ấy lại chép: Có một ông tăng kinh luận thông suốt, học rộng biết nhiều mà đến đâu cũng không gặp cái duyên hóa độ, ông hằng than thở và tự buồn tủi lấy phận mình, vừa đâu có một ông tăng khác thấy vậy mới nói: người học Phật pháp mà chẳng nghe câu: trong khi chưa thành Phật quả, trước phải kết duyên với người hay sao? Ngày nay ngươi tuy rõ Phật pháp mà không có duyên, thì biết làm thế nào được.

Ông nói: ta cũng tính trọn đời như vậy thôi. Ông kia nói: để ta liệu dùm cho ngươi, vậy chớ lâu nay ngươi có súc tích những vật gì? Ông nọ nói: không có vật chi cả chỉ dư một cái y thôi.

Ông kia nói: vậy cũng đủ. Ông kia nói vừa xong, bèn hỏi y đem bán mà lấy tiền mua đồ thực vật. Rồi dẫn ông nọ đi đến một khu rừng, là chỗ có nhiều chim thú tụ tập, ông kia để cả đồ ăn xuống đất, rồi bày cách cho ông nọ, phát nguyện và dặn rằng: sau hai mươi năm , người mới nên khai pháp. Ông nọ cũng y lời như vậy.

Đến đúng 20 năm sau, ông khai pháp thì quả nhiên những loài chim thú thọ ăn của ông trước kia nó đã chuyển sanh làm người nên ngày nay đến thọ giáo cùng ông rất đông mà toàn là những chàng thanh niên tất cả.

Đó là lời nguyện cho chim thú mà chim thú còn thoát khỏi thân súc sanh làm thành thân người như vậy, thì lẽ nào mình tự nguyện phần mình mà lại không tự độ cho phần mình được.

Huống chi Phật dùng bốn mươi tám lời nguyện, mà ngài tự thành Phật, thì cái nguyện nhiếp sanh của Phật, mà làm sao lại không quyết định vãng sanh.

Coi như ông Hoanh Pha là một người rượu thịt, mà đến sau ông xem truyện vãng sanh, cứ mỗi lần đọc qua là một lần gật đầu cảm phục. Sau khi xem rồi, ông bèn phát tâm niệm Phật luôn bảy ngày không ăn.

Lúc ấy cơ cảm, Phật hiện thân an ủi ông rằng: thọ số của ngươi ở dương thế còn mười năm nữa mới hết, vậy ngươi cứ vui lòng niệm Phật cho hẳn, tới chừng đó ta sẽ tiếp ngươi.

Ông Hoanh Pha nói: Ta bà này là cõi trược ác, hay khiến người dễ mất chánh niệm, nên tôi muốn sanh về tịnh độ cho sớm đặng gần gủi để vâng thờ các thánh.

Phật nói: chí ngươi đã cương quyết như vậy, thì sau ba ngày ta sẽ đến tiếp ngươi.

Quả đúng ngày giờ, Phật đến tiếp dẫn ông Hoanh Pha được vãng sanh.

Lại ngài Hoài Ngọc thiền sư chuyên tu tịnh nghiệp, một lần nọ, ngài thấy Phật và Bồ Tát hiện đày giữa khoảng hư không lại có một người bưng cái đái bằng bạc mà đi vào chỗ ngài thì lúc ấy trong tâm ngài nghĩ rằng: Ta một đời tu niệm tinh tấn là chí quyết ở nơi đài vàng mà sao nay lại trái với bản nguyện như thế.

Ngài vừa nghĩ như thế, thì cái đài bằng bạc tự nhiên ẩn mất. Từ ấy ngài tinh tấn bội phần trải qua hai mươi mốt ngày, ngài lại thấy Phật và Bồ Tát cũng hiện đầy giữa khoảng hư không mà người bưng đài bằng bạc trước kia bây giờ lại bưng cái đài bằng vàng đi đến, ngài thấy vậy bèn im lặng ngồi mà tịch.

Lại ông Lưu Di Dân nương ở theo chùa Đông Lâm của Ngài Huệ Viển mà niệm Phật. Có một hôm vừa lúc ông đương tưởng niệm Phật, thì vừa thấy Phật hiện thân.

Ông bèn nghĩ trong tâm làm sao được tay Phật vò xoa trên đầu ông, thì ông thấy Phật vò xoa đầu ông liền. Ông lại nghĩ nữa: làm sao được cái y của Phật đắp trên mình ông, thì ông thấy Phật lấy y của Phật đắp trên mình ông theo như chỗ sở nguyện.

Ôi! lòng Phật từ bi đối với chúng sanh, thiệt chẳng khác nào cha mẹ đối với con trẻ. Muốn vãng sanh mau thì lập tức Phật làm cho vãng sanh mau, muốn đài bằng vàng thì lập tức Phật cho đổi đài bằng vàng, muốn tay vò đầu thì lập tức được vò đầu, muốn y Phật đắp lên mình thì lập tức Phật lấy y đắp lên mình. Phật đã từ bi thương xót hết thảy chúng sanh, thì lẽ nào đối với ta, Phật lại không từ bi thương xót. Phật lại viên mãn tất cả cái nguyện của chúng sanh, thì lẽ nào đối với ta, Phật không làm cho mãn nguyện.

Xét vậy thì biết tâm Phật từ bi vốn không chọn lựa, nếu ta thiệt lòng phát nguyện, thì lẽ tất nhiên phải tin mà tin và nguyện đã thiệt là hạnh tu tất nhiên phải làm, cho nên trong ba món tư lương: tín , nguyện và hạnh ấy, chỉ có một cái nguyện là gồm hết cả.

Ta nên nghỉ rằng: Trong đời có chi đáng trọng bằng tinh thần, và có chi đáng tiếc bằng cái bóng sáng coi như là một niệm tịnh, tức là cái duyên khởi cõi Phật. Một niệm nhiễm tức là cái sanh nhơn của chín cõi. Cho nên tâm ta một niệm phát động thì đã làm thành hột giống trong mười pháp vậy thì tinh thần không đáng trọng hay sao!

Lại coi như ngày nay qua rồi, thì thọ mạng của ta cũng theo đó mà giảm bớt. Cho nên một tấc sáng của thọ mạng, vậy thì bóng sáng không đáng tiếc hay sao.

Nếu ta biết tinh thần đáng trọng và ánh sáng đáng tiếc thì tinh thần chẳng nên lãng phí, mà niệm niệm phải chuyên trì Phật danh là bóng sáng cũng chẳng nên bỏ qua mà thường phải huân tu tịnh nghiệp.

Giả như ta chẳng trì Phật danh mà trở lại tu theo tam thừa thánh hạnh, ấy cũng là ta không biết trọng tinh thần. Chẳng khác nào dùng cái cung ngàn cân mà bắn lấy một loài chuột nhỏ. Huống chi còn cần khổ tinh thần mà tạo những việc sanh tử trong cõi lục phàm thì uổng phí biết bao.

Lại như ta chẳng tu tịnh nghiệp mà trở lại cầu lấy quyền thừa tiểu quả, ấy cũng là ta không biết tiếc bóng sáng, chẳng khác nào đem hột như ý bảo châu mà đổi lấy một bát cơm, một manh áo, huống chi còn hy sinh thì giờ mà cầu lấy cái quả bữu châu ở cõi nhơn thiên thì uổng phí biết mấy.

Miễn ta biết trọng tinh thần và tiếc bóng sáng như vậy thì tâm niệm của ta chuyên nhất thì Phật dễ cảm hạnh tu của ta siêng năng mà tịnh nghiệp dễ thành chắc không thể nào mất phần vãng sanh của ta được.

Đến khi về cõi tịnh độ thấy Phật Di Đà lúc nào cũng vang tiếng từ âm, lãnh lời khai thị thì ta bỏ được từ âm chứng được pháp giới kéo dài một niệm làm thành trường kiếp, rút ngắn trường kiếp làm thành một niệm và kiếp viên dung, được tự tại vô ngại. Vậy có phải là cái thiện báo của ta biết trọng tinh thần và biết tiếc bóng sáng trong ngày nay đó không?

Nếu nói cho đúng, thì trước phải thấy đạo rồi sau mới tu đạo, có tu đạo rồi sau mới chứng đạo. Đó là một định luật của ngàn thánh đồng đi muôn xưa chẳng đổi vậy.

Nhưng sự thấy đạo có phải dễ đâu. Nếu y theo giáo thừa, thì tất phải mở rộng con đường việc giải thoát. còn như y theo tông môn thì cũng phải thấu suốt đến cửa trùng quan rồi sau mới được nói chuyện tu đạo.

Bằng chẳng vậy mà vội nói tu với luyện, thì cái tu luyện ấy là tu luyện theo lối đui mờ, tất không khỏi cái hại chạm vách va tường hay là sa hầm sập hố. Duy có một môn tịnh độ thì chẳng phải thế đó, từ cõi ta bà này đi thẳng qua phương tây, cách mười vạn ức cõi Phật, có thế giới Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà thị hiện tiếp dẩn thì sẽ được vãng sanh.

Đó là cái cảnh giới thấy biết của Phật tâm, Phật nhãn chớ không phải các bậc hiền thánh trong tam thừa thấy được biết được, cho nên ta phải tin sâu lời nói của Phật cứ y theo đó mà phát nguyện trì danh thì tức là lấy cái thấy biết của Phật làm cái thấy biết của mình chớ không cần phải lấy pháp tõ ngộ nào khác.

Theo như pháp tu của các món kia thì tất phải một phen tỏ ngộ rồi sau mới y pháp tu tập, nhiếp tâm thành định, nhơn định phát huệ, và nhơn huệ đoạn mê hoặc. Rồi sau đó do theo chỗ phát có hơn kém và phần đoạn hoặc, có sâu cạn mà luân đến việc thối cùng chẳng thối.

Chớ như trong môn tịnh độ, thì chỉ lấy cái tâm tín nguyện của mình mà chuyên trì danh hiệu của Phật, hễ trì cho đến nhất tâm bất loạn, thì tịnh nghiệp tất nhiên thành tựu, mạng chung quyết được vãng sanh, mà đã vãng sanh được rồi thì vĩnh viễn không khi nào thối lui cả.

Lại pháp tu của các môn kia thì trước phải sám cái nghiệp hiện tại, bằng chẳng sám thì nó có thể làm cho chướng đạo mà không đường tấn tu, Còn như tu tịnh nghiệp thì vẫn mang nghiệp theo mà vãng sanh, không cần phải sám nghiệp, là vì phát tâm niệm Phật một tiếng thì tiêu được các tội nặng trong sanh tử trong tâm mươi ức kiếp.

Lại pháp tu của các môn kia phải đoạn trừ phiền não: Nếu kiến tự phiền não mà còn một phần nào một báo chưa dứt hết, thì phần đoạn sanh tử không thể hết được, và đồng cư quốc độ không thể ra khỏi. Còn như tu tịnh nghiệp thì tu ngang ra khỏi tam giới, chẳng cần phải đoạn phiền não do quốc độ đồng cư bên này mà sanh về quốc độ đồng cư bên kia, chớ không có chi khó.

Nhưng đã một phen sanh về quốc độ đồng cư bên kia rồi, thì sanh tử từ đó dứt luôn ngoài ra thường được thấy Phật, thường được nghe pháp, áo cơm nhà cửa sẳn có tự nhiên. Nước chim cây rừng thảy đều thuyết pháp và cùng các ngài thượng thiện câu hội một đời, sẽ chứng được quả bất thối và lại đổ được Phật vị.

Thế thì môn tịnh độ ban sơ chẳng cần ngộ đạo, rốt sau chẳng cần đợi phát huệ, chẳng cần sám nghiệp, chẳng phiền đoạn hoặc, thiệt là hết sức tinh giản và hết sức gọn tắc mà đến khi chứng nhập thì lại cực kỳ rộng lớn và cực rốt ráo không có pháp chi bằng. Vậy nên các nhà học giả phải lưu tâm ngoạn vị cho tinh tế mà chọn lựa cho rõ ràng, đừng dụng ý cống cao trong một thời mà hổng mất cái lợi ích trong muôn đời ngàn kiếp thì uổng lắm.

Xưa có một người cùng khổ trong lúc đương đi, trông xa xa đằng trước thấy một quan tiền, kịp khi đến lấy thì thấy là con rắn. Cậu ta bèn đứng sững sốt một bên mà nhìn, thì lại có một người khác đi tới, thấy một quan tiền rồi lượm đi.

Vậy chúng ta xét coi tiền vốn không phải rắn mà rắn hiện ra đó là cái gì, có phải là do nghiệp sở và tâm sở hiện ra không? mà tiền hiện ra rắn là nghiệp cảm, là tâm hiện thì rắn hiện ra tiền lại. Đó không phải là nghiệp cảm, là tâm hiện ra hay sao?

Nhưng thấy tiền hiện ra rắn là cái thấy vọng về phần chúng của đông người, mà cái thấy vọng của một người thì cái vọng dễ biết. Còn cái thấy vọng của đông người thì cái vọng khó biết. Nếu lấy cái dễ biết ấy mà so sánh với cái khó biết kia, thì cái khó biết kia cũng thành ra cái dễ biết mà chúng ta có thể hiểu được.

Thế thì rắn vẫn là rắn mà tiền cũng vẫn là tiền, nếu cứ vậy mà suy mãi tới thì từ trong căn thân, ngoài đến cảnh giới, do một phương nhẫn đến mười phương, cũng là bốn đại bộ châu, ba ngàn thế giới, cũng đều là tiền hiện ra rắn cả. Duy có một điều là con rắn, duy tâm hiện ra, thì nó lại hay cắn người, còn đồng tiền duy tâm hiện ra thì người lại được hưởng dụng, vì vậy mà khác nhau đó thôi.

Cho nên sự uế nhiễm thống khổ ở cõi ta bà này và sự thanh tịnh an vui ở cõi tịnh độ kia đều là duy tâm hiện ra, mà sự uế khổ của duy tâm đã hiện ra thì làm cho người lại gặp cảnh đau đớn, ép ngặt, còn sự tịnh vi của duy tâm đã hiện ra thì lại làm cho người được sự thọ dụng lớn lao.

Thế là biết khổ và vui, uế và tịnh cũng đều duy tâm hiện ra, thì sao lại không bỏ cái uế khổ của duy tâm để lấy cái tịnh vui của duy tâm, mà đành chịu tám thứ khổ åc thiện đốt mãi kiếp nọ qua kiếp kia là lý gì!

Nếu xét ra cho kỹ thì chỉ có hai thứ: Tâm và Nghiệp lực là đầu cửa ải biển sanh tử chúng ta. Nghiệp lực rất lớn mà tâm lực cũng rất lớn. Vì nghiệp không tự tánh toàn nương nơi tâm, tâm hay tạo nghiệp và tâm cũng hay chuyển nghiệp. Cho nên tâm lực nặng hơn, sâu hơn. gia dĩ nghiệp lực có sức mạnh hay lôi kéo ta đi theo thọ sanh. Mà nếu ta biết dung cái tâm lực nặng ấy mà chuyên tu tịnh nghiệp, ắt phải mạnh. Mà tịnh tâm đã nặng và tịnh nghiệp đã mạnh thì tất nhiên đến lúc mạng chung, nó phải đặt ta về tây phương. Ví như cây to hay bức tường lớn mà đã xiên hướng về trời lặn, thì đến lúc ngã, nhất định quyết không ngã về hướng nào khác được.

Sao gọi là tịnh tâm nặng? nghĩa là chúng ta tu tịnh nghiệp: Tin phải cho sâu và nguyện phải cho thiết, nhờ cái tin sâu nguyện thiết ấy mà các thứ tà thuyết không thể làm cho ta lay động mê lầm được và các thứ cảnh duyên cũng không thể lôi kéo xay lật ta được.

Trong lúc ta đương tu tịnh nghiệp mà dẫu có ngài Đạt Ma Tổ Sư, hiện thân trước mặt nói với ta rằng: Ngài có pháp thiền chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật là một pháp rất mầu nhiệm, bảo ta bỏ pháp niệm Phật đặng ngài truyền pháp thiền ấy cho, thì ta cũng đảnh lễ ngài mà bạch rằng: Tôi đã vâng chịu pháp môn niệm Phật của đức Thích Ca Như Lai chỉ dạy và thề trọn đời thọ trì chẳng dám thay đổi, thì ngày nay dẫu tổ sư có pháp thiền thâm diệu đến đâu tôi cũng không dám tự trái lời thề của tôi mà thọ trì pháp khác.

Lại giả như đức Thích Ca thoạt nhiên hiện thân với ta rằng: Pháp niệm Phật của ngài dạy cho ta từ lâu nay đó là phương tiện trong một thời kỳ mà thôi, chớ hiện giờ đây ngài có một pháp siêu việt hơn nữa. Nếu ta bằng lòng bỏ pháp niệm Phật thì ngài sẽ truyền pháp mới ấy cho. Quả có như vậy, thì ta cũng cuối đầu đảnh lễ lạy Phật mà bạch rằng: Trước kia tôi đã vâng chịu tu theo pháp môn tịnh độ của đức Thế Tôn chỉ dạy và đã phát nguyện trong khi hơi thở hãy còn, quyết không di dịch thì ngày nay Như Lai dầu có pháp gì đặc biệt đi nữa, tôi cũng không dám từ trái bản nguyện của tôi mà phụng hành pháp ấy.

Phật, tổ tuy hiện thân khiến bảo như thế mà ta còn không chịu dời đổi cái tin sâu đã quyết định ấy thay, huống chi những thứ tà thuyết hư ngụy của ma vương ngoại đạo kia làm sao cho ta lay động mê lầm được nữa. Tin như vậy mới gọi là tin sâu.

Đến như cái nguyện của ta cũng thế, dầu gặp cảnh hết sức đau đớn như bánh xe nướng đỏ quay mãi trên đầu, hay là gặp cảnh tột bực sung sướng như thú vui ngũ dục của vị Luân vương hiện ra trước mắt, thì ta cũng không tùy theo cái khổ ấy hay là cái vui sướng ấy mà lui bỏ cái nguyện vãng sanh của ta.

Đó là hai cái cảnh nghịch thuận đều cùng cực mà nguyện của ta còn không dời đổi thay, huống chi những cảnh thuận nghịch nhỏ mọn của thế gian kia làm sao lôi kéo và xay lật cái nguyện ta được. Nguyện như vậy mới gọi là nguyện thiết.

Mà tin đã sâu mà nguyện đã thiết tức là tịnh tâm nặng, nếu ta dùng cái tâm nặng ấy mà chuyên tu tịnh nghiệp thì tịnh tâm tất mạnh.

Tâm nặng thì dễ thuần, nghiệp mạnh thì dễ thục mà cái tịnh nghiệp của cực là thuần thục rồi, thì cái tịnh duyên của ta bà phải dứt lìa.

Nhiễm duyên quả hết, thì đến lúc mạng chung, dầu muốn cho cảnh giới luân hồi trở lại nữa, cũng không thể được. Còn tịnh nghiệp quả thực, thì đến lúc mạng chung dầu muốn cho cõi tịnh độ của Phật Di Đà đừng hiện ra trước mặt cũng không thể được.

Nhưng cái tín và cái nguyện ấy ta cần phải nắm vững trong khi bình nhựt thì lâm thời mới tránh khỏi nạn lầm đường lạc nẽo.

Cũng như xưa có một ngài Tổ tu tịnh nghiệp đến gần mạng chung, các vị tiên đồng trong sáu từng trời ở cõi dục giới đều thứ lớp hiện thân tới rước. Ngài cũng không chịu đi, mà chỉ nhất tâm chờ Phật thiệt đến. Khi Phật hiện thân đến tiếp dẫn thì Ngài mới chấp tay mà tịch.

Ôi đương lúc gần chết là lúc tứ đại sắp chia lìa, biết bao đau khổ, còn cảnh thiên đồng tới rước là cảnh tốt đẹp biết bao vui sướng. Mà nếu tín và nguyện trong hằng ngày mà không được đàng hoàng kiên cố thì được trong lúc ấy đối với cảnh ấy tưởng không dễ gì tự mình làm chủ tể cho vững được. Thiết như ngoài Tổ ấy đáng làm tiêu bảng cho những người tu tịnh nghiệp về tương lai.

Lúc ấy có người tu thiện hỏi rằng hết thảy các pháp đều như chiêm bao, ta bà vẫn chiêm bao mà tịnh độ cũng vẫn chiêm bao; nếu đã là đồng chiêm bao thì tu có ích gì?

Triệt Ngộ thiền sư nói: Không phải thế, từ bực thất địa trở xuống thấp bực hơn. Cả thảy tu đạo ở trong chiêm bao. Cho đến bậc đẳng giác mà còn ngũ trong giấc vô minh đại mộng. Thiệt ra chỉ có một người là Phật mới được gọi rằng hoàn toàn thức tỉnh mà thôi.

Thế thì trong lúc con mắt chiêm bao chưa mở đó, bao nhiêu những cảnh giới vui và cảnh giới khổ đều là y nhiên mà nếu trong chiêm bao thấy ta đành chịu sự thống khổ ở cõi ta bà thì chi bằng chọn chiêm bao thấy ta hưởng thọ sự an vui ở cõi Cực Lạc. Huống chi cái chiêm bao ở cõi ta bà là từ nơi chiêm bao đi vào chiêm bao, chiêm bao rồi lại chiêm bao nữa cứ thế xoay lăn trong cảnh giới trầm mê. Chớ như cái chiêm bao ở cõi Cực Lạc là nơi chiêm bao đi tới thức tỉnh, thức tỉnh rồi lại thức tỉnh nữa mà lần lượt đến chỗ giác ngộ hoàn toàn. Thế là chiêm bao tuy đồâng mà trong sự chiêm bao của hai cõi nó vẫn khác nhau, và không thể như khái mà luận được.

Vả lại cái biển lớn Phật pháp chỉ có tín tâm vào được mà trong tịnh độ thì cần lấy tín tâm làm món trọng yếu. Cho nên phép trì danh niệm Phật là một cảnh giới rất sâu của chư Phật đi đến ngoại trừ bậc bổ xứ bồ tát biết được chút ít, còn lại bao nhiêu Thánh Hiền cũng vẫn vâng theo lời Phật nói đó thôi. Chớ không phải trí lực có thể biết được huống chi là kẻ hạ liệt phàm phu.

Cho nên mười thiện pháp lấy tín làm đầu, năm mươi lăm vị để tin ở trước, Mã Minh Bồ Tát thì làm sách Khởi Tín Luận. Tăng Xán tổ thì làm bài Tín Tâm Minh, đó cũng là lấy tín tâm làm cái cửa nhập đạo vậy.

Thuở trước ông Vương Trọng Hồi hỏi ông Vương Vô Vi rằng: Niệm Phật bằng cách nào cho khỏi gián đoạn. Vương Vô Vi đáp: sau khi khởi - đã tin rồi thì không còn nghi trở lại nữa. Vương Trọng Hồi nghe nói vậy, thì hết sức vui mừng rồi đi. Cách chẳng bao lâu Vương Vô Vi chiêm bao thấy Vương Trọng Hồi đến tạ ơn và nói rằng: Nhơn nhờ một câu chỉ bảo mà được lợi ích lớn, hiện nay tôi đã sanh về tịnh độ rồi.

Đến sau, Vương Vô Vi gặp người con Vương Trọng Hồi, hỏi ra mới biết cái ngày mà Vương Vô Vi chiêm bao, chính là ngày Vương Trọng Hồi vãng sanh tịnh độ. Xét vậy thì đủ rõ cái công hiệu của tín tâm to lớn biết là bao nhiêu.

Hồi xưa Pháp Tạng tỳ kheo đối trước Phật Thế Tự Tại Vương phát bốn mươi tám đại nguyện, rồi sau y theo đại nguyện đó mà trải qua vô lượng kiếp số tu tập lấy đại hạnh nhẫn đến lúc nhơn tròn quả mãn mà tự thành Phật.

Từ đó Pháp Tạng mới đổi danh là Di Đà. Sở dĩ làm thành Phật Di Đà là ngài đã chứng sâu cái bản thể duy tâm tự tánh vậy. Cái danh hiệu Di Đà và cái quốc độ Cực Lạc. Nhưng tâm tánh ấy bản lai bình đẳng, chư Phật với chúng sanh vẫn đều có cả, không phải riêng thuộc về Phật và cũng không phải riêng thuộc về chúng sanh.

Cho nên nếu lấy tâm thuộc về Di Đà, thì chúng sanh là chúng sanh trong tâm Di Đà. Còn nếu lấy tâm thuộc về chúng sanh thì Di Đà là Di Đà trong tâm của chúng sanh. Mà ngày nay dùng chúng sanh trong tâm của Di Đà mà niệm ông Di Đà trong tâm của chúng sanh mà há có lẽ ông Di Đà trong tâm của chúng sanh mà lại chẳng ứng với chúng sanh trong tâm của Di Đà hay sao?

Chỉ vì Phật đã ngộ cái tâm ấy, cũng như người đã tỉnh thức. Chúng sanh thì còn mê cái tâm ấy, cũng như người đang chiêm bao, nếu rời người thức tỉnh ấy ra, thì không có người chiêm bao nào nữa, mà nếu rời người chiêm bao đó ra, thì không có người tỉnh thức nào khác. Song người trong chiêm bao đừng tự nhận cái chiêm bao là thiệt, mà chỉ nên thường thường nhớ người tỉnh thức. Cứ nhớ đi nhớ lại mãi, tất nhiên sẽ có một ngày giấc đại mộng tỉnh thức lần, con mắt chiêm bao mở rộng, thì hiển nhiên người chiêm bao thuở nọ tức là người tỉnh thức lúc này. Mà người tỉnh thức lúc này không phải giống như người trong chiêm bao thuở nọ vậy. Đó là cái ý chỉ niệm Phật đại lượt như thế.

Đến như hai câu: "Sanh thì quyết định sanh, đi thì thiệt chẳng đi" của Tiên đức đó nói.

Thì câu trên nói về Sự, còn câu dưới nói về Lý. Mà sự ấy là cái sự tức lý. Nghĩa là nói sanh tức là chẳng sanh, chớ không phải chỉ nói sanh là sanh thiệt. Còn lý ấy là cái lý tức sự, Nghĩa là nói chẳng đi mà đi, chớ không phải chỉ nói chẳng đi mà chẳng đi thiệt. Cho nên hai câu ấy nếu hiện lại mà xem, thì sự và lý mới được viên dung, bằng để riêng mỗi câu, mới về mà xem, thì sự lý chia đôi tức là có hai. Còn như không hiệp lại hai câu ấy, làm một câu ấy, thì phải diễn thêm hai câu ấy làm bốn câu. Nghĩa là: Nói sanh thì quyết định sanh, Sanh mà không sanh, đi thì thiệt chẳng đi, chẳng đi mà đi. Như vậy mới hiệp với nghĩa tức sự tức lý vậy. Nhưng nếu chấp theo cái lý đi thì thiệt chẳng đi ấy, không bằng chấp theo cái sự sanh thì

quyết định sanh còn có lợi hơn.

Tại sao thế? Bởi vì chấp theo sự mà nuôi lý, thì chẳng luống công nhập phẩm, bằng chấp theo lý mà bỏ sự thì chắc lạc vào ngoan không. Cho nên lấy cái có sanh làm sanh thì đoạ vào thường kiến. Còn lấy cái chẳng đi làm chẳng đi thì đọa về đoạn kiến.

Tuy đã biết thường với đoạn vẫn đồng một tà kiến, mà cái hạï về đoạn kiến lại càng sâu nặng, nên chấp lý không bằng chấp sự có phần được hơn. Nhưng thật ra nếu biết dung hội cả hai câu thì tốt hơn.

Trái lại một niệm hiện tiền của chúng ta tuy duyên sanh mà không tánh. Tuy không tánh

mà duyên sanh. Nếu ước theo nghĩa duyên sanh không tánh, mà nói thì chúng sanh với Phật đồng một cái không. Bằng ước theo nghĩa không tánh duyên sanh thì trong mười cõi pháp giới có hơn thua khác hẳn.

Coi như vua A Tỳ Đạt Vương trong khi sắp chết, thì bị kẻ thị hầu dùng cái phất tử đuổi muỗi, vô tình trúng vào mặt vua. Vua nổi giận rồi chết bèn đọa vào làm loài độc xà.

Còn một người đàn bà kia, nhơn bồng đứa con lội qua sông. Lỡ sút tay làm đứa con rơi chìm xuống nước. Người mẹ vì mò quậy kiếm con rồi cũng bị chìm chết. Nhờ cái tâm hiền lành thương con mà được thác sanh lên bên cõi Trời.

Vậy chúng ta hãy xét: Trong niệm khởi lành hay khởi giận mà chia làm hai con đường: thiện với súc sanh khác nhau như vậy. Thì đủ biết một niệm duyên sanh trong lúc lâm chung mà nếu ta biết niệm đức Di Đà cầu sanh tịnh độ, thì chắc thấy Phật và chắc vãng sanh được ngay. Nhưng ta phải biết: một niệm ấy không phải cầu may mà có, thiệt ra cũng lắm phen hy sinh thì giờ mà thao tập trong tâm nhẫn trì mới được. Cho nên đối với một câu Di Đà mà chúng ta cần phải niệm hằng ngày, niệm trọn năm là cũng cầu cho được thuần thục một niệm ấy.

Nếu được một niệm thuần thục rồi, thì đến lúc mạng chung, ngoài một niệm ấy ra không còn niệm gì khác. Ngài Trí Giả Đại Sư nói: "Cái tâm đại tịnh trong lúc lâm chung, tức là cái tâm thọ sanh ở cõi tịnh độ."

Thế thì một niệm thuần thục ấy, không phải là cái tâm tại định hay sao? cho nên chúng ta đừng lo niệm Phật không thấy Phật và cầu sanh không được sanh. Mà cần phải lo cái niệm của chúng ta chưa thuần và cái tin của chúng ta chưa thâm sâu vậy.

Trong quán kinh nói: "Tâm ấy làm Phật và Tâm ấy là Phật." thì ngoài ra còn những ý nghĩa tâm chẳng làm Phật, tâm chẳng phải Phật. Tâm làm chánh giới, tâm là chánh giới. Tâm chẳng làm chánh giới và tâm chẳng phải chánh giới kia cũng đều rõ cả. Ôi, nếu ai là người rõ thấu lý ấy mà còn chẳng chịu niệm Phật, thì ta cũng không biết làm sao giúp được nữa.

Cho nên hai câu: "Tâm ấy làm Phật,Tâm ấy là Phật " của quán kinh nói đó, chẳng những là cang tông pháp yếu, trọng yếu trong quán kinh. Mà thiệt là đại pháp cang tông một thời giáo của đức Thích Ca. Lại chẳng những Pháp tạng cang tông của Phật Thích Ca, mà thiệt là pháp tạng cang tông của chư Phật trong mười phương ba đời hết thảy.

Nếu tông ấy đã thấu hiểu thì không tông nào gọi là chẳng hiểu và nếu pháp ấy đã rõ được thì không pháp gì chẳng rõ được. Đó là nghĩa, học tuy chẳng nhiều mà có thể bằng bực thượng triết vậy.

Chơn pháp vốn không tự tánh, nhiễm tịnh do nơi duyên sanh, mà đã nơi lý nhất chơn thì toàn thể có đủ thập giới. Cho nên những người đã thạo bàn về tâm tánh thì chẳng bao giờ rời bỏ nhơn quả, mà những kẻ đã sâu tin về nhân quả thì sau khi đó lại càng hiểu rõ tâm tánh. Đó là lý thể tất nhiên như vậy.

Cái tâm năng niệm hiện tiền của chúng ta tuy toàn chơn mà thành vọng, tuy toàn vọng mà tức chơn. Trọn ngày tùy duyên, trọn ngày bất biến. Một câu Phật sở niệm ấy là thế đức mà lập danh với đức. ngoài danh ra không có đức riêng. Cho nên lìa cái tâm năng niệm thì không có ông Phật sở niệm và lìa ông Phật sở niệm thì không có cái tâm năng niệm, năng sở vẫn một, sanh Phật không hai. Nguyên lai lìa tứ cú và tuyệt cả bách phi, mà cùng khắp hết thảy và trùm hết thảy. Thiệt là tuyệt đãi viên dung không thể nghĩ bàn. Vậy ai là người tu tịnh độ tông nên do trong chỗ đó mà tín nhập.

Vả lại người tu cần phải giữ giới sát, vì hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, thì loài chúng sanh cũng có. Vậy chẳng lẽ nên giết hay sao? Cho nên người mà tạo nghiệp nặng, buông lòng giết kết oán sâu, cảm quả khổ, đều là do một cái giết mà gây ra.

Từ đó tâm giết lần lần mạnh, nghiệp giết lần lần sâu. Ban đầu giết loài vật, rồi lần lần giết tới loài người, rồi lần giết đến hàng lục thân quyến thuộc. Thế lực của cái giết cứ đi đến mãi thì sẽ dồn chứa làm đạo binh giặc cướp tàn hại sanh linh mà diển thành một tấn bi kịch. Đó cũng bởi cái hại không biết giới sát mà gây ra vậy.

Nếu biết giới sát thì loài trâu heo còn không nỡ giết, đến người, thì chắc rằng khó giết thân bằng quyến thuộc. Vậy trâu heo đã chẳng nỡ giết thì cái lý giặt cướp, chiến tranh do đâu mà có được. Người mà không giới sát là do chẳng đạt tới cái lý nhân quả.

Nhơn quả nghĩa là cảm ứng, tức như ta lấy cái ác tâm của người, thì người cũng lấy cái ác tâm ứng lại ta. Bằng như ta lấy thiện tâm cảm người, thì người cũng lấy thiện tâm ứng lại ta, ấy kêu là nhân quả.

Nhưng có một điều là người chỉ biết sự cảm ứng trong lúc hiện thế mà không biết sự cảm ứng thông cả ba đời. Lại nữa con người chỉ biết sự cảm ứng trong nhơn thú mà không biết sự cảm ứng thông cả sáu thú vậy.

Nếu biết sự cảm ứng thông cả ba đời sáu thú, thì trong sáu thú ấy đều là hàng phụ huynh trong nhiều kiếp của mình, lẽ nào lại giết sát.

Huống chi sự cảm ứng chẳng những thông cả sáu thú, mà lại thông cả thế gian và xuất thế gian nữa. Cho nên nói về xuất thế gian, thì ta dùng cái tâm vô ngã mà cảm, tức là có cái ngã Thinh Văn, Duyên Giác ứng lại. Ta dùng cái tâm Bồ Đề, lục độ vạn hạnh mà cảm, thì có cái quả bồ tát pháp giới ứng lại. Cho đến ta dùng cái tâm: bình đẳng đại tư, đồng thể đại bi mà cảm, thì có cái quả Phật pháp. Thế là biết sự cảm ứng rất rộng, rất lớn không thể nói cho cùng.

Lại ta phải biết: Cái chánh tông của một câu niệm A Di Đà Phật là gồm cả bốn lớp tông

chỉ:

1- Tông chỉ duy tâm

2- Tông chỉ duy Phật

3- Tông chỉ tuyệt đại viên dung

4- Tông chỉ siêu tình ly tình kiến.

1- Nói về tông chỉ duy tâm:

Cái nghĩa duy tâm cần phải dùng ba lượng mà hoạch định mới được. Ba lượng là: hiện lượng, tỷ lượng và thánh ngôn lượng.

a- Hiện lượng: là nói thân chứng cái lý trong lúc hiện tiền. Tức như Ngài La Thập Đại Sư lúc còn nhỏ mới được bảy tuổi, đi theo mẹ về chùa lễ Phật, chợt thấy cái bát của Phật, bèn mừng rỡ lấy đội trên đầu, bèn phút chốc lại nghĩ rằng: tuổi của ta quá nhỏ mà bát của Phật quá nặng, thì làm sao đội nổi. Trong khi cái niệm ấy vừa khởi ra, thì ngài thoạt nhiên tắt tiếng mà để bát xuống rồi ngài tỏ ngộ cái lý vạn pháp duy tâm liền.

Lại như ngài Duy Hiểu pháp sư ở nước Cao Ly, trong khi qua Tàu tham học, đêm nằm nghỉ nơi gò mã. Nhân lúc khác nước thái quá, chợt thấy một dòng nước trong ở dưới sự chiếu sáng của ánh trăng. Ngài bèn lấy tay bụm nước mà uống thì vị nước rất thơm ngọt. Đến sáng thì ngài trông thấy nước ấy phát xuất từ trong cái mã chảy ra ngoài liền sanh lòng nhờm gớm mà ói mửa. Bất chợt Ngài tỏ ngộ cái lý vạn pháp duy tâm bè trở về bổn quốc mà viết sách.

Đó là hai người đều hiện lượng thân chứng.

b- Tỷ lượng: Là nơi muôn các tướng mà quan sát cái nghĩa rồi so sánh ví dụ mà biết. Nhưng ở trong các ví dụ, thì chỉ có dụ chiêm bao, như ta trông thấy núi sông, người, vật... nhưng đều không lìa cái tâm nằm mộng chiêm bao của ta. nếu ngoài mộng tâm ra thì không có một pháp gì có cả. Xét đó thì có thể tỷ dụ mà biết được hết thảy các pháp hiện tiền cũng chỉ từ tâm ta mà duy tâm sở hiện vậy.

c- Thánh ngôn lượng: Là nói cái lý tam giới duy tâm, vạn pháp duy tâm ấy là, ngàn kinh muôn luận cũng đều nói như thế cả.

Sau khi đã đúng ba lượng mà hoạch định cái nghĩa duy tâm rồi, lại phải ước sự muôn và lý môn mà biện rõ cái nghĩa cụ và tạo.

Cụ là lý cụ: là nói vạn pháp đều sẳn đủ ở trong lý thể. Còn tạo là nói nương theo chúng duyên mà tạo ra các việc. Cũng bởi có lý đủ mới có sự tạo lý, nếu chẳng đủ thì sự tạo do đâu mà thành. Cho nên lý đủ thì chỉ đủ trong sự tạo, ngoài sự tạo ra không có cái đủ nào khác. Lại cũng bởi có sự tạo mới rõ lý đủ. Sự nếu chẳng tạo thì lý đủ do đâu mà biết cho nên sự tạo là chỉ tạo trong lý đủ. Ngoài lý đủ ra không có cái tạo gì riêng.

Vậy biết rằng trong một niệm tâm ấy gốc đủ mười giới muôn pháp lại cũng đủ một niệm ấy tùy duyên mà tạo thành mười giới muôn pháp vậy.

Lý cụ là như trong chất vàng nó sẵn đủ cái lý thành được những đồ hình như mâm, thoa, xuyến, nhẫn.v.v... Còn sự tạo là như tùy theo cái duyên phải hội đủ: như có lửa, dụng cụ làm, thợ đúc... mà làm thành các vật như mâm, thoa, xuyến, nhẫn.v.v... Lại lý cụ là như trong chất bột có sẳn đủ cái lý thành được những món thực phẩm, còn sự tạo cũng như do nơi hội đủ các duyên: nước, lửa, thợ... mà làm thành các món thực phẩm vậy.

Sau khi biện sự lý rồi lại phải ước theo danh và thể có đồng có khác mà chọn định chơn vọng, vì trong có cái danh khác mà thể đồng, cho nên cần phải chọn định.

Danh đồng mà Thể khác: là như đồng một cái danh. Tâm lại có thứ tâm nhục đoàn, tâm duyên lự, tâm tập khỉ và tâm kiên thiệt khác nhau.

- Tâm Nhục Đoàn: Là trái tim ở trong thân người, nó vẫn là một cục thịt cũng đồng như cái thân khác ở ngoài và không biết chi cả.

- Tâm Duyên Lự: là cái tâm hay chuyền, níu theo ngoại cảnh và hay lo nghĩ lấy mọi việc tức là tám thứ thức nên thuộc về vọng tâm.

- Tâm Tập Khỉ: Tức là Thức A Lại Da, thức thứ tám, vì nó hay nhóm chứa những hột giống chủng tử của các pháp và hay phát khỉ ra hiện hành, nên thuộc về chơn vọng hòa hiệp.

- Tâm Kiệt Thiệt: Tức là tánh kiên cố chơn thiệt, nó chính là cái tâm thể thuần chơn lìa ngoài các thứ niệm lự mà có cái biết rất linh mẫn. Cho nên nghĩa duy tâm nói đây tức là nói về tâm ấy.

Danh khác mà Thể khác: là như một cái danh kêu rằng: Chơn Như, Phật tánh, thiệt tướng pháp giới của trong các kinh nói đó, cũng đều là cái tâm kiên thiệt thuần chơn ấy cả.

Đến khi đã chọn định chơn vọng rồi, lại phải chiết trung mà chỉ điểm cái nghĩa bản hữu và hiện tiền cho rõ. Bởi vì trong các kinh đều nói chơn tâm sẵn có từ hồi vô thỉ, mà đã nói sẵn có thì ngày nay há lại không có?

Vậy biết cái hiện có ngày nay tức là cái tâm sẳn có ngày trước. Nếu không từ lúc vô thỉ thì chắc không lúc hiện tiền vậy. Bằng lìa lúc hiện tiền thì đâu có lúc vô thỉ. Cho nên ta chẳng cần suy tôn cái sẵn có và chẳng cần nghĩ tới lúc vô thỉ làm gì. Thiệt ra cái tâm tánh một niệm hiện tiền này đây tức là cái chơn tâm sẵn có từ lúc vô thỉ.

Vì một niệm hiện tiền ấy, toàn chơn mà thành vọng, toàn vọng mà tức chơn, trọn ngày tùy duyên, trọn ngày bất biến. Nếu lìa một niệm hiện tiền ấy ra, thì không có cái tự tánh chơn tâm nào khác.

Tiên Đức nói: Đời Phật Oai Âm Vương về trước mà không lìa khỏi đầu cửa đời nay. Vô minh hiện hành của chúng sanh tức là cái trí thể bất động của chư Phật là cũng nói về ý ấy.

Do bốn nghĩa ba lượng sự lý, danh thể và bản hữu hiện tiền như trên mà hiểu rõ cái nghĩa duy tâm. Cho nên lấy duy tâm làm tông vậy.

2- Nói về tông chỉ duy Phật:

Vì hết thảy muôn pháp đã là duy tâm sở hiện, thì toàn thể tức là duy tâm, nhưng tâm không lìa đây. Tâm không giới hạn đối với mười môn pháp, hoặc y báo, hoặc chánh báo, hết thảy các pháp giả danh, mà tuy nắm lấy một pháp gì cũng đều tức là toàn thể của tâm và cũng đều đủ đại dụng của tâm, rộng khắp bao trùm, mỗi mỗi đều như tâm không khác.

Nếu nghĩa duy tâm thành rồi thì hết thảy những nghĩa duy sắc, duy thanh, duy hương, duy vị , duy súc, duy pháp, cho đến duy vị trần, duy giai tử cũng đều thành cả.

Nếu hết thảy nghĩa duy ấy đều thành thì cái nghĩa chơn duy tâm mới thành được. Bằng như hết thảy nghĩa duy ấy chẳng thành thì cái gọi rằng duy tâm đó chỉ có hư danh mà không có thiệt nghĩa vậy.

Cũng bởi hết thảy nghĩa duy ấy đều thành, cho nên nói pháp không có tướng nhất định. Hễ gặp duyên, thể thì thành tổng thể. Thì duy vi trần, duy giai tử có thể làm tông được.

Huống chi quả địa Di Đà tám muôn tướng hảo trang nghiêm mà lại không có thể làm tông được hay sao? Vì vậy nên lấy duy Phật làm tông là thế.

---o0o---

3- Nói về tông chỉ tuyệt đãi viên dung:

Tông chỉ ấy nghĩa là đối với mười giới muôn pháp, mà tuy nắm lấy một pháp gì cũng là đủ cả toàn thể và đại dụng của tâm ngang pháp mười phương, dựng cùng ba khoản, lìa cả tứ cú, tuyệt cả bách phi, riêng một cái tự thể toàn chơn ngoài ra không có chi nữa và trong ấy chẳng dung vật gì. Một pháp đã thế muôn pháp cũng vậy. Đó là lấy theo cái đương thể tuyệt đối của các pháp làm tuyệt đãi.

Và trong mười giới muôn pháp mỗi mỗi đều giáp khắp lẫn nhau, ngâm trùm lẫn nhau, bao la lẫn nhau, thông lẫn nhau, không che không ngăn, không lùi không tạp. Cũng như hột châu đế võng, ánh sáng này xen lộn ánh sáng khác. Điệp điệp trùng trùng mà không ngăn ngại. Đó là lấy theo chỗ giao hỗ của các pháp làm viên dung.

Nay đây hiệp cả tuyệt đãi và viên dung làm một tông chỉ. Thì trong lúc tuyệt đãi tức là viên dung. và chính trong lúc viên dung tức là tuyệt đãi. Chẳng phải lìa tuyệt đãi, chẳng phải lìa viên dung ra mà có tuyệt đãi riêng. Viên dung ấy là viên dung cái tuyệt đãi. Tuyệt đãi và viên dung đều không thể nghĩ bàn được mà nay hiệp cả tuyệt đãi và viên dung làm một tông. Thiệt là bất tư nghì ở trong bất tư nghì vậy.

---o0o---

4- Nói về tông chỉ siêu tình ly kiến:

Vì nếu lấy theo nghĩa tuyệt đãi của các pháp, thì lìa cả tứ cú, tuyệt cả bách phi đã siêu việt về ngoài phạm vi tình vọng, chấp trước của hết thảy chúng sanh và chỗ thấy riêng khác của tam thừa hiền thánh.

Còn lấy theo nghĩa viên dung của các pháp, thì gồm cả tứ cú, hội cả bách phi, lại càng không thể phàm tình, thánh có thể kịp được. Cho nên lập siêu tình lư kiến làm tông chỉ là thế. Tóm lại, một câu Di Đà mà trước hết lấy duy tâm làm tông, kế đến lấy duy Phật làm tông, tiếp theo lấy tuyệt đãi viên dung làm tông và sau cùng lấy siêu tình ly kiến làm tông. Là vì tóm cả bốn lớp tông chỉ ấy mới thiệt là cái chánh tông chỉ của câu Di Đà.

Vậy thì biết tông chỉ đâu phải là thứ dễ nói. Một pháp môn niệm Phật ấy như trời khắp che, như đất khắp chổ. Không có một người và một pháp nào lọt ra ngoài được.  Tức như toàn kinh Hoa Nghiêm tuy có năm châu bổn phận khác nhau, mà lấy nhơn quả gồm thâu hết ráo, nhơn tâm của 41 vị không một tâm nào chẳng xu hướng về quả pháp, và mỗi mỗi pháp hạnh sở tu của 41 vị cũng đều là pháp hạnh niệm Phật. Mà rốt cùng ngài Phổ Hiền lấy mười đại nguyện vương đem về Cực Lạc mà làm một cái kiến huyệt lớn cho toàn kinh, thế là đủ rõ.

Lại nghĩa hai chữ Hoa Nghiêm là lấy cái hoa nhơn vạn hạnh mà trang nghiêm cái quả Phật nhất thừa. Vậy vạn hạnh ấy không phải là hạnh niệm Phật hay sao? Còn như kinh Pháp Hoa thì từ trước chí sau, cũng đều mở bày cái tri kiến của Phật cho người tỏ thấu. Vậy trước sau chỉ là pháp môn niệm Phật chớ gì?

Đến như kinh Lăng Nghiêm thì trước hết mở bày tạng tánh để hiểu rõ cái chơn nhơn thành Phật. Sau trải qua sáu mươi thánh vị viên mãn tâm Bồ Đề, rút về chỗ vô sở đắc mà chứng cái cực quả Phật địa. Rốt sau lại nói rằng giả như có người tự mình phạm tội tứ trọng thập ác. Thì trong nhấp nháy đi khắp mười phương địa ngục vô gián. Mà nếu người sắp đọa địa ngục ấy biết phát một niệm đem cái pháp môn đại định viên dung khai thị cho kẽ mạt học trong thời kỳ mạt pháp thì tội chướng của người ấy tức thời tiêu diệt và biến mất cái khổ nhơn địa ngục mà biến thành nước an lạc liền. Thế là trong thông suốt trước sau, cũng chỉ là một pháp môn niệm Phật.

Tóm lại trong một thời kỳ hóa đạo của Phật ba tạng mươi hai bộ, khai thị những pháp môn thiên viên ấy là cũng hiểu rõ cái duy tâm, tự tánh, đặng viên mãn thành tựu cái cực quả vô lượng diệu giác đó thôi. Vậy đủ biết những pháp môn ấy tức là một pháp môn niệm Phật tổng cọng lớn lao chớ không có chi khác.

Đến như bên thiền tông, ngài Đạt Ma tổ sư ở Tây Trúc đi đến xứ này. Đáng lẽ ngài nói "chỉ thẳng tâm người, thấy tánh là xong". Vậy không phải tông môn cũng là môn niệm Phật hay sao?

Cho nên hiệp cả hai phái năm tông và 1700 công án, cũng đều chỉ điểm cái tánh bản nguyện của người đã hiểu rõ cái pháp thân thanh tịnh sẵn có. Mà Pháp thân bàng bạc khắp nơi, không đâu chẳng khắp. Còn người tham thiền thì lúc nào cũng hiện tỉnh giác niệm và cái gì cũng tương ứng. Vậy thì ở đâu mà không phải pháp môn niệm Phật.

Thế mà những bọn vô tri lại nói: người trọng tông môn chẳng nên niệm Phật. Ấy là chẳng những không biết niệm Phật mà cũng không biết tới tông nữa. Huống lại chẳng những hai môn tông và giáo như mang khắp cả nhơn loại trong thế gian: nào sĩ, nông, công, thương, cho đến hết thảy mọi sắc người, mà dầu chẳng muốn niệm Phật và chẳng biết tới Phật đi nữa. Cũng không ra ngoài pháp môn niệm Phật. Vì những sự đi hoặc tới, hoặc động hoặc tịnh của nhơn loại đều noi theo đạo lý ấy. Mỗi mỗi dung niệm hằng ngày mà không biết.

Lại có 8 việc ta cần phải rõ:

1- Thiệt vì sanh tử mà phát tâm Bồ Đề là con đường phổ thông của người học đạo.

2- Dùng tín nguyện sâu thiệt thọ trì danh hiệu Phật làm cái chánh tông tịnh độ.

3- Phải nhiếp tâm chuyên niệm làm cái phương tiện hạ thủ.

4- Đè bẹp các thứ hiện hành phiền não làm món cần yếu tu tâm.

5- Giữ bốn điều trọng giới làm căn bản nhập đạo.

6- Dùng những khổ hạnh làm trợ duyên cho sự tu.

7- Cần phải nhất tâm bất loạn làm chỗ quy túc cho tịnh hạnh.

8- Phải lấy những điềm tốt có linh ứng mà làm môn chứng nghiệm cho sự vãng sanh.

Trong 8 việc ấy, người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu rõ biết hết.

Chúng sanh bị luân hồi là luân hồi trong 6 thú, mà chúng sanh ở các thú kia thì cũng mắc phải những sự: kinh hải quỷ súc, sân hận tu la, thống khổ địa ngục, khoái lạc chư thiên. Làm chướng ngại mà không sáng suốt, rỗi rãnh tu đạo. Duy có chúng sanh ở trong nhân thú là có thể đủ duyên sửa đổi tâm lự để quy hướng về quả tâm Bồ Đề được thôi. Nhưng chúng sanh mà làm mất thân người cũng nhiều gần như số đất trên quả địa cầu này. Còn chúng sanh mà có được thân người này cũng như số đất dính trong móng tay. So sánh sẽ thấy thân người đâu phải dễ mà có được.

Lại chúng sanh ở trong nhân thú. Từ lúc sanh ra cho đến lớn, đến già và chết. Nào những chỗ thấy của mắt, chỗ nghe của tai, chỗ suy tính của tâm và chỗ hành động của thân. Không một cái gì chẳng phải là việc trần lao của thế gian và nghiệp duyên của sanh tử. Thế thì Phật pháp đâu phải là dễ được nghe. Thân người đã khó được như vậy, huống chi ở trong đám người mà làm được cái thân nam tử trọn vẹn sáu căn lại còn khó nữa. Còn Phật pháp đã khó nghe như vậy, huống chi ở trong Phật Pháp mà nghe được danh hiệu Di Đà và pháp môn tịnh độ lại càng khó được nữa.

Thế mà ngày nay ta may mắn có được cái thân người khó được này. Và được nghe cái Phật pháp khó nghe, là một sự hết sức may mắn hy hữu và hết sức quý hóa. Mà nghe được nhưng không chịu tin. Ôi thật đáng tiếc biết là dường nào!

Nhưng mấy kẻ không tin thì chẳng nói đến làm chi. Còn như những kẽ đã tin mà chẳng nguyện thì cũng như là kẻ không tin. Nguyện mà chẳng hành thì coi như là kẻ không nguyện. Có hành mà chẳng dũng mãnh thì cái nguyện chẳng khẩn thiết. Mà cái nguyện sở dĩ chẳng thiết là do cái tin chẳng chơn vậy.

Xét như thế thì biết phát được cái tín tâm cho chân thật là khó. Mà tín đã chân thì nguyện tự nhiên phải thiết. Nguyện đã thiết thì hành tự nhiên phải dõng mãnh. Nếu tín và nguyện đã chân thiết mà lại thêm cái sức thiệt hành dõng mãnh. Thì quyết định được sanh về cõi tịnh độ. Quyết định được thấy Phật A Di Đà. Quyết định chứng được bất thối và quyết định được bổ xứ làm Phật sự ngay.

Mà nếu được sanh về tịnh độ Phật quốc thì nghiệp căn sanh tử trong vô lượng kiếp nhẫn lại đều từ đó mà đoạn tuyệt luôn. Còn đã được bổ Phật xứ rồi, thì cái cực quả vô thượng diệu giác rất tôn quý kia chắc được viên mãn thành tựu.

Vậy thì một niệm chân tín ấy đối với người tu rất có cái quan hệ lớn lắm. Nếu không phải là bậc người trồng sẵn có căn lành đã lâu và nghiệp duyên sanh tử có ít thì làm sao được vậy.

Nhưng chúng ta đã trải qua thời gian từ vô lượng kiếp nhẫn lại. Nghiệp lực dầu nặng hay nhẹ và thiện căn dầu cạn hay sâu cũng đều không thể biết được. Duy có một điều là nghiệp lực do nơi tâm chuyển biến, thiện căn do nơi người vun trồng, cho nên những kẻ hoằng pháp cần phải dùng cơ phương tiện tỏ bày và những kẻ học đạo cũng phải hết sức dõng mãnh đi tới. Nếu một lời nói nghe lọt vào lỗ tai hay là một niệm phát khởi trong cõi lòng cũng đều có thể chuyển được nghiệp lực và trồng được thiện căn trong đời.

Chỉ sợ những hạng người dầu nghe giáo pháp khai thị cách nào đi nữa cũng không khởi tâm để ý. Tuy gặp hoàn cảnh cũng không một lời để ý. Tuy gặp hoàn cảnh thuận nghịch cho mấy cũng không một niệm phát tâm thì hạng người ấy chính là người nghiệp lực quá nặng và thiện căn quá ít, cũng không biết làm sao cho được.

Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta gốc nó đồng thể với Phật. Mà Phật đã giác ngộ rồi, mà ta đây hãy còn si mê như cũ. Phật tuy đã ngộ chứng mà tánh ấy cũng không thêm. Ta đây còn mê lầm mà tánh ấy cũng không bớt.

Phật tuy không thêm, mà vì thuận theo tánh ấy cho nên hưởng thọ cái vui pháp lạc. Phật vì tâm đại từ đại bi niệm niệm nhớ nghĩ đến ta và luôn nhiếp hóa ta. Còn ta thì ở trong tâm tánh đồng thể, tuy gặp phải cái khổ trầm luân mà chẳng biết trông cầu nơi Phật, chẳng biết nhớ nghĩ đến Phật. Chỉ cứ đắm cảnh sanh lòng theo tình tạo nghiệp từ vô thủy kiếp nhẫn lại. Nào ngũ nghịch thập ác, Cái nghiệp xấu ác nào cũng dám làm. Nào bát nạn tam đồ không cái khổ lớn nào mà chịu từ bỏ. Khi nói đến đáng nên thẹn mặt và nghĩ đến đáng nên rùng mình.

Mà giả sử ngày nay ta còn chẳng chịu niệm Phật, chỉ cứ vùi đầu tạo nghiệp và vùi đầu mê si chịu khổ như cũ nữa. Thì hoá nên có đáng hổ thẹn không? Có nên đáng sợ không?

Vậy bắt đầu từ ngày hôm nay ta phải biết Phật đã từ lâu luôn thường khởi tâm đại bi thương tưởng nhớ ta mà dung nhiếp độ trì cho ta. Thì ngày nay ta phải biết cảm ơn Phật quá sâu thì nên phát tín tâm niệm Phật.

Lại vì ta đã trải qua nhiều kiếp số lâu dài, đã chịu đủ mọi sự thống khổ. Vì thế nên ngày nay ta muốn cầu cho được giải thoát sanh tử mà phải niệm Phật. Nhưng vì nghiệp ác ta đã lỡ tạo rồi mà không biết được cách tiêu trừ? Vì thế ngày nay ta nên sanh lòng hổ thẹn sám hối mà phải niệm Phật.

Lại cái tâm tánh đồng ấy đã nói rằng tất cả là bạn hữu, thì ngày nay đâu phải là không có. Chỉ vì ta thiếu sự chứng ngộ đó thôi. Vậy ta nếu muốn cầu cho tỏ ngộ tâm tánh ấy thì phải niệm Phật.

Nếu ta biết dùng cái tâm câu ngộ, tâm hổ thẹn, tâm sợ khổ, tâm cảm ơn Phật mà niệm Phật. Thì phải niệm Phật cho chắc thiết, huống chi trước kia ta chẳng biết niệm Phật mà Phật còn nhớ ta, nghĩ đến ta. Thì ngày nay ta niệm Phật khẩn thiết thì chắc Phật sẽ luôn thường nhớ nghĩ đến ta và tiếp dẫn độ ta trong từng giờ phút.

Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát nói: "Mười phương chư Phật thường luôn nhớ nghĩ đến tất cả chúng sanh như mẹ hiền nhớ con. Nếu con trốn mẹ, thì tuy mẹ nhớ con cũng không biết làm sao gặp mặt. Nếu con nhớ mẹ, muốn gặp mẹ cũng như mẹ nhớ con, thì mẹ con sẽ có ngày hội ngộ đoàn tụ đời đời chẳng xa cách nhau nữa."

Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật mà niệm Phật thì lúc hiện tiền hay lúc đương lai chắc được thấy Phật, cách Phật chẳng xa không cần mượn pháp phương tiện nào khác mà tự mình tâm được mở mang.

Đó là cái cảnh giới của đại sĩ đã tự mình chứng rõ và mình thiệt đi đến. Mà đem hết chân thật ruột gan để bày tỏ cho chúng ta biết vậy.

Thế thì chúng ta ngày nay niệm Phật, chắc được thấy Phật mà đã thấy Phật thì chắc chắn thoát khỏi mọi sự ưu não và sẽ có thời kỳ tỏ ngộ. Mà nếu đã tỏ ngộ thì tức đã ra được những cái hổ thẹn của ta. Vậy nếu không niệm Phật thì niệm cái gì được gọi là tối thượng đây?

Hết thảy chúng sanh, bản lai là Phật, là chân tâm, là gốc có vọng tánh nguyện không tất cả Pháp. tánh mình sẵn có đủ. Chỉ vì chúng sanh từ hồi nào đến giờ cứ đeo theo cái duyên mê nhiểm, mà chưa đoạn được vọng nguyện không và chưa chứng được cái chân gốc có.

Cho nên tánh của mình đủ mà chưa tu và ông Phật của mình có sẵn mà chưa thành là thế. Vậy ngày nay nếu muốn đoạn thứ vọng ấy, muốn chứng cái chân ấy, muốn tu hạnh lành ấy và muốn thành ông Phật ấy, mà theo duyên ngộ tịnh ấy thì quyết không có pháp nào vừa thẳng tắc, vừa mau chóng và viên đốn cho bằng pháp trì danh niệm Phật.

Bởi vì cái tâm năng niệm của ta gốc là toàn chân mà thành vọng và toàn vọng mà tức chơn. Còn ông Phật sở niệm gốc toàn đức. Ngoài cái tâm năng niệm không có ông Phật niệm nào khác và ngoài ông Phật sở niệm không có cái tâm năng niệm nào riêng biệt.

Năng sở đều quên, tâm Phật như một ở trong niệm niệm tròn phục và tròn đoạn năm trụ  phiền não, tròn chuyển, tròn diệt ba thứ nhiễm chướng, tròn phá năm ấm, tròn vượt năm trược, tròn sạch bốn cõi, tròn niệm ba thân, tròn tu muôn hạnh, tròn chứng bản chơn, mà tròn thành cái quả vô thượng diệu giác.

Một niệm như thế, niệm niệm đều như vậy, nếu được niệm niệm nối luôn, thì cái trình độ đi tới của sự phục đoạn tu chứng không thể nghĩ bàn được. Ấy là lấy cái tâm toàn Phật, niệm ông Phật toàn tâm thì thiệt có phần oai đức, thần lực của tự tâm quả Phật mà gia hộ ở trong chỗ minh minh đó vậy.

Xét như thế thì đủ biết một câu Phật hiệu, đừng có xen lộn chút tạp duyên nào, thì chỉ cần mười niệm thành công. Không cần đợi trải qua nhiều kiếp. Thế mà người đối với pháp môn niệm Phật còn không chịu tin, thì thiệt chẳng khác gì cây đá. Coi như người không tu pháp môn niệm Phật mà tu cho các pháp môn khác. Dầu không phải là người cuồng thì cũng là người si, không còn nói gì được nữa.

Có người hỏi rằng: Mười phương đều có tịnh độ, mà chỉ khen ngợi tây phương và cầu nguyện xin vãng sanh về đó là sao vậy?

Đáp: Có nhiều nguyên cớ:

1- Do nơi miệng Phật nói ra, chỉ bảo rõ ràng.

2- Vì các kinh đại thừa hiển và mặt đồng chỉ rõ cả.

3- Khiến cho người phát tâm chuyên chú một cảnh, đặng dễ thành lực niệm tam muội.

4- Vì bốn mươi tám lời nguyện làm duyên mạnh và mười niệm làm nhơn là nhơn thắng.

5- Phật A Di Đà đối với chúng sanh ở cõi này có cái duyên riêng.

Coi như chúng sanh ở cõi này, chẳng luận kẻ tăng người tục, nam hay nữ, già hay trẻ, kẻ thiện hay lành, mà trong lúc trực tiếp sống trong hoàn cảnh quá thuận hay quá nghịch, quá khổ hay quá sướng thì phần nhiều trong miệng đã phát ra một tiếng niệm Phật, mà có niệm Phật thì niệm Phật A Di Đà chớ không niệm Phật nào khác.

Thế thì ai đã sai khiến mà thành như vậy! Đó cũng bởi chúng sanh ở cõi này đã được gội nhớ ơn giáo hoá của Phật đã lâu đời và cảm thọ ơn đức của Phật đã nhiều kiếp, để rồi cùng với Phật A Di Đà đã kết nối có cái duyên sâu dày vậy.

Vả lại kinh A Di Đà do ngài La Thập đầu tiên dịch ra. Sau lại ngài Huệ Viễn. Tổ chùa Đông Lâm cùng với một trăm hai mươi ba người kiết xã niệm Phật, rồi trong số 123 người ấy lần lượt hoá diệt , mà lúc lâm chung đều có điềm tốt lưu lại. Tuy như chim Anh Võ và con Bát Bát Nhi là loài súc sanh mà trong khi chết cũng đều có tướng tường thoại.

Vậy thì biết chúng sanh có cái duyên rất thâm sâu với Phật A Di Đà.

Lại kinh Vô Lượng Thọ nói: Sau khi Kinh pháp diệt hết rồi. Ta sẽ còn dùng nguyện lực lưu kinh này lại trụ thế thêm một trăm năm để độ thoát cho chúng hàm thức.

Vậy không phải pháp môn niệm Phật là một pháp đễ tu trì mà nhiếp cơ được rộng, và để nhập đạo mà thành tựu được mau hay sao? Xét như thế thì biết thời đại càng rốt ráo sâu chừng nào, thì pháp môn niệm Phật lại càng là pháp đối cơ hợp thời lắm vậy.

Chúng sanh trong thế gian mỗi khi gặp phải lúc hoạn nạn thống khổ, thì đã kêu la với cha mẹ hay kêu trời trách đất để cầu cứu, mà chẳng biết cha mẹ với trời đất không thể cứu ta ra khỏi sinh tử và làm cho ta hết kiếp luân hồi được. Vì cha mẹ với trời đất cũng đồng ở trong vòng sanh tử như ta không khác. Dầu cho tất cả các bực thánh nhơn trong tam thừa, tuy ra khỏi sanh tử, mà vì không lòng đại bi, thì cũng không ích gì cho ta.

Đến như các vị bồ tát thì tuy có lòng đại từ đại bi, đại độ. Mặc dầu đạt chỗ tâm chứng đều có phân hạng, cũng chưa có đủ khả năng phổ lợi được quần sanh và đầy đủ hết thảy các nguyện nhẫn đến mười phương chư Phật tuy đều chứng tột pháp giới, nhưng không phải sức ta cảm được Phật. Mà giả sử như có cảm được mà thấy Phật đi nữa, thì cũng chẳng qua rảnh khổ trong tạm thời chứ không phải là thiệt rốt ráo.

Duy Phật A Di Đà, hễ ta một phen thấy được Ngài, thì tức thời thoát khỏi mà đời đời dứt hết cội gốc thống khổ đó thôi. Vậy nên đối với một câu A Di Đà Phật đáng đem hết tâm lực, nguyện lực mà thọ trì, nên ta thường có kệ rằng: Nghĩ khắp thế gian và xuất thế gian, chẳng niện Di Đà lại niệm ai.

Nhưng niệm Phật chẳng khó, mà khó ở sự bền lâu. Quả được kiên trì một niệm. Như gan rèn sắt đúc. Như một người địch với muôn người, ngàn thánh đón ngăn không đứng lại, muôn trâu lôi kéo chẳng quay đầu. Cứ trì mãi như vậy thật lâu thì chắc chắn sẽ được cảm thông tương ứng, mà nếu đã được một niệm cảm thông rồi, thì liền ra khỏi ải sanh tử và đi thẳng lên bực bất thối mà chứng thành Phật quả ngay. Bằng chỗ dụng tâm chia được như thế mà trở lại nói lời Phật không nghiệm, không linh ứng và cho rằng tâm Phật khó cảm. Thì đây là lối nghĩ sai theo lối tâm vô minh phàm phu, nên hiểu rỏ điều này.

Biết việc nhỏ mà chẳng biết việc lớn, thấy chỗ gần mà chẳng thấy chỗ xa ấy là thường phận của chúng sanh như vậy. Cho nên Phật A Di Đà là một đấng có ân đức lớn. Chỉ có vài chúng sanh không biết mà thôi.

Trong vô lượng kiếp về đời quá khứ, Ngài A Di Đà đối trước mặt Đức thế giới Tự Tại Vương Như Lai. Vì cả thế giới ác trược và chúng sanh tội khổ mà phát ra 48 đại nguyện rồi ngài y theo nguyện đó mà trải qua kiếp số lâu dài tu hạnh Bồ tát bỏ cả ngôi kim luân, quốc thành, thê tử. Cho đến đầu, mắt, tủy, nảo đều thí xả trong bao nhiêu trăm ngàn muôn ức kiếp như vậy.

Ngài đã làm những việc mà con người khó làm. Ngài nhẫn những sự việc mà con người khó nhẫn được, tròn tu hành, sức tột công thuần mà tự làm trang nghiêm được quốc độ và viên thành được Phật quả, chia rải thân mình nhiều đến vô lượng mà tiếp dẫn chúng sanh phương tiện nhiếp hoá, khiến cho chúng sanh tròn đủ duyên để được sanh về nước ngài.

Phật đã vì hết thảy chúng sanh thì tức là Phật cũng vì ta, cho nên cái nguyện ấy là Phật vì ta, mà phát cái đại định ấy. Là Phật vì ta mà tu. Bốn độ ấy là: Phật vì ta mà nghiêm tịnh; Có ba thân Phật là vì ta mà viên mãn; nhẫn đến chỗ nào cũng hiện thân tiếp dẫn, lúc nào cũng ứng rõ điềm lành, mỗi mỗi đều vì ta tất cả.

Lúc ta tạo nghiệp thì Phật cảnh tỉnh ta. Lúc ta thọ khổ thì Phật cứu vớt ta. Lúc Ta quy mạng thì Phật nhiếp thọ ta. Lúc ta tu hành thì Phật gia hộ ta.

Phật sở dĩ mỗi mỗi vì ta là Ngài muốn cho ta niệm Phật. Muốn cho ta lần lượt truyền hoá hết thảy chúng sanh mà thẳng đến lúc bổ sứ làm Phật, thì ngài mới mãn nguyện.

Ôi! Cái ơn sâu đức nặng của Phật ban cho ta thật không thể lường. Không thể lấy ơn cha mẹ so sánh bằng. Không thể lấy ơn trời đất để bì kịp. Mà nếu không chịu nghe lời Phật khai thị thì làm sao biết được ân này! Nếu không chịu đọc tụng kinh Phật thì làm sao rõ

tới lý ấy? Vậy thì ngày nay cho đến tương lai, ta đã biết rõ rồi, thì chỉ có một điều là ta nên hết sức tịnh tu và liều chết niệm Phật mà thôi không còn đợi nói gì nữa.

Hết thảy chúng sanh bị năm thứ lợi sử và năm thứ độn sử sai khiến thân tâm mà phải trôi lăn trong biển sanh tử kiếp nọ sang kiếp kia chịu sự thống khổ không ra khỏi được thiệt cũng nên buồn.

---o0o---

A- Năm thứ lợi sử tức là 5 kiến kể dưới đây:

1- Thân Kiến: Gồm cả ngã kiến và ngã sở kiến. Ta thường nghĩ là không biết rằng cái tâm ta là do 5 uẫn giả hợp mà lại trở chấp cho là thiệt có, ấy là kiến ngã. Lại không biết những vật xung quanh thân ta nó vẫn không có chủ sở hữu nhất định mà lại trở chấp làm vật sở hữu nhất định của ta. Ấy là ngã sở kiến.

2- Biên Kiến: Nghĩa là hoặc chấp cái ta ấy sau khi chết rồi nó vẫn hằng còn. Hoặc chấp cái ta ấy sau khi chết nó tiêu mất. Vì hai nghĩa đều chấp một bên như vậy nên gọi là biên kiến.

3- Tà Kiến: Nghĩa là bát bỏ luân lý nhân quả, mà cho rằng trong đời sống không có cái nguyên nhân nào chiêu cảm được sự kết quả. Và không có cái kết quả nào do nơi nhân duyên sanh ra. Dầu thiện cũng khôn đủ mừng, và dầu ác cũng khôn đủ sợ. Vì chỗ thấy quá ư là tà mậu, mâu thuẫn như vậy. Nên kêu là tà kiến.

4- Kiến Thủ Kiến: Nghĩa là chấp lấy những thứ thân kiến, biên kiến, tà kiến cho là phải và chấp hết thảy những việc hạ liệt mà cho là thù thắng hơn hết.

5- Giới Cấm Thủ Kiến: Nghĩa là mê chấp cái thân khổ hiện tại mà giữ theo những thứ tà giới khổ hạnh để làm cái nhân sanh về cõi trời hay là chứng đạo Niết Bàn.

Vì năm kiến ấy mê lầm nơi chơn lý tứ đế mà khởi ra. Nó là thứ hoặc tánh hết sức mẫn

nhuệ. Nên kêu là lợi sử.

---o0o---

B- Còn năm thứ độn sử là:

1- Tham nghĩa là yêu lấy năm kiến làm phải.

2- Sân nghĩa là giận lấy năm kiến làm quấy.

3- Si là dại không biết lấy cái lý trong năm kiến làm trái.

4- Mạn nghĩa là lấy năm kiến làm chánh đáng mà sanh lòng kiêu mạn.

5- Nghi nghĩa là đối với chân lý tứ đế mà dụ dự hoài nghi, không quyết định.

Vì năm sử ấy do lợi sử sanh ra, có phần chậm lụt hơn nên kêu là độn sử.

Trong mười sử ấy, chúng sanh hoặc có nhiều, hoặc có ít, không ai tránh khỏi. Mà nếu tu hành mà còn mang đeo lấy nó, thì càng thêm nuôi lớn tà kiến phiền não.

Nhưng muốn đoạn trừ nó cho được cũng khó. Vì mười sử ấy ở dưới bốn đế: Khổ, Tập, Diệt và Đạo trải qua ba giới: Dục, Sắc và Vô Sắc Giới. Chín địa ngục giới làm một địa với sắc giới. Bốn thiền thiên và vô sắc giới bốn không sứ là chín địa thông kể thành ra 88 sử kiến hoặc 81 phẩm tư hoặc, đã đoạn được kiến hoặc cũng khó như đoạn dòng nước chảy dài đến 40 dặm. Huống chi tư hoặc lại càng khó đặng đoạn hơn nữa.

Cho nên người tu hành mà nếu kiến hoặc và tư hoặc còn dính níu chút ít như một mảy lông, một sợi tóc thì cũng đọa vào ác địa ngục đặng chịu khổ. Còn như sanh về cõi nhơn gian thì lại chịu mọi sự khổ não, phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa, cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.

"Vì đại vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước nên mới hưởng sự tôn vinh như vậy. Nếu nay đại vương giữ gìn giới luật thì sẽ đặng phước báo lớn hơn nữa, còn như tự học chánh pháp thì sẽ có được nhất thiết chủng trí.

Vậy xin đại vương nên phát tâm cầu đạo vô thượng Bồ Đề, chứ đừng cầu xin những phước nhỏ nhen như hạng người hèn vậy."

Vua Vô Tránh Nhiệm nghe quan đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng bừng sáng, tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: "Trẩm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu. Trẩm muốn trải khắp trong đường sanh tử làm việc bố thí trì giới hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ tát và cứu giúp chúng sanh. Do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Đề."

Đại thần Bảo Hãi nói rằng: "Bồ Đề là một đạo rất trong sạch và sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng, rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao siêu, khắp cả hư không trùm cả tam giới, rất có oai thần mãnh lực.

Vả lại đạo Bồ Đề là hạnh bố thí, sẽ được giàu sang. Là hạnh trì giới sẽ đặng được thanh tịnh. Là hạnh nhẫn nhục sẽ đặng vô ngã. Là hạnh tinh tấn sẽ đặng bất thối. Là hạnh thiền định sẽ đặng vắng lặng. Là hạnh bát nhã sẽ đặng sáng suốt.

Tu được như vậy mới đến chỗ an lạc và mới chứng đặng quả Niết Bàn. Vậy xin đại vương nên phát tâm mà cầu đạo vậy."

Vua Vô Tránh Nhiệm đáp rằng: "Nầy khanh, đương thời kỳ trung kiếp mỗi người sống lâu chỉ có tám vạn tuổi mà thôi. Nay đức Bảo Tạng Như Lai ứng hiện ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Hoặc có kẻ chứng pháp tam muội, hoặc có người đặng được bậc bồ tát. hoặc đặng thọ ký làm Phật, hoặc đặng quả báo nơi cõi nhơn thiên. Trong hàng chúng sanh có một người nào ra khỏi phân đoạn sanh tử vậy. Thì thừa biết thụ xuất tam giới khó đến bực nào"

Song thụ xuất tam giới như vậy thì khó mà hoành xuất tam giới thì dễ vì mười sử ấy cũng gọi chung một tiếng là tri kiến của chúng sanh đó thôi không có chi khác. Mà tri kiến của chúng sanh thì phải lấy tri kiến của Phật mà đối trị.

Tri kiến của Phật tức là cái tánh linh tri ly niệm hiện tiền của chúng ta. Nhưng tánh linh tri ấy không thể cô lập một mình được mà tất phải tùy duyên ứng khởi. Nếu nó chẳng tùy duyên Phật giới thì nó sẽ tùy duyên vào chín giới kia mà phát khởi. Vì lìa ngoài 10 giới ra thì sẽ không có duyên khởi nào khác nữa.

Mà bây giờ muốn tùy theo duyên khởi Phật giới, thì không chi bằng lấy cái tâm tín nguyện của ta mà trì danh hiệu của Phật. Duy có một điều là tín phải cho sâu, nguyện phải cho thiết và trì danh phải cho chuyên cần mới được.

Quả như ta dùng cái tâm sâu, thiết, chuyên cần ấy mà tín nguyện trì danh tức là ta lấy tri kiến của Phật mà làm tri kiến của ta và cũng tức là ở trong niệm niệm mà ta lấy tri kiến của Phật đối trị với tri kiến của chúng sanh vậy.

Nếu ta đề được một cái tín nguyện trì danh vào trong tam thập sử. Thì tất nhiên ta chuyển được duyên khởi chúng sanh mà làm thành duyên khởi Phật giới. Đó là điểm sắt biến thành vàng rất mầu nhiệm ở trong pháp môn tu học và không có pháp nào hay hơn pháp này. Nhưng phải đảm đương Pháp này một cách cho tận tình. Đừng để một giây phút ngoại duyên nào xen tạp dính líu. Niệm Phật càng lâu càng thiết tha và mãi tới không lui sụt. Thì ta có thể ngồi đợi đài vàng đến rước. Đó là do nơi cõi đồng cư bên này sanh về cõi đồng cư bên kia mà theo bề ngang ra khỏi tam giới. Nếu so sánh với cách ra theo chiều đứng kia thì dễ hơn biết là chừng nào.

Một câu A Di Đà Phật là dược vương thuốc A Di Đà không chứng bệnh gì mà không chửa lành. Đó là hạt châu như ý. Không nguyện vọng nào mà không thỏa mãn. Là chiếc thuyền từ trong biển khổ sanh tử. Không có cái khổ nào mà chẳng độ được. Và là ngọn đèn huệ trong đêm trường vô minh. Không một bóng tối, âm u nào mà chẳng phá tan.

Miễn mình một phen nghe lọt vào tai tức là có duyên hoặc mình một niệm muốn khởi tín tâm tức là tương ứng rồi.Nếu tín tâm quả được chơn thiệt, thì nguyện tâm chẳng hẹn phát mà tự nhiên cũng đã phát rồi. Ta chỉ đem hai món tín và nguyện ấy để luồng vào tâm. Cũng giống như người dân phụng thỉnh mật chỉ của thánh quân. Và cũng như con thảo theo cái nghiêm mạng của từ phụ. Là một việc cần yếu thứ nhất và nhớ mãi không khi nào dám quên. Thì dầu ở trong hoàn cảnh thanh danh hay là huyên náo, thông thả hay rộn ràng, niệm nhiều hay niệm ít. Cũng đều làm cho cái chánh nhân vãng sanh được cả. Nhưng chỉ sợ cách nhau ở trong cảnh siêng năng và lười biếng đó thôi.

Chúng ta từ vô lượng kiếp nhẫn lại đây mãi ở trong vòng lục đạo luân hồi. Lẽ nào lại không biết phát cái tâm cầu đạo giải thoát và tu cái hạnh hướng đạo hay sao? Nhưng thiệt ra là tại nơi tánh nhơn tuần đày đọa của ta làm cho thất bại, mà phải chịu nỗi thống khổ với cái luật sanh tử từ hồi nào chưa hề ra khỏi.

Vậy mà ngày nay đã nghe được pháp môn trì danh niệm Phật là pháp môn rất giản dị và rất thiết yếu. Mà nếu còn theo dấu xe trước kia đành chịu một bề nghiên úp. Thì thiệt là một hạng người không có huyết tánh chút nào.

Cái nghĩa trì danh niệm Phật là nói: Giữ chắc danh hiệu Phật A Di Đà vào trong tâm ta mà không lúc nào tạm nghĩ. Bằng như trong tâm niệm Phật của ta có gián đoạn hay là xen tạp chút ít cũng đều không phải là nghĩa trì danh niệm Phật. Hãy nối luôn đừng cho xen hở vậy mới gọi là thiệt tinh tấn, mà nếu tinh tấn mãi không thôi thì lần lần đi tới chỗ nhất định tâm bất loạn mà tịnh nghiệp chắc được viên thành.

Đến khi đã đến chỗ nhất tâm bất loạn rồi mà trình độ tinh tấn của ta vẫn cứ lên mãi. Thì sẽ thấy được cái công hiệu mở được trí tuệ, phát được biện tài, chứng được thần thông và thành được niệm Phật tam muội cho nên đến bao nhiêu những tướng thoại linh dị cũng đều được hiện tiền tất cả, duy có một điều trước khi được những công hiệu ấy ta không nên dựa để cái tâm hý cầu. Mà ta phải nên ráng sức đi tới chỗ nhất tâm bất loạn đó thôi.

Chẳng hạn tu tập pháp môn gì cũng cần phải rõ được tông chỉ là qúy, thế mà người đời nay chỉ biết vạn pháp duy tâm. Chỉ biết ngoài tâm không có Phật mà không biết ngoài Phật không tâm. Chỉ biết vô lượng làm một mà không biết một làm vô lượng. Và chỉ biết chuyển sơn hà đại địa về tự kỷ mà chẳng biết chuyển tự kỷ về sơn hà đại địa.

Nếu chẳng biết tâm duy vạn pháp thì đâu thiệt biết được vạn pháp duy tâm. Nếu chẳng biết ngoài Phật không tâm thì đâu thật biết được ngoài tâm không Phật. Thiệt chẳng khác nào một quả cầu tròn tách làm hai. Rời ra thì hai, nếu cả hai hiệp lại thì thành một, tất cả cập vậy.

Cho nên người niệm Phật phải lấy duy Phật, duy độ làm tông. Mà nếu cái tông duy Phật, duy độ chẳng rõ thì cái nghĩa chơn duy tâm chẳng thành. Còn như thấu tới cái nghĩa chơn duy tâm thì cái tông duy Phật, duy độ tự nhiên thành lập. Sau khi thành được tông ấy rồi thì một Phật sở niệm và độ sở sanh toàn thể đại dung của nó ngang giáp dựng cùng, bao trùm hết thảy. Sở niệm đã thế thì năng niệm cũng vậy.

Đó là lấy cái tâm thiệt tưởng niệm ông Phật thiệt. Tưởng lấy cái tâm pháp giới niệm ông Phật pháp giới. Niệm niệm tuyệt đãi, niệm niệm viên dung. Vì tuyệt đãi siêu hơn hết thảy các pháp môn khác , không pháp nào sánh kịp. Vì viên dung cho nên thấu triệt hết thảy pháp môn không pháp gì lọt ngoài. Cho nên một câu A Di Đà Phật phải tin như thế và phải niệm như thế thì mới bất tư nghì ở trong bất tư nghì vậy.

Nguyên lai cái tánh linh tri ly niệm hiện tiền của chúng ta đó, là cái chư Phật giới chúng sanh đồng có do một bực không hai không khác.

Nhưng chư Phật vì tùy theo nhân duyên thanh tịnh giác ngộ, giác ngộ rồi lại giác ngộ nữa. Thanh tịnh rồi lại thanh tịnh nữa. Cho nên sự giác ngộ thanh tịnh cùng tột thấu đáo. Mà trình độ phát triển của tánh linh tri ngang giáp dựng cùng, rộng lớn không có chi lọt ra ngoài được. Còn chúng sanh thì bị tùy theo nhân duyên mê muội ô nhiễm. Mê muội rồi lại mê muội nữa. Ô nhiễm rồi lại ô nhiễm nữa. Cho nên tánh linh tri bị cục xúc ở trong ngũ uẫn mà thành nhỏ nhen hèn hạ.

Song tánh linh tri nhỏ nhen hèn hạ ấy đối với tánh linh tri rộng lớn của chư Phật kia. Đương thể không hai không khác. Nếu mà được tùy theo cái duyên giác ngộ thanh tịnh thì nghiệp hết tình không. Tức là tánh linh hèn mọn ấy xoay trở lại làm thành cái tánh linh tri rộng lớn. Cũng như một đóm lửa mà nó có thể đốt cháy muôn khoảng rừng hoang đó vậy.

Trái lại ta cần phải biết linh tri hiện tiền đó, nếu luận theo cái cảnh sở tri của nó thì vẫn có rộng hẹp hơn kém chẳng đồng nhau thật, nhưng nếu luận theo cái trí năng tri của nó thì toàn thể của nó vẫn như giống y không khác. Cũng ví như đồng một thứ lửa mà đốt hương chiên đàn thì thơm, đốt phẩn khô thì thúi. Lại đồng một thứ nước, mà hoặc có nước đục nước trong. Đồng một thứ gương, mà lại có gương mờ gương tỏ. Nhưng thiệt ra nước tuy có trong có đục mà cái tánh ước của nước không hai. Gương tuy có tỏ có mờ mà cái thể trong sáng của gương như một.

Nếu nước đã đồng một tánh ướt thì nước đục có thể lóng thành trong. Gương đã đồng một thể sáng, thì gương mờ dơ có thể chùi sạch để trở thành sáng tỏ. Cái sáng sạch mà bị mờ dơ là vì dính động bụi nhơ. Mà thứ bụi nhơ ấy gốc chẳng phải sáng của bản thể gương. Còn nước mà bị đục, là vì xen lộn bùn đất ấy. Chất đục chẳng phải tánh ướt. Cái ướt ấy chính là bản tánh của nước. Thế thì một niệm linh tri đó cũng như tánh ướt vậy. Ví như là tánh sáng của gương và tánh đốt cháy của lữa. Cái thể của nó cũng không khác vậy.

Bởi cái thể của nó không khác cho nên ở trong môn phương tiện tu hành có nhiều cách:

1- Có phái thì chỉ kính ngưỡng hâm mộ nơi các đức Phật.

2- Có phái thì chỉ tôn trọng nơi tánh linh tri của mình.

3- Có phái thì ngoài ngưỡng mộ các đức Phật mà còn tôn trọng tánh linh tri của mình nữa.

4- Lại có phái thì ngoài cũng chẳng ngưỡng mộ các đức Phật mà trong cũng chẳng tôn trọng tánh linh tri của mình.

---o0o---

1- Phái chỉ kính ngưỡng hâm mộ nơi các đức Phật:

Các người tu hành theo phái này là như những người cứ theo bổn phận mà hành, vì biết các đức Phật kia đều là đấng đã chứng trước cái tánh linh tri của mình. Nào lúc nói, lúc nín, lúc động, lúc tịnh, mỗi mỗi đều có thể làm thành cái khuôn phép để lại cho ta.

Nếu ta không tín ngưỡng hâm mộ các Phật thì quyết không có đường tấn tu, cho nên hằng ngày hoặc chuyên trì danh hiệu, hoặc quán tưởng âm dương, ba nghiệp, tính thành 6 thời lễ niệm. Nghiêng lòng quy hướng suốt đời, noi theo vẫn kịp đến lúc thời kỳ đã tới, cơ duyên đã mùi, thì cảm ứng đạo giao, tâm địa mở to, linh quang bày tỏ. Khi ấy mới biết rõ cái tánh linh tri của mình có bản gốc không khác gì với các đức Phật. Vậy thì cái tánh linh tri của mình cũng phải được tôn trọng như vậy.

---o0o---

2- Phái chỉ tôn trọng nơi tánh linh tri của mình:

Các người tu hành theo phái này chỉ tôn trọng tánh linh tri của mình. Là những người tham thiền bên tông môn với tôn chỉ: Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Cho nên chỉ muốn ở 12 thời và trong 4 oai nghi, lúc nào cũng bày rõ cái bộ mặt bản lai và cũng thọ dụng lấy cái phong quang tốt đẹp nơi bản địa của mình. Ngoài tâm tánh ra không còn một mảy gì dính mắc. Và kịp cho đến lúc công phu, tháo nghệ đã sâu. Trình độ chứng ngộ đã tột khi ấy mới biết hết thảy các Phật đều là bậc đã chứng trước cái tánh linh hằng lâu, thì càng nên kính ngưỡng hâm mộ.

---o0o---

3- Phái ngoài ngưỡng mộ các đức Phật mà còn tôn trọng tánh linh tri của mình:

Các người tu hành theo phái này luôn thường nêu cao tôn chỉ: Muốn tôn trọng tánh linh của mình thì tất phải ngưỡng mộ các đức Phật. Mà ngưỡng mộ các đức Phật chính là tôn trọng tánh linh của mình. Lại nếu ngưỡng mộ các đức Phật thì tất nhiên phải tôn trọng tánh linh của mình. Còn nếu chẳng tôn trọng tánh linh của mình thì làm sao có thể ngưỡng mộ các đức Phật.

Đó là trong ngoài đồng tu, tâm Phật đều trọng và không thiên chấp bên nào. Thì phần tinh tấn đạo càng thêm mau chóng. Đến khi sức tột công thuần, toàn thể tương ưng. Thì biết chắc Phật kia chẳng qua là người đã đi trước chứng được cái tánh linh của mình đó thôi chớ có chi lạ. Còn cái tánh linh của mình thì cũng chẳng qua là cái bình đẳng với Phật đó thôi chớ có chi lạ!

---o0o---

4- Phái ngoài chẳng ngưỡng mộ các đức Phật mà trong chẳng tôn trọng tánh linh tri của mình:

Các người tu hành theo phái này có tôn chỉ: tâm và Phật đều quên, không có chỗ nào nương dựa. Ngoài thì lợi cả thế giới, trong thì lột hết thân tâm. Một niệm chẳng sanh, muôn duyên đều dứt. Đến lúc ngày lâu công thục. Y vào chỗ chứng nhập sâu thì tánh linh tri tỏ bày đồng như các Phật.

Đó là tuy không ngưỡng mộ các đức Phật mà ngưỡng mộ một cách rất hay. Và tuy không tôn trọng tánh linh tri mà tôn trọng một cách chơn thiệt.

Trong 4 cách tu nói trên đây, thì người học Phật nên tự xét lấy tánh căn của mình ứng tu theo cách nào. Thì chỉ một đường đi tới thì trải qua một thời gian lâu. Công hạnh thuần thục đều chắc có phần tương ứng tất cả. Quyết chẳng nên sanh lòng vọng chấp. Buột miệng khinh bàn mà quí Pháp này chê Pháp khác. Hay thì cho Pháp nọ phải, dở thì thì cho Pháp kia quấy. Thì chẳng những trái với đạo mầu mà tạo thành sự chướng ngại cho phần mình thôi. Lại còn sợ hủy báng chánh pháp mà mang lấy tội lỗi thêm là khác.

Kinh Lăng Nghiêm nói: Chỗ biết của các thánh lần lượt truyền cho lẫn nhau, là chỉ nói cái vọng tưởng không có tánh. Ngài Nhị tổ nói: Tìm cái tâm không thể được.

Kinh Hoa Nghiêm nói: Nếu sáng tỏ được một niệm duyên khởi, thì siêu việt cách thấy của tâm thừa quyền học.

Sách Khởi Tín Luận nói: Nếu có người quán được cái vô niệm, tức là người xu hướng về Phật trí.

Đó là kinh Phật, lời tạo ra, cũng đều tới nơi một niệm hiện tiền mà chỉ điểm cho chúng ta rõ cái vọng tánh gốc nó vẫn không, chớ chẳng có chi lạ. ïNếu vọng đã gốc không, mà chơn đã gốc có. Thì tức là Phật chớ gì? Nhưng vì chúng sanh bị tùy theo cái duyên ô nhiễm đã bền lâu mà bây giờ chưa có thể đem liền lại được cái tánh bản không đó thôi.

Vậy nên ngày nay phải lấy duyên khởi thanh tịnh mà lần lần lay chuyển nó. Nghĩa là dùng cái nhơn tâm tức Phật của ta mà niệm công quả Phật tức tâm của ta. Thì nhơn quả thông suốt lẫn nhau, Tâm và Phật tự nhiên bình đẳng.

Niệm công quả Phật tức tâm của ta đã là gốc của lòng vô duyên Đại Từ và đồng thể Đại Bi không thể nghĩ lường được, không thể bàn được cho nên nó có thể ở trong niệm niệm lóng trong các thứ ô nhiễm, tròn rõ cái tánh ban không mà khế hợp nguồn linh và thẳng tới biển quả. Vậy thì cái duyên thanh tịnh có gì hơn đó nữa!

Nhưng trong lúc niệm cần phải buông hết các duyên chỉ giữ một niệm như cứu lửa cháy đầu, như để tang cha mẹ, như gà ấp trứng, như rồng nuôi châu. Đừng kỳ vọng cái hiệu quả nhỏ nhen và đừng trông mong sự thành tựu mau chóng. Chỉ cứ nhất tâm thường niệm như vậy. Thì tự nhiên thân căn khí giới tùy theo tâm niệm chuyển biến trong chỗ ngầm kín. Không phải chỗ lòng phàm mắt thịt thấy được biết được.

Đến khi báo mạng hết rồi, thì đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện thân trước mặt hay hiện hóa mùi thơm lạ, hiện tiếng nhạc trời, cho đến hết thảy các tướng linh thoại ứng hiện. Người đời thấy vậy mới gọi là tịnh nghiệp thành tựu. Nhưng thật ra thành tựu tịnh nghiệp đã lâu rồi chứ đâu phải là lúc ấy, lúc này.

Lại Niệm Phật phải sanh 4 thứ tâm:

1- Ta từ vô thủy nhẫn lại đây, cứ tạo nghiệp mãi mãi đến thế, nên phải sanh lòng hổ thẹn.

2- Ta được nghe pháp môn niệm Phật này, nên phải sinh lòng vui mừng.

3- Vì nghiệp chướng che lấp ta từ hồi vô thỉ mà thành pháp môn niệm Phật khó nỗi gặp được nên phải sanh lòng buồn đau.

4- Nghĩ Phật hết sức từ bi như vậy nên phải sanh lòng cảm thích.

Nếu trong 4 thứ tâm ấy mà có được một thì tịnh nghiệp chắc thành tựu ngay.

Lại niệm Phật phải cho lâu dài, chẳng nên gián đoạn nếu gián đoạn thì tịnh nghiệp càng khó nổi thành, nhưng lâu dài lại phải cho dõng mãnh, chẳng nên giải đãi. Nếu giải đãi thì tịnh nghiệp cũng không chắc được. Vì lâu dài mà chẳng dõng mãnh tức là phải lui, còn dõng mãnh mà chẳng lâu dài tức là khó tới.

Chúng ta cần phải biết: Đương lúc niệm Phật chẳng nên có cái tưởng gì khác tức là chỉ. Lại trong lúc niệm Phật phải cho lâu lâu phân minh tức là quán. Ấy là trong một niệm chỉ quán gồm đủ. Và chẳng có pháp chỉ quán nào riêng cả.

Chỉ tức là cái nhơn của định. Định tức là cái quả của chỉ. Quán tức là cái nhơn của huệ. Huệ tức là cái quả của quán. Hễ một niệm chẳng sanh mà lâu lâu phân minh, tức là tịch mà chiếu. Còn mà lâu lâu phân minh mà một niệm chẳng sanh tức là chiếu mà tịch.

Nếu được như vậy, thì tịnh nghiệp chắc chắn thành công với quả bậc thượng phẩm. Từ một người nhẫn đến trăm ngàn muôn ức người đều tu như vậy thì đều thành tựu như vậy cả, quyết không sai chạy chút nào.

Thế nên người niệm Phật cần phải biết rõ.

Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức này.

Hướng về khắp tất cả.

Trang nghiêm cõi tịnh độ.

Cùng pháp giới chúng sanh.

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Viên trọn thành Phật đạo

__

--o0o---

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle