Không có một lối tắt
khong co mot loi tat
Lúc đó
tôi không hề hay biết, nhưng buổi sáng hôm ấy
ngài Ajahn Chah cảm thấy rất nản lòng. Đây là chuyến
đi hành đạo đầu tiên của ngài ở Mỹ. Tối hôm qua, có người trình bày cho ngài
xem những tờ báo khích
dục ở Mỹ,
và ngài
cảm
thấy vừa thương hại vừa thất vọng đối với sự suy đồi ấy. Buổi sáng hôm ấy, ngồi
trước sân với Ajahn Pabhakaro, ngài bảo rằng có lẽ họ
nên quên chuyến đi hành đạo này và thu
xếp mà trở về Thái Lan cho
rồi; những người như thế này thì
làm sao
mà
còn có
thể
dạy gì được nữa!
Nhưng sáng ngày hôm
ấy, những người thiền sinh Tây phương
trẻ đã đến thật đông. Họ đã cúng dường
thực phẩm và ngồi nghe
pháp. Vẽ mặt của ngài Ajahn Chah sáng
hẳn lên, và ngài bắt
đầu giảng pháp với một sự say mê.
Buổi tối hôm tôi
có dịp ở một mình với Ajahn Chah, ngài nói
rằng trong chuyến đi này, ngài chỉ
sẽ hướng dẫn cho các
thiền sinh phương cách ngồi thiền và những cách thực tập theo truyền thống. Tôi bảo với
Ngài rằng, nhưng đó là cách mà
đa số những vị thầy đi trước cũng đã làm y như
vậy.
Và khi Ngài thật
sự có dịp tiếp xúc với các
thiền sinh Tây phương, cách dạy của Ngài cũng thay đổi đi rất nhiều.
Sau
mỗi buổi ăn, chúng tôi ngồi thiền với nhau, và sau
đó Ngài trả lời những thắc mắc. Tôi không nhớ
rõ họ đã hỏi những gì cũng như Ngài đã giải
đáp như thế nào.
Nhưng đại khái
là Ngài
giảng
dạy về Chánh Kiến
(right understanding). Ngài nói rằng,
thái độ của đa số đến học thiền cũng giống như một người ăn
trộm, sau khi bị bắt
thì anh
ta
đi tìm mướn một vị luật sư khôn khéo
để giúp mình chạy tội. Và sau khi
thoát được tội rồi, anh ta lại
tiếp tục đi ăn
cắp. Ngài Ajahn Chah cũng
ví dụ họ giống như một người võ sĩ quyền anh (boxer) bị đánh mang đầy thương tích, sau khi
chữa lành những vết thương rồi thì anh ta
lại tiếp tục thượng đài. Và cái vòng lẩn
quẩn ấy cứ bất tận. Ngài nói rằng,
mục đích của thiền tập không phải chỉ để giúp ta an ổn
trong một đôi lúc nào
đó thôi, hoặc chỉ để giúp ta thoát ra
khỏi những khó khăn, hay các vấn đề,
mà là để
ta nhận diện và bứng
nhổ những khổ đau được ngay tận chính gốc rễ phiền não của chúng.
Ngài
Ajahn Chah cũng nhấn mạnh đến đức kiên nhẫn trong sự thực tập. Có người hỏi
Ngài về quả vị nhập lưu
(stream entry), tức quả
vị đầu tiên của một người giải thoát. Ngài đáp, chúng
ta phải cố gắng tu tập để
chứng được
quả vị đó, nhưng nó đòi hỏi
ta phải có một sự
kiên nhẫn lớn. Nếu dễ dàng quá thì
ai trong chúng ta mà
lại không đạt được! Ngài nói "Như
tôi vào
chùa
hồi mới 8 tuổi. Tôi xuất gia đã hơn 40 năm rồi. Còn quý vị muốn ngồi thiền vài đêm là có
thể nhập ngay vào niết
bàn sao? Quý vị đâu có thể ngồi
xuống vài lần rồi muốn mình 'nhập lưu' được!
Chuyện đó quý vị phải tự hành và
cần rất nhiều kiên nhẫn, không ai có thể
giúp quý vị giác ngộ
được hết."
Paul Breiter
Nguyễn Duy Nhiên dịch