Nguyên Minh
Thuật ngữ
Phật giáo này có thể
là còn xa
lạ với một số người, nhưng thật ra nó
không có gì cao siêu
bí ẩn mà chính là
hàm chứa những gì chúng ta đã
thảo luận về lòng từ
bi cho đến lúc này. Tuy nhiên, chúng ta
sẽ nhắc lại theo
một trình tự cụ thể và liên
kết chặt chẽ hơn để mỗi người trong chúng ta đều
có thể dễ dàng thực
hành phép quán này ngay
trong cuộc sống hằng ngày.
Phép quán từ bi có công năng
làm sinh khởi và nuôi
dưỡng lòng từ bi trong mỗi chúng ta. Bất cứ ai cũng
có thể và nên thực
hành phép quán này như
một phương thức đơn giản nhưng vô cùng hữu
hiệu để phát triển lòng từ bi. Mỗi lần thực hành nên kéo
dài ít
nhất
là 5 phút và có thể
lâu hơn càng tốt, nếu điều kiện cho phép.
Để thực hành
phép quán này, trước hết bạn cần một nơi yên tĩnh
– một góc nhỏ trong nhà, phòng
khách,
phòng ngủ... hoặc bất cứ nơi đâu thuận tiện. Ngồi xuống với
tư thế thật thoải mái. Có thể ngồi
trên ghế tựa buông thõng hai chân,
nhưng tốt nhất là ngồi
xếp bằng trên giường hoặc trên sàn nhà với
một tấm lót mỏng, hai chân tréo
vào nhau hoặc chân trên chân dưới.
Chọn
cách nào cũng được, nhưng cần phải giữ lưng thẳng đứng và vững chải, không tựa lưng ra sau
hoặc để lưng cong xuống.
Hai tay
đặt trên đùi hoặc trước bụng, lòng bàn tay
ngửa lên.
Sau khi ngồi yên, bắt đầu giữ hơi thở điều hòa trong chừng một phút và bắt đầu
quán tưởng.
Trước hết, hãy
nghĩ đến một nỗi khổ đau nào đó và
tự mình xác định là không mong
muốn xảy đến cho mình. Có thể chọn
bất cứ hình ảnh khổ đau nào có ấn
tượng mạnh
nhất đối với bạn để quán tưởng. Có thể là bệnh
khổ, tai nạn, chết chóc... hay bất kỳ nỗi khổ nào mà
bình thường bạn vẫn e sợ nhất. Tập trung suy nghĩ về
nỗi khổ đó và chắc
chắn là bạn không muốn nó xảy
ra với mình, bởi vì bạn chỉ
mong muốn và biết chắc
là mình
có
thể được
hưởng một cuộc sống an vui, hạnh
phúc. Khi quán tưởng
điều này, bạn hoàn toàn dựa vào những kinh nghiệm thực có của
bản thân mà không phải
là những sự mô tả
từ bất kỳ ai khác.
Khi những ý tưởng này đã trở
nên vững chắc, bạn bắt đầu mở rộng sự quán tưởng
để thấy rằng tất cả những người khác – thậm chí là những sinh vật khác – cũng không khác gì
bạn về điểm này. Nghĩa là, tất cả đều không muốn phải chịu đựng khổ đau và đều mong muốn được sống an vui, hạnh
phúc.
Tiếp theo,
bạn hãy hình dung một người nào đó không may phải chịu đựng nỗi khổ đau mà bạn vừa
quán xét. Hãy cố gắng nghĩ thật nhiều về việc người ấy sẽ phải chịu đựng những đau đớn, buồn khổ như thế nào. Sau đó, bạn
nghĩ đến bản thân mình và thấy
rằng mình cũng không khác gì người
ấy, cũng sẽ đau đớn, buồn khổ tương tự như thế nếu phải chịu đựng hoàn cảnh ấy. Khi bạn nghĩ như vậy, một cảm xúc tự nhiên
sẽ sinh khởi, bạn thấy cảm thông với nỗi đau của người ấy và mong
muốn cho nỗi đau ấy sớm được chấm dứt ngay. Khi bạn tiếp tục quán tưởng, cảm xúc này sẽ
ngày càng mạnh hơn và bạn bắt
đầu nghĩ đến việc tìm mọi cách
để cứu giúp người ấy thoát khỏi đau khổ. Kể từ khi ý
tưởng này sinh khởi, bạn hãy cố
gắng tập trung hoàn toàn
vào nó,
và
như thế quyết tâm của bạn sẽ ngày càng
mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, bạn
duy trì
tâm
trạng cảm thông và mong
muốn giúp đỡ này cho đến cuối thời gian thực tập.
Đối tượng xuất
hiện trong phép quán từ
bi có thể là bất cứ
ai. Thông thường, khi
bạn lần đầu tiên thực hành phép quán này,
có thể bạn nên nghĩ
đến một người thân của mình, vì điều đó dễ làm cho bạn
thấy rung động
hơn. Tuy nhiên, khi đã
thuần thục, bạn nên mở
rộng sang những
đối tượng
khác, thậm chí là những
sinh vật. Khi lòng từ bi được nuôi dưỡng và phát triển mạnh, bạn sẽ có thể
cảm thông và mong muốn
cứu giúp ngay cả với
những con vật đang chịu đau khổ chứ không chỉ riêng với con người.
Phép quán từ bi là một phương
pháp dễ thực hành nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc nuôi dưỡng lòng từ bi. Tất nhiên là điểm
khởi đầu của mỗi người không giống nhau, vì như đã
nói, mức độ biểu hiện của lòng từ bi ở mỗi chúng ta là khác
nhau. Có những người
có thể gặt hái kết
quả rất nhanh chóng,
một
số khác cần phải có thời gian
và sự kiên trì, nhưng
tất cả đều sẽ đạt được
sự phát triển của lòng từ bi nhờ vào việc
thực hành phép quán này.