Steve Jobs: Sự kết hợp hoàn hảo trực giác và trí tuệ

Tác giả: WALTER ISAACSON (Quốc Dũng dịch)

 

“Những người dân sống ở vùng nông thôn Ấn Độ không sử dụng trí tuệ như chúng ta. Thay vào đó, họ sử dụng trực giác. Theo quan điểm của tôi, trực giác là một thức vô cùng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Và nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của tôi”, Jobs nói.

Đề cao trực giác, trí tưởng tượng

Một trong những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi viết cuốn truyện về cuộc đời Steve Jobs đó là Jobs thông minh đến mức nào. Câu hỏi này có thể không phải là một vấn đề lớn, bởi chúng ta đều sẽ mặc định Jobs thực sự rất thông minh. Suy cho cùng, ông ta là nhà lãnh đạo sáng tạo và thành công nhất trong thời đại của chúng ta và đi lên ở Thung lũng Silicon với một câu truyện như trong mơ: bắt đầu khởi nghiệp trong nhà để xe của gia đình và xây dựng nên một công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Nhưng vấn đề này làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện cách đây vài tháng, khi tôi có dịp ăn tối cùng Jobs và gia đình tại nhà ông. Trong bữa tối, một thành viên trong gia đình đã nêu ra một vấn đề phức tạp, liên quan đến câu truyện một chú khỉ phải mang theo thật nhiều chuối và băng qua sa mạc, với một câu hỏi đặt ra là chú khỉ có thể đi bao xa và mang được theo tối đa là bao nhiều chuối trong một lần đi, và sẽ mất bao lâu để nó thoát khỏi sa mạc.

Trả lời vấn đề này, Jobs chỉ đưa ra một vài phỏng đoán và cho thấy ông cũng không quan tâm đến vấn đề này một cách chặt chẽ. Tôi nghĩ nếu đó là Bill Gates thay vì Jobs, ông ta sẽ tìm đến máy tính và sau vài cú click ông ta sẽ đưa ra câu trả lời hợp lý trong 15 giây, và kèm theo nó là một câu truyện rằng ông đã say sưa với một quyển sách khoa học như thế nào. Nhưng điều đó cũng khẳng định một thực tế rằng: Bill Gates không thể làm ra được iPod. Thay vào đó, ông tạo ra Zune - thiết bị nghe nhạc thất bại của Microsoft.

Vậy thực sự thì Jobs có thông minh?  Câu trả lời đó là một sự thông minh không bình thường.

 

 

 Jobs phải là một thiên tài. Có thể đây chỉ là một kiểu chơi chữ ngớ ngẩn, nhưng thực tế đã nhấn mạnh rằng thành công của ông đã tạo sự khác biệt giữa kiểu thông minh thông thường và thiên tài. Trí tưởng tượng của Jobs là một thứ gì đó bản năng, đầy bất ngờ và đôi khi còn vô cùng kỳ diệu. Chúng được khuyến khích bởi trực giác, chứ không phải là sự phân tích chặt chẽ. Khi tiếp cận với Phật giáo, Steve Jobs đã bắt đầu đánh giá những gì mình trải qua thông qua sự phân tích kinh nghiệm. Ông không được học cách nghiên cứu dữ liệu và các con số, nhưng giống như một người dẫn đường, ông có thể đánh hơi thông qua làn gió và cảm nhận thấy những gì đang diễn ra ở phía trước.

Jobs đã nói với tôi rằng ông luôn đánh giá cao sức mạnh của trực giác, điều này hoàn toàn trái ngược với tư duy Tây phương.

Điều này ảnh hưởng một phần từ việc ông rời trường đại học lúc trẻ và từng lang thang khắp Ấn Độ. "Những người dân sống ở vùng nông thôn Ấn Độ không sử dụng trí tuệ như chúng ta. Thay vào đó, họ sử dụng trực giác. Theo quan điểm của tôi, trực giác là một thức vô cùng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Và nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của tôi", Jobs nói.

Trực giác của Jobs không được hình thành thông qua việc học tập thông thường, mà dựa vào những kinh nghiệm trí tuệ. Ông có một trí tưởng tượng rất phong phú và tìm luôn biết cách để áp dụng chúng, cũng giống như những gì Einstein từng nói, "Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức".

Einstein, tất nhiên, thực sự là một thiên tài kiểu mẫu. Trong thời đại của mình, Einstein cũng có những đối thủ có thể ngang hàng với ông về trí tuệ trong lĩnh vực thuần toán học và phân tích. Chẳng hạn, Henri Poincaré, người đầu tiên đưa ra một vài thành phần của thuyết tương đối đặc biệt, hay David Hilbert, người có thể xây dựng các phương trình cho thuyết tương đối rộng cùng thời điểm với Einstein.

Tuy nhiên, không một ai trong số họ có trí tưởng tượng thiên tài để lấp đầy những gì mà học thuyết đưa ra, mà cụ thể là những điều như thời gian tuyệt đối và lực hấp dẫn có thể uốn cong được không gian như Einstein đã nêu ra. Tất nhiên, điều này không bình thường, và đó cũng là dấu ấn khác biệt giữa Einstein và chúng ta.

Cả Einstein và Jobs đều là những người có tư tưởng rất trực quan. Con đường đến với thuyết tương đối của Einstein bắt đầu khi từ thời niên thiếu khi ông cố gắng tưởng tượng ra thứ gì sẽ đi cùng với một chùm sáng. Còn Jobs thì dành hấu hết thời gian trong buổi chiều đề đi bộ quanh những sudio của nhà thiết kể Jony Ive và xem xét các sản phẩm mà họ đang phát triển.

Kết hợp giá trị nhân văn và khoa học

Tài năng của Jobs, tất nhiên chưa thể so sáng ngang hàng với Einstein. Vì vậy, ta có thể hạ nó xuống một mức thấp hơn và gọi nó là sự tài tình.

Nếu Bill Gates là siêu thông minh, thì Steve Jobs là siêu tài tình. Sự khác biệt chính, theo tôi, đó là Jobs có khả năng kết hợp những sáng tạo và nhạy cảm về mặt thẩm mỹ vào trong sản phẩm của mình.

Trong thế giới của những phát minh và đổi mới, điều này có nghĩa là sự kết hợp của tính nhân văn với hiểu biết khoa học - một sự kết nối giữa nghệ thuật và công nghệ, giữa một bài thơ với một bộ vi xử lý. Và đó chính là khả năng đặc trưng của Jobs. "Tôi luôn nghĩ bản thân có bản chất như một đứa trẻ, một đứa trẻ yêu thích điện tử".

 

"Và tôi đã đọc được một vài điều từ thần tượng của mình, Edwin Land của Polaroid, về vai trò quan trọng của những người có thể kết hợp giữa giá trị nhân văn và khoa học, và sau đó tôi đã biết rằng mình muốn làm gì.", ông nói.

Khả năng kết hợp giữa sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá cảm xúc của người khác. Jobs có thể là người nóng nảy và không giống với một người có thể thỏa hiệp. Điều này khiến chúng ta cho rằng ông thiếu khả năng đánh giá những cảm xúc cơ bản của mọi người. Tuy nhiên thực tế lại chứng mình điều ngược lại. Jobs có thể suy đoán, hiểu được nội tâm của mọi người, vỗ về họ, đe dọa họ, nhắm tới những cảm xúc sâu sắc nhất trong họ, và thỏa mãn chúng.

Bằng trực giác của mình, Jobs có thể tìm ra cách để tạo ra những sản phẩm khiến khách hàng hài lòng, cùng với một giao diện thân thiện, và không quên đi kèm với những thông điệp quảng cáo hấp dẫn.

Trong nội dung của sự tài tình, những ý tưởng mới chỉ là một phần của vấn đề. Khi máy tính vừa mới ra đời với một giao diện không thận thiện cho người dùng, Jobs đã tạo ra một chiếc máy tính tác động mạnh đến thị trường. Đó là Macintosh, và nó đã đưa ra một cuộc cách mạng trong dòng máy tính cá nhân.

Sự tài tình của Jobs cũng khiến ta liên tưởng tới Benjamin Franklin.

Trong số những nhà phát minh, Franklin không phải là người sâu sắc nhất, nếu so sánh ông với Jefferson, Madison hay Hamilton. Tuy nhiên, ông có sự tài tình riêng. Điều này phụ thuộc một phần vào khả năng của ông trong việc tiên đoán các mối quan hệ khác nhau. Khi ông phát minh ra pin, ông đã thử nghiệm vai trò của nó để tạo ra tia lửa để giết gà tây trong kỳ nghỉ lễ.

Trong nhật ký của mình, ông đã ghi lại tất cả những điểm tương đồng giữa các tia lửa và sấm sét trong một cơn bão, và tuyên bố, "Hãy để thực nghiệm chứng minh". Vì vậy ông đã tạo ra một con diều trong cơn mưa, thu điện từ trên trời, và cuối cùng phát minh ra cột thu lôi.

Tương tự như Jobs, Franklin rất thích các khái niệm của việc ứng dụng sáng tạo, từ những ý tưởng và thiết kế thông minh để phát minh ra những thiết bị hữu ích.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai khu vực đang đào tạo ra rất nhiều nhà phân tích và nhà công nghệ cao. Nhưng sự thông minh và giáo dục không phải lúc nào cũng tạo ra đổi mới.

Ưu điểm của nước Mỹ, nếu nó vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay, chính là điều họ có thể tạo ra những con người với đầy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng, những người biết làm thể nào để kết hợp giữa tính nhân văn và khoa học.

Đó mới là sự đổi mới thực sự, tương tự như những gì Steve Jobs đã từng làm.

---

Trích cuốn tiểu sử về Steve Jobs của tác giả Walter Issacson

(tuanvietnam.net)

Chia sẻ: facebooktwittergoogle