Nghĩ Về Tư Duy Mới Trong Quản Lý Doanh Nghiệp

Nghĩ Về Tư Duy Mới

 

 

“Vai trò Phật giáo trong thế giới phẳng”

Nguyên Cẩn

 

 

 

Lời người viết: Bạn có thể ngồi tại Việt Nam mà vẫn book khách sạn Hilton ở Kuala Lumpur cho chuyến đi Mã Lai sắp tới của bạn. Bạn có thể đặt mua máy tính của HP nhưng hàng sẽ được giao từ Ấn Độ. Tất cả mọi giao dịch thương mại giờ đây trở nên đơn giản và nhanh chóng như thể tất cả mọi thứ đều được kết nối trên những siêu xa lộ. Thế giới trở nên phẳng vì các rào cản hầu như không còn, thậm chí các dị biệt về văn hóa hay địa lý cũng xếp qua một bên khi mà người ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa 3.0, khi mà một đứa trẻ ở Karachi có thể thưởng thức nhạc Rolling Stones qua Ipod và khi mà những người muốn bảo tồn văn hóa truyền thống đang phải suy nghĩ cách hạn chế cuộc xâm lăng của lối sống hiện đại, cụ thể là Mỹ qua phim ảnh sách báo và nhất là một phương tiện hầu như không cản nổi: internet. Tất cả đã được Thomas L. Friedman, tác giả của “Chiếc Lexus và cây Olive” đề cập đến trong tác phẩm mới nhất của ông, phát hành vào  at: Atháng 4, có bổ sung thêm 100 trang thông tin mới: “The world is   rst century” (Thế giới phẳng: Tóm tắt lịchbrief history of the twenty- sử thế giới thế kỷ 21). Điều đáng ngạc nhiên là tác phẩm mang tính chiêm nghiệm và bình luận dày 608 trang này vẫn là best seller trong suốt những tháng qua. Cuốn sách đã làm dấy lên rất nhiều tranh luận xoay quanh quan điểm của Friedman: thế giới đã thật sự phẳng chưa? Trong thế giới đã hoặc sắp phẳng ấy, vai trò của Phật giáo nằm ở đâu trong sự hòa trộn giữa những hệ tư tưởng đầy dị biệt đang cố chan hòa, tan lẫn vào nhau?

 

Quá trình làm phẳng thế giới

 

Theo tác giả, thế giới trải qua ba kỷ nguyên toàn cầu hóa. Kỷ nguyên thứ nhất kéo dài từ năm 1492 khi Colombus giương buồm mở ra sự giao thương giữa thế giới cũ và thế giới mới cho đến khoảng năm 1800. Thời kỳ này tác giả gọi là toàn cầu hóa 1.0.

 

Kỷ nguyên lớn thứ hai: Toàn cầu hóa 2.0 kéo dài từ năm 1800 đến 2000, bị gián đoạn bởi cuộc Đại khủng hoảng và hai cuộc chiến tranh thế giới. Tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập là các công ty đa quốc gia. Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng tác giả cho rằng vào năm 2000, chúng ta đã bước sang một kỷ nguyên hoàn toàn mới: Toàn cầu hóa 3.0 (TCH). Trong khi động lực của Toàn cầu hóa 1.0 là các quốc gia, 2.0 là các công ty thì động lực của 3.0 mang tính độc nhất: cho phép các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hệ thống thế giới phẳng là sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân, cáp quang, và phần mềm xử lý công việc, cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cùng truy cập cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu. Và điều cần lưu ý là TCH 3.0 tạo điều kiện cho rất nhiều người thuộc mọi màu da đều có thể tham gia. Nhân viên kế toán của một Công ty Ấn Độ có thể làm thuê công việc kế toán cho bất kỳ công ty nào ở Mỹ. Nếu năm 2003 chỉ có 25.000 tờ khai thuế ở Mỹ được làm ở Ấn thì năm 2005 con số trên đã là 400.000.

 

Mười nhân tố làm phẳng thế giới

 

Tác giả phân tích 10 nhân tố làm phẳng thế giới. Tóm tắt là:

 

1. Kỷ nguyên sáng tạo mới

Khi các bức tường sụp đổ, phần mềm Windows lên ngôi:

 

Tác giả muốn nói đến bức tường Berlin bị phá bỏ ngày 9 tháng 11, 1989. Bức tường ngăn đôi không chỉ trong lòng nước Đức mà ngăn đôi cả hai ý thức hệ: tư bản và cộng sản. Khi nó được phá bỏ có nghĩa là chúng ta có thể kết nối được toàn thế giới, cùng chia sẻ “tiện nghi của máy nghe nhạc số Apple và khai thác phần mềm Windows”.

 

2. Kỷ nguyên kết nối mới:

Mạng Web xuất hiện và Netscape bán cổ phiếu đợt đầu cho công chúng.

 

Đó là ngày 8 tháng 9, 1995, khi người ta “chuyển từ hệ thống vi tính dựa trên máy tính sang hệ thống dựa trên internet.” Việc tạo ra World wide web (WWW) cho phép các cá nhân thiết lập các địa chỉ web về thương mại, tin tức và tất cả các hình thức lưu trữ và phổ biến dữ liệu, thúc đẩy cuộc cách mạng làm phẳng thế giới tiến về phía trước.

 

3. Phần mềm xử lý công việc

Những hệ thống phần mềm xử lý công việc cho phép bạn tạo những văn phòng ảo trên toàn cầu - không bị hạn chế bởi biên giới của văn phòng hoặc quốc gia và chúng ta làm việc 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong tuần và 365 ngày một năm.

 

4. Tải lên mạng: tăng cường sức mạnh các cộng đồng

Đây là một nhân tố làm phẳng to lớn bởi vì việc tải lên mạng đáp ứng được nguyện vọng sâu xa của các cá nhân tham gia và muốn những người khác nghe thấy ý kiến của mình. Hoạt động video game ở Mỹ hàng năm tăng 34%. Ở một số quốc gia, người ta phải lưu ý sự say mê của giới trẻ về việc này.

 

5. Thuê làm bên ngoài (Outsourcing)

Xuất phát từ sự cố Y2K, Mỹ và Ấn Độ bắt tay với nhau, và mối quan hệ này là một nhân tố làm phẳng. Sau đó, người ta đổ xô tìm kiếm trí tuệ của người Ấn Độ để thực hiện việclập trình. Nó cho thấy khả năng cộng tác của Ấn với các công ty phương Tây và sự phụ thuộc lẫn nhau.

 

6. Chuyển sản xuất ra nước ngoài (Offshoring)

Khi Trung Quốc gia nhập WTO, cả họ và phần còn lại đều phải chạy ngày càng nhanh hơn. Nếu như Ấn Độ khiến cho người ta chú ý đến outsourcing (thuê làm bên ngoài) thì Trung Quốc khiến người ta quan tâm đến offshoring (chuyển sản xuất ra nước ngoài). Tác giả đưa một ví dụ là người ta không chỉ nhắm đến Trung Quốc để bán 1 tỷ đôi vớ mà muốn dựa vào nguồn nhân công dồi dào giá rẻ của họ để sản xuất hàng của mình và bán cho cả thế giới 6 tỷ đôi vớ.

 

7. Chuỗi cửa hàng cung cấp

Tác giả đưa hệ thống siêu thị Wal Mart với việc vận chuyển 2,3 tỷ kiện hàng/năm qua chuỗi cửa hàng cung cấp của mình làm ví dụ tiêu biểu nhất cho việc làm phẳng thế giới. Vì khi đó một công ty có khả năng mua những sản phẩm tốt nhất với giá hạ nhất để cung ứng mà không cần phải sản xuất.

 

8. Thuê các công ty liên kết làm (Insourcing)

Bằng minh chứng là hãng UPS, một công ty chuyên giao nhận hàng, không chỉ đơn thuần chuyển phát các gói hàng mà còn làm công tác hậu cần, đồng bộ hóa chuỗi cung toàn cầu chocác công ty. Ví dụ như họ có thể tự sửa chữa những máy tính hỏng hóc của hãng khác và giao lại cho khách hàng mà không cần phải giao đi chuyển lại, vừa mất thời gian và tốn kém. 

 

9. Cung cấp thông tin trên các trang Google, Yahoo và MSN

Đây là những công cụ tìm kiếm siêu mạnh. Các chương trình này san bằng thông  tin không có ranh giới về giai cấp, trình độ. Có người còn cho rằng Google là Thượng đế không dây…

 

10. Các nhân tố xúc tác: tính chất số, di động, cá nhân và ảo

Việc hợp tác qua các dữ liệu số hóa trở nên rẻ và tiện lợi như đàm thoại qua cổng internet

hay VoIP. Cũng phải kể đến các công nghệ và thiết bị không dây.

 

Nói như Robert Wright thì Friedman đã “vạch ra nguyên nhân và cách thức toàn cầu hóa

đang bùng nổ với tốc độ ghê gớm cũng như giải mã những thế giới phẳng một cách rất tài tình khiến độc giả hiểu được những biến động khôn lường đang diễn ra trước mắt họ”.

 

Quả đất vẫn tròn

 

Nếu những biến động ấy làm cho nhân loại gắn kết với nhau nhiều hơn thì câu thơ Xuân Diệu:

Trái đất ba phần tư nước mắt

Trôi như hạt lệ giữa không trung.

 

Cũng như lời của Phật “nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước của các đại dương cộng lại” đã trở thành quá khứ.

Có thật nhân loại may mắn thế không? Sự thực thì nhiều nhà kinh tế, bình luận lại chỉ xem Friedman như một người theo trường phái vị lai. Vì sao? Vì theo họ, “chỉ cần đọc kỹ các con số thống kê thì ta thấy khó mà đi đến kết luận rằng các khác biệt về văn hóa, hành chính, địa lý, kinh tế giữa các nước đều đã trở thành quá khứ hoặc sắp trở thành như thế” (Giáo sư Ghemawat, trong The Economic Times).

 

Ta có thể nêu ra vài ví dụ gần đây như trường hợp Wal-Mart mà tác giả rất tự hào về sự hiện diện toàn cầu đã phải rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc sau khi thua lỗ đến 10 triệu USD và gần nhất là việc bán toàn bộ hệ thống cửa hàng cho Métro tại Đức do không thể thích nghi với môi trường kinh doanh ở đây. Hay như eBay phải mua liên tục các đối thủ của mình khi muốn thâm nhập thị trường nào đó.

 

Ngay chính bản thân tác giả trong phần nhận định ở chương 12 trong tác phẩm của mình cũng nêu lên những trở lực, những lằn ranh còn tồn tại giữa thế giới phẳng và không phẳng chưa xóa được mà tác giả gọi đó là lằn ranh của hy vọng, hay nói cách khác giữa những nhóm người đang phải sống trong tuyệt vọng và những nhóm thuộc tầng lớp trung lưu là nhóm người mà tác giả cho là nền tảng của một xã hội ổn định. Những nhóm tuyệt vọng theo tác giả gồm ba loại:

Nhóm quá ốm yếu, nhóm quá ít quyền, nhóm quá bực tức.

 

 - Nhóm quá ốm yếu bao gồm những người đang sống trong tình trạng dịch bệnh, hoặc là

HIV-AIDS, sốt rét, lao phổi, bại liệt, thiếu những phương tiện vệ sinh và y tế tối thiểu.

 

Nói như Bill Gates “Nếu một đứa trẻ không được ăn no, nó sẽ chẳng thèm đụng đến máy

tính”.

 

- Nhóm quá ít quyền bao gồm hàng trăm triệu người đang sống ở nông thôn các nước đang

hoặc chậm phát triển, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và thậm chí cả ở Đông Âu. Những con người ở đó không nói: “Dừng đoàn tàu toàn cầu hóa lại, chúng tôi muốn xuống”, mà nói “Dừng đoàn tàu toàn cầu hóa lại, chúng tôi muốn lên, nhưng ai đó phải giúp chúng tôi làm cái bậc lên xuống tốt hơn”.

Tình trạng tham nhũng mục ruỗng của các chính quyền địa phương cũng là nguyên nhân khiến người ta không thể tiếp cận thế giới phẳng.

 

- Nhóm quá bực tức gồm những lực lượng chống phẳng hóa trong đó phải kể đến những kẻ khủng bố trong tổ chức Al-Qaeda và những nhóm khác trong thế giới Hồi giáo. Sự kiện đánh sập tòa Tháp Đôi ngày 11 tháng 9 là những gì mà tác giả cho rằng nghịch lại với sự kiện 9 tháng 11 khi bức tường Berlin sụp đổ. Những kẻ cực đoan đã tấn công vào những yếu tố đang giúp xã hội có được sự cởi mở, sáng tạo và phẳng hóa. Đó là lòng tin.

 

Tác giả đã ghi nhận: “Không có lòng tin, thì không có xã hội mở, bởi vì không có đủ cảnh

sát để trông coi tất cả những chỗ được mở ra trong xã hội này. Không có lòng tin thì cũng chẳng có thế giới phẳng…” Những con số thống kê cũng chỉ ra điều đó khi ở khu vực Ả Rập chỉ có 18 máy tính cho 1000 người trong khi con số trung bình của thế giới là 78 và chỉ có 1.6% người Ả Rập tiếp cận được với mạng internet. Chính sự tiến thoái lưỡng nan của những người Hồi giáo: hoặc phải từ bỏ những giáo điều thiêng liêng của mình vì họ tin vào quyền thừa kế học thuyết họ đang sở hữu như là di chúc cuối cùng của Chúa, hoặc bị tụt lại trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến họ nổi điên và cảm thấy tủi nhục. Đó là mấu chốt của vấn đề. Tác giả cho rằng “chủ nghĩa khủng bố không sinh ra từ sự nghèo nàn về tiền bạc. Nó sinh ra từ sự nghèo nàn về phẩm giá”.

 

Phật giáo đóng vai trò gì trong thế giới vừa phẳng vừa tròn ấy?

 

Chúng ta đứng trước những mâu thuẫn của thời đại khi mạng lưới internet đã len vào từng gia đình mở rộng tầm nhìn, nhưng cũng mang lại những bất an. Khi bất an, con người phải tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần, đem lại sự bình an. Nhưng đến lượt tôn giáo lại không đáp ứng được nhu cầu tinh thần mà người ta mong muốn vì đường lối cũ không còn thích ứng với thời đại mới, nói theo Friedman thì “họ muốn quay trở về với sự hoàn hảo của thế kỷ thứ VII nhưng vẫn thống trị thế kỷ XXI (?)”. Các vị lãnh đạo tôn giáo lại hướng hoạt động về củng cố giáo quyền hơn là phục vụ nhân sinh.

 

Muốn xây dựng một thế giới “an bình và hợp tác”, trước hết phải giúp con người không bị tha hóa theo hình tướng, xơ cứng về mặt tâm hồn khi mọi quan hệ đều thương mại hóa, điện toán hóa, số hóa…, để rồi đánh mất chính mình trong cuộc sống. Sau nữa, phải gầy dựng lại niềm tin tôn giáo mà khi mất đi thì người ta đã trở thành kẻ ác cụ thể qua những vụ khủng bố đã, đang và có thể xảy ra khắp nơi, cướp đi sinh mạng của bất kỳ ai, bất cứ lúc nào.Về điểm này hãy nghe nhà bác học Albert Einstein nhận định: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo chung cho cả vũ trụ, tôn giáo này phải vượt trên một Thượng đế cá thể và tránh những giáo điều cùng lý thuyết. Bao gồm cả thiên nhiên và tinh thần, nó phải được dựa trên cơ sở một tôn giáo mang tính thực nghiệm về mọi sự vật, cả tự nhiên và tinh thần trong sự hợp nhất viên mãn. Đạo Phật đáp ứng được những điều mô tả trên”.

… Nói theo Einstein, “Phật giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học”, nhưng theo Mật Nghiêm trong “Triển vọng về sự phát triển của Đạo Phật trên thế giới vào thế kỷ 21” thì “Phật giáo là cây cầu bắc ngang giữa chợ đời, để đưa tất cả chúng sanh qua con sông phiền não, khổ đau sang bên bờ hạnh phúc và an lạc”. theo ông, Phật giáo đã có bốn cống hiến cho nhân loại và theo ý kiến chúng tôi, nếu áp dụng chúng thì sẽ giải quyết được những trở lực cho Thế giới phẳng:

 

  • Thứ nhất là cống hiến cho loài người “chân lý sống hay quan niệm sống”.
  • Thứ hai là “tình thương bao la đi cùng với sự bình đẳng không phân biệt”.

Với cống hiến này, nhóm ốm yếu sẽ được quan tâm và chúng ta sẽ có một loài người khỏe mạnh cả về tâm hồn và thể xác.

  • Thứ ba là “tinh thần nhân bản và tự do đích thực”. Vì đạo Phật là đạo của con người, vì con người và đem lại hạnh phúc thực sự cho con người.

 

Nhóm quá ít quyền sẽ được tham dự bình đẳng trong việc hưởng thụ mọi phúc lợi của xã hội và tinh thần dân chủ sẽ được phát huy.

  • Thứ tư là “tinh thần đồng nhất trong tương quan hòa hợp” cụ thể qua hai luận điểm: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không” nói lên sự tương quan, tương liên và hòa đồng của vạn vật, con người và vũ trụ.

“Một là tất cả, tất cả là một” nói lên cái nhìn đồng nhất thể trong chiều sâu vũ trụ và nhân sinh.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác