Thích Thái Hòa
Trong đời sống con người, sự tư duy hợp lý không cho phép ta suy nghĩ và kết luận trên thế
gian này có một con người hoàn toàn xấu hay có một con người hoàn toàn tốt.
Xấu
và tốt hay thiện
và ác của con người chỉ là những tập
hợp của
nhiều yếu
tố tạo
nên. Bản chất của
nó là rỗng không, không có thật thể. Nên, nó không có
bất cứ một
hình tướng nào nhất định cho chính nó, để
cho ta nhận
định và kết luận một
cách chính xác đối với nó.
Vì nó không có thật thể, và không có bất cứ
một hình tướng nào nhất định cho chính nó, nên nó có thể trở thành bất
cứ hình tướng nào hoặc thiện
hay ác, hoặc tốt hay xấu
tùy theo điều
kiện nội
và ngoại tại
tác động để nó biểu hiện. Có khi nó biểu hiện
có vẻ như là thiện,
nhưng thực chất của
nó là ác và có khi nó biểu hiện có vẻ
như là ác, nhưng thực chất của
nó là thiện.
Xấu
và tốt hay thiện
và ác của một con người tùy thuộc rất
nhiều điều
kiện để tạo
nên những phẩm
tính thiện ác, xấu
tốt ấy.
Không có ý nghĩ, hành động và lời nói nào liên hệ đến
tham, sân, si, kiêu mạn, chấp ngã mà trở thành thiện
bao giờ! Và không có ý nghĩ, lời nói và hành động nào đi từ Tâm bồ-đề và đại nguyện từ bi mà trở thành xấu
ác bao giờ!
Trong đời sống của
ta, thiện tri thức là điều kiện
tác động giúp cho ta thấy rõ ta có tâm bồ đề, và tâm ấy có thể
sinh khởi và lớn
mạnh trong đời sống của
ta; thiện tri thức là người giúp ta nuôi
lớn những hạt
giống tốt
đẹp ấy để kết thành hoa trái bình an trong đời sống hiện tại
và tương lai cho ta.
Thiện tri thức là người bạn đồng hành với ta, để giúp ta dựng đứng lại những
gì do những tư duy, những nhận thức,
những tri kiến
sai lầm của
ta đã làm cho đời sống của ta bị
chao đảo, bị nghiêng ngửa và sụp
đổ.
Thiện
tri thức là người bạn đã đồng hành với ta, để giúp ta hàn gắn lại
những gì mà do những hành động vụng dại,
cố chấp
của ta làm cho đời sống của
ta bị rạn
nứt, vỡ đôi,
vỡ ba…
Nếu đời sống
của ta bị
vỡ vụn,
không thể hàn gắn,
thì thiện tri thức
là người có thể giúp ta đứng dậy từ những
mảnh vụn
của cuộc
đời để tái tạo một cuộc
sống mới,
khiến cho nhân phẩm
của ta được
phục hồi,
những điều
thiện của
ta được tái sinh trở lại.
Thiện
tri thức không phải
là người có khả năng lý luận giỏi mà là người có khả năng giỏi để bật
sáng ngọn đèn, khi đêm tối phủ
lên đời ta. Thiện
tri thức không phải
là người có khả năng ngăn chặn gió bụi cho ta mà là người có khả năng giúp ta vượt qua gió bụi của
cuộc đời.
Thiện tri thức không phải
là người suốt ngày ngồi hàn huyên với
ta, hết chuyện
này tới chuyện
khác hay là người có quá nhiều hứa hẹn
với ta, mà là người có thể chưa từng
ngồi với
ta một giờ
nào và chưa từng hứa hẹn
với ta bởi
bất cứ
một điều
gì, nhưng mỗi khi bất an, tâm ta nghĩ tới họ,
thì sự bình an trong ta liền được
phục hồi;
niềm tin và hy vọng
trong ta liền được phục
sinh.
Thiện
tri thức đến với ta không phải
là những thiên sứ từ
trời cao giáng xuống
hay là những địa thần từ lòng đất vọt lên, hay từ
nơi những am miếu, mà từ
nơi Tâm bồ-đề và phát khởi
đại nguyện của họ.
Tâm bồ-đề là tâm sáng suốt và nguyện sống
cuộc đời sáng suốt, ví như ngọc lưu ly, không bị bất
cứ một
thứ bụi
nào bám vào làm cho dơ bẩn, thiện tri thức
đến với ta từ tâm và nguyện
ấy;
Tâm bồ-đề là tâm yêu mến và giúp đỡ hết thảy chúng sanh thành tựu thiện
pháp không hề biết mỏi
mệt, thiện
tri thức đến với ta từ
tâm và nguyện ấy;
Tâm bồ-đề là tâm rộng lớn như đại địa và nguyện gánh vác hết thảy
trọng trách mà không bao giờ cảm
thấy mỏi
mệt, thiện tri thức đã đến với ta từ
tâm và nguyện ấy;
Tâm bồ-đề là tâm rắn chắc như kim
cương, và nguyện không bị hủy
hoại bởi
thời gian, không bị
xê dịch bởi
không gian, thiện tri thức đã đến với ta từ tâm và nguyện
ấy;
Tâm bồ-đề là tâm vững chãi, ví như núi
Tu-di, nguyện khiến không bị
các dục thế
gian làm cho khuynh đảo, thiện tri thức đã đến với ta từ
tâm và nguyện ấy;
Tâm bồ-đề ví như bà mẹ hiền nuôi con, nguyện
không bao giờ cảm thấy
nhàm chán và mỏi mệt, thiện tri thức đã đến với ta từ
tâm và nguyện ấy;
Tâm bồ-đề ví như người học trò trung thành, nguyện không bao giờ đi ngược lời dạy
của bậc
đạo sư, thiện tri thức
đã đến với ta từ tâm và nguyện
ấy;
Tâm bồ-đề ví như người làm
công nhiệt
tình, nguyện không bao giờ làm trái lời
chủ, thiện tri thức đến với ta từ
tâm và nguyện ấy;
Tâm bồ-đề ví như lương khuyển,
vì không bao giờ phản chủ,
thiện tri thức
đến với ta từ tâm và nguyện
ấy;
Tâm bồ-đề ví như kiện ngưu, chuyên chở không bao giờ
mệt mỏi,
thiện tri thức đến với ta từ
tâm và nguyện ấy…
Tâm và nguyện của
thiện tri thức
là vậy, nên thiện tri thức đã đến với ta rất
nhiều hình thức
khác nhau:
Có khi là một
hài nhi; có khi là một bậc trưởng thượng; có khi là một vị tướng giỏi; một
quốc vương; có khi là một nhà truyền
giáo; có khi là hình tướng của một trưởng giả giàu có; có khi là hình ảnh của
một vị
đạo sĩ; một vị Bồ
Tát hay Phật; và cũng có khi là một con người đầy thô bạo, không có chút nết na nào cả;
hoặc có khi chỉ
là một vầng
trăng; một đóa hoa; một trang sách; một
câu thơ hay một dòng suối reo chảy
vô tình… nhưng tất cả những
hình thức ấy
là những điều
kiện giúp cho ta phát khởi được
niềm tin nơi cuộc
sống; khơi phát được tâm Bồ-đề,
chuyển hóa được tâm thức
thô trược nơi ta, khiến trong ta sinh khởi những
hạt giống
tốt đẹp và thánh thiện; giúp ta có khả
năng phòng hộ những hạt
giống xấu
ác trong tâm, không để sinh khởi;
giúp ta đứng dậy từ tâm ly tham, ly sân, ly si, ly kiêu mạn, ly nghi ngờ
và ly chấp ngã; giúp ta vượt qua con đường đầy gió bụi của sinh tử,
để đến nơi an toàn và hạnh
phúc cao thượng.
Ác tri thức thì ngược lại với
thiện tri thức.
Thiện tri thức
là người có khả năng làm cho những điều
xấu ác trong ta càng ngày càng giảm thiểu
và những điều
tốt đẹp trong ta càng ngày càng tăng lên; là
người có khả
năng làm cho những khổ đau trong đời sống của
ta càng ngày càng giảm thiểu và sự
bình an trong đời sống của ta càng ngày càng tăng lên.
Trái lại ác tri thức
là người có khả năng làm cho đời sống của ta từ
giàu trở thành nghèo, từ
thanh cao trở thành thấp kém, từ
thẳng đứng, trở thành xiêu vẹo
và từ xiêu vẹo
trở thành nghiêng ngửa
và sụp đổ; là người có khả năng làm cho đời sống của ta đang liền
lặn trở
thành rạn nứt
và từ rạn
nứt đến đổ vỡ, bể
nát.
Ác tri thức là người ta gần bên họ,
khiến lòng tham của
ta càng ngày càng tăng lên; lòng sân của
ta càng ngày càng dễ bộc phát; lòng si của
ta càng ngày càng tăng lên một cách thái quá; tâm
nghi ngờ và tính ích kỷ của
ta càng ngày càng trở nên trớ trêu và mù quáng.
Ác tri thức là người có khả năng đưa ta từ ánh sáng đi vào bóng đêm và từ bóng đêm này tới bóng đêm khác, khiến cho đời sống của
ta từ khổ đau
này dẫn sinh ra sự
khổ đau khác.
Vì vậy, thiện
hay ác, xấu hay tốt
của một
con người, chúng tùy thuộc vào rất nhiều
tác duyên để biểu hiện. Thiện
tri thức hay ác tri thức
là những điều
kiện rất
tích cực để cho tính thiện hay ác, xấu
hay tốt nơi ta biểu
hiện mỗi
ngày.
Nên, ta
không ngạc nhiên gì, một
người ngày hôm qua rất tốt mà ngày nay họ lại
trở thành xấu
và người ngày hôm qua rất xấu, mà hôm nay họ lại
trở thành một
người rất tốt. Xấu
và tốt hay thiện
và ác ở nơi con người hoàn toàn không có tự tính, chúng chỉ biểu
hiện theo duyên. Duyên ấy là thiện tri thức
hoặc ác tri thức
vậy.
Vì vậy, thiện
duyên hay thiện tri thức là những
điều kiện
giúp ta vượt qua gió bụi cuộc đời.
Ở
trong đời, ta thà mất châu báu, mất địa vị, mất
tay chân, nhưng nhất định không để mất thiện tri thức,
vì mất thiện
tri thức tâm Bồ-đề
của ta sẽ
bị thối
chùn, ta sẽ mất hết
thảy phước báo làm người, làm trời, làm thánh, làm Bồ Tát và Phật,
và vì mất thiện
tri thức, thì không còn có ai bật ngọn
đèn tuệ giác giữa đêm trường, cho ta thấy rõ những
giá trị cao quý của
cuộc đời, để phát khởi tâm Bồ-đề
nhằm bước tới và yêu thương; và mất thiện
tri thức ta sẽ
bị gió bụi
giữa cuộc
đời cuốn mất. Mất
đi đâu đố ai biết!
Nguồn: Tập san Hoằng Pháp 32