Một tôn giáo được mệnh danh là tôn giáo
của trí tuệ ắt giáo lý của
tôn giáo ấy phải là nền học
thuyết mà từ đó trí tuệ phát
sinh, và vị sáng lập
tôn giáo ấy, hoặc được cho là mặc khải
bởi thần linh để sang lập t6on giáo ấy, hẳn phải là một
bậc trí tuệ thẩm thấu và thuyết
minh một cách như thực
về bản chất và hiện
tượng của thế giới và chúng sinh.
Chân lý, điều như thực, thì không thể
nào bị đào thải bởi không gian, thời gian. Nó hiển bày
một cách sinh động trong mọi thời đại.
ảnh- ĐL Phật đản tại Huế-"Rước Phật"
Đức Phật thị hiện ở cõi đời này không tự xưng là một
giáo chủ tôn giáo (chỉ do môn đồ tôn kính và
do phân biệt với các tôn
giáo khác mà xưng tụng
như vậy mà thôi). Ngài cũng chẳng cân sự mặc khải bởi bất cứ thần linh nào, không
những
vậy, còn phủ nhận vai trò thưởng
phạt của thần linh đối với con người và cuộc đời. Ngài chỉ là một
đạo sư, một vị thầy, thuyết minh và hướng
dẫn con đường
giải thoát, giác ngộ. Như lăng
kính vạn hoa được thắp sang bởi trí tuệ siêu
việt của ngài, có thể
đánh thức những trình độ thượng thặng của tri thức, và cũng có thể
soi rọi đến tận cùng những căn cơ tăm tối chậm lụt nhất. Không ai lắng nghe,
tìm hiểu và thực
hành theo giáo lý của
ngài mà
không
cảm nhận được pháp lạc vi diệu của chân lý.
Từ bỏ vương quyền, tự mình tầm đạo giải thoát. Bốn mươi lăm
năm, đầu trần, chân đất, không cần vương miện tôn xưng, không cần gậy ngọc hiệu lệnh; không cần bất cứ một uy quyền nào cho sự
truyền bá chánh pháp. Cùng với tăng đoàn, Ngài chia sẻ
hạnh tu đạm bạc khất sĩ, hòa hợp trong
nếp sống gần gũi
thiên nhiên. Đạo lý giác ngộ nhờ vậy mà tỏa rạng
khắp năm châu suốt hơn hai mươi
lăm thế kỷ trong tinh thần khoan dung, hòa bình. Từ những nguyên lý nền tảng
do Ngài tuyên thuyết cho đến phương cách truyền bá chánh pháp của Ngài và tăng
đoàn, đã chứng minh một cách hùng hồn về sự tồn tại sinh động của chân lý: không thông
qua, không nhờ cậy bất cứ phương tiện hay xảo thuật của truyền thông, hoặc của các thế lực
uy quyền.
Đức Phật và giáo
pháp của ngài đã đến
với cuộc đời này như thế.
Noi gương ngài và các
thế hệ tăng già kế
thừa trong sự nghiệp tu tập, hoằng
pháp, người con Phật hãnh diện về “bậc thầy” vĩ đại của mình, và tự hào
về nền giáo lý vi diệu
thậm thâm mình đang học hỏi. Nhưng các loại tâm lý tình cảm
này, nếu không thường được soi sang bằng trí tuệ nội quán, sẽ dễ dàng dẫn
đến sự tự thị tiêu cực, khiến cho chánh pháp thay
vì bừng tỏa ánh vàng
của chân lý, lại càng
lúc càng lu mờ,
vẩn đục trong thế gian đầy điên đảo mộng tưởng này.
Vì vậy, để đón mừng ngày Phật ra đời, đón mừng giáo pháp nhiệm
mầu của đức Phật mà bản than mình và muôn
người may mắn
được tiếp
nhận, xin hãy cùng tâm
niệm rằng đạo Phật là đạo của Giác Ngộ thì người
con Phật không thể sống, suy nghĩ và
nói năng trong vô minh,
u tối. Bài học nhạy cảm và vô
cùng quan trọng của người con Phật chân chính
trong
bất kỳ thời đại nào, là phải
quán chiếu những vận hành của phiền não, kết tụ của vô minh.
Còn phiền não là còn vô
minh. Còn vô minh thì
đừng huênh hoang về giác ngộ hay trí tuệ.
Chánh pháp tồn
tại lâu dài hay nhanh
chóng
là do thái độ của những người con Phật chúng ta tu tập
hành trì như thế nào. Đem tâm phiền
não vô
minh
mà tuyên xưng chánh pháp thì chánh
ấy cũng trở thành tà pháp.
“Nói lời Phật
nói / Nghĩ điều Phật nghĩ / Làm việc Phật làm” là lời
dạy đơn giản, thường được ghi chép truyền tụng đến độ ai cũng thuộc lòng khiến cho trở nên
khuôn sáo, nhàm chán;
nhưng
xét cho
cùng,
thực hiện nghiêm túc lời
dạy ấy lại là chìa
khóa duy nhất để mở cánh cửa
giác ngộ.
Hoan hỷ trong
mùa Phật Đản đang về, xin cung
kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc thầy vĩ đại của cả thế gian, bậc trí tuệ
tối thắng không ai bằng:
Nguyện tuệ giác của Ngài soi sáng
chúng con, soi sáng khắp thế gian, để con người
có thể nhìn nhận nhau, thương yêu nhau, xóa
tan bao vô minh, cố chấp và hận
thù, và
thế
giới nhờ vậy mới hưởng được
một nếp sống hòa bình, an vui
hạnh
phúc thật sự.
Nam Mô Vô
Ưu thọ hạ thị hiện đản sanh, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Phapvan.ca