Thích Giác Thái
Hạnh phúc là một khái
niệm tương đối thực tế, nhưng cũng là một
khái niệm rất trừu tượng. Tại sao lại nói
như vậy? Bởi vì trong thực
tế nguời ta định nghĩa hạnh phúc là gì,
chứ không xác định được những gì là hạnh
phúc. Vì thế chúng ta thường truy cầu hạnh phúc ở những nơi xa vời không
thực tế, mà quên đi
rằng hạnh phúc luôn ở quanh ta, do
chúng
ta không nhận diện được nó mà thôi.
Có bao giờ bạn cảm thấy hạnh phúc khi được nằm trên một chiếc giường êm ái sau một
ngày làm việc mệt nhọc? Có bao giờ
bạn cảm thấy hạnh phúc khi bạn
đang buồn chợt có một
người bạn đến an ủi và sẻ
chia? Có bao giờ bạn
cảm thấy hạnh phúc khi cho người
ăn mày
một vài đồng tiền lẻ hoặc giúp đỡ một người nào đó qua cơn hoạn nạn? Và có
bao giờ bạn cảm thấy hạnh phúc vào một
buổi sáng đẹp trời khi nhìn ánh
bình minh ló dạng? Nói chung
có rất nhiều niềm hạnh phúc quanh ta mà
ta thường ngoảnh mặt làm ngơ không
quan tâm và không cảm
nhận được
điều đó.
Có một vị tiên sau
khi chứng được phép mầu muốn đi vào chốn
trần gian để mang hạnh phúc đến cho mọi người, nhưng ông cũng không xác định được hạnh phúc của loài người là gì, nên
bèn làm
một
cuộc thử nghiệm.
Một ngày, ông
gặp một nông dân đang
buồn rầu liền hỏi nguyên do. Người nông dân trả
lời: “Bây giờ đang là mùa cấy,
mà con trâu của con lại chết mất. Không có nó
làm sao con cày cấy được.
Vì thế mà đau
buồn.” Tiên ông liền ban cho nông phu
một con trâu mới khỏe mạnh. Nguời nông dân cảm thấy hạnh phúc và tạ ơn.
Vị tiên liền ghi nhận được một điều hạnh phúc của loài người.
Một ngày khác,
ông gặp một người đàn ông đang
đau khổ liền hỏi lý do. Người đó bảo rằng: “Con của con đang bệnh nặng thập tử nhất sanh, mà nhà
con nghèo quá không đủ tiền chữa trị.” Vị tiên liền cứu chữa cho đứa bé được khỏe mạnh. Nguời đàn ông cảm
thấy hạnh phúc và tạ
ơn. Và tiên ông lại ghi nhận
thêm được một điều hạnh phúc của loài người.
Lại một ngày khác, vị
tiên gặp một người đàn ông khác. Người này tướng tá phương phi, tài hoa, giàu
có, vợ đẹp, con ngoan, đời sống không thiếu thốn. Vị tiên liền
hỏi người ấy có cần
giúp đỡ gì không. Người ấy trả lời: “Con cái gì cũng
có, chỉ thiếu một điều là hạnh phúc, người có thể cho con không?” Tiên ông suy nghĩ một hồi, rồi như chợt hiểu ra điều
gì đó, gật đầu đồng ý và bỏ đi. Sau đó ông hủy
hoại tất cả những gì người đàn ông đang
có. Đang lúc người đàn ông đang
vô cùng
đau
khổ vì tan gia bại sản,
một phần vợ ốm con đau, cảm thấy sống không bằng chết thì tiên ông lại
hiện ra trả lại tất cả mọi thứ cho ông ta.
Người đàn ông lúc này cảm
thấy vô cùng hạnh phúc liền quỳ xuống tạ ơn tiên ông. Tiên ông mỉm cười
và ra đi.
Người đàn ông kia cuối cùng cũng hiểu ra rằng, hạnh phúc chính là những
thứ đang có mặt ở quanh ông ta,
chỉ vì ông ta không
biết cảm nhận và hưởng
thụ mà thôi.
Trong thực tế, người ta không có
được cuộc
sống hạnh phúc là vì
không chấp nhận với cuộc sống hiện tại, mà luôn sống
với khát vọng tham ái. Nhưng oái oăm thay,
lòng tham không đáy, biết bao giờ mới lấp đầy. vì thế
mà càng
truy
cầu bao nhiêu lại càng thấy thiếu thốn bấy nhiêu. Và rốt cuộc chỉ nhận được thất bại và khổ
đau, mãi mãi chẳng có được niềm hạnh phúc anh vui
đích thực.
Lại nữa, người
ta thường chỉ biết nhìn vào những
người có hoàn cảnh tốt hơn mình mà so sánh,
để rồi cảm thấy mình không được
đầy đủ,
và thế là tự cảm
nhận khổ đau, mà chẳng
ai nhận ra rằng, còn có rất
nhiều người
đang mơ ước có một đời sống như mình mà không
dược. Và nếu
so với những người đó mình cũng là người hạnh phúc lắm rồi.
Cổ nhân dạy: “Tri túc tiện
túc, đãi túc hà thời
túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà
thời nhàn”. Tạm
dịch: Biết
đủ bèn đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ. Biết an vui liền an vui, đợi an vui biết
bao giờ mới được an
vui. Qua đó có
thể thấy, hạnh phúc hay khổ đau ở trong thế giới này chính là do
chúng
ta tự quyết định, do chúng ta có
nhận chân ra được để mà loại trừ hay nắm bắt nó hay không.
Có
những người
mặc dù đời sống vật chất không bằng ai, song vì họ
có tinh
thần
“biết đủ”,
nên đời sống của họ luôn luôn
hạnh phúc. Ngược lại, có những người mặc dù đời sống vật chất dồi dào, nhưng vì lòng tham
chưa thỏa mãn, mãi chạy
theo truy
cầu vật chất mà quên
đi những hạnh phúc đang có ở quanh mình. Chính vì thế mãi mãi
họ chẳng bao giờ có
được niềm
hạnh phúc thật sự.
“Nhìn
lên mình chẳng bằng ai
Nhìn xuống chẳng
ai bằng mình”
Đó là một triết
lý đơn giản mà thực
dụng để cho chúng ta
có được cuộc sống hạnh phúc. Niềm hạnh phúc giản đơn luôn ở ngay quanh
chúng
ta.¡