Tuệ Sỹ
Một thời, Phật
trú tại Xá-vệ. Trưa hôm ấy, Ba-tư-nặc, vua nước Câu-tát-la đi
đến
đức Thế tôn. Ông vừa đi kiểm kê xong tài sản, “có đến tám triệu tiền vàng”, của một
phú hộ vừa tạ
thế mà không có người thừa
kế. Số tài sản kếch sù này được sung vào vương thất. Nhà triệu phú
khi sống, của cải vô số, nhưng mặc chỉ bằng vải thô, ăn chỉ bằng
cháo chua, đi thì
bằng cổ
xe hư nát. Tự mình không thọ hưởng, vợ
con cũng
không. Rốt cuộc, ông cũng chết
như mọi
người, mà còn tệ
hơn,
không ai chiếu
cố, tài sản
bị sung công.
Nhân đó, Phật
dạy:
“Này Đại vương, như một hồ
nước
tại chỗ không người,
nước trong, mát,
dịu ngọt.
Nhưng không có ai đến lấy nước để uống
hay
để tắm
gội.
Nước ấy như
vậy không được dùng đúng chỗ sẽ khô cạn.
Cũng vậy,
một
con người không chân chánh khi được
tài sản lớn mà không đem lại an lạc cho chính mình, cho cha mẹ,
vợ con, bằng hữu; không bố thí cho
Sa- môn, Bà-la-môn, không bố thí để đưa đến quả
báo an lạc,
sinh thiên. Tài sản không được thọ dụng đúng chỗ
ấy sẽ bị vua tịch thu,
trộm cướp
đoạt, nước
cuốn trôi,
con hoang phí…”1
Rồi một lần khác, có một người
tại gia đi đến Phật thỉnh
cầu:
“Bạch Thế
tôn, chúng con là những người sống tại
gia, thọ hưởng các
dục lạc,
ràng buộc
với vợ
con, dùng loại hương chiên-đàn hảo hạng, đeo các tràng hoa, xức
hương liệu,
thoa phấn sáp, tích lũy vàng bạc. Thỉnh
cầu Thế
Tôn thuyết
pháp cho chúng con, sao cho pháp ấy
đem
đến an lạc cho chúng con trong đời này và trong đời sau.”
Người
tại gia như vậy, tuy đến với
Phật, mong
được
nghe Pháp, nhưng
vẫn không
vì thế
mà từ bỏ hưởng thụ
vật chất của mình trong
đời
sống thế
tục. Phật không phải
vì vậy mà từ chối.
Để mưu
cầu an lạc bằng sự hưởng thụ vật
dục, trước hết
người tại gia
phải biết
tạo dựng của
cải đúng
pháp, và sử
dụng đúng pháp.
Phật dạy:
“Có năm pháp này cho người tại gia đưa đến an lạc
trong hiện tại: tinh cần,
thủ hộ, thiện hữu, và cân bằng chi thu.”2
Thế nào là tinh cần? Người
tại gia làm các nghề
nghiệp
để sinh sống:
hoặc làm nông, hoặc
buôn bán, hoặc
chăn nuôi,
hoặc
làm quan cho vua.
Người
ấy thông thạo
kỹ thuật trong nghề nghiệp
của mình, siêng
năng không lười
biếng, biết phương tiện tự mình làm và chỉ
dẫn người
khác làm. Bằng sự
tinh cần, tháo vát ấy, bằng mồ hôi và sức
lao
động của
chính mình, của
cải được gầy dựng một cách hợp pháp,
đúng chánh pháp.
Thứ hai, người ấy biết
cách thủ
hộ của cải
tích lũy
được,
không
để bị vua chúa tịch thu, không bị
giặc cướp,
lửa cháy, nước trôi, con cái hoang phá. Thứ
ba, người
ấy giao thiệp với thiện hữu, những người
có tín, có giới, biết
bố thí,
biết học hỏi, có trí. Thứ
tư, người
ấy biết
cân bằng xuất nhập; không
hoang phí “như
người ăn trái sung”; cũng
không
bủn xỉn, keo
kiệt, không dám chi tiêu, “như người
chết đói.”
Đó là bốn
điều kiện cho người tại gia làm tăng trưởng tài sản vật
chất,
để thỏa mãn cho yêu cầu
hưởng thụ vật
dục thế gian. Nhưng người
ấy cũng
phải biết
đầu tư cho tương lai, gieo trồng phước
báo cho tương lai. Để
đầu tư cho an lạc trong tương lai, người tại
gia cần
hội đủ năm yếu tố: tín,
giới,
văn,
thí
và huệ.
Nhưng để có thể
tiến xa
hơn nữa, đủ tư lương để đi đến nơi an ổn,
hạnh
phúc lâu dài, người
ấy cần tích lũy bảy loại tài sản: tín, tàm, quý, giới,
đa văn, bố thí và huệ.3
Người
đời tích chứa
tài sản
để thọ
dụng cho ngày nay, và cho ngày mai. Nhưng rồi
nó sinh tham
đắm, hệ lụy; không biết chia sớt,
không
biết bố thí cho người khác, không biết
đầu tư
cho sự an lạc
trong tương lai.
“Người
ngu nghĩ
rằng đây là
con cái ta, đây là của cải của
ta. Nhưng ta còn
không
phải là
của ta; huống nữa là con cái, của
cải.”4 Vì vậy, người
hiền trí
mưu cầu hạnh
phúc, an lạc
cho mình thì
biết cho, biết
dâng hiến.
Phật dạy:
“Trong ngôi nhà đang bốc
cháy, tài sản gì
được mang ra, Tài sản ấy không
bị cháy, và chúng thật hữu ích. Cũng vậy, thế gian
đang bốc cháy bởi tuổi
già và sự chết,
Hãy đem ra bằng sự bố thí;
những gì
được bố thí được mang ra an toàn.”5
Theo ý nghĩa
đó, Bồ-tát hành
đạo
giữa đời, tích lũy tài sản cho sự
giàu sang của
mình không phải tích lũy để làm tư hữu cho mình, mà
vì mọi người, trong đời này và
đời
sau. Vì vậy,
Bồ-tát hành sáu ba-la-mật, và bốn nhiếp
sự. Trong sáu ba-la-
mật, sự
thành tựu khởi
đầu là bố thí.
Từ
bố thí mà lần lượt
thành tựu
các ba-la-mật
tiếp theo.6
Nhưng trong tất
cả sự bố thí, bố
thí pháp là tối thượng.7
Thế nào là bố thí pháp? Bằng sở học và sở hành của
mình đối với
Pháp mà Phật
đã giảng dạy,
nhận thức
rõ đó là con
đường
dẫn đến bất
tử, giải thoát và
Niết-bàn, tự mình hành trì, rồi
giảng giải cho người
khác hiểu, cùng
hướng
dẫn hành trì.
Trong phạm vi thế gian,
đó là cung cấp kiến thức, trí khôn cho người khác, làm hành trang
để từng trải
đường
đời, làm vốn
để đầu
tư cho an lạc chân thật.
Nhưng cao thượng hơn tất cả, là hành trang dẫn đến nơi an ổn, an lạc
cứu cánh. Bố thí
pháp như vậy cũng
đồng với cúng dường Pháp.
Vào thời quá
khứ
xa xưa, có Phật
Dược Vương
Như
lai xuất thế. Trị nước bấy giờ có vua Bảo
Cái. Vua có người con trai
tên Bảo
Nguyệt.
Một hôm vương tử
Bảo Nguyệt
ngồi một
mình suy nghĩ:
“Còn có sự cúng
dường nào cao cả hơn
sự cúng dường mà ta
đã thực
hiện hay không?” Rồi câu trả lời xuất
hiện như từ hư
không: “Cúng dường pháp là tối
thượng trong tất cả sự cúng
dường.”8
Thế nào là bố thí pháp? Vương tử Bảo
Nguyệt đi đến hỏi Phật Dược
Vương. Phật dạy:
“Này thiện nam tử, cúng
dường Pháp là,
đối
với kinh điển sâu
xa do chư Phật thuyết giảng, khó tin và khó tiếp
nhận đối với
hết thảy thế
gian, vi diệu
khó thấy, thanh tịnh vô nhiễm, không thể
lấy tư
duy phân
biệt
mà
hiểu được; nó là bảo vật trong
kho Pháp tạng của
Bồ-tát, in bằng dấu ấn đà-la-ni;
dẫn đến bất thối
chuyển, thành tựu
sáu độ, khéo
phân biệt
nghĩa, thuận
với pháp bồ-đề, là Kinh tối
thượng; giúp người vào đại
từ, đại bi, xa lìa các ma sự và tà kiến, thuận với pháp
nhân
duyên, vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ mạng, không,
vô
tướng, vô tác, vô
khởi; hay dẫn chúng sinh đến
ngồi nơi
Đạo tràng mà chuyển pháp luân; được các Trời, Rồng, Càn-
thát-bà,
đồng ca
ngợi;
hay
đưa chúng
sinh
vào
kho tàng Chính pháp của
chư Phật, thâu
đạt
hết thảy trí huệ của Thánh
Hiền, chỉ dạy con
đường sở hành của
chúng Bồ-tát;
y trên
nghĩa
thật
tướng
của
các pháp
mà
thuyết
minh nghĩa
vô
thường, khổ, không, vô ngã và tịch diệt; có thể
cứu người
hủy phạm giới
cấm; khiến cho chúng
ma, ngoại đạo và người tham trước sinh sợ
hãi; được chư Phật và Thánh Hiền ngợi ca; vì
quét sạch nỗi khổ sinh tử,
chỉ niềm
vui Niết-bàn mà chư Phật trong mười
phương, ba đời từng thuyết
giảng.
“Nếu nghe xong kinh này mà tin
hiểu, thọ
trì, đọc
tụng,
vì
chúng sinh
diệu dụng phương tiện
để giảng giải
cho họ
tỏ tường,
vì thủ
hộ Pháp, như vậy
gọi là cúng
dường Pháp.
“Lại nữa, theo các Pháp
đã được thuyết
giảng mà tu hành, tùy
thuận
mười hai nhân duyên,
xa lìa tà kiến, thành tựu vô sinh nhẫn, khẳng quyết tính vô ngã và vô chúng sinh mà đối với nhân
duyên, quả
báo, thì không trái,
không tranh cãi, lìa các
ngã
sở; y nghĩa lý chứ
không y ngữ
ngôn, y trí chứ
không y thức, y kinh liễu nghĩa chứ không
y kinh không liễu nghĩa;
y pháp chứ
không
y người thuyết pháp; tùy thuận theo pháp tướng, không chỗ
sở nhập,
không chỗ
sở quy, vô minh rốt ráo diệt, cho nên các hành cũng rốt ráo
diệt, cho đến sinh rốt
ráo diệt cho nên già-chết cũng rốt
ráo diệt.
Quán sát như thế,
mười hai nhân
duyên không có tướng
tận cũng
chẳng có
tướng khởi. Đó là
pháp cúng dường tối
thượng.”9
Bố thí và cúng
dường, sở hành và
đối
tượng không tương đồng, như cả hai
đều
khởi sự từ nền tảng
như
nhau: cùng dâng
hiến những gì mình có, hoặc
cho các hạng chúng sinh,
hoặc
hiến dâng các Hiền Thánh. Cho nên, bố
thí có hai là tài
thí
và pháp thí, thì cúng
dường cũng có hai: cúng
dường bằng
tài
vật,
và
cúng
dường
Pháp,
hay
nói
gọn:
cúng
dường pháp.10
Vào giờ trước
khi nhập
Niết-bàn, Phật
nằm giữa hai
gốc sa-la song thọ,
bấy giờ
các thứ
hoa trời rơi
xuống trên thân
Như lai, và các thứ nhạc
trời được tấu lên, để cúng dường thân Như lai. Nhưng,
khi ấy Phật nói với A-nan:
“Nhưng này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn
sùng, đảnh lễ,
cúng dường hay kính lễ
Như lai. Này Ananda, nếu
có Tỳ-kheo,
Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và
Tùy
pháp, sống chân chánh trong Chánh
pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời
người ấy kính
trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng
dường Như lai
với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh
pháp và Tùy pháp, sống chân chánh trong Chánh pháp và
hành trì
đúng Chánh
pháp. Này Ananda, các ngươi phải học
tập như vậy.”11
Đó là lời
dạy cuối cùng của Phật,
đức Phật Thích-ca trong
thời
hiện tại. Trong quá khứ
xa xăm, đức Phật Dược
Vương
cũng đã dạy như vậy. Trong thời tương lai, đức Phật Di-lặc sẽ
xuất thế
và cũng sẽ dạy như vậy. Nội dung của
các đoạn kinh
đã dẫn, từ Thánh điển Pāli và từ Duy-ma-cật
sở
thuyết, đại
thể tương đồng, duy chỉ khác về mặt
văn tự
diễn
đạt. Cho nên, qua tất cả hành
vi và ngôn ngữ
của Duy-ma-cật, mà
nhiều điều đã
được thấy,
đều
mang tính siêu thực, bất khả tư
nghị.
Nhưng
đó chẳng
qua chỉ để diễn tả kinh nghiệm thực
chứng hằng ngày, điều mà không thể diễn tả
bằng ngôn ngữ
một cách sáng tỏ
được.
Những điều Phật dạy, chân lý mà Phật
công bố, thật sự rất gần gũi
trong
đời
thường;
nhưng khi
được
chứng nghiệm,
chân lý ấy, tức Pháp của Phật, có năng lực
di chuyển cả mấy đại thiên thế giới,
như
Duy-ma-cật
bưng cả
một cõi Phậttrong lòng bàn tay
du hành
qua vô số cõi Phật.❒
Chú thích:
1 Aputtaka-sutta
(I), S.i. tr.
89.
2 Dīghajāṇu-sutta, A. iv. 181-5.
3 Vitthatadhanasutta, A. iv, tr. 5.
4 Dhp.
62.
5 Āditta-sutta, S. i. tr. 31.
6 Xem Chương iv, cht.
65.
7A. ii. 91: dvemāni, bhikkhave, dānāni: āmisadānañca dhammadānañca… etadaggaṃ,
bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ
dānānaṃ yadidaṃ
dhamma- dānan’ti. “Có hai sự bố thí này: tài thí và pháp thí. Trong
hai sự
bố thí này,
pháp thí là tối thượng.”
8
Nguyên văn VKN: dharmapūjā sarvapūjābhyo viśeṣyate. So sánh với
Pāli dẫn
trên, cht.
7.
9 Xem bản dịch, chương xiii, “Cúng
dường pháp.”
10 Cf.
A. i. tr. 93: dvemā, bhikkhave, pūjā.
āmisapūjā ca
dhammapūjā
ca.
eta-daggaṃ,
bhikkhave, imāsaṃ
dvinnaṃ pūjānaṃ yadidaṃ
dhammapūjā”ti.
11 Mahāparinibbāna-suttanta, D. ii. 138; dịch Việt,
Thích Minh Châu.