Tuệ Sỹ
Trong muời
phương thế
giới, chỉ
có một
thừa duy
nhất
là Phật
thừa; không
hai cũng không ba. Ngoại trừ, bằng phương tiện, Phật
nói có ba.
Phương tiện ấy, về
tự thể
cũng
như
ý nghĩa vận dụng, trong tính
phổ
quát cũng như
trong
hiện thực cá biệt. Lý
do,
vì đức Phật
Thích-ca chọn thời điểm xuất thế là lúc thế
giới đi vào chu kỳ
suy thoái.31 Cư sĩ Duy-ma-cật
hỗ trợ đức Thích Tôn
để giáo hóa chúng sinh trong thời
điểm suy thoái ấy. Và Duy-ma-cật đã
vận dụng phương tiện
như thế nào?
Sau khi giới thiệu các phẩm chất
trí tuệ
và đạo
đức mà Cư sỹ Duy-ma-cật
đã thành tựu,
cũng
như phương tiện thiện xảo
mà ông vận
dụng cho cứu
cánh là tịnh
Phật quốc độ, thành tựu
chúng sinh, kinh giới thiệu: để vận
dụng phương
tiện thức tỉnh hàng vua chúa, đại thần,
quý tộc và phú hộ, Duy-ma-cật
hiện thân thọ
bệnh. Khi ông thọ bệnh, vì trọng vọng địa
vị xã hội của ông, cũng như nhân cách của ông, có
đến
vài nghìn người, từ vua chúa,
quý tộc
cho đến
thứ dân, đến thăm bệnh.
Nhân
đó, Duy-ma-cật
giảng thuyết cho họ
về bản
chất, cũng
như giá trị tồn tại
của sắc thân.
Với hạng người
quyền quý cao sang, mà thế lực
và tiền tài được coi như sự bảo đảm vững chắc cho
đời
sống, thì cứu
cánh cần
đạt
đến trong
đời
này là củng cố
thế lực
và tích lũy tài sản. Làm thế
nào cho họ thấy rõ bản chất mong manh của
đời sống ấy, và làm thế nào
để họ
nhận thức
được có đời
sống khác
cao thượng hơn, thật
sự vinh quang
hơn, với những xúc cảm siêu
việt mà không một chất liệu
trần
gian nào có thể mang lại? Nói cách khác,
với
những người từ lâu đã quen với
vị ngọt ngũ dục; thưởng thức mùi
vị ấy không chỉ là tập
quán mà còn là giá trị của
đời sống; muốn lôi
kéo họ ra khỏi chỗ ấy,
phải làm sao khơi dậy các hương vị
thơm nồng khác.
Nhưng một người
chưa bao giờ
biết mùi thơm là gì, thì cái mùi thối
là giá trị duy nhất, không còn
giá trị nào khác
được
chấp nhận.
Hiện bệnh thuyết giáo, phương tiện thuyết giáo không có vẻ gì cao siêu huyền bí. Và chân lý
được vén mở
từ sự hiện
bệnh cũng là Sự
thật mà mọi người
đều biết. Thế
nhưng, như
châm ngôn của Thiền, “gánh nước và
đốn củi
chính là thần
thông diệu dụng”, cũng thế, Duy-ma-cật
thị hiện phương
tiện thiện
xảo bằng hiện bệnh. Ông đã giảng như sau:
“Này các Nhân giả, thân này là
do bốn đại chủng tập hợp
mà thành, vốn không mạnh,
không sức. Nó yếu ớt,
dễ mục rã
nhanh chóng,
không
đáng tin cậy. Nó là vật chất đựng các thứ
bệnh tật
thống khổ.
Nó là pháp biến hoại, dẫy đầy tai hoạn.
“Này các Nhân giả,
thân như vậy, bậc
thông tuệ
không ỷ
lại vào. Thân này
như
bọt nước không thể
cầm nắm. Thân này
như bong bóng, không
tồn
tại lâu dài. Thân này như quáng nắng, sinh ra
do khát ái phiền não. Thân này như
cây chuối,
không có lõi chắc thật. Thân này như trò ảo
thuật, xuất hiện từ điên
đảo.32 Thân này
như
chiêm bao,
được
thấy do hư vọng. Thân này như bóng, hiện hữu
do nghiệp
duyên. Thân này
như
tiếng vang, tùy thuộc nhân
duyên. Thân này
như mây nổi, thoáng chốc tan biến. Thân này
như
chớp nháng,
không
hề tạm
dừng trong
phút chốc. Thân này
vô chủ,
như đất. Thân này vô ngã, như nước. Thân này không chúng sinh, như lửa. Thân này không mạng, như
gió. Thân
này không nhân, như hư không. Thân này không thật, lấy
bốn đại
làm nhà. Thân này là không,
vì lìa ngã sở.
Thân này vô tri,
như cây cỏ. Thân này không tạo tác,
được
chuyển động
bởi
sức gió. Thân này bất
tịnh, ô
uế dẫy đầy. Thân này hư ngụy, tuy nhờ che đậy, ăn
uống mà nuôi lớn,
nhưng
phải
hao mòn và
hủy diệt. Thân này nhiều
chứng hoạn;
chỗ nhóm họp của một trăm lẻ
bốn thứ bệnh.
Thân này
dễ
hoại
như giếng
khô,
thường bị
già nua bức
bách. Thân
này không cố định, chắc chắn sẽ chết. Thân
này là
kẻ thù, ngập tràn các thứ
rắn độc.
Thân này là một tổ
hợp rỗng
không,
được hợp thành bởi
uẩn, xứ
và giới.
“Này các Nhân giả, thân này đáng chán như vậy, ta nên tầm
cầu Phật thân.Vì sao? Vì Phật
thân tức Pháp thân, sinh từ vô
lượng công đức và trí tuệ; sinh từ
giới, định, huệ,
giải thoát
và
tri kiến
về giải thoát; sinh từ từ, bi, hỷ, xả; sinh từ bố
thí, trì giới, nhẫn nhục, nhu hòa, cần hành tinh tấn, thiền
định giải thoát, tam muội; sinh từ đa văn, trí tuệ,
các ba-la-mật; sinh từ
phương tiện; sinh từ
sáu thông; sinh từ
ba minh; sinh từ
ba mươi bảy đạo
phẩm; sinh từ chỉ
quán; sinh từ
mười lực, bốn
vô
úy, mười tám pháp
bất
cộng; sinh từ sự
đoạn trừ hết
thảy pháp bất
thiện, tập hết
thảy pháp thiện;
sinh từ
sự chân thật; sinh từ
sự không buông
lung. Từ
vô lượng
pháp thanh tịnh
như vậy sinh ra thân Như Lai.
“Các Nhân giả, nếu
muốn được
thân Phật hầu
chấm dứt hết thảy tật
bệnh của
chúng sinh, các ngài nên phát tâm cầu
giác ngộ
tối thượng.”
Qua bài pháp ấy, tất
cả những người đến thăm bệnh
đều phát tâm vô thượng Bồ-đề.
31 Ngũ trược
ác thế. Xem kinh văn,
phẩm 10 “Phật
Hương Tích.”
32 Cf. Saṃyutta, iii.
tr. 142: pheṇapiṇḍūpamaṃ rūpaṃ/ vedanā bubbuḷūpamā/
marīcikūpamā saññā/
saṅkhārā kadalūpamā/ māyūpamañ
ca viññānaṃ/ desitādiccabadhunā/ “Sắc
như đống bọt;
thọ như bong bóng
nước, tưởng như quáng nắng; hành như cây chuối; thức như huyễn
sự. Đấng Nhật Thân (=Phật) dạy như
vậy.”