Tưởng niệm Ni sư Thích Nữ
Giới Quang,
trú trì
chùa
Diệu Đế, Mỹ Quốc
NHUẬN TRIỀU MINH
Đóa hoa vô thường
nở trên mỗi bàn tay chúng ta. Ranh giới giữa
tồn tại và biến mất,
giữa sanh và tử là
sương khói ngàn năm mênh
mang. Cuộc sống là hơi thở; hơi thở dài – vắn chính là kiếp
người, là thân phận đọa đày giữa chốn nhân sinh.
Thế nhưng, cũng trong cõi vô
thường mong manh đó, hơi
thở một ai đượm chất Phật, đượm chất nhân văn thì
kiếp người
không còn là nỗi khổ
đọa đày, không còn là
kiếp sống bon chen để trả nghiệp trần gian mà chính là
nếp sống tự tại và sự ra
đi là một bài thơ
huyền ảo.
Bao nhiêu năm hiện hữu giữa đời, mỗi người có mỗi cái
nhìn khác nhau về cuộc
sống. Có kẻ đua đòi theo
danh vọng, chìm nổi trong dòng chảy
tranh đua. Có người lên núi cao, nhìn
về phố thị với một chút hoài niệm, tiếc nuối. Thế nhưng, có người sống giữa phồn hoa thị thành
mà vẫn không bị danh vọng, tài sản lôi
kéo. Sống giữa chốn lao xao mà âm ba
của trần tục không làm sao níu
nổi chéo áo nâu sòng.
Trong thâm tâm tôi,
Ni sư Giới Quang, tôi
thường
gọi hai chữ Cô Quang,
là một người như thế.
Sương có xuống
để hồn thêm chút lạnh
Và lênh
đênh
như con nước
thăng - trầm
Người chừ,
một áng phù vân
Ngàn hoa tí tách giọt
trần phôi pha.
Có khả năng về thế học, có chiều
sâu về nội điển, song Cô Quang âm
thầm giữa cuộc đời để chăm chút cho những
người em mới bước chân vào Đạo. Cái nhìn nghiêm
khắc
mà đượm tình tỷ - muội. Bàn tay nâng
niu từng bước chân chập chững, mấy ai hay, ân tình thoang
thoảng như hơi ấm ngày xuân! Để
rồi, khi ra đi tham
học khắp nơi, những người em đó, mỗi khi nhìn lại,
thấy ân
tình vẫn như mới, chưa phai. Cô ơi! Làm sao phai, dẫu ngủ suốt đêm dài. Hay mộng mị
dựng lâu đài trên cát.
Chân bước vội giữa biển đời tẻ nhạt. Vẫn là Thầy như thuở phát tâm đi.
Đi là đi chứ
chẳng mong đích đến. Bởi đi là đích
đến giữa chốn đi.
Ngày người ta đưa Cô Quang về “thăm chùa”, chuẩn bị cho cuộc ra đi, nghe
Sư bà khen “con dạo ni mập, sư
bà mừng”, tôi cũng có
cảm giác mừng vì thấy
giữa đời, tình cảm thầy – trò không phải đầu môi chót lưỡi, vẫn thấy rằng cái tình sao ấm
vậy. Tôi cũng có cái
tình với Cô Quang - cái
tình của người con Phật, theo chân đức
Bổn sư đi tìm cái
gì đó chí thiện, tìm con đường hướng thượng,
tìm dấu vết của sự tịch mịch tối thượng - nhưng tôi không đến
thăm Cô được, dẫu cửa chùa chẳng bao giờ khép. Có lẽ đời
nhỏ hẹp, vì tôi bước
lang thang.
Bài thơ viết giữa biển đời lạc lõng
Cái mong manh tựa một hạt sương trong
Người về buồn níu hư không
Nghe như hơi thở mênh mông nỗi
sầu.
Giờ đây, ngẫm nghĩ lại cuộc đời và sự ra
đi đột ngột của Cô Quang, tôi
thấy có cái gì đó
mỏng manh về một sinh mệnh. Sự sinh tồn như một giấc chiêm bao. Cái phù phiếm
của kiếp người tựa như hoa đốm
giữa hư không. Có chút nhận
thức về một lối sống, đôi vai gầy sẽ
trỉu nặng dấu chấm tồn sinh về một kiếp người mộng ảo. Sinh – diệt, diệt – sinh của kiếp người, như bờ và bến. Những linh hồn phiêu lạc, không biết mai kia, mốt
nọ ra sao trên dòng
đời không bờ bến. Có khi tưởng bến là bờ,
có khi
tưởng
bờ là bến. Cái tạm và cái thường hằng nhiều khi là một,
thế mà cứ lại khác nhau. Để rồi, trong chuỗi dài của sự
sống, ẩn và hiện lại
là một công án thiền để đùa cợt thiền sinh.
Một tiếng chuông chùa ngân lên
giữa biển đời tĩnh mịch. Tiếng chuông sao thê lương, như một lời tiễn biệt. Khi tiếng chuông tan vào hư không
cũng là lúc tiếng kinh cầu nguyện ngân nga. Bài kinh
khuya vang vọng giữa đôi dòng, hắt hiu sanh
- tử, dạo trong vô thường,
chập chờn hư ảnh muôn phương, lắt lay bóng nguyệt an tường đến -
đi.
Cô Quang và chính
tôi, mang thân phận nhỏ nhoi giữa biển đời nhiệt não. Những hạt bụi
trần cứ mãi đeo bám
trên chiếc áo bạc thếch
màu thời gian. Nhưng tôi tin rằng, Cô đã về
cảnh giới an tịnh, xả bỏ sứ mệnh như đưa tay
lật trang kinh Phật và những hạt bụi bay mất rồi!
Và người ta bảo, kỷ niệm chẳng là gì khi
lòng người vội xóa, nhưng sẽ là tất cả
nếu lòng người mãi ghi. Cuộc đời của Cô Quang, tôi
ví như một hạt sương trong vừa rụng sáng nay, có đó
rồi chợt biến đi. Cuộc đời chỉ là sự đến
– đi trong dòng chảy vô thường.
Đà Nẵng, mùa Thu 2010
NTM