Chùa Báo
Ân, tên
cũ
là chùa
Cấm,
nằm trên một ngọn đồi ở thị xã Phúc Yên
(Vĩnh Phúc) cứ khoảng 2-3 mét có một
hòm công đức.
Rất nhiều đền chùa khác ở nước ta hiện nay, đặt dày đặc hòm công đức
tương tự và dịp lễ
hội đầu năm, bá tánh
nườp nượp
thì việc cúng tiền công đức lại bức xúc dư luận.
Bởi hòm công đức la liệt nhưng rất nhiều người vẫn không bỏ tiền vào đó mà bỏ
nơi khác: quanh tượng phật, lư
hương, chân đèn, đĩa hoa quả trên
bàn thờ…
Đến lễ hội, đặc biệt nơi gắn với đền chùa, ai cũng muốn
cầu mong hay sám hối chuyện
riêng tư.
Nhu cầu cá nhân đa
dạng, không có tiêu chuẩn
chung. Song
đặc trưng của lễ hội tâm linh
là tính
tượng
trưng. Người xưa có nói,
lễ vật là thẻ hương
và chén
nước
có khi
hơn
mâm cao
cỗ
đầy nhờ sự thành tâm. Vậy tại sao bây giờ lại
phát triển thói xa hoa,
khuyếch trương
hợm hĩnh trong các lễ
hội?
Nhớ thuở xưa, ban tổ chức lễ hội do dân làng bầu ra để lo việc lễ hội của làng. Thuở đó rất
ít hòm
công
đức. Thời
bao cấp, lễ hội phải qua “xét duyệt” cho phép mới được hoạt động và chương trình lễ hội cũng như thành phần ban tổ chức đều phải qua “xét duyệt”. Lễ hội không còn là của
dân làng và không có
hòm công đức.
Hết thời bao cấp, cái quy trình
“xét duyệt” vẫn dai
dẳng tồn tại. Khi “nơi nơi lễ hội”, mở đến cỡ 9.000 lễ hội lớn bé trên cả
nước trong một năm, liền nảy sinh sự ganh
đua mà thể hiện rõ nhất ở việc xin cho được là lễ hội
cấp quốc gia, cấp tỉnh. Sự ganh đua để được
chú ý “nâng cấp” thái quá đến độ thi thố những cái nhất kệch cỡm. Trong khi đó, những
giá trị đích thực của lễ hội, các yếu tố văn hóa ít
được chú trọng.
Và hòm công đức
xuất hiện, nảy nở chóng mặt để đáp ứng nhu cầu
khuyếch trương
hình thức của các lễ
hội. Nhưng vẫn
có đền chùa rất ít hoặc không
đặt hòm công đức. Nơi có nhiều hòm công đức,
đa phần ban tổ chức và chương trình lễ hội vẫn qua “xét duyệt”, nơi không có hòm công
đức thì tu đạo chay tịnh và lễ hội
vẫn của dân làng.
Cùng lúc diễn ra một thực
tế, các hoạt động tâm linh, từ
thiện, nơi nào có “hơi
hướng quốc
doanh” đều giảm uy tín.
Bởi kém sự thiện nguyện thuần khiết mà chen vào
nhiều phần thế sự trần tục. Đền chùa và lễ
hội tâm linh chỉ lung linh hấp dẫn nhờ sự trong trẻo thoát tục. Dễ thấy ở nhiều đợt cứu trợ bà con bị thiên tai, bá tánh ngày
càng né
tránh
các tổ chức “quốc doanh” để đi cùng các
tổ chức thiện nguyện hoặc trực tiếp đến với người bị nạn.
Cung tiến tiền công đức ở các đền chùa, lễ hội hiện nay của bá tánh
dường như đã nhiễm xu hướng ấy. Bá tánh muốn đặt tiền trực tiếp vào tượng Phật hoặc bàn thờ Phật,
để được
Phật chứng giám mà không
“gửi qua” hòm công đức của ban tổ chức. Đến mức, nhiều
nơi hòm công đức đặt sát bên bàn thờ
để “phục vụ tại chỗ” cũng bị bá tánh
né tránh.
Nên muốn giảm bớt (hay dẹp bỏ sự quá lố
lăng) hòm công đức ở các đền chùa, lễ hội, không thể bằng thắt chặt quản lý của
cơ quan hành chính mà
phải bằng cách tăng niềm tin của bá tánh vào
các ban tổ chức. Tu là ở bản
thân mỗi người và chỉ có mình
mới giải thoát được mình. Đền chùa không phải nơi lánh nạn nên cũng không
thể tùy tiện cử người vào đó, cứ thay áo mà
thành sư. Niềm tin của bá tánh vào
đền chùa và lễ hội
để nâng cao giá trị
văn hóa, chỉ có được
khi những nơi đó thực sự là của bá
tánh.
Sáu Nghệ
Theo: Tầm Nhìn