Vài suy nghĩ về vấn đề hoằng pháp trong thời đại hiện nay
VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁ
VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP
TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
TT. Thích Tâm Hạnh -
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
TÓM TẮT
Nghĩa chính của khế kinh là khế lý và khế cơ. Việc giáo hóa lợi sinh
cũng phải như thế.
Tức
là phải đúng chân lý Phật Tổ chỉ dạy
và
phù hợp với bối cảnh,
con người hiện thời.
Trước một thời đại không ngừng phát triển, nhân loại ngày càng văn minh, việc
hoằng pháp lợi sinh
cũng phải thích ứng kịp thời mới
có thể
mang lại lợi ích cho
nhân loại.
Thích ứng để giúp con người hướng thiện, hướng thượng chứ không phải chạy theo
sự đổi mới của xã hội,
đắm nhiễm ngũ dục lục trần, hoặc đi ngược lại với giá trị đạo đức và sự giác ngộ
giải thoát.
Hiện nay, nhịp sống nhanh vội, con người không có đủ thời gian và không gian để
kịp tĩnh tâm soi lại.
Đồng thời, sự cám dỗ của ngũ dục
lại
ngày một tinh vi, hấp dẫn và lôi cuốn mạnh
mẽ.
Đây là thách thức lớn cho việc hoằng hóa trong thời đương đại.
Do vậy, mỗi nhà hoằng pháp phải
khéo
thành toàn bản thân từ việc học, tu và rèn luyện, mới đủ trí
tuệ, định
lực và
đức hạnh
để hoàn thành bổn phận, trách nhiệm của mình.
Từ khóa: Hoằng truyền
Chánh
pháp, sứ giả Như Lai, giảng sư, thân giáo, khẩu giáo.
DẪN NHẬP
Lý tưởng và bổn phận của hành giả tu hành là thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng
sinh. Đây vừa là niềm vui, vừa là sứ mệnh cao cả của người xuất gia đệ tử Phật.
Hoằng pháp là hoằng truyền Chánh pháp của Phật Tổ, giúp cho nhân sinh khai tuệ
hết mê, bớt khổ, an vui. Việc truyền đạt này phải đảm bảo đầy đủ hai yếu tố:
trên thì khế với diệu chỉ Phật Tổ đã khai thị, dưới phải phù hợp với bối cảnh xã
hội và căn cơ người học đương
thời.
Trước một thời đại văn minh như hiện nay, chí ít chúng ta cần có cách hướng dẫn
phù hợp với tư duy ngày càng tiến bộ của con người. Do đó, chúng tôi thầm nghĩ,
việc hoằng pháp trong thời
kỳ đương đại,
cần quan tâm đến một vài vấn đề thiết thực.
NỘI DUNG
1. Thân giáo - khẩu giáo
1.
1.1.
Nhận định chung
Truyền đạt Chánh pháp để người học nhân đó được khai mở tâm trí, chuyển hóa nội
tâm, làm thay đổi cuộc sống bản thân theo hướng tích cực, cao hơn là đạt đến
giác ngộ, giải thoát; tức là giáo hóa.
Giáo hóa trong nhà Phật có hai: thân giáo và khẩu giáo. Có khi không phải do lời
nói, mà qua nghi dung bình dị, thoát tục của quý tôn đức, khiến cho người khác
thoáng
thấy,
bỗng dưng thân tâm ngưng đọng, lạc an. Hoặc có người vừa trông thấy liền sinh
lòng tịnh tín, hướng về học pháp, tu tập.
Tuy nhiên, khi tu tập, muốn không bị sai lạc để đưa đến kết quả như nguyện thì
cần phải thông hiểu Chánh pháp. Vì vậy, quý tôn đức phải giảng dạy, hướng dẫn
cho người học. Thế thì, hai giá trị trên phải hòa làm một, cùng có trong một sứ
giả hoằng truyền Chánh pháp, tức ngôn hạnh tương ưng. Khẩu tuyên thuyết Chánh
pháp, nhưng thân hành cũng phải đúng như pháp thì mới cảm kích được người nghe,
khiến
cho thân tâm họ được điều phục,
mang lại
lợi ích thiết thực.
1.2.
Tri hành hợp nhất, nói và làm không khác
Đạo Phật dạy người học “ngôn hạnh tương ưng” hoặc “tri hành hợp nhất”,
đúng nghĩa một hành giả tu Phật; tiến đến “hạnh giải tương ưng”, nối gót
chư vị Tổ đức.
Hành giả là người nói điều mình sống chứ không chỉ nói điều mình hiểu; có như
thế, mới mang lại lợi ích cho cả người nói lẫn người nghe. Muốn vậy, một vị
giảng sư cần trau dồi tối thiểu ba việc: học, tu và rèn luyện để thành toàn cho
bản thân, giúp việc hoằng pháp đúng với tinh thần tự lợi, lợi tha, mang lại kết
quả mỹ mãn.
- Học
Đây là yếu tố không thể thiếu của một vị giảng sư nói riêng và hành giả tu Phật
nói chung. Muốn đi, trước tiên phải mở mắt. Muốn tu, trước hết phải thông hiểu
Chánh pháp Phật dạy. Quan trọng hơn, muốn dẫn đường cho người khác, chúng ta
phải là người có đôi mắt sáng, biết rõ lối đi mới không rơi hầm, sụp hố.
Vậy nên,
một vị
giảng sư phải tinh thông giáo lý, tự mình thể nghiệm lời Phật dạy mới khả dĩ
hướng dẫn cho người khác thông hiểu Chánh pháp,
ứng
dụng tu tập.
- Tu
Tụng thuộc Tam tạng giáo điển chưa hẳn đã hiểu hết; dù hiểu được nhưng chưa chắc
đã suốt tột diệu chỉ Phật Tổ khai thị. Nếu không nỗ lực tu tập để chạm đến được
cốt tủy ấy thì việc hoằng hóa chỉ là giảng nói bên ngoài; đối với định tuệ và sự
giác ngộ vẫn chưa có phần tương ưng. Nếu thế,
bản thân
lấy gì để thoát khổ? Làm sao cứu khổ cho người? Muốn đạt được giá trị thiết thực
này, không cách nào khác hơn là phải tự mình hạ thủ công phu.
Cố Hòa thượng thượng Thiện hạ Hoa khi tổ chức giảng sư đoàn đi lưu giảng, ngài
sắp xếp luân phiên để vừa giảng, vừa có thời gian tu học. Phái đoàn mùa đông lưu
giảng thì đoàn giảng sư mùa hạ ngồi lại tu học và ngược lại.
Nhờ vậy, chư tôn đức vừa am hiểu sâu rộng Chánh pháp, vừa không mất công phu,
đạo lực tăng trưởng. Kết quả là quý ngài làm nên được Phật sự to lớn trong một
bối cảnh khó khăn hơn rất nhiều so với hiện nay.
Hòa thượng Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm hiện nay nói: “Có tu học, chúng ta
mới khỏi lỗi ‘lý thuyết suông’. Có tu có học chúng ta mới có khả năng dẹp sạch
phiền não của mình và dạy người dẹp trừ phiền não. Được như vậy mới hợp với đạo
giác ngộ giải thoát và khơi mở sự thật để cứu khổ chúng sinh”.
Một hành giả thực học chuyên tu sẽ biết hướng tiến và có kinh nghiệm tự thân
để hướng dẫn người khác một cách hiệu quả. Đồng thời, đức hạnh của vị này toát
lên đạo phong thoát tục, khiến người nghe thấy,
bất ngờ
được cảm hóa
tự lúc nào không rõ.
Trong kinh, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “Đa văn Thánh đệ tử”. Tức đệ
tử Phật phải là một người học nhiều, hiểu rộng (đa văn); đồng
thời, có công phu chứng thực diệu lý Phật Tổ nơi chính mình (Thánh). Muốn
đa văn thì phải học thông; muốn trở thành bậc Thánh thì phải hạ thủ công phu tu
tập. Nếu khéo dụng tâm thì ngay khi giáo hóa cũng là lúc tu. Hoằng pháp và tu
không khác, không phải hai việc. Được vậy, chính bản thân đang tiến đạo mà người
học cũng được lợi lạc vô cùng.
- Rèn luyện
Bên cạnh việc học và tu, một vị giảng sư cần có điều kiện để rèn luyện thân tâm,
sẽ
giúp
ngăn ngừa việc phát sinh
các tình tệ. Cơ bản ở đây là lao động để rèn luyện bản thân, vượt qua hai cảnh
thuận và nghịch. Khi lao động, hành giả vừa làm được những việc cần làm, vừa rèn
luyện sức khỏe, nhưng hơn hết là
đối diện và
vượt qua được nóng lạnh, khó nhọc,
những thử thách trái ý nghịch lòng
trong
cuộc
sống. Không có khái niệm thụ hưởng, không cho bản thân thích hoặc không thích
bất cứ gì. Nếu biết cách rèn luyện như thế, tự thân sẽ vượt qua được những thử
thách,
giới hạn, yếu đuối và hèn nhát của phàm tình. Nhờ vậy, chúng ta sẽ nhận ra nhiều
điều rất thật.
Khi
đời
sống
luôn được
trau dồi
và
rèn luyện, hành giả sẽ chứng nghiệm được
Phật
đạo ngay
trong đời sống hiện thực. Do đó, khi tuyên thuyết Chánh pháp, từ phong thái, lời
lẽ, cho đến nghĩa lý sẽ gần gũi và chắc thật, khiến người nghe dễ hiểu, cảm ngộ
và phát khởi tâm Bồ-đề.
Hiện
nay,
xã hội ngày càng
văn minh,
phát triển,
tri thức
được nâng
cao, con người dễ dàng nhìn ra mọi thứ. Đồng thời, họ muốn thấy nhiều hơn là
nghe. Nếu một vị giảng sư khuyết một trong ba yếu tố trên, việc giảng dạy sẽ
thiếu sức thuyết phục. Hơn nữa, nếu không tu học và rèn luyện như thế, sẽ không
tiến đạo, do vậy không có diệu dụng phát minh mới; tâm trí bị cùn nhụt thì những
gì nói ra
chỉ là lặp lại những điều đã cũ,
bị bão hòa, khiến người học không phát tâm hoan hỷ khi nghe pháp.
Tóm lại, một nhà hoằng pháp cần đủ hai việc:
thành
toàn bản thân và thích ứng bối cảnh, mới
có
đủ
tư lương sẵn sàng cho việc hoằng hóa.
Thành toàn tự thân tựu trung nằm trong ba phạm trù:
học
để suốt thông, tu mới chứng nghiệm và rèn luyện, sẽ tự làm thành cho mình. Được
vậy, sẽ thành tựu cả thân giáo và khẩu giáo, cả hai trong nhau, không tách biệt.
Như vậy, thành toàn bản thân là cơ sở để giáo hóa một cách trọn vẹn.
2. Định hình việc giáo hóa và hoằng pháp
1.
2.
2.1.
Định hình hướng tiến
Mỗi ngành giáo dục đều có một tiêu chí đào tạo, đây là tính khoa học. Phật đạo
thì rõ ràng, logic,
đầy trí tuệ. Khi giáo hóa, tức đã xác định được đích đến, có tầm nhìn để có
phương cách hướng dẫn; có phương pháp hành trì cụ thể, mới giúp học nhân tu tiến
được.
- Đích đến - Tôn chỉ
Đích đến của người tu Phật cũng chính là tôn chỉ của đạo Phật là giác ngộ giải
thoát (dứt khổ), cứu độ chúng sinh. Không ai trong chúng ta chấp nhận đau
khổ;
muốn thoát khổ,
tức muốn tu. Thế
nhưng,
không thể bằng cách chịu đựng
mà
sự thật là
phải
có một năng lực
đủ lớn
cho chúng ta giải thoát mọi ràng buộc, khổ đau. Chất liệu đặc
biệt ấy chính
là diệu lực từ sự giác ngộ bản tâm. Khi nhận lại bản tâm chính mình, tâm ấy sáng
ngời và không động; đây là cội nguồn giác ngộ.
Từ
cội
nguồn
này,
cho hành giả thấy biết giác ngộ.
Cụ thể,
từ trí tuệ bất động, hành giả thấy biết các pháp đúng như thật mà không phân
biệt; không phân biệt,
nhưng
vẫn thấy biết rõ ràng, không động.
Có trí tuệ để suốt biết, sẽ dứt mê lầm; có định lực để tự chủ, không bị vọng
duyên câu thúc, sai sử.
Sức
mạnh này sẽ cho hành giả tự vượt thoát chứ không phải nhờ vào một sự cố gắng nào
trong ấy. Lúc này, tâm tự tích cực, từ bi thương cho cái mê của chúng sinh mà
phát tâm muốn độ thoát.
- Yếu chỉ - Phương châm
Đây là diệu thuật trong khi hành trì, làm sao khế với tâm tính để đạt đến tôn
chỉ đã xác định, tức được giác ngộ giải thoát. Yếu tố này quyết định đến việc
dụng công đúng đắn, không sai lệch, có kết quả. Tâm tính vốn vô tướng thì dụng
công cũng phải khéo, không tạo nên dấu vết của phương pháp, của dụng công, hoặc
dấu vết của tâm thì mới khế hợp, mới có lúc tâm này bừng sáng. Đây chính là yếu
chỉ, phương châm.
Đối với học nhân sơ cơ, chưa thể chỉ thẳng thì phải dùng phương tiện hướng dẫn
dần dần. Bất luận thời gian bao lâu, điều trọng yếu là phải hành trì thế nào để
cuối cùng phải
đạt đến tôn chỉ rốt ráo đã được xác định. Có được tầm nhìn và hướng đi chuyên
nghiệp như vậy, việc hướng dẫn sẽ nhất quán, rõ ràng và hiệu quả thực thụ đối
với người học.
- Phương pháp hành trì
Phương pháp hành trì phải dựa trên chân lý Phật Tổ đã dạy,
đồng thời
phù hợp với bối cảnh và căn cơ hiện thời. Thêm nữa, phải xác định mục đích là
đạt đến tôn chỉ giác ngộ giải thoát, chứ không phải tùy thuận để đưa đến tập
nhiễm trần tục.
2.2.
Tránh các sai lệch
Căn bản đào tạo chỉ nằm trong hai vấn đề chính: phải đúng và không sai. Đặc biệt
là hướng dẫn hành giả tu Phật, cần phải cẩn trọng để tránh các sai lầm, để hiểu
đúng, thực hành đúng, mới đưa đến kết quả
như nguyện.
Muốn vậy, như trên đã nêu, một vị sứ giả Như Lai phải học thông Tam tạng Thánh
giáo; dụng công tu hành suốt thông diệu chỉ Phật Tổ; khéo tùy thuận bối cảnh và
phù hợp từng căn cơ. Đây là không rời đệ nhất nghĩa đế mà khéo tùy thuận tục đế,
nhằm đưa người học trở lại chân đế. Nói cách khác, vị thầy không rời tự tánh
giác sáng, khéo tùy thuận phong tục tập quán, những quy ước đạo đức của thế
gian, để giáo hóa học
nhân
đạt đến giác ngộ, hết khổ,
an
vui.
Một cách cụ thể, phải
đúng,
tức
đúng
với
Chánh pháp, mang lại an lạc, giải thoát
cho mọi người.
Không sai,
tránh
các cực đoan, sai lệch cơ bản tối thiểu dưới đây.
Không nói những điều khiến người nghe
động
tâm rơi vào bi lụy, nhiễm trước dục trần. Không thông qua bản ngã, hoặc nói theo
chủ trương ngã kiến. Không nói pháp nhằm có lợi cho bản thân. Phải bằng trí tuệ,
lòng từ bi và sự an nhẫn để tránh những lỗi lầm khi giảng nói. Cụ thể, tránh nói
thiên hướng về một bên, không
đúng
tinh thần Trung đạo, trái với
yếu chỉ Phật Tổ đã dạy.
Bởi như thế, có khi nghe qua như là đúng Chánh pháp, nhưng kết quả
là
mang lại nỗi đau, hoặc đụng chạm người khác thì lại là
không phải.
Tóm lại, hễ rơi vào tướng thì trái với “thực tướng vô tướng”. Còn trong
loạn động sinh diệt thì khác tự tính vô sinh. Nêu cao lợi dưỡng, đó là pháp thế
gian, chưa khỏi dính mắc. Kẹt vào hai bên thì không sáng diệu đạo. Chỉ theo quan
điểm thì không phải cái thấy chu viên. Phân biệt kia đây, sẽ không đạt được pháp
vô tránh. Một bề chấp chỗ lặng yên thì không thể hòa quang đồng trần, không thể
hoằng truyền đạo pháp rộng khắp… Tất cả như thế đều trái với sự giác ngộ.
Chỉ là quên bẳng thân tâm, tánh tự sáng ngời; nhìn các pháp đúng như thật và
không động, thương cho cái mê của chúng sinh, dung được tất cả sai biệt của phàm
tình, phát tâm muốn độ thoát thì việc làm sau đó tự khế hợp Phật đạo.
Như
vậy, chỉ khéo
tránh các sai lệch,
không
rơi vào tà kiến thì sẽ
đúng chân lý, tức
đúng Chánh pháp, đúng với tinh thần sứ giả Như Lai hoằng truyền Chánh pháp lợi
lạc quần
sinh.
3. Tính khoa học
Tính khoa học tức là bài giảng phải khúc chiết, rành mạch, rõ ràng, có tính
thuyết phục; không mơ hồ, nửa vời, thiếu y cứ. Thời nào cũng cần như vậy,
nhưng
trong thời đại văn minh phát triển như hiện nay,
con người yêu cầu cao hơn. Do vậy, giảng sư phải chú trọng điểm này, không thể
chủ quan, ỷ lại và đưa vấn đề Phật pháp một cách hời hợt,
lan man,
thiếu thuyết phục.
3.
3.1.
Điều cần thiết tối thiểu trong một bài nói chuyện
Căn
bản của bài nói chuyện phải
nêu được vấn đề cần nói. Trình
bày
vấn đề
mình muốn
truyền tải bằng nhiều phương cách: chứng minh, giải thích,
ví dụ
minh họa, đúc kết để nêu bật được phần trọng tâm… Một điều quan trọng nữa,
muốn bài giảng có giá trị,
phải có phương pháp thực hiện khả quan (bằng cách nào) để đưa đến kết
quả. Đây là thực tế.
Nhờ đó,
người nghe phát
khởi niềm
tin,
biết cách vận
dụng vào đời sống thực tiễn,
mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đây là hiệu quả.
Bên cạnh đó, yếu
tố
biết tôn trọng thính
chúng
sẽ giúp
chúng
ta
chuẩn bị bài chu đáo. Hằng ngày để tâm nghiên tầm, kê cứu,
kết hợp chuyên tâm hành trì tu tập để tinh thông nghĩa lý và thấm nhuần diệu chỉ
Phật Tổ. Lên pháp tòa
thì
truyền đạt một
cách nghiêm túc,
đầy trách nhiệm;
khiến người nghe cảm được tâm đạo của mình, phát
khởi tín tâm,
mang lại lợi ích cho người học.
Xuyên suốt tất cả các điều kiện trên,
tấm
lòng
nhiệt huyết, hoan
hỷ và
tích cực của người truyền trao sẽ
giúp
thính chúng nhận ra, tôn trọng và tin tưởng đón nhận. Đây là sự sách tấn, khích
lệ trong suốt bài pháp.
Vô hình trung, chúng ta đã tự hoàn thiện hai phương diện: thân giáo và khẩu
giáo.
3.2.
Lưu ý trong trình bày, truyền đạt
Sự sang chấn, gây ấn tượng nơi một người sẽ trở thành tính cách.
Ban sơ,
trong
số đông
nhận thức
còn
thấp thì chỉ là bản năng;
nhưng
trong một
cộng đồng được nâng cao hơn thì gọi là văn hóa. Phát triển qua nhiều thế hệ sẽ
biến thành văn minh. Có những nền văn hóa
do
khéo truyền đạt cho nên đã tạo được dấu ấn mạnh đi vào lòng người,
khiến ai nấy đều thấy đó là
tính
cách của mình,
là văn hóa của cộng đồng mình
mà không hề biết
đó chỉ là những điều
bản
thân nhờ
được học,
được huân tập mà có.
Mới thấy, cách truyền đạt đóng một
vai trò
quan trọng.
Nếu mang tính hàn lâm thi cử quá nhiều,
thông thường người học
sẽ thấy thiếu đi tính thiết thực, sinh
nhàm chán,
dễ bị rơi vào tình trạng đối phó, khó nhớ;
kết quả
mang lại,
phần đông chỉ dừng trên việc học hiểu con chữ, sự thấm nhuần sẽ có giới hạn.
Nhưng,
nếu vấn đề được chia nhỏ, khúc chiết, gãy gọn
và khá gần gũi, thực tế
thì sẽ thuyết
phục được
người học;
giúp họ
dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và ghi nhớ.
“Sự
thật”
là giá
trị vượt
thời-không.
Do
đó, cố gắng trình
bày
càng thật càng tốt. Biết đưa chân lý Phật Tổ chỉ dạy vào đời sống thực tiễn, ứng
dụng được sẽ mang lại lợi ích to lớn. Diễn
đạt
vấn đề một cách bình dị, gần gũi, thiết thực, thính chúng sẽ tự thấy
ra
giá trị cần thiết cho bản thân. Được vậy, Phật pháp sẽ đi vào lòng người, khiến
ai nghe cũng
được
thấm nhuần,
đều
có lợi ích nhất định.
3.3.
Xây dựng một mệnh đề mang tính thuyết phục
Biết cách hướng dẫn để người nghe tự nhận ra chân lý Phật Tổ dạy là giá trị thực
nơi chính họ.
Chẳng
phải
điều
gì đó
cao vời
bên ngoài, không phải bị khiên cưỡng hay do ai khuyên bảo, mà người nghe bất ngờ
sáng ra điều đó nơi chính mình. Bản thân tự cảm nhận, ngộ ra, chứ không phải
nhận ra một triết lý do người khác truyền thụ.
Khi hướng dẫn, nếu
đưa
ra
trước
mệnh đề
như là đã sẵn,
sẽ khiến thính giả chủ quan, tự
nghĩ
biết rồi và không tập trung nữa. Nếu đưa ra quá nhiều dữ liệu, sẽ khiến người
nghe thấy mọi thứ sẵn sàng, đầu óc không làm việc,
sinh
ra
tính ỷ lại, lười tiếp thu; có vị sẽ thấy mình bị áp đặt,
khiến không
mấy
thích thú. Hơn hết, phải
biết
xây dựng mệnh đề
một cách
trung thực, khách quan;
tối thiểu cần đủ quy trình:
Lý thuyết + Thực tiễn
à
Cho ra kết quả
Từ lý thuyết là chân lý Phật Tổ đã dạy, cộng với tình huống, bối cảnh thực tiễn,
để đưa ra một mệnh đề có tính khả thi, mang lại kết quả tích cực. Nhờ có lý
thuyết là chân lý Phật Tổ,
cho nên không sợ kém khuyết;
vì có thực tiễn nên không bị xa vời, viễn vông. Từ đó,
đưa đến kết quả chu viên, thực tế, có tính thuyết phục cao.
Cần lưu tâm biện pháp làm thành hiểu biết cho bản thân,
cũng như cách thức
truyền đạt cho người học. Cụ thể,
phải biết tư duy tổng hợp, học hỏi kiến thức Phật pháp
và thế pháp
rồi đúc
kết
lại. Sau đó, phân tích dữ liệu;
tiếp theo là tự vấn, hỏi ngược lại để tìm lỗ hổng và tự mình giải quyết những
điều còn
thiếu khuyết
đó. Hãy đặt nghi vấn một cách đầy trách nhiệm. Tức là tự mình đặt ra các nghi
vấn khúc chiết, có tính khoa học để tự tìm cách giải quyết, khiến cho mệnh đề
được sáng
tỏ,
sâu sắc
và viên dung, chứ
không phải
khuyết trước hổng sau, dẫn đến bất nhất, sanh
nghi ngờ
rồi
thối thất.
Bằng cách đó,
trí tuệ, tư duy và sự hiểu biết sẽ được nâng cao, đầy đủ trọn vẹn theo thời
gian.
4. Khéo chỉ ra diệu lý ngay nơi mỗi người
Vị
Tăng đến hỏi Thiền sư Chân Không: - Thế nào là diệu đạo?
Sư đáp: - Sau khi giác rồi mới biết.
Đối với diệu đạo, chỉ sau khi ngộ rồi mới biết. Nếu chưa thì dù có dùng hết lời
để nói trắng ra cũng không thể nào hiểu được. Sự thật là như vậy.
Thời xưa hỏi thiền hỏi đạo, chư thiền Tổ bảo “tu đi rồi biết”, học nhân
lắng lòng thanh tịnh, quyết chí dụng công, tâm tính bừng ngộ,
thông thống hoát toang, rõ ràng tất cả.
Nhưng hiện nay, quý vị trẻ không đành như vậy
mà
muốn “phải
biết rồi mới tu”.
Do đó,
người hướng dẫn cũng cần khéo
chỉ bày
phải
“biết như thế nào”
để có thể thầm nhận lại bản tâm giác ngộ nơi
chính họ.
Học Phật muốn có giá trị giác ngộ, giải khổ, phải nhận ra cái gì là những điều
Phật Tổ muốn chỉ dạy ngay chính bản thân mình hiện nay. Luôn đem những hiểu biết
về Phật pháp đặt ra như thế vào các tình huống trong đời sống và phải tự tìm câu
trả lời cho bản thân, chúng ta sẽ nhận ra được Phật pháp sống động ngay
chính
nơi mình, sẽ có giá trị thực.
Khi truyền đạt Chánh pháp, tựu trung nằm trong hai phương cách: nói cho hiểu hay
chỉ cho thấy?
Điển hình, khi
định nghĩa thiền là tĩnh lự, làm lắng các tư tưởng gọi là thiền… Đây là nói cho
hiểu. Người học
đã
nhận ra một lý thuyết như thế được gọi thiền. Nhưng chính lý thuyết trong đầu họ
lại là những niệm lự,
trái với bản chất của
thiền
cho nên
dù có
hiểu thiền, nhưng
niệm lự chưa lắng thì
bản thân không
thể
nếm được hương vị thiền
thực sự.
Nếu khéo chỉ
bày cho hành giả tự thầm nhận,
sẽ không đưa mệnh đề ra trước. Chỉ khéo gợi ý: “Khi căng thẳng, tâm trí rối,
giải quyết mọi việc không tốt. Lúc lặng
an, nhận biết mọi vấn đề một cách dễ dàng,
đầy đủ,
nhưng bình thường, thoải mái, không tốn hao tâm lực. Cho thấy, khi tâm lóng
lặng, trí tuệ sẽ phát huy đúng mức của nó.
Và
tâm lặng mà sáng, chính là thiền”.
Liền khi ấy,
người học
bất ngờ sực
nhận ra tính chất
thật
của thiền ngay đây và bây giờ,
chính ở tự thân họ, họ có thiền, thiền nơi họ chứ không chỉ ở Phật Tổ. Đây là
chỉ cho thấy.
Biến
những diệu lý sâu mầu trở nên gần gũi, dễ nhận, đó là việc làm khéo của người
hướng dẫn. Chúng ta từng nghe nói “Văn tự thiền”.
Đúng
thực
là
thiền thì phải đạt suốt bản tâm vô tướng, không tất cả tướng, kể cả văn tự. Đã
là văn tự thì rơi vào tướng, tức không phải thiền. Tâm thiền thì không tướng, có
tướng thì mất thiền, thiền và tướng (văn tự) không thể đồng thời tồn tại,
nhưng ở đây lại đề cập “Văn tự thiền”, nghĩa là thế nào?
Tức là,
hành giả sống bằng tự
tánh, lưu xuất đại cơ dụng,
dùng lời nói chỉ thẳng bản tâm giác ngộ
ngay học nhân.
Như
thế, người
nói không động môi lưỡi, người nghe không rơi vào
ý tư hoặc
ngôn thuyên thì dù có
vô vàn
văn tự, nhưng vẫn vô tướng, không trệ ngại gì.
Đây là lý do Thiền
tông
chủ trương bất lập văn tự, nhưng Thiền tạng thì số lượng sách rất nhiều.
Các thiền sư hoặc đánh, hoặc hét, cũng chỉ để chặn đứng
thức
phân biệt,
cho hành giả
thẳng đó thể hội tâm thiền. Nếu khéo chỉ
bày
thì không
nhất thiết bao giờ cũng
phải đánh hét mà dùng ngôn ngữ vẫn có thể
ngăn thức phân biệt,
khai thị cho học nhân trực nhận.
Trước một thời đại văn minh, cái gì cũng phải rõ ràng
và
có lý thì mọi người mới đón nhận; văn tự là một trong những công cụ
làm tốt việc ấy,
không thể thiếu. Do đó, khéo dùng lời nói để khai thị người học thầm nhận lại
bản tâm,
chính là một trong những điều then chốt mà vấn đề hoằng pháp hiện nay cần
phải
đặc biệt
lưu tâm.
5. Kết luận
Hoằng pháp trong thời hiện đại, xét cho cùng vẫn không ngoài mục tiêu truyền
trao Chánh pháp, mở lối giác ngộ cho muôn
sinh.
Tuy nhiên, để thành tựu được sứ mệnh ấy, người hành đạo cần vận dụng nhuần
nhuyễn cả thân giáo lẫn khẩu giáo; cần có sự thông hiểu Phật pháp, sự thể nghiệm
trong công phu hành trì và tùy biến trong hoàn cảnh đương thời. Chỉ khi người
hoằng pháp thật sự sống với giáo pháp, bằng diệu lực của chân tánh mới đủ khả
năng truyền đạt đúng đắn, khế với diệu chỉ Phật Tổ, đưa người học đến chân trời
an lạc, giải thoát. Nhờ đó, ánh sáng Phật pháp mới có thể lan tỏa sâu rộng, thắp
sáng niềm tin nơi quần chúng trong thời đại đầy biến động như hiện nay.
Để truyền đạt một vấn đề tương đối hoàn chỉnh, khế lý khế cơ, có thể chạm đến
tâm thức của thính giả, người thuyết giảng phải có cái nhìn tổng trì. Muốn vậy,
việc truyền đạt không chỉ dừng lại ở chỗ dễ nghe, dễ hiểu, dễ cảm thông mà còn
phải hướng đến những đạo lý
uyên
thâm, có sức sống lâu bền. Vậy thì, viết một bài văn, để rồi ngay khi viết nó đã
chết; hay
biên soạn
một vấn đề mà nhiều người nhất thời chưa thể hiểu hết, nhưng một khi nhận ra thì
nó sống mãi từ đời này qua kiếp khác? Đây là biết xác định phong cách trước khi
muốn truyền đạt một vấn đề. Muốn mang lại kết quả phổ cập thì hãy nói những vấn
đề gần gũi, dễ hiểu. Nhưng, để có được đội ngũ nòng cốt, thế hệ kế thừa thì phải
đào tạo chuyên sâu. Nếu không để tâm, Phật pháp mai hậu sẽ bị lu mờ, diệt mất.
Tin chắc rằng,
những người con Phật, những vị giảng sư hiện tại và mai sau sẽ thành toàn viên
mãn trọng trách của một sứ giả Như Lai. Giữ vững đạo phong, tỏ sáng Chánh pháp;
kiên tâm bền chí, bi trí tròn đầy để dẫn dắt chúng sinh hướng về con đường giác
ngộ giải thoát.
Đồng thời cũng là góp phần quan trọng để duy trì mạng mạch Phật pháp dài lâu.
v
Tài liệu
tham khảo:
-
Nhiều tác giả (1960), Kỷ yếu Đại hội Giáo hội Tăng-già
toàn
quốc Việt Nam lần thứ 2,
ngày 10 và 11 tháng 9 năm 1959, Ban Tổng trị sự Giáo hội Tăng-già toàn quốc ấn
hành.
-
HT.
Thích Thanh Từ (2018), Thanh Từ toàn tập, tập 35,
Thiền sư Việt Nam
giảng giải,
NXB.Tôn Giáo, Hà Nội.
-
HT.
Thích Thanh Từ (2022), Tông môn cảnh huấn, tập 1, NXB.Hồng Đức, Hà Nội.
-
HT.
Thích Trí Quảng (2023), Gia hạnh Phổ Hiền,
Báo
Giác Ngộ số 1185.
-
Nhiều tác giả
(2024), Cái lõi, Báo Giác Ngộ số 1276.
-
Đức Hồng
(Tống), Thạch môn văn tự thiền, Gia Hưng Đại tạng kinh, tập 23, No. B135.