Sống Với Sơ Tâm
song voi so tam
Nguyên Giác
Nói sơ
tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn
sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn
nhiên, chưa có chút gì là chữ
nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến
thức uyên
bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với
“tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá
khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân
quả, không còn là tâm
nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền
Tông là sống với sơ
tâm.
Thiền sư Shunryu
Suzuki, trong tác
phẩm “Zen Mind, Beginner’s Mind” (Tâm
Thiền, Tâm của Người Mới Bắt Đầu) ấn bản 1970 đã viết rằng: “Trong
tâm của người mới bắt đầu thì sẽ có nhiều khả thể, nhưng trong tâm của người
chuyên gia thì lại ít.”
Nơi trang 22 của sách trên, Thiền
sư Suzuki viết: “Trong tâm của người mới
bắt đầu thì không có ý
nghĩ, ‘Tôi đã đạt
được điều gì đó.’ Mọi ý
nghĩ quy về tự ngã đều giới
hạn tâm
trí rộng lớn của chúng
ta. Khi chúng
ta không có ý
nghĩ gì về thành
tựu, không có ý
nghĩ về tự ngã, chúng
ta là những người mới bắt đầu thực sự. Khi đó, chúng
ta mới thực sự có thể học được điều gì đó.”
Chỗ này đơn
giản lắm: trong tâm của người mới bắt đầu, còn gọi là sơ
tâm, hay tâm ban
đầu, luôn luôn là cái tươi mới, luôn luôn là cái xa
lìa vô
lượng tâm quá
khứ, và do vậy luôn luôn xa
lìa vô
lượng các tâm dự
phóng có thể mơ
mộng về tương lai, và do vậy sơ
tâm cũng không phải là tâm hiện
tại vì sơ
tâm luôn luôn là tâm tự làm mới chính nó. Ngay nơi sơ
tâm, chính là tâm xa
lìa cả ba thời: quá
khứ, hiện
tại, vị
lai.
Đó là lý
do, trong Thiền
Tông nói rằng ngồi
Thiền không thể thành
Phật, cũng tương
tự như mài gạch không thể làm thành gương soi mặt được.
Trong cái sơ
tâm đó, vì luôn luôn là sơ
tâm, cho nên không hề có bóng
dáng chút nào về “cái tôi” và “cái của tôi” vì bất kỳ cái tôi nào
cũng là sản phẩm của quá
khứ, của vun bồi, của mài giũa. Trong cái sơ
tâm đó, cũng không hề có cái gì gọi là “tôi đã học xong cái này”
hay “tôi đã thành
tựu công đức này, tôi đã chứng
đắc được quả kia…” Bởi vì tâm của người sơ
học lúc nào cũng trắng tinh như trang giấy chưa viết chữ.
Hay là, nói cách khác, đó là tâm của Vô
Niệm, bởi vì bất kỳ tâm nào hay bất kỳ niệm nào của hồi
nãy, của hôm qua, của hôm kia, của tuần trước, của năm trước, hễ
còn quyến
luyến trong tâm thì tâm đó không còn là “sơ tâm” nữa, và tâm đó,
lúc đó là một tâm đã cũ, mất hẳn cái tươi mới khi thấy, khi nghe trong cái dòng
sống liên
tục chảy xuyên suốt thân
tâm mình. Cho nên, còn gọi là tâm Vô
Niệm. Không có nghĩa là, không có niệm, nhưng chỉ có nghĩa là các
niệm không còn chỗ trụ nào trong tâm mình nữa.
Trong nhóm Kinh
Tập của Tạng Pali, nơi Kinh Sn 4.5 (còn có ký số cách khác, là Snp
4.5), tức là Kinh - Paramaṭṭhaka Sutta (còn tên là: Kinh Về Tối
Thượng), có hai bài
kệ, do Nguyên Giác dịch như sau, nói về tâm của một người không
giữ bất kỳ một kiến nào trong tâm (mà chúng
ta còn gọi là sơ
tâm, tâm bản nhiên, tâm
nguyên sơ, tâm hài nhi), trích lời Đức
Phật dạy:
“802. Trong những cái được thấy, được nghe, được nhận
biết, chớ để một niệm vi
tế nào khởi lên trong tâm. Với người không nắm giữ một kiến nào
như thế, làm sao có ai trong thế
giới này xếp loại được vị đó.
803. Vị đó không dựng lập,
không thiên về, không nắm giữ giáo thuyết nào, không bị dẫn dắt bởi giới
luật nào hay nghi
lễ tôn
giáo nào. Sống với Như
Thị, vị đó qua bờ, không lùi lại.” (1)
Trong sách Khóa Hư Lục của Trần
Thái Tông, nơi phần Niêm Tụng Kệ, chúng
ta sẽ thấy rằng trong hai công
án đầu tiên, là chỉ về sơ
tâm, là tâm chưa hiển
lộ, là tâm chưa ra thai mẹ nhưng đã độ
người, là đứa bé không hình dạng chưa từng rời quê nhưng lại có
khả năng đưa người qua bến mê mà không cần thuyền gỗ hay phao bè. Nơi công
án thứ nhì, sơ
tâm này là chỉ cho Thế
Tôn khi mới ra đời, đã đưa một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và
nói “Trên trời, dưới
đất, chỉ mình ta là tôn
quí.” Chính cái “ta” đó là cái sơ
tâm, là cái vô
ngã, là cái không hình dạng, là cái tâm
nguyên sơ luôn tươi mới, luôn luôn có công
năng đưa người qua bờ giải
thoát. Nơi đây, xin trích bản dịch của Thầy Thích Thanh Từ
“1.- Cử: Thế
Tôn chưa rời Đâu-suất đã giáng vương cung, chưa ra thai mẹ độ
người đã xong.
Niêm: Gươm báu chưa vung, tướng quân đã lộ.
Tụng: Đứa bé không hình chửa rời quê,
Sớm tối đưa người qua bến mê.
Cất bước ngao
du không xen cách,
Chẳng cần thuyền gỗ với phao bè.
2.- Cử: Thế
Tôn mới sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói: Trên
trời dưới
đất chỉ ta tôn
quí.
Niêm: Một áng
mây trắng che cửa động,
Đàn chim về tổ thảy quên đường.
Tụng: Đạt-đa mới giáng Tịnh
Vương cung,
Muốn hóa quần
sanh tự hiển tung.
Bảy bước đi quanh chỉ trời đất,
Bao người con Phật mất gia
phong.” (2)
Ngài Bồ
Đề Đạt Ma có chữ để gọi “cái sơ
tâm không hình, không
tướng mạo” này là “tánh” và nói rằng hễ thấy Tánh là thành
Phật.
Bài kệ của
ngài là:
Bất lập văn tự;
Giáo ngoại biệt truyền;
Trực chỉ nhơn tâm;
Kiến tánh thành Phật.
Dịch: Không dựa
vào chữ
nghĩa, văn
tự, lời
nói; Pháp này nằm ngoài Kinh
điển, chỉ truyền riêng [cho người thích
hợp thôi]. Chỉ
thẳng vào tâm người, hễ thấy Tánh là thành
Phật.
Nói không dựa
vào văn
tự, chữ
nghĩa, vì chỉ vào sơ
tâm, chỉ vào tâm vô
niệm, tâm bản nhiên, nên không có lời
nói hay chữ
nghĩa (sản phẩm của quá
khứ) nào có thể nói được. Pháp này nằm ngoài Kinh
điển, nhưng thực
tế vẫn
có trong một số Kinh trong Tạng Pali. Thấy Tánh, tức là thấy cái sơ
tâm, hay là cái tâm chưa sinh này.
Khi đọc
Kinh Ud 1.10 (Bahiya Sutta) trong Tiểu
Bộ, Tạng Pali, chúng
ta sẽ thấy Đức
Phật chỉ cho ngài Bahiya cách tiếp cận sơ
tâm, và ngài Bahiya trở
thành A
La Hán trong thời
gian rất ngắn sau đó, kể như là chớp
nhoáng, hốt
nhiên giải
thoát. Nghĩa là, sơ
tâm, hay tâm chưa sinh, không phải tâm ở đây hay ở kia, không phải
tâm có nắm giữ nào, và là không
tâm, và đó là giải
thoát.
Kinh ghi lời Đức
Phật dạy ngài Bahiya, nơi đây, chúng
ta dịch lại, như sau:
"Khi nào, này Bahiya, đối với ngươi, trong cái thấy chỉ
là cái được thấy; trong cái nghe chỉ là cái được nghe; trong cái cảm
thọ chỉ là cái được cảm
thọ; trong cái nhận
biết chỉ là cái được nhận
biết, thì, này Bahiya, ngươi sẽ không 'ở với cái đó'. Khi nào, này
Bahiya, ngươi không 'ở với cái đó', thì, này Bahiya, ngươi sẽ không 'ở trong cái
đó'. Khi nào, này Bahiya, ngươi không 'ở trong cái đó', thì, này Bahiya, ngươi
sẽ không ở đây, cũng không ở phía bên kia, cũng không ở chặng giữa hai nơi đó.
Chỉ như vậy là chấm
dứt khổ đau." (3)
Cuối bài
Kinh Bahiya, Đức
Phật đọc bài
kệ sau khi chứng
nhận rằng Bahiya đã trở
thành một vị A
La Hán. Nơi giải
thoát đó, chính là nơi là xa
lìa đất nước gió lửa, không mặt
trời, không mặt
trăng, nơi chỉ có ánh sáng
trí tuệ. Nơi đây, chúng
ta dịch bài
kệ như sau.
“Nơi mà không có nước, không có đất, không có lửa hay
không khí, nơi đó không có sao sáng, không có mặt
trời chiếu sáng, không có mặt
trăng chiếu sáng, nhưng nơi đó không có bóng tối ngự trị.
Khi một vị thánh, một Bà
la môn, đã tự mình biết
điều này thông qua trí
tuệ của chính mình, thì người đó được
giải thoát khỏi cõi sắc và cõi vô
sắc, giải
thoát khỏi cả niềm vui và đau
khổ.” (3)
Khi cái thấy chỉ là cái được thấy, và cái nghe chỉ là cái được nghe. Nơi đó,
thực sự là không cón tứ
đại (đất, nước, gió, lửa) vì nơi đó đã xa
lìa (tự thân đã xa
lìa) các cõi sắc và vô
sắc. Khi tâm thường
trực là sơ
tâm như thế, chỉ còn là một cái biết lặng
lẽ, không gì vương vào. Kinh Viên
Giác gọi đó là “tri huyễn tức ly.”
Đó là cái tâm thấy huyễn. Tại sao tâm thấy huyễn chính là sơ
tâm, vì trong sơ
tâm luôn luôn là tâm “tự làm cho
không biết,” cũng tức là tâm luôn luôn nhìn thấy các pháp
hiển lộ trong huyễn
tướng, do vậy, tâm thấy huyễn này không hề trụ vào đâu, không hề
dính tới bất kỳ sắc
thanh hương vị xúc pháp nào. Cũng tương
tự, người nghe tiếng đàn, thường
trực nhận
ra tiếng đàn là huyễn, luôn luôn hiển
lộ trong huyễn
tướng, thì ngay khoảnh khắc biết chính là khoảnh khắc xa
lìa tham
sân si.
Kinh Viên
Giác, bản dịch Thầy Thanh Từ, nơi Chương Phổ
Hiền, trích: “- Này Thiện
nam, biết pháp huyễn
hóa tức lìa, chẳng khởi phương
tiện, lìa pháp huyễn
hóa liền giác, cũng không có thứ lớp. Tất cả Bồ-tát và chúng
sanh đời
sau y đây tu
hành. Như thế mới hằng lìa các huyễn.” (4)
Ngay khi biết, là giải
thoát, không cần mài giũa, vì hễ mài giũa lại rơi vào quá
khứ của cái đã biết. Và khoảnh khắc đó, còn gọi là “tâm không
biết” vì không có gì để níu giữ trong cái biết liên
tục tươi mới này. Hãy thường
trực như thế, còn gọi là sống với Như
Thị, vì không có gì để nắm giữ hay xô đẩy. Đó chính là sống với sơ
tâm.
GHI CHÚ:
(1) Kinh Sn 4.5, bản Việt: https://thuvienhoasen.org/a30598/sn-4-5-parama-haka-sutta-kinh-ve-toi-thuong
Bản Anh của ngài Sujato: https://suttacentral.net/snp4.5/en/sujato
(2) Khóa Hư Lục: https://thuvienhoasen.org/p27a6711/19-niem-tung-ke
(3) Kinh Bahiya, bản Anandajoti: https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti
Bản Sujato: https://suttacentral.net/ud1.10/en/sujato
(4) Kinh Viên
Giác, bản dịch Thầy Thanh Từ: http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/kinhvg/3490-botatphohien