Trí tuệ viên mãn
Trí tuệ viên mãn
Trí tuệ viên
mãn
- Pháp ở trong tất cả
chúng ta.
Cho dù bạn có nhận ra nó hay
không, nó
vẫn có mặt.
Cho dù bạn có
quan sát
nó hay không, nó vẫn ở đó.
Vấn đề
đơn giản là
liệu
bạn có biết cách giải mã nó hay không. Một khi bạn biết các
giáo lý của
Đức Phật, bạn có thể tự giải mã, giống như cách bạn
tập
đọc một
quyển
sách.
Thí dụ
một đứa bé
chưa
biết gì cả, ngay khi được
sinh ra, nó sẽ khóc
“Oa!
Oa!”. Đó là cảm
thọ.
Nếu bé
đang ăn
mà
gặp thứ gì không thích, nó sẽ
nhổ ra
và
tìm
thứ
ngon
hơn: đó là
hành.
Khi
lớn hơn nữa, đứa
trẻ có thể bắt đầu nhớ
mọi thứ: đó là
tưởng.
Vì vậy, Pháp ở trong tất cả mọi người. Vậy tại sao chúng ta
phải
học
chúng?
Ta
học để
biết tên của sự vật,
để cuối cùng ta
có thể
loại bỏ
các tưởng, các
nhận thức, cũ, mới,
quá khứ và tương lai. Đó là khi ta đạt đến
Niết-bàn (Nibbāna).
Đây là lý do tại sao
chúng ta
phải
thực hành giới,
định và
tuệ,
để
ta
có thể
trở nên quen
thuộc với năm uẩn. Đó là ý nghĩa của thiền quán.
Định tâm là việc
bạn
phải thực hiện. Thiền
quán là buông bỏ. Bạn không thể "thực hiện" thiền
quán. Nó
là quả. Khi
giới
là nhân,
định sẽ là
quả. Khi
định là nhân,
tuệ sẽ
là quả. Khi
tuệ
là nhân,
giác ngộ sẽ là quả.
- Các kỹ năng
tuệ giác
không thể dạy.
Cùng lắm,
bạn có thể dạy
người ta
thực
hành
thiền, nhưng bạn không thể
dạy họ
tuệ giác.
- Bạn phải "thực
hành" trước khi bạn có
thể "hiểu".
Bạn phải
hiểu trước khi bạn có
thể buông. Bạn phải
khiến
nhân
phát sinh,
thì
sau đó
các
quả sẽ tự đến.
-
Khi
ta liên tục chạy
loanh quanh dưới nắng,
ta không nhận ra trời
nóng đến
thế nào. Nếu muốn biết trời nóng như thế nào, bạn phải ngồi giữa đồng
trống khoảng năm
phút dưới ánh nắng mặt
trời cực
mạnh. Đó là lúc bạn sẽ
biết sức
nóng mặt trời như thế
nào. Với
phiền não, khổ đau cũng thế.
Nếu tâm
cứ nhảy múa không dừng nghỉ,
nó không thực sự thấy
phiền não, khổ
đau. Nếu
muốn cảm nhận được những điều đó, trước hết tâm
phải tĩnh lặng.
- Định
giống như tấm gương để
ta soi rọi bản
thân rõ ràng.
Tuệ giống như chiếc
kính viễn vọng, để những
vật
nhỏ sẽ
được phóng
lớn lên,
và đưa ra
xa những
thứ ở
gần.
-
Bạn phải ngừng tìm kiếm - nói
cách khác, tâm
cần tĩnh lặng - trước
khi bạn có thể
phát sinh tuệ.
Tìm kiếm là vô minh
hay avijjā.
-
Sự hiểu biết bạn có được từ
việc nghe và đọc (sutamayapaññā:
văn tuệ) giống như
người đã thức
giấc
nhưng chưa mở mắt. Anh ta
chưa nhìn
thấy ánh sáng
nên
phải mò mẫm xung quanh
một cách không chắc
chắn, đôi khi
chạm
đúng,
đôi
lúc nắm sai cái
mình muốn tìm. Sự hiểu
biết bạn có được từ suy
tư
(cintāmaya-paññā:
tư tuệ) giống như
người đã thức dậy nhưng chưa ra
khỏi mùng,
chưa rửa mặt.
Cái nhìn của
bạn lờ
mờ,
không rõ ràng.
Còn
sự hiểu biết bạn có được từ
thiền định (bhāvanāmaya-paññā:
tu tuệ) thì giống
như người
đã ra khỏi mùng,
đã rửa mặt để có thể
nhìn thấy mọi thứ rõ ràng. Đây là loại hiểu biết cao nhất. Hãy cố gắng phát
triển nó.
-
Để
sự hành thiền
của ta được kết quả
trọn vẹn,
tâm phải
làm chủ.
Chánh niệm là
cái
thực hiện
điều đó và hỗ trợ
trong
việc phát triển mọi
hoạt động của ta, trong khi sự tỉnh
giác
là
cái
quan sát,
theo dõi kết quả
các việc
làm của ta.
Trong Tứ niệm xứ,
các phẩm chất này được
gọi là chánh niệm và tỉnh
giác. Trong
thiền (jhāna),
chúng được gọi là
sự hướng tâm và
phân định. Chúng là
những phẩm chất làm
phát sinh tuệ.
Tuệ đến
từ việc quan sát nhân quả.
Nếu ta biết
quả
mà không biết nhân
là ta thiếu trí
tuệ. Nếu ta biết nhân
mà không biết
quả thì cũng là
thiếu trí tuệ. Chúng
ta phải biết cả hai cùng với chánh niệm và sự tỉnh
giác.
Đây là
cái được coi là
sự hiểu biết tròn đầy, trọn vẹn.
Sự hiểu biết toàn diện phát
sinh bên trong chúng ta xuất phát từ nhân
và
quả, không phải từ những gì
chúng ta đọc trong sách, nghe người khác, hoặc tự mình phỏng đoán. Giả sử chúng
ta có một
ít
đồng xu
bằng bạc trong túi.
Nếu chỉ
nghe người khác nói đó
là tiền, ta không biết phẩm chất của nó. Nhưng nếu chúng ta thử nghiệm
bằng cách
đặt
đồng xu đó
vào lò luyện
kim
để xem nó được làm bằng gì và
để xem ta
có thể tạo nó thành thứ khác như thế nào, thì đó
là khi chúng ta biết
các
phẩm chất thực sự của nó. Đây
là kiến thức xuất phát từ hành động của
bản thân.
Trong
thiền
định,
kiến thức này có năm
dạng. Chúng ta thấy trong bản thân mình
có
một số thứ được gây ra bởi
các thuộc tính của
thân,
một số là do tâm gây ra, một
số nguyên nhân đến từ tâm nhưng
lại ảnh
hưởng đến
thân,
một số nguyên nhân
là
từ
thân nhưng
ảnh hưởng đến tâm, một số nguyên nhân đến từ cả
thân và tâm. Loại
hiểu biết
này là
trí tuệ.
Vì vậy, chúng ta phải học hỏi
từ giới,
định và tuệ bằng cách làm phát sinh ra chúng.
Nếu không làm như vậy, ta sẽ phải chịu đựng vô minh và ảo tưởng. Chánh niệm là
thứ mang lại ánh sáng cho tâm trí, giống như một ngọn nến. Nếu chúng ta mang nến
vào phòng vào ban đêm, đóng
tất cả các
cửa
lại, che chắn
các vết nứt trên
tường, để
không có
chút
gió nào từ bên ngoài có thể
lọt vào,
làm cho ngọn lửa dao
động, nến
sẽ tỏa ra nhiều ánh
sáng hơn,
và chúng ta sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ trong phòng một cách rõ ràng.
Đóng
các
cửa
lại
và
che
lấp các vết nứt có nghĩa là
kiềm chế mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân
và tâm của mình, để sự chú
tâm
của chúng ta không bị
phóng theo các quan điểm
và những
mối bận tâm bên ngoài.
Điều này được gọi là
sự
kiềm chế thông qua chánh
niệm. Chánh niệm của chúng ta sẽ hợp thành một. Khi chánh niệm mạnh mẽ, kết quả
ngay
trước mắt là: cảm giác
thoải mái và tinh thần
phấn chấn.
Khi chánh niệm vững
chắc,
không bị
lung lay,
sự tập trung của chúng ta sẽ
trở nên mạnh mẽ hơn. Tâm sẽ tĩnh lặng và
trong sáng.
Ánh sáng sẽ phát sinh ở một trong
hai cách:
từ bên trong
ta
hoặc từ những gì được phản chiếu
trên
tường. Đây là lý do tại sao
chánh niệm là nguyên nhân,
là yếu tố hỗ trợ, giúp
cho sự tập trung của chúng ta
phát triển.
Vì lý do này, chúng ta không nên quên đánh giá cao phẩm chất tinh thần này. Khi
chúng ta
biết rằng một số
nguyên nhân nào đó làm phát sinh hạnh phúc và
an tịnh, thì
chúng ta
nên
quan tâm đến
chúng. Cũng giống như
khi người khác chia sẻ thức ăn với ta,
ta không nên quên lòng tốt của họ. Hoặc khi cha mẹ nuôi nấng,
dạy bảo ta từ khi ta
còn nhỏ, khi lớn lên và có thể tự
lập trong
cuộc sống ta không nên
quên ơn
họ. Chúng ta phải thể
hiện lòng biết ơn của mình và
luôn
chăm sóc họ để đền đáp lòng
tốt của họ. Chỉ
khi
đó
ta mới có thể
tiến bộ trong cuộc sống mà không bị đẩy lùi.
Vì vậy, chánh niệm giống như
cha mẹ của chúng ta, phải luôn luôn chăm sóc nó vì nó là mẹ của tất cả các phẩm
chất tịnh
hảo. Lý do chúng ta
đạt được bất kỳ hạnh phúc nào trong cuộc sống là
nhờ
chánh niệm. Vì lý do này,
chánh niệm là thứ mang lại sự bình an
cho tâm.
Ngồi đây và để
tâm trí
được
tĩnh lặng thực sự
không phải
là
việc khó làm.
Lý do nó có vẻ khó
khăn là vì chúng ta hiểu lầm mọi thứ. Quan điểm chúng ta
sai
lầm, và
các
giả định của chúng
ta
cũng vậy. Nếu
quán xét
để hiểu điểm này, chúng ta sẽ
biết sự thật. Ví dụ, khi nghĩ rằng tâm đi đây,
đi đó, thì
sự thật không
phải vậy. Đó chỉ là
một định
kiến. Trên thực tế,
tâm luôn ở bên
thân.
Những gì
ra
đi chỉ là ánh sáng, như với
một chiếc đèn pin. Bóng đèn vẫn ở trong
cây
đèn; chỉ là ánh sáng
biến đi.
Bóng đèn và ánh sáng là hai
thứ khác nhau. Bóng đèn có ánh sáng,
nhưng ánh sáng bên ngoài cây đèn không có bóng đèn. Tâm - sự nhận thức - ở bên
thân trong từng hơi thở vào ra.
Kiến thức lóe lên không phải là điều có thật. Bạn
không
thể lấy ánh sáng và đặt nó
trở lại trong
cây
đèn, giống như khi
ta
cố gắng bắt một chùm ánh
sáng, nó không dính vào tay ta.
Như
vậy, nếu tâm
có mặt trong
hiện tại,
thì
tại sao chúng ta
còn phải hành
thiền, định tâm?
Chúng ta thực hành định tâm
vì có hai loại lửa hoặc điện trong tâm: lửa nóng, lửa của
tham, sân và si;
và ngọn lửa mát mẻ,
ngọn lửa của thiền (jhāna),
hoặc sự hấp thụ
tâm linh.
Nếu
ta biết
cách rèn luyện tâm thức, thì
ta sẽ gặp ngọn lửa mát mẻ. Lửa nóng có hại cho các dây thần kinh của mắt, tai,
mũi, lưỡi và
thân.
Các giác
quan của ta giống như
bóng đèn. Các dây thần kinh giác quan giống như các sợi
dẫn điện
trong bóng đèn. Nếu ta
nối
chúng
sai
loại điện, chúng sẽ nổ ngay
lập tức. Nếu ta nối chúng vào
đúng
dòng điện,
nhưng không bao giờ
tắt điện,
chúng sẽ
hao
mòn. Vì
thế,
ta sẽ
hành thiền định
để có
dòng
điện mát, ngọn lửa mát của
thiền.
Dòng điện mát không
làm hỏng các giác quan và cho phép ta sử dụng các giác quan để nhìn thấy sự
thật, để hiểu mọi thứ chúng ta nhìn,
nghe,
ngửi, nếm,
xúc
chạm và suy
tư.
Như thế,
tâm có thể
được
mát mẻ và bình yên. Đây là kỹ
năng thiền
quán.
Khi các
cảnh
đập vào mắt, nhãn
thức nảy sinh ngay khi tiếp xúc, và ta có thể nhìn thấy chúng với
tuệ giác. Khi âm thanh
đập vào tai, khi mùi
chạm
mũi, khi vị
đến
lưỡi, khi xúc
chạm đến thân,
hoặc ý
khởi lên ở tâm,
tuệ giác sẽ có mặt ngay đó. Nhờ thế, cảnh
không dính vào mắt, và mắt
không dính
nơi cảnh;
âm thanh không dính vào tai,
tai không dính vào âm thanh.
Cũng thế đối với mũi, lưỡi, thân và ý. Dầu chúng cảm nhận điều gì, chúng cũng
không biết bản chất của những thứ đó. Đây được gọi là vô thức. Nó làm phát sinh
tham dục và uế nhiễm, đưa đến khổ đau. Đây là vô minh đối với chân lý. Người
không biết sự thật giống như kẻ mù. Họ luôn gặp khó khăn khi đi đứng, nghĩ cái
cao ra thấp, cái thấp ra cao - như khi người mù đi trên mặt đường bằng phẳng,
nhưng giơ cao chân lên vì sợ rằng mình sẽ vấp vào thứ gì đó. Cũng thế, người
không biết đến sự thật, nghĩ
rằng Pháp sâu thẳm là nông
cạn, Pháp nông cạn là sâu sắc; Pháp cao là thấp, Pháp thấp là cao. Đó là quan
điểm sai lầm. Khi quan điểm của bạn sai,
sự
thực hành của bạn
sẽ
sai; sự
xả ly của bạn sai -
giống như
khi bạn nhấc chân lên
chỗ không có
bậc thềm.
Có những người muốn đưa
bản thân lên một tầm
cao mà
không có căn bản chân chính.
Tâm họ không tập trung. Họ
tiếp tục đi, suy
tư,
tưởng tượng về Pháp
thượng đẳng,
nhưng cuối cùng họ quay trở lại
điểm
bắt đầu. Họ giống như một
người mù đang cố gắng leo lên một cầu thang
thiếu bậc thang
cuối. Người đó sẽ chỉ
dậm chân
một chỗ. Tương tự,
người ở cấp độ thấp
lại tưởng mình
ở cấp độ cao, cuối
cùng sẽ chìm ngày càng sâu xuống đất.
Càng
cố leo lên, họ càng
lún
sâu hơn. Giống như con voi
rơi xuống
đầm lầy:
càng vùng vẫy,
nó
càng chìm sâu. Các bậc thang
là giới,
định và tuệ. Nếu
đi
theo các bước, chúng ta sẽ
đến nơi muốn đến - giống như người có thị lực tốt leo cầu thang thực sự có các
bậc thang. Người thực hành thiền
định có thể biết mọi
thứ cho dù mắt họ nhắm
hay mở, vì họ có
ánh
sáng bên
trong.
- "Saṅkhāra"
(Hành) có nghĩa là
những thứ
được hình thành. Các
Saṅkhāra là những thứ mà chúng ta phải nghiên cứu để biết rõ chúng là gì. Và
chúng ta cũng phải khôn ngoan với
chúng.
Có hai loại:
hành trong thế
gian
là những thứ như
sự
đạt được, địa vị, lời khen và
niềm vui. Những
thứ
này phát sinh và sau đó qua
đi. Pháp
hành là hiện tượng vật
chất và tâm
linh của ta:
các uẩn,
các yếu tố và giác
quan. Những
thứ
này cũng phát sinh và qua đi
theo cách tương tự. Vì vậy,
khi
chúng
có mặt,
ta
nên sử dụng chúng một cách
hiệu quả.
Nếu không
chúng
sẽ quay lại và
não hại
chúng ta.
Nếu ta
không
cố gắng rèn
luyện chúng, thì chúng
chỉ đơn giản là các hiện tượng. Nhưng nếu chúng ta
rèn luyện
chúng, càng
ngày ta càng
nhận được nhiều giá
trị hơn từ chúng. Giống như
với
đất sét: nếu đủ thông minh,
chúng ta có thể
nặn
nó thành nồi để nấu thức ăn.
Hoặc
hơn thế
nữa, ta có thể biến
chúng
thành ngói để lợp nhà.
Nếu
tô thêm
một lớp men trên
ngói,
chúng còn trở nên có giá trị hơn. Tất cả phụ thuộc vào
sự hiểu biết của
chúng ta
trong cách làm
tăng giá trị của sự vật.
- Hơi thở là
thân hành,
tức là yếu tố tạo
nên thân.
Khẩu hành là những suy
nghĩ mà bạn
diễn đạt thành
lời
để khi cần
nói bạn
đã
sẵn sàng,
nhưng
chưa nói ra.
Tâm
hành là những suy nghĩ
không liên quan đến việc nói. Bạn chỉ cần suy nghĩ và
biết
mình
suy nghĩ
về điều gì. Khẩu
và tâm hành rất giống
nhau. Trong việc rèn luyện tâm, điều
quan trọng là nỗ lực để ngăn chặn
khẩu hành
phát sinh. Cho dù
đó là việc
trong quá khứ hay
tương lai, bạn phải gạt bỏ tất cả.
-
Thân hành
là khía cạnh hiện tại của
thân,
tức là hơi thở. Tâm
hành là khía cạnh hiện
tại của tâm, tức là nhận thức tạo nền tảng cho
tư duy.
Tâm
hành tạo thành bản
chất của
khổ đau.
Các hành chỉ
có giá trị
với kẻ
ngu. Bạn phải
thổi bay hết
khói
mới thấy được
ngọn lửa. Bạn phải
loại bỏ
các hành khỏi tâm nếu
bạn muốn
thấy được cái chân thật.
- Tận hưởng
dục lạc nơi sắc,
thanh, hương, vị, v.v.
là sự
khát ái. Trạng thái tâm
lang thang
đi
ra ngoài để tìm kiếm đối
tượng nhưng chưa tìm
được
điều gì làm hài lòng nó là
khao khát
được hiện hữu.
Trạng thái tâm
dao động hoặc
chao đảo trong mối
bận tâm hiện tại của nó là khao khát
được không có
mặt. Không biết những
khía cạnh này của tâm là vô minh (avijjā).
-
Những thứ được
gọi là quá khứ và
tương lai là "thế
tục".
Hiện tại là Pháp. Đừng để bản thân bị cuốn hút bởi ngay cả những
tên gọi giản đơn
nhất. Ngay cả khi bạn
chỉ tham gia một chút, đó là một trạng thái
của hữu, của
việc trở thành, và bạn
sẽ phải
khổ nhiều
hơn vì sinh, lão,
bệnh,
tử.
- Kỹ năng
buông bỏ
là khi "quá khứ" chỉ đơn giản
là một sự
kiện, "tương lai" chỉ
đơn giản là một
sự kiện,
và "hiện tại" cũng
thế, nhưng không
tạo
nghiệp. Bạn có thể nghĩ về quá khứ, nhưng tâm không
nắm giữ điều gì
từ suy nghĩ
đó. Để tâm trí đạt
được sự vô
nhiễm,
bạn phải có khả
năng xác định điều gì
bất lợi trong hiện tại để có thể
loại bỏ ngay
bất
cứ nhiễm chấp
nào. Quá khứ không thật, tương lai không thật. Nếu là thật,
chúng
sẽ phải ở lại
với ta
mãi mãi. Nếu thông minh, bạn
sẽ không
nuốt lại những thứ mà
bạn đã nhổ ra.
-
Si và tham ái
giống như ăn,
nuốt, hay
dồn nén.
Vô si
giống như nhổ ra hoặc vứt bỏ.
Nếu bạn
chấp nắm
vào
những
thứ đã qua hay
chưa
có
được,
đó là
tham ái và si
mê. Vô
si,
giống như khi thức ăn chạm
vào lưỡi,
bạn nhận
biết
ngay và nhổ nó ra trước khi
nuốt vào.
- Khi Đức Phật còn là cư sĩ,
Ngài đã cố gắng truy tìm nguồn hạnh phúc đích thực.
Ngài
tự hỏi mình "Giàu
sang có mang lại hạnh
phúc không?" Nhưng khi nhìn vào sự giàu có,
Ngài
thấy rằng nó
không hoàn hảo.
Vì thế, Ngài chuyển sang tri thức, nhưng tri thức cũng không hoàn hảo. Ngài
chuyển sang quyền lực, nhưng Ngài thấy quyền lực đưa đến giết chóc,
chiến tranh.
Ngài
đã suy ngẫm về những điều
như
thế,
tự hỏi mình có thể làm gì để tìm
được
hạnh phúc thực sự. Cuối cùng
Ngài
nhận ra rằng hạnh phúc
đến từ nỗi đau, nỗi đau đến từ hạnh phúc. Thế gian
phải tiếp tục quay cuồng như thế. Và khi một cái gì đó quay
tròn,
nó phải có
cái
trục - nếu không, làm
sao
nó có thể quay? Vì vậy, khi
có một cái gì đó quay, cũng phải có một cái gì đó không quay.
Ngài
tiếp tục suy ngẫm về điều này
cho đến khi
Ngài
tìm thấy nguồn gốc của tất cả
những thứ
quay và không quay,
nằm ngay trong tâm.
- Có hai loại
hiểu
biết:
cái
biết thật và
cái biết do
bắt chước.
Cái biết
thật
là những gì ở ngay tại
đây và bây giờ,
chứ
không đi
nơi nào khác.
Bạn biết khi
mình
đang đứng, bạn biết khi
mình
đang nằm, nói, suy nghĩ, v.v.
Đối với
cái biết
do
bắt chước, đó là
cái biết chạy
theo tưởng và nhãn hiệu. Gắn nhãn,
đặt tên là hành động
của cái
biết,
chứ chính chúng
không phải là cái
biết.
Chúng giống như cái
bóng của sự hiểu biết.
Cái biết
thật là
chánh niệm đến hiện
tại, nhìn thấy
được
nhân và quả. Đó
là
trí tuệ
phân biệt.
-
Cái biết
chạy theo
tên gọi, phù hợp với
kinh điển
hay với
dư luận, đều là
cái biết do bắt chước,
không phải là
cái biết thật.
Nó
là
cái bóng của sự hiểu biết.
Cái biết thật
là
cái
biết phát sinh tự
trong
ta.
Đó là paccattaṁ,
có nghĩa là,
hoàn toàn cá nhân. Đó
là cái
biết không thể dạy và
không thể
giảng
nói. Nó phải phát sinh trong
bạn. Chỉ khi đó bạn mới biết điều gì là
vô thường, khổ
và vô ngã; và những gì
là
thường, lạc và có ngã. Cái biết chuyển hóa
(gotarabhū-ñāṇa)
này
nhìn thấy cả hai mặt
và buông bỏ cả hai. Pháp
tánh
là
Dhammaṭhiti,
trạng
thái tâm bất biến. Các hoạt
động và
trạng thái
của tâm chỉ là
cái
bóng hoặc
cái biết do
bắt chước. Khi thực
hành Pháp, bạn muốn
cái
biết chân thật. Nếu không
thực sự tu tập, bạn sẽ chỉ
thấy cái
bóng của Pháp.
Do đó,
ta
phải
thực hành để
cái biết
chân thật sẽ xuất hiện trong
ta.
-
Pháp tánh
(Dhammaṭhiti),
bản chất của nó
bất biến.
Nó không thay đổi hay dao
động, tăng giảm
theo
các đối tượng
tâm.
Đó là tâm được giải thoát
khỏi khổ
đau, là tâm phù hợp
với bản chất thực sự của nó. Mặc dù có thể có
những
suy nghĩ,
nói
năng
hoặc hành động theo
đủ mọi cách, nhưng tâm
chỉ nhận thức
chúng.
Tâm
không
biểu hiện bất
cứ sự
thay đổi
nào khác với
bản chất nguyên thủy
của nó.
Thí dụ mình đặt một
cái ly ở đây, mà không có ai, hay bất cứ điều gì chạm
tới,
hay di chuyển nó. Nó sẽ ở ngay đó trong mười năm, một trăm năm, mà không bị vỡ.
Pháp tánh
giống như thế. Hoặc
bạn có thể nói rằng nó giống như
khi ta
viết số 1.
Nó sẽ
mãi
nguyên
là số
1 như
lúc
đầu. Đó
là được gọi là Pháp tánh.
-
Hãy luôn
quán
tưởng sự vô thường, khổ và vô ngã trong mọi thứ -
nhưng bạn cũng phải nhìn chúng về mặt
thường, lạc và
có ngã. Bạn phải nhìn
mọi thứ từ cả hai phía,
chứ
không chỉ nhìn vào những
thiếu sót của
chúng.
Bạn cũng phải xem xét công
dụng của chúng, nhưng
đừng chấp vào
bên nào. Nếu không,
bạn sẽ giống như người
chỉ
có một mắt:
tính thường
hằng, lạc và có ngã sẽ
có thể len
vào, đập đầu bạn mà
bạn không
hay.
-
Trí tuệ
có hai mặt:
một
bên
nhìn sự vật phù hợp
với những gì chúng ta được dạy và bên
kia
nhìn theo hướng khác.
Cái nhìn
phù hợp với những gì mọi người
thấy
có thể
đưa đến tà kiến.
Còn nhìn theo hướng
khác có nghĩa là nhìn thấy
những điều người
ta không nói
đến.
Ở đâu họ nói
không
có sự
thường hằng, ở
đó có thường hằng. Ở đâu họ
nói có
khổ, ở
đó
có sự an lạc. Ở
đâu họ nói vô ngã, ở
đó có bản ngã. Đó
là cái nhìn trực
giác (intuitive
insight).
- Sự tĩnh
lặng của
tuệ
không phải là điều Đức Phật
muốn, vì nó không thực sự bình
yên,
không thực sự tĩnh lặng. Hạnh
phúc tối
thượng là một điều gì
đó còn cao hơn cả
tuệ giác.
- Những người đã đạt được
sự
siêu việt
là các bậc
Nhập-lưu, Nhất-lai, Bất-lai và A-la-hán: các
thuật ngữ này áp dụng không
phải cho con người
mà
cho tâm.
Diệu Liên - Lý
Thu Linh dịch
Nguồn: Ajaan Lee
Dhammadharo, Skill of Release (Kỹ năng giải thoát),
Thānissaro Bhikkhu sưu tập và dịch sang Anh ngữ.