Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống
tu tap tu niem xu
Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống
Tỳ-khưu Phước Hưng
1.
Hiện trạng mất cân bằng cuộc sống hiện nay
Ngày nay, để đảm bảo một cuộc sống ấm no về thể chất, hạnh phúc về tinh thần,
nhiều người đã phải cố gắng vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu không biết sống điều độ, hợp lý thì tất cả những nỗ lực đó sẽ trở
thành vô nghĩa, thậm chí là kẻ thù quay lại tiêu diệt dần dần sự sinh tồn của
chính bản thân. Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình (Canada) định nghĩa
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là tình trạng tích cực mà con
người có thể sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành tốt những trách
nhiệm của mình trong công việc, gia đình và cộng đồng.
Còn sự mất cân bằng cuộc sống là tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc
sống, xảy ra khi con người không thể chu toàn những trách nhiệm đó.
Các áp lực từ xã hội bên ngoài cho đến các phiền não bên trong gia đình luôn làm
cho môi trường sống con người trở nên căng thẳng. Với lối sống mất cân bằng giữa
công việc và cuộc sống như vậy, con người phải gánh lấy những phiền não dẫn đến
mang bệnh trầm trọng về tâm lý lẫn thân thể. Trầm cảm, căng thẳng, mất ngủ, lo
âu... được xem là những căn bệnh thời đại dẫn đến vấn nạn tự tử, đã và đang phổ
biến ở các nước tiên tiến Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ...
Để thoát khỏi tình trạng này, con người đã ứng dụng nhiều giải pháp như tổ chức
công việc hợp lý, điều chỉnh lối sống lành mạnh... nhưng vẫn chưa thật sự thoát
khỏi những bế tắc hiện tại. Do đó, họ luôn khát khao có được phương thuốc cứu
khổ rốt ráo để hóa giải hoàn toàn những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.
2.
Nguyên nhân sâu xa của sự mất cân bằng cuộc sống theo quan điểm Phật
giáo
Các giải pháp cân bằng cuộc sống theo thế gian không thể giúp con người thoát
khỏi phiền não triệt để là vì nguồn gốc của sự mất cân bằng cuộc sống chính là
tâm vô minh và tham ái. Đây là nguyên nhân làm con người đau khổ triền miên
trong sinh tử mà
Đức
Phật đã chỉ rõ trong Đại
kinh
Đoạn
tận ái[2].
Tiến trình luân hồi của chúng sinh xuất phát từ tâm vô minh, chưa liễu ngộ Tứ
Thánh đế:
1. Khổ đế: chưa thật sự thấu hiểu thế nào là khổ;
2. Tập đế: chưa tận diệt nguyên nhân của khổ là vô minh và tham ái;
3. Diệt đế: chưa trực nghiệm trạng thái hết khổ là hạnh phúc Niết-bàn;
4. Đạo đế: chưa tu tập hoàn thiện Bát chánh đạo.
Chính vì vô minh như vậy nên chúng sinh mới tham ái, dính chấp vào mọi thứ là
thường, lạc, ngã, tịnh mà khởi sinh ra hành, những ý niệm dẫn đến luân hồi vô
tận. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của sự mất cân bằng này là tham ái, nghĩa là
muốn có hạnh phúc (ham thích) và muốn không có khổ đau (ghét bỏ). Là phàm phu,
ai cũng thích chơi trò “trốn tìm” (trốn khổ, tìm vui), tìm mọi cách để đạt được
hạnh phúc và luôn chối bỏ khổ đau. Xuất phát từ lòng tham, người ta đã dành hết
sức lực, tâm trí và thời gian cho công việc, theo đuổi tham vọng của mình để rồi
ngày càng chìm đắm trong phiền não.
Có người bỏ qua lương tâm và đạo đức, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tàn nhẫn để
vượt qua các chướng ngại trên đường danh lợi của mình. Lúc này, tâm sân ngày
càng bộc lộ rõ rệt. Với tâm vô minh sẵn có, người ta đã trở thành nô lệ trung
thành cho những ảo tưởng, tham vọng to lớn. Dù cho đạt được thành công, thì họ
càng tham đắm và luôn lo mất mà cố gắng giữ gìn hạnh phúc đang có. Ngoài ra, với
lòng tham vô đáy, người ta luôn tiếp tục đặt ra mục tiêu mới để rồi phải điên
cuồng phấn đấu. Đối với kẻ phàm phu thì không bao giờ là đủ. Nếu thất bại, họ sẽ
thất vọng, chán nản trong từng giây phút, khiến họ bỏ ăn, bỏ ngủ và rơi dần vào
trầm cảm. Nếu không biết cách cân bằng cuộc sống, họ có thể nhanh chóng tìm đến
cái chết để kết thúc gánh nặng này như
nhiều
người dân Nhật Bản đã chọn lấy.
Đức Phật dạy rằng các pháp thế gian này đều dựa trên quy luật nhân quả nghiệp
báo với bản chất vô thường, khổ não và vô ngã[3].
Các pháp vô ngã nghĩa là mọi thứ đều do duyên mà sinh, do duyên mà diệt nên
không có tự tánh riêng, không có ngã thật sự. Chính vì các pháp vô ngã nên mới
có tính chất vô thường, biến chuyển. Sự thay đổi này thường không theo ý mình
nên con người phải chịu khổ đau triền miên, dai dẳng. Khi có trí tuệ thấy rõ quy
luật nhân quả nghiệp báo và ba đặc tính này của các pháp, con người sẽ buông xả
tham ái, không còn phiền não trong cuộc sống mà an hưởng hạnh phúc thật sự ở
hiện tại và vị lai. Muốn vậy, con người phải tu tập theo Bát chánh đạo hay cụ
thể là hành thiền Tứ niệm xứ để tận diệt các phiền não của mình một cách rốt
ráo.
3.
Ứng dụng Bát chánh đạo để cân bằng cuộc sống
Bát chánh đạo là con đường duy nhất giúp chúng sinh thoát khổ, gồm có tám yếu tố
chân chánh là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Chỉ có Bát chánh đạo mới có thể cân
bằng cuộc sống của con người thật sự, bằng cách kiểm soát lời nói và hành động
bằng Giới, chế ngự những ác tâm trong ý thức bằng Định và tận diệt những phiền
não ngủ ngầm trong vô thức bằng Tuệ. Như vậy, con người cần tu tập Giới-Định-Tuệ
để được hạnh phúc cứu cánh.
3.1.1.
Tu tập Giới
Hành giả cần giữ gìn: chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.
-
Chánh ngữ
(Sammā-vācā):
Lời nói chân chánh với 4 yếu tố:
cố
ý tránh xa lời nói dối, lời nói chia rẽ, lời nói vô ích và lời nói thô ác gây
hại đến mình và người.
-
Chánh nghiệp
(Sammā-kammanta):
Hành động chân chánh với 3 yếu tố:
cố
ý tránh xa sự sát sinh, trộm cướp và tà dâm (không hành dâm nếu giữ tám giới trở
lên).
-
Chánh mạng
(Sammā-ājīva):
Nghề nghiệp nuôi mạng chân chánh không vi phạm ngũ giới và pháp luật thế gian.
Hành giả giữ gìn giới hạnh trong sạch nhằm tránh khởi tâm hối hận, tự trách khi
phạm lỗi lầm và tạo tường thành vòng ngoài đảm bảo thân tâm an lạc tương đối để
tu tập định.
Khi hành thiền:
Giới cũng chính là giới hạn, đối tượng thiền mà tâm cần hướng đến quan sát,
chánh niệm.
3.1.2.
Tu tập Định
Hành giả thực tập 3 yếu tố: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
ü
Chánh tinh tấn
(Sammā-vāyāma):
Sự siêng năng, nỗ lực không ngừng một cách phù hợp trong
bốn
việc:
a.
Ngăn ác (ngăn chặn ác nghiệp mới phát sinh);
b.
Diệt ác (từ bỏ ác nghiệp cũ đang làm);
c.
Làm thiện (thực hiện thiện nghiệp mới chưa sinh);
d.
Tăng thiện (phát triển thiện nghiệp cũ đang làm).
Khi hành thiền:
Chánh tinh tấn chính là nỗ lực liên tục hướng tâm, giữ tâm trên đối tượng thiền
(hơi thở, cảm giác, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng) để duy trì chánh niệm khi ngồi
thiền, đi kinh hành và trong sinh hoạt.
-
Chánh niệm
(Sammā-sati):
Dựa trên Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm và pháp), thiền sinh có chánh niệm khi hay
biết, ghi nhận liên tục, trọn vẹn mọi hiện tượng danh sắc (thân tâm) trong khi
ngồi thiền, đi kinh hành hay trong đời sống sinh hoạt (đi, đứng, nằm, ngồi...)
ngay trong khoảnh khắc hiện tại để thấy được thực tánh pháp (khổ, vô thường, vô
ngã) mà ngăn chặn phiền não mới phát sinh và đoạn trừ phiền não cũ đã sinh.
Khi hành thiền:
Chánh niệm là sự hay biết liên tục, trọn vẹn tiến trình thay đổi, sinh diệt của
đối tượng thiền.
-
Chánh định
(Sammā-samādhi):
Sự định tâm, an trú trên đối tượng thiền với năm chi thiền (tầm, tứ, hỷ, lạc và
nhất tâm) đủ sức chế ngự năm chướng ngại (tham, sân, hôn trầm, hoài nghi và
phóng tâm). Theo kinh điển và chú giải, chánh định được chia làm ba loại (ba
hạng thiền sinh):
a.
An chỉ định:
Theo
kinh
Đại niệm xứ[4],
hành giả tu tập
thiền
định và chứng một trong các tầng thiền sắc giới (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam
thiền, Tứ thiền) để tâm tĩnh lặng vững chắc rồi xả thiền và dùng chánh niệm,
định tâm (Sát-na định) và tỉnh giác để hành
thiền
Tứ niệm xứ bằng một trong hai cách là:
-
Quan sát sự sinh diệt của các chi thiền (hỷ, lạc);
-
Quan sát sự sinh diệt liên tục của các hiện tượng thân tâm để thực chứng tam
tướng (vô thường, khổ não, vô ngã) và các tầng Tuệ minh sát.
b.
Cận định:
Hành giả tu tập
thiền
định đạt đến trạng thái tâm tĩnh tương đối, chuẩn bị nhập định (có đủ năm thiền
chi chế ngự năm triền cái) rồi hành
thiền
Tứ niệm xứ.
c.
Sát-na định:
Hành giả chọn một đề mục Tứ niệm xứ để thiết lập chánh niệm, định tâm và tỉnh
giác. Khi có sát-na định (định tâm từng chặp
song hành với sự sinh diệt liên tục của đối tượng thiền), đủ năm thiền chi để
chế ngự phiền não thì thiền sinh bắt đầu tu
thiền
Tứ niệm xứ.
3.1.3.
Tu tập Tuệ
Thiền sinh khởi sinh và phát triển 2 yếu tố: chánh kiến và chánh tư duy.
-
Chánh kiến
(Sammā-diṭṭhi):
+
Về Pháp học:
Hiểu biết chuẩn xác Phật
pháp
về Tứ Thánh đế, Bát chánh đạo,
luật
nhân quả,
mười
hai nhân duyên,
pháp
tu
thiền
định và
thiền
tuệ…
+
Về Pháp hành:
Chứng nghiệm Tứ Thánh đế, thực tánh
pháp
(vô thường, khổ não, vô ngã) và thành tựu các tầng Tuệ minh sát, nhất là Tuệ
đạo,
Tuệ
quả.
-
Chánh tư duy
(Sammā-saṅkappa):
+
Về Pháp học:
Suy nghiệm chân chính về ly dục (quán tưởng 32 thân phần bất tịnh, 10 loại tử
thi), vô sân và bất hại (xả tâm sân giận và sân ác tạm thời bằng cách quán tưởng
tam tướng, hành thiền tha thứ và thiền tâm từ hay suy niệm về nhân quả nghiệp
báo...).
+
Về Pháp hành:
Chánh tư duy là chánh hướng tâm chuẩn xác về đối tượng thiền trong khi ngồi
thiền, đi kinh hành hay thiền trong sinh hoạt hàng ngày.
-
Ba loại trí tuệ
Tuệ học cũng có 3 loại: văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.
Văn tuệ:
Trí tuệ do học hỏi, nghiên cứu Phật Pháp.
Tư tuệ:
Trí tuệ do tư duy, suy xét, chiêm nghiệm và chắt lọc từ kiến thức văn tuệ.
Tu tuệ:
Tuệ giác chứng nghiệm Tứ Thánh đế và thật tánh khổ não, vô thường, vô ngã của
các pháp nhờ hành
thiền
Tứ niệm xứ, dựa trên văn tuệ và tư tuệ làm nền tảng.
Văn tuệ và tư tuệ được xem là chánh kiến và chánh tư duy ban đầu, tạm thời (có
sai, có sửa) của phàm nhân, được điều chỉnh, bổ sung liên tục trong suốt quá
trình tu tập. Nhờ đó, hành giả có kiến thức Phật
pháp
căn bản và nắm vững kỹ thuật hành thiền, làm tiêu chuẩn để tìm hiểu lựa chọn
minh
sư,
Chánh
pháp cũng như ứng dụng tu tập để thành tựu
tuệ
giác. Do đó, chánh kiến và chánh tư duy là hai yếu tố quan trọng đầu tiên quyết
định trong Bát chánh đạo, giúp thiền sinh có kiến thức tu Giới và Định đúng
đắn.
Khi Giới và Định hoàn thiện, hành giả tu tập
thiền
Tứ niệm xứ nếu đủ duyên thì khởi sinh
tuệ
giác, trở thành bậc Thánh. Lúc này, vị ấy mới có chánh kiến và chánh tư duy thực
sự (không còn sai sửa mà chỉ phát triển thêm), mới giữ gìn Giới luật (chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh mạng) trọn vẹn, tự nhiên và tự động (vị Thánh Nhập
lưu
trở lên). Khi đó, vị Thánh ấy tiếp tục nỗ lực tu tập Bát Thánh đạo để hoàn thiện
Giới-Định-Tuệ và đắc các Thánh quả cao hơn. Chu kỳ tu tập tuần hoàn này sẽ liên
tục cho đến khi thiền sinh đắc Thánh quả A-la-hán, giải thoát rốt ráo.
-
Thực hành Tứ niệm xứ để phát triển chánh trí tận diệt phiền não
Thiền sinh thực hành
thiền
Tứ niệm xứ để phát triển các tầng Tuệ minh sát, nhất là Tuệ
đạo,
Tuệ
quả
để tận diệt mọi phiền não. Với chánh niệm, định tâm và tỉnh giác, thiền sinh
không thắc mắc, tò mò, phân tích, nhận xét, đánh giá... mà chỉ quan sát các hiện
tượng thân tâm đang sinh diệt không ngừng ngay khoảnh khắc hiện tại một cách
liên tục, bình tâm và sáng suốt để thấy rõ tam tướng (vô thường, khổ não, vô
ngã) của thân tâm. Tuệ minh sát giúp thiền sinh tận diệt mọi phiền não ngủ ngầm
và an hưởng hạnh phúc Niết-bàn rốt ráo.
3.2.
Phương pháp hành thiền Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống
Trong
kinh
Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)[5],
Đức
Phật dạy rằng: “Này các
Tỷ--kheo,
đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh,
vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn, đó
là Tứ niệm xứ.”
Như vậy, Tứ niệm xứ là pháp trực tiếp giúp con người cân bằng cuộc sống thường
nhật vì có chức năng thanh tịnh ô nhiễm, tận diệt mọi phiền não, tham, sân, si,
dẫn đến tâm an lạc tuyệt đối. Khi tu tập pháp thiền này một cách đúng đắn, thiền
sinh có thể trải nghiệm qua 16 tầng Tuệ minh sát từ phàm đến Thánh. Trong 11
tầng Tuệ minh sát đầu tiên tính từ Tuệ phân biệt danh sắc đến Tuệ hành xả, thiền
sinh tạm thời đoạn trừ các phiền não tham, sân, si. Chỉ khi nào thiền sinh đạt
đến tầng tuệ thứ 14 là Tuệ
đạo
thì mới thật sự đoạn diệt các phiền não ấy vĩnh viễn, nhất là Tuệ
đạo
A-la-hán có chức năng tận diệt tất cả mọi ác tâm ngủ ngầm thẳm sâu trong vô
thức. Khi đó, vị ấy trở thành bậc Thánh Vô học, giải thoát rốt ráo, hoàn toàn
thoát ly khỏi mọi phiền não.
Để hành thiền hiệu quả, hành giả phải giữ gìn giới đức trong sạch và thu thúc
lục căn, hạn chế tiếp xúc ngoại cảnh không cần thiết và tập thiền qua 3 tư thế:
thiền
tọa,
thiền
hành và
thiền
trong sinh hoạt hàng ngày.
1.1.1.
Thiền tọa
Hành giả ngồi tư thế hoa sen kiết-già, chọn hơi thở làm đối tượng để tu tập
định. Nhờ tinh tấn, nỗ lực hướng tâm, giữ tâm quan sát hơi thở nên tâm an trú
trên hơi thở và vọng niệm ít dần. Khi đó, chánh niệm, định tâm và tỉnh giác khởi
sinh và ngày càng phát triển. Cứ tiếp tục thực hành như thế, tâm sẽ yên tĩnh,
hơi thở sẽ trở nên thanh nhẹ cho đến khi không còn nữa. Thân và tâm đều cảm thấy
nhẹ nhàng và chỉ có sự chú ý nhất tâm.
Khi ngôi nhà tâm đã bình an và tập trung như vậy, hành giả rời bỏ hơi thở và bắt
đầu quan sát các hiện tượng thân và tâm nào đang sinh diệt ngay khoảnh khắc hiện
tại để thấy rõ chúng đang thay đổi liên tục. Đây là tính vô thường, giả tạm,
không thật của chúng. Chúng chuyển biến tự nhiên thuận theo nhân quả. Tất cả
những hiện tượng này đều có tính thay đổi (vô thường), không thể kiểm soát theo
ý mình được (khổ não) và không thật có tự tánh mà đều do nhân duyên mà sinh, mà
diệt (vô ngã). Khi thấy được các đặc tính này, hành giả buông bỏ dần dần sự dính
mắc vào thân tâm mình và bình tâm chấp nhận trước mọi thứ đang diễn ra theo quy
luật của nó. Nhờ vậy, hành giả cảm thấy bình an thực sự.
1.1.2.
Thiền hành
Để hành thiền hiệu quả, hành giả phải biết cách duy trì và phát triển ngôi nhà
tâm qua việc biết kết hợp nhuần nhuyễn trong mọi tư thế:
thiền
tọa,
thiền
hành và
thiền
trong sinh hoạt. Ngôi nhà tâm được xây dựng vững chắc chủ yếu trong lúc ngồi
thiền và cần được duy trì, phát triển liên tục, lâu dài. Thiền hành là pháp
thiền chuyển tiếp từ trạng thái tịnh (ngồi thiền) sang trạng thái động (sinh
hoạt) giúp nuôi dưỡng và tăng trưởng chánh niệm, định tâm và tỉnh giác trong tư
thế đi và đứng.
Khi đó, hành giả hướng tâm cảm nhận các cảm giác và chuyển động trên từng trạng
thái dở, bước, đạp của bước chân để thấy được sự sinh diệt của các cảm giác,
chuyển động và các trạng thái tâm đang có mặt. Nhờ vậy, hành giả không những rèn
luyện chánh niệm, định tâm và tỉnh giác trên từng bước chân mà còn thấy được đặc
tính khổ não, vô thường và vô ngã của thân tâm này mà dần dần buông xả sự dính
mắc vào chúng.
1.1.3.
Thiền trong sinh hoạt hàng ngày
Để ngăn chặn phiền não khởi sinh trong sinh hoạt hàng ngày, hành giả chánh niệm
trên mọi oai nghi như lời Đức Phật dạy trong
kinh
Đại niệm xứ[6]:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình
đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi
tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghāti (Tăng-già-lê), mang bát,
mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình
đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng,
ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm”.
Hành giả duy trì chánh niệm dựa trên ba đối tượng chính như sau:
1.
Tập trung toàn tâm, toàn ý vào công việc đang làm để đạt hiệu quả cao
nhất.
2.
Cảm nhận các cảm giác trên thân (nóng, lạnh, cứng, mềm...) khi đang làm
công việc đó để giữ tâm liên tục ở hiện tại, tránh vọng niệm vẩn vơ.
3.
Hay biết những suy nghĩ, cảm xúc (vui, buồn…) và phản ứng (tham, sân…)
đang diễn ra trong tâm. Nếu tâm nghĩ những điều thiết thực, lợi ích, hành giả
chánh niệm hay biết chúng. Nếu tâm nghĩ những điều vô ích, hành giả ngay lập tức
đưa tâm về với việc hiện tại, cảm nhận các cảm giác trên thân.
Nhờ chánh niệm như vậy, hành giả liên tục duy trì, phát triển định tâm và tỉnh
giác để ngăn phiền não cũ tái hiện, tránh phiền não mới phát sinh cũng như trực
nghiệm được tính sinh diệt của thân tâm này trong từng khoảnh khắc mà buông xả
sự ràng buộc vào chúng nên bớt khổ dần dần.
-
Hành
thiền
Tứ
niệm xứ khi phiền não khởi sinh
Khi phiền não khởi sinh, hành giả có thể trực tiếp quan sát tiến trình sinh
diệt, tăng giảm của các tâm bất thiện (tham, sân...); nếu có chánh niệm, định
tâm và tỉnh giác vững mạnh, đủ khả năng tách tâm quan sát ra khỏi phiền não để
quan sát chúng một cách bình tâm thì tâm phiền não sẽ giảm dần và mất hẳn. Còn
nếu không có khả năng đó thì ngay khi ấy, hành giả buông bỏ phiền não và quay
sang bình tâm quan sát sự thay đổi của các cảm giác khó chịu trên thân mà không
phân tích, nhận xét, đánh giá, phản ứng với chúng để thấy được tính sinh diệt
của chúng. Khi đó, các cảm giác khó chịu ấy dần dần mất đi, cơ thể trở lại bình
thường đồng thời các phiền não trong tâm cũng giảm dần và mất hẳn.
Nhờ vậy, hành giả không những nhanh chóng chấm dứt phiền não mà còn trực nghiệm
bản chất của cảm thọ hay phiền não ấy là vô thường, khổ não và vô ngã. Như thế,
hành giả có thể giữ được sự bình tâm, buông xả trước mọi chuyện và sống tùy
duyên thuận pháp theo quy luật tự nhiên, để tâm được bình an, hạnh phúc thật sự.
KẾT LUẬN
Khi biết được nguồn gốc sâu xa của sự mất cân bằng cuộc sống chính là vô minh và
tham ái, con người có thể hóa giải hoàn toàn khổ đau bằng cách tu tập Bát chánh
đạo hay Tứ niệm xứ. Nhờ tu tập Bát chánh đạo (Giới-Định-Tuệ), con người có thể
kiểm soát lời nói, hành động bằng Giới, chế ngự phiền não trong ý thức bằng Định
và tận diệt mọi bất tịnh ngủ ngầm trong vô thức bằng Tuệ. Trong đó, pháp hành
thiền
Tứ niệm xứ là con đường trực tiếp trong Bát chánh đạo có thể phá bỏ vô minh và
diệt trừ tham ái để hành giả thanh tịnh thân tâm hoàn toàn và tự cân bằng cuộc
sống một cách triệt để nhất. Khi đó, con người có một cuộc sống an bình và hạnh
phúc để làm việc hiệu quả hơn, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình
cũng như ngoài xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh Tương ưng bộ
(Chương 22: Tương ưng uẩn
-
Phẩm tham luyến), Thích Minh Châu (dịch), NXB.Tôn
Giáo,
Hà Nội, 2000.
Kinh Trung bộ
(số 38), Thích Minh Châu (dịch), NXB.Hồng Đức, Hà Nội, 2019.
Kinh Trường bộ
(số 22), Thích Minh Châu (dịch), NXB.Hồng Đức,
Hà Nội, 2019.
Nguyễn Mạnh Hùng, Bí quyết cân bằng cuộc sống, tham khảo [11/09/2022]:
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bi-quyet-can-bang-cuoc-song-post205653.html
Pa-Auk Tawya Sayādaw, Đại niệm xứ tường giải, Tỳ-khưu Pháp Thông (dịch),
NXB.Tôn
Giáo,
2010.
Phan Nguyễn Khánh Đan, Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân? tham
khảo [11/09/2022]:
https://suckhoedoisong.vn/can-bang-giua-cong-viec-va-cuoc-song-ca-nhan.html
Sayādaw U Silānanda, Đại niệm xứ, Tỳ-khưu Khánh Hỷ (dịch),
Như Lai thiền viện, Hoa Kỳ, 1999.
Tỳ-Khưu Hộ Pháp, “Pháp hành
thiền
định”,
trong Nền
tảng
Phật
giáo
IX,
NXB.Tôn
Giáo,
Hà Nội, 2018.
Tỳ-Khưu Hộ Pháp, “Pháp hành Thiền tuệ”, trong Nền tảng Phật giáo X,
NXB.Tôn
Giáo,
Hà Nội, 2018.
Tỳ-khưu Hộ Pháp, Tìm hiểu Pháp hành Thiền tuệ, NXB.Tôn
Giáo,
Hà Nội, 2000.