Đã vỡ rồi nhưng vẫn là kỳ diệu

da vo roiCó lần, một nhóm thiền sinh Tây phương đến hỏi ngài Achan Chah về giáo lý của Phật. Achan Chah chỉ vào một cái ly đặt trên bàn cạnh bên, và nói,

    “Quý vị có thấy cái ly này không? Tôi rất quý cái ly này, nó giữ được nước ấm rất tốt. Khi mặt trời chiếu vào, nó phản chiếu ánh sáng màu sắc rất đẹp. Khi tôi gõ vào, nó vang lên một âm thanh rất trong trẻo. Tuy nhiên, đối với tôi thì chiếc ly này đã vỡ rồi!

    Nếu như nó bị gió thổi ngã, hoặc khi tôi vô tình đụng vào làm rơi xuống đất vỡ tan ra từng mảnh, tôi nói ‘lẽ dĩ nhiên’! Và khi tôi ý thức rằng chiếc ly này đã vỡ rồi, thì mỗi giây phút tôi cầm nó lên, kỳ diệu vô cùng!”

    Ta có thể hiểu lời dạy của Ngài Achan Chah như một sự nhắc nhở về tính chất vô thường của mọi vật, và hãy trân quý sự có mặt của tất cả.

    Và chúng ta cũng có thể xem đó như là một lời khuyên để nhìn lại sự có mặt của mình trong cuộc sống.  Điều ấy có nghĩa rằng, cái Ta này cũng như chiếc ly ấy, nó có thực đó, nhưng chỉ là không hoàn toàn “thực” như ta nghĩ! Ta có mặt trong tương quan với thế giới chung quanh mình. Cái ta đó không thể là một thực thể riêng biệt, độc lập và tách biệt với những cái khác.

    Hiểu được điều này, chúng ta vẫn có thể vui và thưởng thức những biểu hiện của “cái Ta” ấy trong cuộc sống. Nhưng cũng không bao giờ cố gắng nắm bắt, hay mong đợi bất cứ điều gì ngoài thực tế đúng như nó vốn có: luôn thay đổi và bị tác động bởi những điều kiện chung quanh.

    Cái ta ấy có thực, nhưng không thực như ta nghĩ. Cũng như chiếc ly của ngài Achan Chah, ta vẫn có thể an vui thưởng thức nó, và cũng có thể trân quý nó, nhưng biết rõ rằng nó đã vỡ tan rồi.

— Minh Tánh Nguyn Duy Nhiên

Chia sẻ: facebooktwittergoogle