Sống Trong Bình An

song trong binh an

Sống Trong Bình An

           Tỷ-kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff) là một tu sĩ người Mỹ theo truyền thống tu trong rừng của Thái Lan. Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin năm 1971 với chuyên ngành về Lịch sử Tri thức Âu châu, ông theo học thiền với Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko ở Thái Lan và xuất gia năm 1976. Năm 1991, Sư giúp xây dựng Metta Forest Monastery ở San Diego, California, nơi Sư sau này là trụ trì. Sư là một dịch giả, người viết năng nổ. Nhiều tác phẩm của Sư có thể được tìm thấy trên trang mạng www.accesstoinsight.org

* * *

Pháp mang lại an bình, nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước mất Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả. Nếu mọi người, cá nhân hay đoàn thể, luôn có Pháp trong tâm, thì họ giống như cỏ xanh tươi mọc trên cánh đồng mùa xuân hay thung lũng trên núi, liên tục được nước mưa tưới tẩm. Nếu người ta thiếu Pháp - nếu họ xấu ác hoặc hành xử không khéo léo - thì họ giống như cỏ trong mùa khô hay trên sa mạc, nằm chết trên mặt đất. Họ không có gì để khiến người khác cảm thấy mến ưa hay tôn trọng. Ngược lại, họ sẽ bị coi thường và quên lãng. Họ sẽ không gặt hái được gì ngoài đau khổ và bất hạnh.

Những người có Pháp trong tâm thì giống như cây có hoa đẹp, hoa thơm. Mọi người đều muốn ở gần họ, kết thân với họ. Còn những người có hành vi thô tháo, họ giống như loài cây có hoa tuy đẹp nhưng đầy gai, hoặc không có hương thơm, hoặc hết sức hôi thối. Người khác chắc chắn sẽ chán ghét, không muốn đến gần họ.

Pháp cũng có thể được so sánh với ngọn lửa trong chiếc đèn lồng, mà bản chất của nó là sáng rực. Tâm của ta giống như cái lồng bao quanh ngọn đèn. Nếu chiếc lồng không được chùi rửa, đầy bồ hóng, thì dù ngọn lửa có sáng đến đâu cũng không thể tỏa ánh sáng ra bên ngoài được. Cũng thế, nếu tâm của ta bị những ý đ xấu ác che khuất, thì dù ta cố gắng làm bao điều tốt, tâm cũng không thanh tịnh, bình an vì nó vẫn còn ô uế giống như bồ hóng làm mờ ám vỏ đèn lồng.

Chúng ta đã đến tu viện này, đó là một nơi yên bình, nên chúng ta cần cố gắng giữ bình an, thanh khiết trong hành vi của mình: thanh khiết trong lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Khi ta có thể thanh khiết cả bên trong và bên ngoài như thế này, chúng ta sẽ hòa hợp với sự yên bình, thanh tịnh của nơi này.

Sự yên bình có được do nhiều nguyên nhân và mang lại nghiệp quả. Nếu không có nhân, quả sẽ không . Loại hạnh phúc thiếu vắng sự bình an chỉ kéo dài trong một hơi thở ngắn. Nhưng hạnh phúc mà bình an, thanh tịnh mang đến sẽ tồn tại trong một thời gian dài, rất dài. Nếu nơi chúng ta sống không yên tịnh, thì các hoạt động của ta không mang lại lợi ích gì. Thí dụ, nếu muốn đọc, viết hoặc ghi nhớ kinh văn, thì rất khó. Đây là lý do tại sao sự yên tịnh là rất quan trọng mà tất cả chúng ta phải cố gắng cùng nhau tạo dựng.

Thân chúng ta giống như một bình nước lớn, tâm như nước trong bình; và ô nhiễm của chúng ta như cặn lóng trong nước. Nếu chúng ta lấy một cục phèn, khoáy quanh bình nước, các cặn lóng sẽ t lại kết tủa ở hai bên hoặc đáy bình, khiến nước được sạch, trong. Pháp giống như viên phèn giúp làm cho tâm chúng ta được sạch trong. Khi ta lắng nghe Pháp và mang nó về nhà suy ngẫm để thêm lợi lạc, nó sẽ lọc bỏ các khuynh hướng bất thiện, cấu uế, để chúng kết tủa, tách ra khỏi tâm. Khi Pháp trụ lại với tâm theo cách này, thì ngay cả khi có cảm giác tức giận chúng ta cũng không chạy đuổi theo cảm giác tức giận đó. Khi có cảm giác thù hận, chúng ta sẽ không nổi sân theo đó. Khi có cảm giác si mê, chúng ta sẽ không trở nên bồng bột theo đó. Nhưng ngay cả như thế, những cảm xúc này vẫn nằm chờ đợi, ngủ ngầm trong tâm, đó là lý do tại sao chúng ta phải phát triển các hình thức thiện lành cao hơn nữa để loại bỏ hoàn toàn các cặn lóng ra khỏi bình nước của chúng ta.

Các hình thức thiện lành cao hơn mà ta phải phát triển là các thực hành để tạo ra sự bình an trong tâm. Khi tâm được bình an, nó tạo ra một nội tâm đầy phẩm chất, giống như cách ta để nước lắng đọng thì nó trở nên trong suốt. Ở bên trong hàng phàm phu chúng ta có ba kẻ xúi giục: mắt, tai và miệng. Đó là về phương diện vật lý. lĩnh vực tinh thần, kẻ xúi giục bên trong chính là tâm. Đây là những thứ tạo ra sự bất an trong nội tâm ta. thế, ta phải cẩn thận ngăn các độc tố đi vào nội tâm qua các cửa này. Nếu nhận ra rằng mình đã ăn nhầm chất độc, ta phải nhổ nó ra ngay. Nếu không, nó sẽ làm hại ta. Nói cách khác, mắt, tai và miệng là những nơi ta cần canh giữ, kiềm chế nhiều nhất.

Thông thường, mắt luôn tìm kiếm rắc rối, tai cũng thế và miệng có thói quen hay nói những điều gây rắc rối. Để lời nói của ta không đem lại rắc rối, đòi hỏi sự khôn ngoan, sáng suốt. Khi ta sáng suốt thì giống như khi ta hấp thụ thức ăn ngon, ta sẽ an toàn. Ngay cả khi ăn phải chất độc, ta cũng không chết. Sự sáng suốt đang được đề cập ở đây là sự hiểu biết từ các kiếp quá khứ, hiểu biết về cách con người chết và tái sinh, và sự hiểu biết để chấm dứt quá trình sinh khởi của ô nhiễm trong tâm. Nếu chưa có được những loại sáng suốt này, ta phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc bản thân, để ta có thể có được hiểu biết về những gì là thiện xảo, những gì không.

Khi phòng ngự thân, ta phải (1) canh chừng cái ác để nó không phát sinh; (2) canh chừng cái thiện để nó không lơi nhịp; và (3) sử dụng tâm thiện lành để nó mang lại lợi ích. Khi nói, hãy để lời nói của chúng ta mang đến sự bình yên. Nếu lời nói của ta gây rắc rối thì khác gì ta đã ăn chất độc. Lúc đó, ta không chỉ làm hại bản thân mà người khác cũng bị vạ lây, giống như ta rải chất độc vào một cái bể nơi các con cá đang cắn nhau. Con này cắn con kia, làm vết thương bị đầu độc, và cuối cùng chúng giống như một bè cá chết nổi lên trên mặt nước. Vì thế, khi biết mình vẫn còn tham, sân và si trong tâm, ta cần phải hết sức cẩn trọng trong lời nói. Khi chánh niệm để chỉ nói những gì cần nói, và kiềm chế không nói điều không nên nói, là chúng ta đang gìn giữ để sự thiện lành không bị hao tổn, đồng thời ta cũng ngăn chặn cái ác không khởi lên. Ngoài ra, ta cũng phải chú ý đến đôi tai của mình. Đôi khi người khác nói với thiện ý, nhưng ta nghe không lọt tai. Ngược lại, đôi khi ta nói với thiện ý, nhưng người khác lại hiểu lầm. Trong trường hợp đó, người ta nói là đàn gảy tai trâu. Nó không đem lại ích lợi gì.

Khi sống cùng nhau trong Tăng chúng như thế này, chắc chắn sẽ có đủ loại âm thanh khi chúng ta tiếp xúc với nhau. Nếu so sánh, chúng ta không khác gì một dàn nhạc, gồm âm thanh của kèn, âm thanh của cồng chiêng, âm thanh của mộc cầm, âm thanh cao, âm thanh thấp. Nếu tất cả các nhạc cụ đều có cùng âm thanh thì dàn nhạc này nghe không thú vị chút nào. Tương tự, khi nhiều người sống cùng với nhau thì chắc chắn sẽ có những âm thanh tốt và xấu phát sinh trong nhóm. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải tự chăm sóc tâm mình. Đừng để bản thân cảm thấy tức giận hoặc bất mãn với các âm thanh khó nghe, vì khi có nhiều bất mãn, chắc chắn tâm sẽ chuyển sang sân hận. Khi có nhiều sân hận, tâm sẽ chuyển sang ác ý.   Khi có ác ý, nó sẽ dẫn đến cãi vã, phiền hà.

Vì lý do này, chúng ta nên phát triển các suy nghĩ thiện lành tới người ở trên ta, dưới ta hay cùng cấp độ với ta. Khi người dưới ta thể hiện sự khó chịu trong lời nói hay hành động, ta nên tha thứ cho họ. Khi thể làm điều này, chúng ta sẽ đóng góp cho sự bình yên và thanh tịnh của nhóm.

Tâm chúng sinh hiếm khi có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Lúc nào ta cũng có điều phải suy nghĩ. Có thể nói rằng kể từ khi học được ngôn ngữ của con người, chúng ta đã tiếp tục suy nghĩ mà không có thời gian để dừng lại và nghỉ ngơi. Tâm khiến bản thân bận rộn cho đến khi chết. Nếu thân ta cũng cần cù như thế thì tất cả mọi người sẽ trở thành triệu phú. Nhưng khi tâm không có thời gian nghỉ ngơi, nó chứa đầy các chướng ngại. Đó là lý do tại sao tâm không được bình an. Vì vậy, chúng ta được dạy thực hành thiền, buông bỏ những suy nghĩ về dục ái. Nói cách khác, chúng ta đóng cửa các giác quan của mình để tâm không chú ý đến bất cứ điều gì bên ngoài, và chúng ta có thể đặt hết tâm trí vào các phẩm chất cao quý của Phật, Pháp và Tăng. Ta không để tâm rơi vào sắc, thinh, hương, vị, hay xúc, là các đối tượng của dục.

Đối với các uế nhiễm, chúng ta không để tâm rơi vào trạng thái tham, sân hay si. Sự thực hành đôi khi diễn ra như ý ta muốn, nên ta sinh ưa thích, và coi thường. Đôi khi nó không diễn ra như ý ta muốn, và ta bực bội, khó chịu. Đây là những trường hợp của tham và sân. Đối với si, đôi khi khi chúng ta ngồi mà không nhớ mình đang làm gì hay đang ở đâu. Chúng ta bị phân tâm, đãng, không biết chuyện gì đang xảy ra, tốt hay xấu, đúng hay sai. Điều này làm cho tâm trí trở nên mù mờ, tăm tối. Đôi khi ta trôi dạt vào những suy nghĩ về quá khứ, nhớ nghĩ đến người đã làm hại ta, khiến ta phát sinh ác ý, muốn trả thù, trả oán. Như thế là chúng ta tự làm hại mình bằng cách phá hỏng việc thực hành của mình. Ba loại uế nhiễm này - tham, sân và si - là những đống củi khô chỉ chờ bắt lửa, vì thế chúng ta phải loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi tâm. 

Chánh niệm tỉnh giác là phẩm chất của Đức Phật. Cảm giác hạnh phúc thảnh thơi đặc tính của Pháp. Nếu bạn có thể duy trì sự tự tại đó cho đến khi nó đông cứng lại thành một khối - nói cách khác bạn đã làm cho sự thiện lành vững chắc và mạnh mẽ trong tâm - đó là đặc tính của Tăng (Saṅgha). Một khi bạn đã có tâm thiện lành vững chắc như thế, bạn có thể mang nó theo, và sử dụng nó theo bất cứ cách nào bạn muốn. Bất cứ  bạn nói điều gì cũng mang lại kết quả tốt. Bất cứ bạn làm điều gì cũng sẽ cho quả tốt. Khối tâm thiện lành vững chắc đó giống như một viên ngọc ước thần kỳ, mang lại tất cả mọi hạnh phúc cho bạn.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Chuyển ngữ từ tập Meditations 10, bao gồm các bài Pháp thoại về thiền và các chủ đề khác do Tỷ-kheo Ṭhānissaro giảng tại tu viện Metta Forest khoảng năm 2018-2019)

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle