Đức Phật: Hiện Thể Bình Thường Và Phi Thường
ĐỨC PHẬT
ĐỨC PHẬT:
HIỆN THỂ BÌNH
THƯỜNG VÀ PHI
THƯỜNG
Có hay không huyền thoại về đức
Phật?
Đức Phật đã ra đời cách đây 2.565 năm. Giáo sư Lewis Lancaster nói rằng
người phương Tây thoạt
tiên xem đức
Phật ra đời như một nhân vật huyền thoại. Ngày mà “Một hiện thể độc nhất,
một nhân
thể phi
thường, trác việt xuất
hiện ở thế
gian vì phúc
lợi cho nhiều sinh thể, vì hạnh
phúc cho nhiều sinh thể, phát xuất từ lòng
từ bi đối với thế
gian, vì sự lành thiện, vì sự lợi
ích và vì sự hạnh
phúc cho chư
thiên và cho loài
người. Hiện thể độc nhất ấy là ai? Đó là đấng Như
Lai, Tathagata, Ứng
cúng, Chánh đẳng Chánh giác” (Anguttara Nikaya). Khi các nhà khảo cổ tìm
ra những địa danh trùng khớp với tiểu
sử của Người, hay những chiếc cột dựng lên từ thời Ashoka ghi rõ “Đây là
nơi đức
Phật sinh ra”, “Đây là nơi ngài nhập Niết Bàn” v.v..., họ kết
luận: “Như vậy với thời
gian, việc tập hợp những di
tích ấy cho
phép các nhà nghiên
cứu giả
định rằng có một nhân vật lịch
sử mà đời
sống gần gũi với những câu
chuyện kể trong dân gian lưu
truyền qua ba thế
hệ vào thời vua Ashoka”. Mà cho dù người ấy không hề hiện
hữu, thì giáo
pháp của Ngài vẫn sống mãi đến hôm nay. Gary Gach trong tác
phẩm của mình, viết đại
ý rằng chúng
ta nên ca
tụng người làm ra ổ bánh mì đầu tiên. Cũng như chúng
ta vẫn nhớ ơn anh em Wright đi tiên
phong phát minh ra máy bay. Khi họ bước
lên chiếc máy bay đầu tiên bay vào một chân trời vô
định, họ đã làm được một điều vĩ đại. Và nhân
loại vẫn sử
dụng cách tính toán siêu
phàm của họ về những chuyến bay cho
đến hôm nay. Đọc giáo
pháp đức
Phật cũng như bước
lên một chiếc máy bay (giả
định), ở đó Ngài khuyến khích ta đạt tới sự bình
an - tỉnh
thức, nâng
cao tính
thiện và khai mở mọi tiềm
lực của đời
sống. Gach hỏi rằng bạn đã sẵn sàng gặp con
người đã vạch ra hành
trình đi đến hạnh
phúc bền
vững một cách trọn
vẹn, không tốn
kém, rất “đời thường” (Gary Gach, The
Complete Idiot’s Guide to Buddhism, Penguin Group, 2009) Đức
Phật nói ngài chỉ dạy những gì Ngài có thể thực
hiện, và ngài kêu gọi mọi
người cùng thực
hành và tự khám
phá những nhận
thức cho riêng mình. Ngài là người hướng dẫn chứ không phải Thượng
đế và những ai chờ đợi Thượng
đế hay vị giáo
sĩ nào bảo ban mình nên biết rằng tự họ có thể khám
phá những gì mà trong thâm
tâm hay trực
giác họ đã biết… Đạo
Phật vốn tự
do không cưỡng ép ai, không
giáo điều, không áp đặt quyền
uy buộc ai phải theo. Người dẫn
đạo không phải là thần
thánh hay Thượng
đế. Đạo
Phật luôn thực
tiễn và khoa học, nghĩa là chúng
ta tự
chứng minh chân
lý cho chính mình. Thế nhưng ngày nay, con
người vẫn còn mộng
du trong ác
mộng của chính mình. Ngay cả trong giấc mơ ấy, họ luôn luôn có cơ hội để tỉnh
thức. Đó là vì chữ “Buddha” có nghĩa là người hay điều gì khiến ta tỉnh
thức. Nhớ rằng khi chúng
ta mở
mắt, chắc gì đã thức. Tỉnh
thức đích thực là trong thân, tâm và ý. Quanh ta và trong ta còn bao điều phiền
muộn, âu lo, thậm chí hoảng sợ về những nỗi bất
an trong
đời và nỗi muộn phiền của những con
người trong một xã
hội chưa bền
vững. Làm sao để con
người có thể sống yên vui với
nhau, cùng nhau và cho nhau là một nan
đề không dễ giải
quyết ngày một ngày hai.
Một hiện thể bình
thường
Truyện kể rằng trong đoàn rước chào đón Thế
Tôn lần đầu trở
về thăm lại Kapilavatu (Ca -Tỳ -la -vệ) đầy đủ cả hoàng
tộc, triều thần và dân chúng, duy chỉ vắng
mặt một người, nàng Yasodhara (Gia-du-đà-la) cao quý. Vì nàng biết rằng:
“Nếu trong thời
gian Thái
tử vắng
mặt, những năm tháng ròng rã ấy, ta lõm khuyết đức
hạnh, ta mòn vẹt thủy
chung thì Thái
tử sẽ không đến thăm ta, bằng ta là một viên ngọc mani không tì vết thì
chính Thái
tử phải đến thăm ta dù ông ấy có là Bậc Chiến thắng vĩ đại đi chăng nữa”.
Và quả
thật, “ông ấy” đã đích thân đến thăm nàng và dịu
dàng bảo: “Này Yasodhara! Như
Lai vẫn không khác xưa lắm đâu! Như
Lai vẫn là con
người cũ đó thôi! Nhưng bây giờ, tâm Như
Lai thanh
tịnh hơn, trí Như
Lai quang rạng hơn…”.
Tác giả Chơn Khánh khi viết lại câu
chuyện này, bày tỏ
ý kiến: “…Tôi vốn dĩ cũng không tìm một Như
Lai cưỡi mây đạp gió, hay trông
chờ một Như
Lai hô phong hoán vũ, hóa giải nỗi khổ của chúng
sanh bằng huyền thuyết, bằng cơ chế ban-cho. Tôi vẫn yêu Đức
Phật trong từng trang kinh thanh
thoát, một Đức
Phật với bước chân bụi vân
du mỗi sáng ôm bình
bát khất
thực. Tôi muốn giữ mãi hình
ảnh một Như
Lai biết đói (ăn cả cám ngựa), biết khát, chân vẫn chảy máu vì đạp gai
nhọn, bị tổn
thương bởi sự bất
hòa trong giáo
đoàn vốn dĩ là nơi hòa
hợp, thanh tịnh” (Chơn Khánh, “Như Lai - Vẫn là con
người cũ”, Giác
ngộ tuần
san, số 997, 2019).
Đức Phật của chúng
ta khi khát vẫn cần sữa của nàng Sujata, vẫn không dùng thần
thông để tránh những lúc ốm đau và cả cái chết, dù biết
trước.
Đức Phật: một hiện thể phi
thường
Những Đức
Phật cũng là một hiện thể phi
thường. Chúng
ta thấy trong giáo
pháp của Người con
đường thoát khổ qua Tứ
Diệu Đế và Bát
Chánh đạo. Chúng
ta cũng thấy Người chỉ ra con
đường ba
la mật, ngoài trí
tuệ do sự
quán chiếu, còn có những sự thực
tập khác như bố
thí, trì
giới, nhẫn
nhục, tinh
tấn, thiền
định. Từ
bi được nâng lên ngang
hàng với trí
tuệ. Lý
tưởng của Phật là cứu
độ chúng
sanh, làm sao để người Phật
tử khởi phát
bồ đề tâm, hay
nói cách khác, tâm thương
yêu cũng là tâm
giác ngộ. Người để lại sau 25 thế kỷ, giáo
pháp như chân
lý sáng soi không chỉ cho việc giải
thoát cá
nhân mà còn cho việc xây
dựng cộng
đồng, xã
hội, quốc
gia.
Sống và hành động trong tinh
thần bát
nhã
Kinh Pháp cú nêu rõ: “Tâm làm chủ các pháp”. Tất cả mọi
việc do tâm tạo ra, tâm làm chủ. Vì
vậy, nhận
ra tâm mình và làm
chủ tâm mình, chúng
ta không còn tạo ác
nghiệp, thì không còn khổ và không còn sanh
tử luân hồi. Nhược bằng khởi
tâm tham, muốn chiếm
hữu của người khác, gây ra tranh quyền đoạt lợi, làm nhiễm
ô tâm mình. Suy
rộng ra một thành viên hay một lãnh
đạo tham
lam có thể
không chỉ gây hại cho tập thể mình đang dẫn dắt, ảnh
hưởng đến cộng
đồng xung
quanh khi có tham
vọng không biết kềm
chế.
Vì sự an
lạc buộc người lãnh
đạo phải biết tu
dưỡng thắng
nhân. Nghĩa là phải biết “giới, định” để phát sinh “huệ” hay chính là
Bát-nhã, minh triết trong giải
quyết rốt
ráo mọi vấn đề”. Đức
Phật không bao giờ xem hòa bình như là một quà tặng từ hư
vô. Theo quan
điểm của Người thì hòa bình là một ý
chí quyết liệt, một cuộc đấu tranh kiên cường, một vấn
đề tự giáo
dục và tự huấn luyện, để bá
tánh có thể yêu quý hòa bình như là một vật
báu cần
phải thực
hiện ngay từ bây giờ, trên quả đất này.
Ngược dòng lịch
sử, các vua Lý - Trần Việt
Nam đã chọn con
đường tích
cực nhập
thế khi dấn thân vào các cuộc chiến đấu vì độc
lập, gìn
giữ hòa bình cho Tổ quốc. Họ sống với tâm “Bát nhã”. Từ một Bát-nhã sinh
ra muôn vạn
pháp đều không ngoài tâm. Ni
sư Thích
Nữ Trí
Hải từng giảng: “Bát-nhã là để mà sống, hành động, thể
hiện, chứ không phải để nói suông. Nói mà không làm thì Bát-nhã trở
thành huyễn
hóa như sương chớp ảo
ảnh, hay như người đói mà chỉ bàn về thức
ăn, thì không thể no được. Miệng nói Bát-nhã mà vẫn sống và xử
sự một cách ngu
si, mê
muội, thì không phải Bát-nhã… Sống Bát-nhã thì tâm
không thể tán
loạn, đó là Định. Sống Bát-nhã, tâm
không ngu
si, đó là Tuệ”. (Thích
Nữ Trí
Hải, Tìm
hiểu kinh Kim
Cương). Trong tinh
thần đó, Quốc
sư Phù
Vân đáp lời vua Thái Tông nhà Trần tìm vào núi cầu Phật rằng: “Núi vốn
không có Phật, Phật chỉ tồn
tại nơi bản
tâm mình. Bản
tâm lắng trong mà biết, ấy gọi là Phật - thật, nếu Bệ hạ giác
ngộ được cái bản
tâm ấy thì thành
Phật liền đây, khỏi khổ sở tìm cầu bên ngoài tâm vậy...”.
Quốc sư khuyên nhà vua “Phàm kẻ làm vua lấy ý
muốn thiên
hạ làm ý
muốn của mình, lấy cái tâm thiên
hạ làm cái tâm mình”. Vua Trần
Thái Tông đã nghe theo lời dạy ấy để trở
về hành động phụng
sự dân tộc vào sinh ra tử suốt hơn 10 năm, để rồi sau khi từ giã ngai
vàng, giác
ngộ rằng tâm
không chấp vào đâu, cứ vô cầu mà hành động (Lê Mạnh Thát - Toàn
tập Trần
Thái Tông, NXB Tổng hợp TPHCM, 2004). “Ưng vô
sở trụ...”, đấy là tinh
thần thiền
học. Sau này nhiều thế kỷ, tinh
thần của Gandhi trong cuộc đấu tranh
giành độc
lập cho Ấn
Độ cũng
thế khi ông hành động vô cầu để tiêu
trừ cái ngã riêng tư đến chỗ Không (Je me réduis à zéro) vậy.
Hướng đến xã
hội bền
vững
Xã hội vốn mang nghĩa hài hòa. Với Tây
phương là société, society, từ tiếng La-tinh socius, có nghĩa companion,
bạn cùng sống, bạn đồng
hành.
Vậy thì xã
hội muốn bền
vững phải hài hòa. Trước hết, là sự hài hòa trong từng bộ môn. Chẳng hạn,
kinh tế phải tạo ra sự hài hòa trong chính nó: hài hòa giữa thành thị với nông
thôn, hài hòa giữa giàu và nghèo, hài hòa với môi trường
sinh thái, với địa lý tự
nhiên, với tài nguyên… Hài hòa được như thế tức là kinh tế phát triển bền
vững. Mỗi bộ môn cần có sự hài hòa trong chính ngành ấy.
Vậy lãnh
đạo phải tốt và hiệu
quả mới có xã
hội hài hòa. Đức
Phật từng dạy rằng khi người lãnh
đạo chính phủ tham nhũng và bất công thì xứ sở trở nên tham nhũng, băng
hoại, và đau
khổ. Ngài chống
lại sự tham nhũng và đã dạy rằng chính phủ phải biết quản trị dựa
trên các nguyên tắc nhân
ái.
Ngài nói: “Khi người lãnh
đạo xứ sở có tính công bình và thiện ái thì triều đình có tính công bình
và thiện ái. Khi triều đình có tính công bình và thiện ái thì các quan chức có
tính công bình và thiện ái. Khi các quan chức có tính công bình và thiện ái thì
các cán bộ hạ tầng có tính công bình và thiện ái. Khi các cán bộ hạ tầng có tính
công bình và thiện ái thì người dân có tính công bình và thiện ái”. (Bình
Anson, trích
dịch Gems of Buddhist Wisdom). Chúng
ta thấy trong xã
hội Ấn
Độ ngày
xưa, một xã
hội được thần cách hóa với bốn
giai cấp chênh
lệch. Trong một đoạn Thánh
thi diễn
tả về người nguyên
thủy (purusha) chúng
ta đọc thấy “Miệng của người nguyên
thủy là giai
cấp Giáo
sĩ (brahman), hai cánh tay người ấy là vua chúa (Rajanya); hai bắp đùi
người ấy là giai
cấp thương nông (Vaisya); hai bàn chân người ấy là giai
cấp công nhân, nô dịch (sudra). Với hiện
trạng bất công xã
hội ấy, Đức
Phật mở đầu một cuộc cải tạo xã
hội mới trong tinh
thần công bình, tự
do của giá
trị việc
làm hơn là những thần
thoại di
truyền để phân
chia giai
cấp. Ý
niệm cao đẹp này là khởi điểm cho một cộng
đồng xã
hội Phật
giáo, còn được chép lại trong kinh Vassal Sutra: “Không phải sự sinh ra tự
nhiên làm cho người ta thành một tiện
dân hay một giáo
sĩ Bà
la môn: chính thành
quả của những việc
làm mà người ta trở
thành một tiện
dân hay một giáo sĩ”. Đức
Phật đã hình thành một xã
hội tứ
chúng (Tỳ
kheo tăng, tỳ
kheo ni, ưu
bà tắc và ưu
bà di) và phổ
biến bốn giới
căn bản được áp
dụng chung thời đó: không sát
sinh / không trộm cướp / không tà
dâm / không nói
dối. Và ai vi
phạm một trong bốn điều trên tùy mức độ có thể bị
phạt hay miễn xá nếu biết sám
hối. Xã
hội ấy được trưởng
dưỡng trong tinh
thần lục
hòa:
1. Thân
thể sống chung hòa cảm (Thân hòa đồng trụ)
2. Miệng nói dung
hòa không tranh
chấp (Khẩu
hòa vô
tránh)
3. Ý
chí hòa đồng trong niềm vui chung (Ý hòa đồng
sự)
4. Ý
kiến điều hòa trao
đổi lẫn nhau (Kiến hòa đồng giải)
5. Giới
luật cùng hòa
hợp tu
dưỡng tuân
theo (Giới hòa đồng tu)
6. Quyền
lợi cùng chia, hòa
hợp với giá
trị thực
hành mỗi việc (Lợi hòa đồng quân)
Lời dạy của Đức
Phật về các bổn phận đạo
đức của vua chúa để sử
dụng công quyền, bảo
đảm an sinh người dân, đã giúp cho vua
A Dục (Ashoka), vào thế kỷ 3 trước Tây lịch, cai trị đất nước của ông…
Hôm nay, nhiều học
giả xem Đức
Phật là một nhà cải
cách xã
hội vì Ngài đã lên án hệ
thống giai
cấp và công
nhận quyền bình
đẳng của con
người. Ngài dạy rằng xã
hội phải được điều
hành trên trí
tuệ và lòng
từ bi, chứ không dựa
vào lòng tham
lam và si muội. Lòng
từ bi nếu
không có trí
tuệ trở
thành một thứ tình cảm mù
quáng trái
lại trí
tuệ lẻ loi sẽ không thể là ánh sáng mát lành vì sự kết
hợp cả hai giống như sự hòa
hợp giữa con tim và khối óc. Cho nên chúng
ta xác
nhận tình
thương vô
biên và tri
giác vô
lượng bao giờ cũng là nòng cốt cho việc chuyển mình của xã
hội, tôn
giáo của đức
Phật, mà nguyên
nhân chính là hiện
tượng bất công xã
hội và độc
quyền tôn
giáo.
Đường vào Niết
Bàn dưới chân chúng
ta
Chúng ta không mong
chờ vào ai đó, dù là bậc tu
hành đức cao vọng trọng hay đấng giáo
chủ nào phân phát cho chúng
ta phép màu vào Niết
Bàn vì Niết
Bàn nằm ngay trong mỗi chúng
ta, ở dưới chân chúng
ta, ở trên bầu trời chúng
ta đang sống, nơi con
đường chúng
ta đang đi nếu chúng
ta vượt
qua tham
sân si trong chính lòng mình. Có người đã nói: “Giáo thuyết của Đức
Phật không dựa
trên một “Triết lý Chính trị” nào cả. Giáo thuyết này không khuyến khích con
người đi
vào con
đường hành
lạc vật
chất. Giáo thuyết này vạch ra con
đường đưa đến giải
thoát tối
hậu, là Niết
Bàn. Nói một cách khác, mục
tiêu tối
hậu của Giáo thuyết ấy là đoạn
diệt lòng tham
ái vốn đã cột chặt con
người trong
vòng trầm
luân, khổ ải. Một câu kệ trong Kinh
Pháp Cú (kệ 75) đã tóm
tắt điều này: “Con đường đưa đến thủ đắc vật
chất là một con
đường, còn con
đường đưa đến Niết
Bàn là một con
đường khác” (Bình Anson -sđd).
Và đấy chính là trung
đạo - con
đường nhân
bản. Trung
đạo là con
đường để phục
vụ, để dẫn dắt con
người hướng
thượng. Nếu có một xã
hội mà trong đó người ta không những ít bị chướng
ngại mà lại còn được giúp cho để tiến lên trong chính
đạo, thì phải là một xã
hội xây
dựng trên căn
bản trung
đạo. Nó cũng là ước
mơ muôn đời của nhân
loại.
Hãy đi
vào con
đường đã vạch ra của Đức
Phật. Và cùng chắp
tay nguyện cầu trong mùa Phật
đản 2565 để thấy Người đang đản sinh hàng ngày trong
đời sống chúng ta!