Trang nhà
Phật sự
Phật giáo Việt Nam
PGVN Hải ngoại
Phật giáo thế giới
Tu tập
Thực nghiệm
Sống đạo
Thiền tập
Tịnh độ
Mật tông
Chuyên đề
Xuân mới
Phật đản
Vu lan
Lễ hội
Truyền thông
Văn học
Biên khảo
Văn xuôi
Thi ca
Về nguồn
Văn hóa
Nhân vật
Chùa Việt
Kiến trúc - Mỹ thuật
Du lịch
Ẩm thực chay
Nghệ thuật - Thư pháp
Nghiên cứu
Triết học
Tâm lý
Giáo dục
Đạo đức
Xã hội
Khoa học
Thời nay
Hướng về vùng xa
Với văn nghệ sỹ
Nét đẹp doanh nhân
Môi trường
Ý tưởng mới
Tuổi trẻ
Gia đình Phật tử
Bến đỗ bình yên
Thanh niên Phật tử
Thiếu niên Phật tử
Búp sen non
Thư viện
Sách
Tạp chí
Pháp âm
Lời Pháp
Nhạc lễ
Nhạc
Thanh niên Phật tử
Đạo Phật cho thế hệ thứ năm
dao phat cho
Thế hệ
thứ 5 (GEN Z) là ai?
Cứ mỗi 100 năm, có những lớp người độ tuổi khác nhau
cùng chung
sống dưới
ánh mặt trời
.
Ngày xưa
, thuở “thất thập
cổ lai
hy” (70 tuổi
xưa nay
hiếm) tuổi thọ
con người
bị
giới hạn
nên
gia đình
nào – như
gia đình
ông Dương Diên Nghệ được vua
ban thưởng
trong Quốc
Văn Giáo
Khoa Thư –
ba đời
còn sống bên nhau là đã
hạnh phúc
lắm rồi!
Ngày nay, tuổi thọ càng tăng, có 5
thế hệ
cùng đang sống là
tình trạng
bình thường
, Đông Tây nơi nào cũng có.
Thế hệ
trẻ nhất ngày nay được các nhà
lịch sử
,
xã hội
,
tâm lý
, kỹ thuật, giáo dục… tạm
liên hệ
với nhiều
tiêu chuẩn
cùng phẩm chất
tương ứng
và
tương đối
, đặt cho cái tên là “Thế hệ Z” (Gen Z generation – cái tên được
cộng đồng
ngôn ngữ
quốc tế bình chọn
đa số
trong nhiều tên khác nữa).
Thời gian
và tuổi tác GEN Z được phân định như sau:
Sinh từ 1928-1945 - Tuổi 76-93: Silent ……….......
Thế hệ
Tiền Chiến
Sinh từ 1946-1964 - Tuổi 57-75: Boomers ………..
Thế hệ
Chiến tranh
Việt Nam
Sinh từ 1965-1980 - Tuổi 41-56: Generation X .....
Thế hệ
X
Sinh từ 1981-1996 - Tuổi 25-40: Millennials (Y)...
Thế hệ
Thiên niên Kỷ (
Thế hệ
Y)
Sinh từ 1997-2012 - Tuổi 09-24: Generation Z ….
Thế hệ
Z (
Thế hệ
Thứ Năm)
Đông cũng như Tây, dẫu gọi bằng tên gọi nào cũng được, nhưng
vẫn có
chung sự xác định rằng, “Gen Z” là
thế hệ
đàn em trẻ nhất của 5
thế hệ
đang
cùng chung
sống trên hành tinh này. Khái niệm “thế hệ” còn được các
học giả
tôn giáo
mở rộng
thêm nhiều
thế hệ
khác nhau – chưa sinh hay đã chết: như ngày Tết có “đa hệ đồng đường” và tương lai có
thế hệ
Alpha… – mang tính
biểu tượng
của triết lý và
dự phóng
hơn là
thực tại
nhân sinh
(như trong Tâm Sự Đầu Năm của
Hòa Thượng
Thích Tuệ Sỹ).
Trong
thực tế
xã hội
và
giáo dục
,
tính cách
điển hình của
thế hệ
Z cũng có
đồng thời
mặt mạnh, mặt yếu;
phản ứng
tích cực
và
tiêu cực
.
Về mặt
tích cực
:
Thế hệ
Z được trang bị một
kiến thức
tổng quát và chuyên môn từ tuổi măng non thông qua nguồn thông tin
đại chúng
phát tán trên các
phương tiện
và thiết bị điện tử, trang mạng
xã hội
. Tầm nhìn cũng như địa bàn kết nối với bạn bè và
cộng đồng
của
thế hệ
Z do đó, được phát huy và
mở rộng
theo khuynh hướng toàn cầu hóa. Đối với tương lai,
thế hệ
Z có viễn kiến, dám dấn thân và đầu tư, phát huy
tinh thần
sáng tạo
và chịu
trách nhiệm
về sự
thành bại
của
bản thân
mình.
Thế hệ
Z có động cơ và khả năng tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn và trải nghiệm nhiều
hoàn cảnh
khác nhau. Từ
tri thức
đến
thực tế
,
thế hệ
Z
năng động
và
độc lập
về học cũng như hành; về
nếp sống
gia đình
cũng như tương tác
xã hội
.
Về mặt
tiêu cực
:
Thế hệ
Z vừa là chủ nhân và cũng vừa là nạn nhân của
phương tiện
chữ số và điện tử nên
hệ lụy
tất yếu là
thường xuyên
,
đam mê
và bị gắn chặt với những trò chơi,
đam mê
sinh hoạt
với các
phương tiện
điện tử như vi tính, điện thoại
thông minh
, TV, Ipad… Do đó càng ngày
thế giới
của
thế hệ
Z càng trở nên tách rời với người thân,
gia đình
và
xã hội
; vừa
độc lập
nhưng cũng vừa
vị kỷ
. Có nhiều
trường hợp
lớp trẻ
thế hệ
Z
trở thành
kẻ mang tâm bệnh “cực đoan vị kỷ” (extreme egoism) tách rời, khước từ hay thậm chí
chống lại
phụ huynh,
gia đình
và
xã hội
.
Trường hợp
tiêu cực
nhất là tự tử, điên loạn, nghiện ngập,
bỏ nhà
ra đi hay
trở thành
tội phạm
xã hội
.
Thế hệ
Z với
tôn giáo
và
đạo Phật
Trong bài
ghi nhận
về cuộc hội luận của Liên
Phật Hội
một tuần trước đây, người viết đã
nhấn mạnh
về
thế hệ
Thứ Năm này rằng:
Thế hệ
Z là lớp đàn em, con cháu sinh từ năm 1996 trở đi (theo cách phân định của PEW). Đây là
thế hệ
đầu tiên có cơ hội
tiếp xúc
với công nghệ điện tử với kỹ thuật số ngay từ nhỏ.
Thế giới
bao la
như
vô tận
và biến hiện trong từng chớp mắt của
phương tiện
truyền thông
điện tử.
Vô số
những trang mạng
truyền thông
xã hội
như Facebook, Youtube, Twittter, Instagram, Google… đến mạng Internet rộng lớn đã đưa
thế hệ
Z
năng động
,
độc lập
và
tìm kiếm
thông tin tính theo
đơn vị
từng giây trong khi
thế hệ
phụ huynh, cha ông phải
cần sách
vở, thư viện,
tìm kiếm
tính theo ngày, theo tháng.
Thế hệ
Z thì đang đi với tốc độ phi thuyền, máy bay trong khi
thế hệ
cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các
thế hệ
càng ngày càng xa. Theo
ước tính
thì
trong vòng
khoảng 10 năm nữa (2030),
thế hệ
Z sẽ làm chủ
thế giới
về mọi mặt: số lượng, chất lượng,
lối sống
và nếp nghĩ…
Thế hệ
Z với
đời sống
tâm linh
,
tôn giáo
có những nét tương đồng giữa hai khung cảnh
xã hội
Đông và Tây. Điều này cũng
dễ hiểu
bởi những
sự kiện
xảy ra được thông tin trên toàn
thế giới
gần như
đồng thời
. Ngày nay tốc độ thông tin
thực tế
– có vẻ như
nghịch lý
trong nếp nghĩ của
thế hệ
đàn anh – khi người ở phía tối của địa cầu (Mỹ) biết những cơn
thiên tai
, bão lụt hay
phản ứng
chống dịch bệnh Covid-19 đang
diễn tiến
tại phía sáng trái đất (
Việt Nam
) trước cả người đang ở tại địa phương thông qua nhiều nguồn thông tin trực tiếp “live stream”.
Trong cuộc khảo sát và
thăm dò
dư luận
của PEW (Pew Research Center) năm 2020 thì
tuổi trẻ
(từ khoảng 5 đến 10 tuổi) ở Mỹ, có đến 60%
đi theo
phụ huynh đến các chùa
viện tôn
giáo, nhưng đến tuổi “teen” (teenager: 13-19… thirteen – nineteen) thì con số giới trẻ đến chùa giảm dần còn 30%.
Tuổi trẻ
Việt Nam
trong và ngoài nước
thế hệ
Z cũng không phải là
trường hợp
biệt lệ. Sự phân tích là lý giải về
hiện tượng
“thoái trào” của
lòng tin
và
thái độ
dấn thân vào nẻo đạo; về
niềm tin
và
sinh hoạt
tôn giáo
của
tuổi trẻ
là một
phản ứng
có
điều kiện
chẳng có gì khó hiểu về cả hai khía cạnh
chủ quan
và khách quan. Đây
rõ ràng
là kết quả sự phát triển không đồng bộ của cây hoa
bộc phát
trong cái chậu sành
giới hạn
:
Chủ quan
sinh động
và khách quan
đứng yên
hay ngược lại. Đây cũng có thể là
hình ảnh
biểu tượng
của
thế hệ
Z đâm chồi nẩy lộc
bộc phát
giữa chậu sành
tôn giáo
đứng yên!
Tầm mắt
bao la
cần một chân trời
vô tận
. Cuộc
chấn hưng
Phật giáo
thời 1950 đòi hỏi viễn kiến tổng hợp và hài hòa từ thời 1945.
Xung quanh
một
Cư sĩ
đại thiện tâm
Lê Đình Thám đòi hỏi sự tương tác của hàng
tu sĩ
, nhân sĩ,
văn nghệ
sĩ
hào hiệp
đương thời. Trong
im lặng
hay
vọng ngôn
phải cần có tiếng nói
Viên Âm
. Giữa lúc
thế giới
truyền thông
huyên náo và lạm bàn “tượng pháp” đang diễn ra giữa thời
hiện đại
, cũng cần lời thỉnh vấn khiêm cung giữa đời và đạo.
Trong cuộc
đối đầu
giữa
chánh đạo
và rối đạo, vàng thật và vàng giả,
chánh pháp
và tượng pháp… tất nhiên
chung cuộc
đại nghĩa
sẽ thắng
gian tà
; nhưng
vấn đề
trước mắt
là quá trình tương tranh, tương thủ và tương thuận của hai
thế lực
chánh tà sẽ kéo dài bao lâu.
Thế hệ
thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, thứ Tám… chăng?
Diễn đàn
Liên
Phật Hội
đang
cố gắng
đi những bước “rất thăm dò”. Những cuộc hội luận
chập chững
và khiêm
tốn của
các
tu sĩ
,
cư sĩ
và
đại chúng
Phật giáo Việt Nam
và liên châu trên mạng lưới điện tử là một sự
thăm dò
gieo duyên đáng khích lệ.
Diễn đàn
Liên
Phật Hội
Diễn đàn
Liên
Phật Hội
cùng với khoảng 30 trang mạng toàn cầu có nội dung và khuynh hướng
Phật giáo
khác đang vận dụng
phương tiện
tuy có ít nhiều khác nhau về quy mô và kỹ thuật nhưng song hành và tiến gần cùng
mục đích
:
Góp phần
chấn chỉnh
,
xây dựng
, phát huy và
hoằng dương Chánh Pháp
.
Tuy “phương tiện tùy duyên”,
linh hoạt
khế cơ
và vững trụ khế lý, tiếng nói chung của các trang nhà hướng Phật đều có chung một định hướng là
cố gắng
trao truyền những
hương hoa
Phật lý đến
đại chúng
và
thế hệ
kế thừa
. Là
thế hệ
Gen Z,
thế hệ
Alpha hay là
thế hệ
thứ Năm, thứ Bảy… thì cũng đều là
hình ảnh
và đối tượng tương lai của
đạo Phật
Việt Nam
trong cũng như ngoài nước.
Thế hệ
đàn em đang cần đến
thế hệ
đàn anh, thông qua “Thế Hệ Bắc Cầu” gồm những bậc
tu sĩ
đóng vai
cố vấn
giáo hạnh
hoặc lớp đàn anh, đàn chị đóng vai phụ huynh hay huynh trưởng – không còn trẻ và chưa quá già – để có thể hiểu cũng như chia sẻ
kiến thức
,
niềm tin
và
tâm nguyện
với
thế hệ
trẻ nhất đang từng bước đóng
vai trò
trách nhiệm
và
lãnh đạo
xã hội
.
Trong cuộc
sinh hoạt
thỉnh vấn và hội luận vào Thứ Bảy ngày 27-2-2021 vừa qua của
Diễn đàn
Liên
Phật Hội
,
Thượng tọa
Thích
Từ Lực
-
Viện chủ
Tu viện
Phổ Từ
,
Cư sĩ
Trần
Trung Đạo
,
Cư sĩ
Phan
Trung Kiên
,
Cư sĩ
Trần Kiêm Đoàn, tuy khác nhau về
thế hệ
cũng như vị thế về đời, về đạo, nhưng đã có khuynh hướng khá chung nhất trong đề tài “Đạo Phật và
thế hệ
trẻ”. Các
tham dự
viên và
thảo luận
viên đều
đồng ý
rằng, trong tiến trình hướng về tương lai
Phật giáo
,
trọng tâm
hàng đầu vẫn là
tâm nguyện
đưa
đạo Phật
đến với
tuổi trẻ
nói chung và
Gia đình
Phật Tử
nói riêng.
Cũng trong nội hàm
Phật Giáo
và
Tuổi Trẻ
, tâm thư Tâm Sự Đầu Năm của
Hòa thượng
Thích Tuệ Sỹ đã được
giới thiệu
và trưng dẫn như một nguồn suối
tinh thần
hỗ trợ cho khuynh hướng chung là mối
quan tâm
về
Đạo Phật
và
Tuổi Trẻ
trong
thời đại
toàn cầu hóa, sự tương tác của những
thế hệ
điện tử,
hoàn cảnh
đại dịch Covid-19 và khung cảnh
dự phóng
văn hóa
xã hội
hậu đại dịch.
Có thể
hình dung
và ví von như rằng,
vấn đề
tôn giáo
và
tuổi trẻ
đã được đặt ra
rõ ràng
,
hợp lý
tương tự
như
con người
đã thấy được Corona-virus là
nguyên nhân
của Covid-19 nhưng
giải pháp
then chốt
để
giải quyết
vấn đề
vẫn là cần có Vaccine làm thuốc chủng ngừa.
Xưa nay
, trong lĩnh vực nhân văn và
tinh thần
, người ta vẫn thường
nhấn mạnh
“vaccine” rất cũ mòn để
đối trị
là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
Giải pháp
đối trị
này, nếu muốn khỏi
trở thành
một câu bùa chú
rỗng tuếch
thì phải cần đến “vaccine nhân hòa”. Thực trạng
Phật giáo Việt Nam
đang phân hóa; muốn hóa giải phân hóa phải cần
Nhân Hòa
trước hết.
Bản thân
kẻ đang viết những dòng này đã được chích ngừa vaccine Pfizer lần thứ hai, nhưng nỗi
ưu tư
vẫn còn nguyên
trước mắt
vì 90% người
xung quanh
vẫn chưa có đủ vaccine.
Hạnh phúc đâu phải là một mình
. Cao
siêu quá
sợ xa vời
thực tế
; xa xôi quá sợ
lạc đường
; chỉ
đơn sơ
và mộc mạc tìm về nguyên lý
Lục Hòa
của
đạo Phật
cũng có thể vận dụng làm chỗ dựa của phẩm cách và
tinh thần
đối trị
với
tình trạng
phân hóa nội bộ
Phật giáo
hiện nay. Vaccine có sẵn rồi, nhưng phải cần ghi danh làm hẹn và rồi còn phải trạch vai, cúi xuống thấp để được tiêm chủng.
Lục Hoà
cũng thế
. Riêng mình hòa chưa đủ. Cần cúi xuống thấp,
kiên nhẫn
đợi chờ
đại chúng
đồng hòa mới mong có niềm
hạnh phúc
hòa hợp
của mỗi người vì
mọi người
và ngược lại.
Sacramento, tuần
Nguyên Tiêu
2021
Trần Kiêm Đoàn
Chia sẻ:
Các bài viết khác
Cầu nguyện qua cái nhìn Duyên khởi (14/01/2021)
Pháp ấy rõ ràng ngay trước mắt (27/11/2020)
4 phút 33 giây (01/10/2020)
Chân đế thứ ba rưỡi (23/09/2020)
Bằng những việc nhỏ (18/08/2020)
Hãy tin vào bản thân (10/08/2020)
Ý niệm và Thực tại (24/05/2020)
Thư gởi bạn (2.4.2020) về “độc cư, thiền định, kham nhẫn, tri túc” trong mùa “cô-vi 19” (09/04/2020)
Như một người bạn xưa (05/03/2020)
Bạn với trời xanh (22/02/2020)
Bài đọc nhiều nhất
Hoa triêu nhan TRONG THƠ HAIKU
DALAILAMA: Hương sen tinh khiết
Lợi ích của sự hành trì giới luật
Mong ước tái sinh làm cây thông của Nguyễn Công Trứ
Đọc lại Phạm Công Thiện
Đầu xuân đọc thơ thiền
Cầu ngói Thanh Toàn - Nét đẹp kiến trúc giữa vùng quê Thanh Thủy
Hình ảnh Chuyển luân Thánh vương như được miêu tả trong kinh tạng Nikāya
HoangPhap.info
Địa chỉ chùa Huế
|
Liên kết
|
Lời ngỏ
|
Góp ý
|
Liên lạc
Visitor number:
1994245